Phe chống và ủng hộ chính phủ biểu tình rầm rộ tại thủ đô Thái Lan
Phe Áo Vàng, chống chính phủ, biểu tình ở thủ đô Bangkok, Thái Lan, phản đối dự luật ân xá chính trị, 24/11/2013
REUTERS
Hôm nay, 24/11/2013, hai phe Áo Vàng, chống chính phủ và Áo Đỏ, ủng hộ chính phủ, đã tập hợp lực lượng, biểu tình ở thủ đô Bangkok trong bối cảnh tình hình chính trị Thái Lan căng thẳng từ nhiều tuần qua.
Ban tổ chức phe Áo Vàng cho biết, vào đầu chiều nay, có ít nhất 100 ngàn người đã tuần hành chống chính phủ trên các đường phố ở Bangkok.
Trong khi đó, theo quan sát của AFP, cũng có hàng ngàn người thuộc phe Áo Đỏ, tụ tập tại một sân vận động ở thủ đô Thái Lan, để biểu thị sự ủng hộ đối với chính phủ của Thủ tướng Yingluck.
Cả hai phe đều tuyên bố sẽ hiện diện ở Bangkok trong suốt đêm nay.
Từ nhiều tuần qua, cả hai phe chống và ủng hộ chính phủ thường xuyên tổ chức tuần hành ở thủ đô Thái Lan. Đây là đợt biểu tình lớn nhất kể từ năm 2010. Vào thời điểm đó, các cuộc biểu tình kéo dài của phe Áo Đỏ ở Bangkok đã bị quân đội và cảnh sát thẳng tay trấn áp, làm 90 người thiệt mạng và gần 2000 người bị thương.
Các cuộc biểu tình lần này diễn ra trong bối cảnh đảng Puea Thai đang cầm quyền đang gặp rất nhiều khó khăn. Hai dự án cải cách chính trị của chính phủ đã bị thất bại : Tuần vừa rồi, Tòa Bảo Hiến Thái Lan đã bác bỏ dự luật quy định toàn bộ Thượng nghị sĩ phải do dân bầu, thay vì một bộ phận được chỉ định. Thất bại thứ hai là Thượng viện Thái Lan không chấp nhận dự luật ân xá chính trị, bị phe đối lập tố cáo là nhắm cho phép ông Thaksin hồi hương.
Tuy vậy, phe đối lập vẫn tiếp tục gây áp lực với hy vọng buộc Thủ tướng Yingluck phải cho tổ chức bầu cử lập pháp trước thời hạn.
Từ nhiều năm qua, xã hội Thái Lan đã bị chia rẽ nghiêm trọng xoay quanh việc chống và ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra. Có thể nói, chưa một chính trị gia nào tại Thái Lan lại tích tụ mọi sự thù hằn và mến mộ như ông Thaksin, anh trai của đương kim Thủ tướng Yingluck.
Nhà tài phiệt Thaksin có được sự ủng hộ mạnh mẽ của tầng lớp bình dân thuộc nhiều tỉnh phía bắc Thái Lan, nhưng lại là kẻ thù không đội trời chung của tầng lớp trung lưu, trí thức ở thủ đô Bangkok thân Hoàng Gia cũng như một phận trong quân đội. Năm 2009, quân đội đã thực hiện một cuộc đảo chính không đổ máu lật đổ Thủ tướng Thaksin.
Ông Thaksin đã sống lưu vong sau khi bị kết án tù về tội tham nhũng và lạm dụng quyền lực.
Từ năm 1932, kể từ khi Thái Lan trở thành một nền quân chủ lập hiến, đất nước này đã trải qua 18 cuộc đảo chính hoặc âm mưu đảo chính.
Trong khi đó, theo quan sát của AFP, cũng có hàng ngàn người thuộc phe Áo Đỏ, tụ tập tại một sân vận động ở thủ đô Thái Lan, để biểu thị sự ủng hộ đối với chính phủ của Thủ tướng Yingluck.
Cả hai phe đều tuyên bố sẽ hiện diện ở Bangkok trong suốt đêm nay.
Từ nhiều tuần qua, cả hai phe chống và ủng hộ chính phủ thường xuyên tổ chức tuần hành ở thủ đô Thái Lan. Đây là đợt biểu tình lớn nhất kể từ năm 2010. Vào thời điểm đó, các cuộc biểu tình kéo dài của phe Áo Đỏ ở Bangkok đã bị quân đội và cảnh sát thẳng tay trấn áp, làm 90 người thiệt mạng và gần 2000 người bị thương.
Các cuộc biểu tình lần này diễn ra trong bối cảnh đảng Puea Thai đang cầm quyền đang gặp rất nhiều khó khăn. Hai dự án cải cách chính trị của chính phủ đã bị thất bại : Tuần vừa rồi, Tòa Bảo Hiến Thái Lan đã bác bỏ dự luật quy định toàn bộ Thượng nghị sĩ phải do dân bầu, thay vì một bộ phận được chỉ định. Thất bại thứ hai là Thượng viện Thái Lan không chấp nhận dự luật ân xá chính trị, bị phe đối lập tố cáo là nhắm cho phép ông Thaksin hồi hương.
Tuy vậy, phe đối lập vẫn tiếp tục gây áp lực với hy vọng buộc Thủ tướng Yingluck phải cho tổ chức bầu cử lập pháp trước thời hạn.
Từ nhiều năm qua, xã hội Thái Lan đã bị chia rẽ nghiêm trọng xoay quanh việc chống và ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra. Có thể nói, chưa một chính trị gia nào tại Thái Lan lại tích tụ mọi sự thù hằn và mến mộ như ông Thaksin, anh trai của đương kim Thủ tướng Yingluck.
Nhà tài phiệt Thaksin có được sự ủng hộ mạnh mẽ của tầng lớp bình dân thuộc nhiều tỉnh phía bắc Thái Lan, nhưng lại là kẻ thù không đội trời chung của tầng lớp trung lưu, trí thức ở thủ đô Bangkok thân Hoàng Gia cũng như một phận trong quân đội. Năm 2009, quân đội đã thực hiện một cuộc đảo chính không đổ máu lật đổ Thủ tướng Thaksin.
Ông Thaksin đã sống lưu vong sau khi bị kết án tù về tội tham nhũng và lạm dụng quyền lực.
Từ năm 1932, kể từ khi Thái Lan trở thành một nền quân chủ lập hiến, đất nước này đã trải qua 18 cuộc đảo chính hoặc âm mưu đảo chính.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten