Tin tức / Thế giới / Châu Á
Đài Loan muốn hòa đàm về vùng phòng không Trung Quốc
Chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc đã phái máy bay đến tuần tiễu khu vực nhận dạng phòng không mà họ mới thiết lập ở Biển Hoa Ðông.
ÐÀI BẮC — Đài Loan hôm nay kêu gọi hòa đàm sau khi Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông Trung Hoa làm cho Nhật Bản phẫn nộ. Từ Đài Bắc thông tín viên Ralph Jennings của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Từ khi Trung Quốc loan báo vùng nhận dạng phòng không bao phủ quần đảo có tranh chấp với Nhật Bản ở Biển Đông Trung Hoa hồi tuần trước, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã phái phi cơ quân sự bay vào vùng đó mà không thông báo cho giới hữu trách Trung Quốc.
Giờ đây Đài Loan cho biết quân đội của họ sẽ tiến hành những hoạt động tuần tiễu thường lệ và cũng không có kế hoạch tuân thủ đòi hỏi thông báo của Trung Quốc khi máy bay bay qua vùng phòng không của họ.
Tuy nhiên, Đài Bắc đã trở thành một tiếng nói đơn độc khi kêu gọi các bên trong vụ tranh chấp ngồi xuống nói chuyện với nhau. Hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đài Loan Cao An nói rằng chính phủ bà muốn các bên thảo luận về sự ổn định khu vực.
"Chúng tôi hy vọng các bên, các bên có liên quan, sẽ chú tâm tới Sáng kiến Hòa bình Đông Hải để có thể cùng nhau bảo vệ hòa bình và ổn định của khu vực. Chính phủ Trung hoa Dân quốc quan tâm rất nhiều đến những diễn biến của tình hình trong khu vực này. Bộ Ngoại giao chúng tôi đương nhiên là sẽ duy trì sự tiếp xúc chặt chẽ với Hoa Kỳ và Nhật Bản."
Đài Loan không thể lớn tiếng như Nhật Bản và Hoa Kỳ về vùng phòng không mới của Trung Quốc vì vị thế chính trị đặc thù của mình. Trung Quốc xem đảo quốc tự trị nằm cách bờ biển của họ 160 kilo mét này là phần lãnh thổ ly khai kể từ khi cuộc nội chiến Quốc-Cộng kết thúc năm 1949. Bắc Kinh không ngớt đe dọa dùng vũ lực để lấy lại Đài Loan trong trường hợp cần thiết.
Nhưng từ nhiều thập niên nay đôi bên đã hoạt động trong khu vực phòng không và lãnh hải riêng của mình. Và vào năm 2008 họ đã giảm bớt sự đối địch thông qua cuộc đối thoại phi chính trị với kết quả là nhiều hiệp định thương mại được ký kết, mang lại cho Đài Loan nhiều lợi ích về kinh tế.
Các giới chức của đôi bên cũng né tránh tình trạng đối đầu lộ liễu trong tiến trình đối thoại.
Trong khi đó, Đài Loan xem Nhật Bản, là nước từng đô hộ Đài Loan, như một đồng minh phi chính thức và đã ra sức phát triển các mối liên hệ kinh tế và văn hóa với Nhật Bản. Tháng tư năm nay, Đài Loan và Nhật Bản đã ký kết một thỏa thuận hiếm có để ngư dân Đài Loan được hoạt động trong vùng biển có tranh chấp. Thỏa thuận đó bị một số người xem là một hành động làm bỉ mặt Trung Quốc.
Ông Nathan Liu, giáo sư môn quan hệ quốc tế của Đại học Minh Truyền ở Đài Bắc, cho rằng thái độ hòa hoãn của Đài Loan đối với vùng phòng không của Trung Quốc có thể mang lại nhiều lợi ích, giống như hiệp định hợp tác ngư nghiệp với Nhật Bản.
"Trên cơ bản thì Đài Loan không có một con bài mặc cả nào hết. Đài Loan không có gì để mất và thật ra Đài Loan có thể sẽ có được những lợi ích nào đó, bởi vì họ có hiệp định ngư nghiệp với Nhật Bản."
Trung Quốc sẽ chống đối bất kỳ một cuộc đàm phán đa phương nào do Đài Loan điều giải vì họ không xem đảo quốc này là một quốc gia để có quyền tiến hành các hoạt động ngoại giao. Họ cũng sẽ tìm cách ngăn chận để làm cho Hoa Kỳ và Nhật Bản, là hai nước có quan hệ ngoại giao chính thức với Bắc Kinh, không thực hiện những sự giao tiếp với Đài Loan về vấn đề vùng phòng không.
Từ khi Trung Quốc loan báo vùng nhận dạng phòng không bao phủ quần đảo có tranh chấp với Nhật Bản ở Biển Đông Trung Hoa hồi tuần trước, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã phái phi cơ quân sự bay vào vùng đó mà không thông báo cho giới hữu trách Trung Quốc.
Giờ đây Đài Loan cho biết quân đội của họ sẽ tiến hành những hoạt động tuần tiễu thường lệ và cũng không có kế hoạch tuân thủ đòi hỏi thông báo của Trung Quốc khi máy bay bay qua vùng phòng không của họ.
Tuy nhiên, Đài Bắc đã trở thành một tiếng nói đơn độc khi kêu gọi các bên trong vụ tranh chấp ngồi xuống nói chuyện với nhau. Hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đài Loan Cao An nói rằng chính phủ bà muốn các bên thảo luận về sự ổn định khu vực.
"Chúng tôi hy vọng các bên, các bên có liên quan, sẽ chú tâm tới Sáng kiến Hòa bình Đông Hải để có thể cùng nhau bảo vệ hòa bình và ổn định của khu vực. Chính phủ Trung hoa Dân quốc quan tâm rất nhiều đến những diễn biến của tình hình trong khu vực này. Bộ Ngoại giao chúng tôi đương nhiên là sẽ duy trì sự tiếp xúc chặt chẽ với Hoa Kỳ và Nhật Bản."
Đài Loan không thể lớn tiếng như Nhật Bản và Hoa Kỳ về vùng phòng không mới của Trung Quốc vì vị thế chính trị đặc thù của mình. Trung Quốc xem đảo quốc tự trị nằm cách bờ biển của họ 160 kilo mét này là phần lãnh thổ ly khai kể từ khi cuộc nội chiến Quốc-Cộng kết thúc năm 1949. Bắc Kinh không ngớt đe dọa dùng vũ lực để lấy lại Đài Loan trong trường hợp cần thiết.
Nhưng từ nhiều thập niên nay đôi bên đã hoạt động trong khu vực phòng không và lãnh hải riêng của mình. Và vào năm 2008 họ đã giảm bớt sự đối địch thông qua cuộc đối thoại phi chính trị với kết quả là nhiều hiệp định thương mại được ký kết, mang lại cho Đài Loan nhiều lợi ích về kinh tế.
Các giới chức của đôi bên cũng né tránh tình trạng đối đầu lộ liễu trong tiến trình đối thoại.
Trong khi đó, Đài Loan xem Nhật Bản, là nước từng đô hộ Đài Loan, như một đồng minh phi chính thức và đã ra sức phát triển các mối liên hệ kinh tế và văn hóa với Nhật Bản. Tháng tư năm nay, Đài Loan và Nhật Bản đã ký kết một thỏa thuận hiếm có để ngư dân Đài Loan được hoạt động trong vùng biển có tranh chấp. Thỏa thuận đó bị một số người xem là một hành động làm bỉ mặt Trung Quốc.
Ông Nathan Liu, giáo sư môn quan hệ quốc tế của Đại học Minh Truyền ở Đài Bắc, cho rằng thái độ hòa hoãn của Đài Loan đối với vùng phòng không của Trung Quốc có thể mang lại nhiều lợi ích, giống như hiệp định hợp tác ngư nghiệp với Nhật Bản.
"Trên cơ bản thì Đài Loan không có một con bài mặc cả nào hết. Đài Loan không có gì để mất và thật ra Đài Loan có thể sẽ có được những lợi ích nào đó, bởi vì họ có hiệp định ngư nghiệp với Nhật Bản."
Trung Quốc sẽ chống đối bất kỳ một cuộc đàm phán đa phương nào do Đài Loan điều giải vì họ không xem đảo quốc này là một quốc gia để có quyền tiến hành các hoạt động ngoại giao. Họ cũng sẽ tìm cách ngăn chận để làm cho Hoa Kỳ và Nhật Bản, là hai nước có quan hệ ngoại giao chính thức với Bắc Kinh, không thực hiện những sự giao tiếp với Đài Loan về vấn đề vùng phòng không.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten