dinsdag 26 november 2013

Vùng nhận dạng phòng không do Trung Quốc khiến Nguy cơ xung đột gia tăng ở biển Hoa Đông

Thứ tư, 27/11/2013 14:18 GMT+7

Nguy cơ xung đột gia tăng ở biển Hoa Đông

Việc Bắc Kinh thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông khiến mối quan hệ Nhật - Trung ngày càng căng thẳng, với nguy cơ xung đột vũ trang và sự tham gia quân sự từ Mỹ.

adiz-5879-1385456491.jpg
Vùng nhận dạng phòng không do Trung Quốc (đường nét liền màu đỏ) và vùng tương tự của Nhật Bản (đường nét liền màu xanh). Ảnh đồ họa: EIA/CDM
Trung Quốc hôm 23/11 tuyên bố thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, bao trùm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà nước này đang tranh chấp với Nhật Bản. Động thái này của Bắc Kinh được cho là nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền tại quần đảo tranh chấp mà Tokyo đang kiểm soát trên thực tế. Việc này vấp phải phản ứng mạnh của Nhật và Mỹ.
Chính sách chủ quyền ngày càng cứng rắn của Trung Quốc và quyết tâm của Nhật Bản khiến khả năng xung đột quân sự giữa hai nước gia tăng, mà "dây dẫn nổ" rất có thể chỉ là bởi một vụ việc va chạm ngoài ý muốn.
"Kịch bản xung đột trên hoàn toàn có thể diễn ra, bởi đã hội tụ đủ các yếu tố cần thiết", ông Jonathan Marcus, phóng viên thời sự của BBC, bình luận. 
Vào tháng 3/2012, số lần Nhật Bản điều động chiến đấu cơ nhằm ngăn chặn máy bay của Trung Quốc xâm nhập vào không phận vùng tranh chấp đạt mức kỷ lục. Hai nước liên tục tiến hành diễn tập quân sự với nội dung phòng vệ biển đảo từ xa.
Lực lượng tuần duyên Nhật Bản cho biết, tần suất tàu Trung Quốc tiến vào lãnh hải hoặc khu vực tiếp giáp của họ đạt mức 20-24 lần mỗi ngày vào giữa năm nay.
Việc Bắc Kinh thiết lập ADIZ có thể khiến quan hệ song phương vốn đã căng thẳng, càng thêm phần bất ổn với nguy cơ xung đột vũ trang cục bộ cao, mà hệ quả là sự can thiệp quân sự của Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nhấn mạnh, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, mà Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp, nằm trong hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Điều này đồng nghĩa với việc Washington sẽ bảo vệ đồng minh của mình nếu khu vực này bị tấn công.
Lực lượng hải quân và không quân Trung Quốc không ngừng được hiện đại hóa trong những năm gần đây, nhưng quân đội nước này vẫn có thể rơi vào thế bất lợi trong một cuộc xung đột cục bộ với Nhật Bản, vốn được trang bị tiên tiến hơn.
"Câu hỏi cần đặt ra không phải là tương quan lực lượng Nhật - Trung cách biệt ra sao, mà là đôi bên cần làm gì để phòng tránh và quản lý nguy cơ xung đột", ông Marcus nói.
Xung đột Mỹ - Trung là mối lo chính
060417-N-0490C-005-IKE-8358-1385453659.g
Mỹ có khả năng điều tàu sân bay đến biển Hoa Đông một khi xung đột Trung - Nhật leo thang. Ảnh: US Navy
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ hồi đầu tháng này tổ chức một chương trình mô phỏng khả năng xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và Nhật Bản, nhằm mục đích đánh giá phản ứng của Mỹ trong tình huống này.
Kết quả cho thấy, Mỹ ban đầu rất e dè trước quyết định nên hay không nên điều động quân đội can thiệp vào mâu thuẫn càng lúc càng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo. Tuy nhiên, một khi Trung Quốc khởi động hệ thống tên lửa chống hạm tầm xa và điều quân đội đến khu vực quần đảo tranh chấp, Washington có thể sẽ điều hai đội tàu sân bay đến biển Hoa Đông.
Mặc dù chương trình trên của CSIS chỉ mang tính mô phỏng, chuyên gia chiến lược Robert Haddick cho rằng viễn cảnh trên hoàn toàn có thể diễn ra trong thực tế, và "trong quá khứ lực lượng tàu chiến sân bay của Mỹ luôn là quân át chủ bài để chấm dứt tình trạng xung đột leo thang, bởi lực lượng này gần  như không có đối thủ".
Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc trong những năm gần đây đã không ngừng nâng cao khả năng chống xâm nhập, trang bị hệ thống tên lửa chống hạm tầm xa nhằm đối phó với các hàng không mẫu hạm của Mỹ.
"Việc điều động một hoặc hai tàu sân bay trong tương lai không những không thể dẹp yên xung đột, thậm chí lại càng khuyến khích quân đội Trung Quốc tiến hành đánh trả", ông Haddick nhận định.
Mâu thuẫn không ngừng gia tăng giữa Bắc Kinh và Tokyo cũng chỉ là một khía cạnh trong quan hệ quốc tế phức tại khu vực Thái Bình Dương, bởi chính sự bất đồng trong chiến lược của Mỹ và Trung Quốc mới là yếu tố chính có thể dẫn đến tình trạng bất ổn trong khu vực.
Chiến lược quân sự tại châu Á-Thái Bình Dương của Washington được xây dựng bao gồm cả những tính toán về khả năng phát triển của quân đội Trung Quốc, trong khi đó chiến lược chống xâm nhập của Bắc Kinh nhằm mục tiêu cản trở khả năng can thiệp quân sự của Mỹ.  
"Đây chính là lý do khiến các chuyên gia lo sợ trước nguy cơ xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản", Marcus kết luận.
Đức Dương (theo BBC)

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phan-tich/nguy-co-xung-dot-gia-tang-o-bien-hoa-dong-2915501.html

Thứ ba, 26/11/2013




Tin tức / Hoa Kỳ

Mỹ điều máy bay thách thức vùng phòng không Trung Quốc

Các hòn đảo đang tranh chấp ở Biển Hoa Đông mà Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Ðiếu Ngư
Các hòn đảo đang tranh chấp ở Biển Hoa Đông mà Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Ðiếu Ngư
CỠ CHỮ- +
Mỹ cho biết đã cho 2 máy bay quân sự bay qua một khu vực tranh chấp ở Biển Hoa Đông mà không thông báo với Trung Quốc. Ðây là thách thức trực tiếp đầu tiên đối với nỗ lực thiết lập một khu vực thông báo phòng không của Bắc Kinh.

Giới chức Ngũ Giác Ðài hôm thứ Ba cho biết máy bay ném bom B-52 đã tham gia cuộc tập trận thường xuyên bên trên quần đảo tranh chấp hôm thứ Hai. Chưa có phản ứng tức thì từ phía Bắc Kinh.

Ðộng thái này theo sau những thông báo trước đó của Mỹ rằng máy bay quân sự của họ sẽ không xác định danh tính của mình theo các quy định mới của Trung Quốc.

Mỹ và Nhật Bản đã tuyên bố sẽ không công nhận vùng xác định phòng không mà trong đó Bắc Kinh muốn tất cả máy bay dân sự và quân sự phải xác định danh tính và chấp hành mệnh lệnh của Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera hôm thứ Ba nói rằng Tokyo đang làm việc chặt chẽ với Washington và thực hiện mọi bước cần thiết để bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản.

Mặc dù giới chức Mỹ và Nhật lên án động thái của Trung Quốc là khiêu khích, họ nhấn mạnh điều này sẽ không tác động đến cách thức hai nước làm việc trong khu vực.

Nhưng những quy định mới đang ảnh hưởng đến các chuyến bay thương mại của Nhật Bản. Một số hãng hàng không Nhật Bản cho biết họ giờ sẽ thông báo cho Trung Quốc khi máy bay của họ vào khu vực mới.

Việc thành lập khu vực mới này là sự kiện mới nhất trong một loạt những động thái làm gia tăng căng thẳng quanh các hòn đảo đang tranh chấp ở Biển Hoa Đông mà Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Ðiếu Ngư.

Từ mấy tháng nay Trung Quốc đã gửi máy bay và tàu tuần tra thường xuyên tới gần quần đảo vốn do Nhật Bản kiểm soát trên thực tế. Những hành động này làm dấy lên lo ngại vô tình xảy ra đụng độ.

Mỹ công nhận quyền kiểm soát Nhật Bản nhưng nói không có lập trường về chủ quyền "căn bản" của những đảo này. Tuy nhiên, Mỹ từng nói nhóm đảo nằm trong phạm vi hiệp ước phòng thủ chung mà theo đó Mỹ có bổn phận giúp đỡ Nhật Bản nếu nước này bị tấn công.


Geen opmerkingen:

Een reactie posten