Phủ Tổng thống Pháp họp khẩn, Liên Hiệp Quốc lên án vụ sát hại hai nhà báo RFI tại Mali
Hai nhà báo của RFI: Ghislaine Dupont (trái) và Claude Verlon bị sát hại Mali ngày 2/11/2013.
Không đầy 24 tiếng đồng hồ sau vụ hai đặc phái viên Đài quốc tế Pháp RFI bị bắt cóc và sát hại tại miền bắc Mali, Tổng thống Pháp François Hollande đã triệu tập khẩn cấp một cuộc họp của các bộ liên can vào sáng nay, 03/11/2013. Tại New York, trong một động thái hiếm hoi khi nạn nhân không phải là nhân viên Liên Hiệp Quốc, Hội đồng Bảo an vào hôm qua đã ra một thông cáo cực lực lên án vụ sát nhân này.
Tham gia cuộc họp hôm nay với Tổng thống Pháp, có Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius, Bộ trưởng Tư pháp bà Christiane Taubira, cùng với ông Cédric Lewandowski, Chánh văn phòng Bộ Quốc phòng, thay mặt Bộ trường Jean- Yves Le Drian hiện đang công du Mêhicô, ông Christophe Chantepy, Chánh văn phòng Thủ tướng, và ông Bernard Bajolet, Giám đốc cơ quan tình báo Pháp DGSE (Tổng cục An ninh Đối ngoại).
Sư hiện diện của Bộ trưởng Tư pháp đáng chú ý vì lẽ vào hôm qua, Viện Công tố Paris đã cho mở cuộc điều tra về vụ việc nhắm vào việc « bắt cóc, giam giữ kèm theo hành vi sát nhân có liên quan đến một tổ chức khủng bố ». Cuộc điều tra được giao cho bộ phận tình báo đối nội DCRI và bộ phận chống khủng bố SDAT tiến hành.
Theo một cố vấn Phủ Tổng thống Pháp, chương trình nghị sự cuộc họp hôm nay gồm ba điểm chính : Trao đổi thông tin về những gì đã xảy ra, xem xét hệ quả pháp lý của vụ giết người và điểm lại tình hình lực lượng Serval tại Mali. Serval là tên gọi chiến dịch can thiệp quân sự của Pháp vào Mali.
Xin nhắc lại là hai đặc phái viên của Đài phát thanh quốc tế Pháp RFI - Ghislaine Dupont và Claude Verlon – đã bị một nhóm võ trang nói thổ ngữ Touareg bắt cóc vào trưa hôm qua ở Kidal, miền bắc Mali. Quân đội Pháp hiện diện trong vùng sau đó đã tìm thấy xác hai người này cách Kidal hơn một chục cây số về phía đông.
Vụ bắt cóc và sát hại hai đặc phái viên RFI đã làm dấy lên những phản ứng phẫn nộ khắp nơi. Ngay từ hôm qua, cả hai Tổng thống Pháp và Mali đã khẳng định rằng « Các vụ giết người ghê tởm ở Kidal chỉ có thể tác dụng tăng cường quyết tâm của hai nước tiếp tục để giành thắng lợi trong cuộc chiến chung chống khủng bố ».
Trong số các phản ứng, đáng chú ý nhất là bản thông cáo của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chia buồn với gia đình các nạn nhân cũng như chính phủ Pháp. 15 thành viên Hội đồng Bảo an đồng thời lên án vụ sát hại, yêu cầu chính phủ Mali nhanh chóng điều tra và đưa các thủ phạm ra trước công lý.
Giới quan sát ghi nhận là rất ít khi Hội đồng Bảo an chính thức lên tiếng về những vụ sát hại những người không phải là nhân viên làm việc cho Liên Hiệp Quốc.
Sư hiện diện của Bộ trưởng Tư pháp đáng chú ý vì lẽ vào hôm qua, Viện Công tố Paris đã cho mở cuộc điều tra về vụ việc nhắm vào việc « bắt cóc, giam giữ kèm theo hành vi sát nhân có liên quan đến một tổ chức khủng bố ». Cuộc điều tra được giao cho bộ phận tình báo đối nội DCRI và bộ phận chống khủng bố SDAT tiến hành.
Theo một cố vấn Phủ Tổng thống Pháp, chương trình nghị sự cuộc họp hôm nay gồm ba điểm chính : Trao đổi thông tin về những gì đã xảy ra, xem xét hệ quả pháp lý của vụ giết người và điểm lại tình hình lực lượng Serval tại Mali. Serval là tên gọi chiến dịch can thiệp quân sự của Pháp vào Mali.
Xin nhắc lại là hai đặc phái viên của Đài phát thanh quốc tế Pháp RFI - Ghislaine Dupont và Claude Verlon – đã bị một nhóm võ trang nói thổ ngữ Touareg bắt cóc vào trưa hôm qua ở Kidal, miền bắc Mali. Quân đội Pháp hiện diện trong vùng sau đó đã tìm thấy xác hai người này cách Kidal hơn một chục cây số về phía đông.
Vụ bắt cóc và sát hại hai đặc phái viên RFI đã làm dấy lên những phản ứng phẫn nộ khắp nơi. Ngay từ hôm qua, cả hai Tổng thống Pháp và Mali đã khẳng định rằng « Các vụ giết người ghê tởm ở Kidal chỉ có thể tác dụng tăng cường quyết tâm của hai nước tiếp tục để giành thắng lợi trong cuộc chiến chung chống khủng bố ».
Trong số các phản ứng, đáng chú ý nhất là bản thông cáo của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chia buồn với gia đình các nạn nhân cũng như chính phủ Pháp. 15 thành viên Hội đồng Bảo an đồng thời lên án vụ sát hại, yêu cầu chính phủ Mali nhanh chóng điều tra và đưa các thủ phạm ra trước công lý.
Giới quan sát ghi nhận là rất ít khi Hội đồng Bảo an chính thức lên tiếng về những vụ sát hại những người không phải là nhân viên làm việc cho Liên Hiệp Quốc.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten