woensdag 27 november 2013

Toàn cảnh vụ ám sát tổng thống Kennedy


Thứ tư, 20/11/2013 08:51 GMT+7

Toàn cảnh vụ ám sát tổng thống Kennedy 

Ngày 22/11/1963, John F. Kennedy, tổng thống thứ 35 của nước Mỹ, bị ám sát và qua đời tại bang Texas, trong một vụ kỳ án vẫn còn để lại nhiều dấu hỏi trong suốt nửa thế kỷ qua.

Kennedy cùng vợ, bà Jacqueline, tới thành phố Dallas ở bang Texas để vận động cho chiến dịch tranh cử nhiệm kỳ tổng thống tiếp theo. Không ai ngờ rằng đó chính là chuyến đi cuối cùng của ông.
Người dân Dallas chào đón Kennedy
Kennedy và phu nhân tới Dallas sáng ngày 22/11/1963. Vào khoảng 11h45 sáng ngày 22/11/1963, vợ chồng tổng thống cùng Thống đốc bang Texas, John B. Connally Jr. quyết định sử dụng chiếc xe limousine không mui để thực hiện chuyến đi dài 16 km quanh thành phố Dallas. Người dân đứng tập trung dọc theo các tuyến đường để chào đón, khi đoàn xe chở Kennedy hướng về trung tâm thành phố.
(Video: Youtube)
Khoảnh khắc Kennedy trúng đạn
Khi đoàn xe đi qua kho sách của thư viện Texas, Kennedy bị trúng hai viên đạn, một ở lưng và một ở phía bên phải sau đầu, được cho là chí mạng. Kennedy qua đời sau đó một tiếng tại bệnh viện Parkland.
(Video: Youtube)
Phản ứng của người dân sau khi Kennedy qua đời
Nhiều người dân đã không kìm được nước mắt khi biết tin tổng thống Kennedy qua đời vào khoảng 13h00 cùng ngày.
(Video: Bu​yOutFootage/Youtube)
Bản tin truyền hình đầu tiên về vụ ám sát Kennedy
Chỉ 10 phút sau khi vụ ám sát xảy ra, CBS là kênh truyền hình đầu tiên của Mỹ đưa tin tổng thống Kennedy bị bắn. Khi đó, bộ phim "As The World Turns" đang được chiếu, nhưng đã bị cắt ngang để dành chỗ cho bản tin về vụ ám sát.
"Tổng thống Kennedy đã trúng ba viên đạn khi đang cùng đoàn xe đi vào trung tâm thành phố Dallas. Báo cáo đầu tiên cho biết tổng thống bị thương rất nặng", bản tin của CBS cho biết. "Bà Jacqueline ôm lấy tổng thống, thốt lên 'Ôi không'. Xe hộ tống nhanh chóng tăng tốc. United Press cho biết đó có thể là vết thương chí mạng với tổng thống. Xin nhắc lại, tổng thống Kennedy đã bị bắn bởi một sát thủ khi ông ở Dallas, Texas".
Ngay sau đó, ba đài truyền hình lớn gồm CBS, NBCABC quyết định dừng phát sóng tất cả các chương trình không liên quan, để tập trung đưa tin về vụ ám sát tổng thống trong suốt gần 4 ngày.
(Video: Youtube)
Kênh CBS đưa tin về cái chết của tổng thống Kennedy
"Từ nguồn tin chính thức ở Dallas, Texas, tổng thống Kennedy qua đời lúc 1h chiều, cách đây khoảng 38 phút", nhà báo, biên tập viên truyền hình Walter Cronkite của đài thông báo trong bản tin tiếp theo của kênh CBS.
(Video: Youtube)
Nghi phạm Lee Harvey Oswald bị bắn chết


Lee Harvey Oswald, nghi phạm duy nhất bị bắt 45 phút sau khi vụ ám sát tổng thống John F. Kennedy xảy ra. Oswald phủ nhận cáo buộc giết tổng thống và khăng khăng tuyên bố mình bị hãm hại. Hai ngày sau vụ ám sát, nghi phạm này bị Jack Ruby, một chủ hộp đêm ở Dallas, bắn chết trên đường di chuyển từ sở cảnh sát đến nhà tù địa phương.
(Video: Youtube)
Đám tang tổng thống Kennedy
Thi hài tổng thống Kennedy được đưa tới Washington và đặt trong Phòng Đông của Nhà Trắng trong 24 giờ. Linh cữu của tổng thống được chở trên xe ngựa tới Điện Capitol vào ngày 24/11/1963. Tang lễ quốc gia được tổ chức một ngày sau đó với sự tham dự của đại diện từ hơn 90 nước.
Kennedy được chôn cất tại Nghĩa trang quốc gia Arlington, bang Virginia. Khoảng một  triệu người xếp hàng dọc các con đường linh cữu đi qua, từ Điện Capitol trở về Nhà Trắng, rồi tới Nhà thờ St. Matthew's và cuối cùng là Nghĩa trang Quốc gia Arlington.
(Video: Youtube)
Nguyễn Tâm (tổng hợp)
 
 
Thứ hai, 18/11/2013 01:28 GMT+7

Ngày định mệnh của tổng thống bị ám sát Kennedy

Ngày cuối cùng của Tổng thống Mỹ John F. Kennedy, khi ông bị ám sát cách đây 50 năm, được khắc họa chi tiết qua những bức ảnh lịch sử. 

President John F. Kennedy greets supporters during his visit to Fort Worth, Texas, on Friday, November 22, 1963. This month marks 50 years since his assassination in Dallas, an event that jarred the nation and fueled a multitude of conspiracy theories about whether Kennedy was killed by a single gunman acting alone in the Texas School Book Depository. Here are some images from that fateful day as it unfolded.
Tổng thống Kennedy chào đón người ủng hộ trong chuyến thăm Fort Worth, bang Texas, hôm 22/11/1963. Tháng 11 này đánh dấu 50 năm kể từ vụ ám sát ông ở Dallas, một sự kiện làm chấn động nước Mỹ và thế giới. Dưới đây là một số bức ảnh về ngày định mệnh của ông. Ảnh: AP
First lady Jacqueline Kennedy at a breakfast held by the Chamber of Commerce in Fort Worth with Vice President Lyndon B. Johnson, left, and Kennedy.
Ngày 22/11, tổng thống Kennedy và Đệ nhất Phu nhân Jacqueline (giữa) có mặt tại Texas, trên chặng đường vận động chính trị của ông. Trong ảnh, hai vợ chồng ông và các quan khách tại bữa sáng do Phòng Thương mại tổ chức ở Forth Worth. Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson (trái), và ông Kennedy (phải). Ảnh: AP
Vợ chồng Tổng thống Kennedys đặt chân đến Love Field tại Dallas, trong chuyến thăm nhằm  in Dallas on a trip to advance the upcoming 1964 campaign.
Vợ chồng Tổng thống Kennedy đến Love Field tại Dallas, bang Texas, trong chuyến thăm nhằm vận động cho cuộc bầu cử năm 1964. Ảnh: TimeLifePictures
About 11:45 a.m., Texas Gov. John B. Connally Jr., waving to the crowd, and the Kennedys depart Love Field for a 10-mile tour of Dallas. The President asked about the weather earlier in the day and opted not to have a top on the limousine.
Vào khoảng 11h45 sáng, Thống đốc bang Texas John B. Connally Jr. và gia đình Kennedy rời Love Field, bắt đầu một chuyến đi quanh Dallas dài 16 km. Sáng hôm đó, tổng thống hỏi về thời tiết và quyết định đi chiếc limousine không mui. Ảnh: DallasMorningNews
The Kennedys and Connallys leave Love Field with Secret Service Agent Bill Greer driving the presidential limousine. The motorcade is on the way to the Trade Mart, where Kennedy is to speak at a sold-out luncheon.
Nhà Kennedy và Connally rời Love Fied cùng nhân viên Mật vụ Bill Greer, người lái xe limousine của tổng thống. Đoàn xe đang trên đường tới Trade Mart, nơi ông Kennedy dự kiến có bài phát biểu tại một buổi tiệc trưa. Ảnh: DallasMorningNews
Crowds line the street as Kennedy's motorcade heads toward downtown Dallas. A group of White House staffers follows the motorcade in a bus several vehicles behind the presidential limousine.
Đám đông đứng dọc đường phố khi đoàn xe chở Kennedy hướng về trung tâm Dallas. Một nhóm nhân viên Nhà Trắng theo sau xe limousine trên một chiếc xe ôtô khác. Ảnh: DallasMorningNews
Dallas Police Officer Bobby Hargis, background, is one of four motorcycle officers assigned to Kennedy's car, which reaches Houston Street shortly before 12:30 p.m.
Bobby Hargis, cảnh sát Dallas, ở phía sau, là một trong 4 người lái môtô tháp tùng xe của Kennedy. Đoàn xe đến phố Houston ngay trước 12h30 trưa. "Tôi nghĩ, 'Vậy là chúng ta đã đến nơi thành công'", Hargis nói. "Và rồi có một tiếng 'đoàng'! Điều đó xảy ra". Ảnh: DallasMorningNews
131113175650-jfktheday08-horiz-6164-9557
Ông Kennedy, khoảng một phút trước khi bị bắn. Ảnh: AP
Seen through the limousine's windshield as it proceeds along Elm Street past the Texas School Book Depository, Kennedy appears to raise his hand toward his head after being shot. The first lady holds Kennedy's forearm in an effort to aid him.
Kennedy trông như đang giơ tay về phía đầu sau khi bị bắn, lúc chiếc limousine đi dọc phố Elm, qua kho sách thư viện Texas. Đệ nhất phu nhân ôm trán chồng, cố gắng cứu ông. Ảnh: AP
Kennedy slumps against his wife as the bullet strikes him in the head. Connally, who is wounded in the attack, begins to turn around just to the left of Jackie Kennedy.
Kennedy sụp người vào vợ khi viên đạn trúng đầu ông. Ảnh: AP
Trọng Giáp
 
 
Thứ hai, 18/11/2013 01:28 GMT+7

Ngày định mệnh của tổng thống Kennedy

Kennedy slumps in the back seat of the car and his wife leans over to him as Secret Service Agent Clinton Hill rides on the back of the car.
Kennedy đổ sụp trên ghế sau, khi đệ nhất phu nhân ngả hẳn người về phía ông, còn mật vụ Clinton Hill nhảy lên xe. Ảnh: AP
The limousine carrying the mortally wounded President races toward the hospital seconds after three shots are fired. Two bullets hit Kennedy and one hit Connally. Hill rides on the back of the car as the wives cover their stricken husbands.
Chiếc limousine chở tổng thống phóng về phía bệnh viện chỉ vài giây sau khi ba phát súng nổ. Hai viên trúng vào Kennedy còn một viên trúng Connally. Mật vụ Hill xoài người trên đuôi xe. Ảnh: AP
The limousine speeds along Elm Street toward the Stemmons Freeway overpass moments after shots are fired at Dealey Plaza.
Xe phóng nhanh dọc phố Elm, đi về phía Xa lộ Stemmons. Ảnh: AP
Các nhiếp ảnh gia chạy ngay sau vụ nổ súng. Ảnh: TimeLifePictures
Các nhiếp ảnh gia chạy ngay sau vụ nổ súng. Ảnh: TimeLifePictures
Hurchel Jacks, Vice President Johnson's driver in the motorcade, listens with others to news accounts on the car radio outside the Parkland Hospital emergency entrance. After the shots were fired, Jacks had rerouted the vice president's car to safety. The ABC radio network broadcast the first nationwide news bulletin reporting that shots have been fired at the Kennedy motorcade.
Hurchel Jacks, tài xế của phó tổng thống Johnson, lắng nghe bản tin trên radio của xe phía ngoài phòng cấp cứu của bệnh viện Parkland. Sau vụ ám sát, Jacks chuyển hướng xe chở phó tổng thống tới nơi an toàn. Đài phát thanh ABC đưa bản tin toàn quốc đầu tiên về việc có những phát súng nã vào đoàn xe tổng thống. Ảnh: DallasMorningNews
Before 1 p.m., Dr. Tom Shires, with Parkland public relations director Steve Landregan, rear, describes the President's wounds to the press. Four doctors worked on the stricken Kennedy in the emergency room.
Vào khoảng 1 giờ chiều, Bác sĩ Tom Shires giải thích với báo giới về vết thương của tổng thống. Có 4 bác sĩ làm việc trong phòng cấp cứu Kennedy. Ảnh: DallasMorningNews
Nhà báo, biên tập viên truyền hình American broadcast journalist and anchorman Walter Cronkite removes his glasses and prepares to announce Kennedy's death. CBS broadcast the first nationwide TV news bulletin reporting on the shooting.
Nhà báo, biên tập viên truyền hình Walter Cronkite tháo kính và chuẩn bị thông báo về cái chết của Kennedy. CBS là kênh đầu tiên phát bản tin truyền hình toàn quốc về vụ ám sát. Ảnh: CBS
New Yorker's expression of shock upon hearing the news. At 1 p.m. the 46-year-old President of the United States is declared dead, becoming the fourth U.S. president killed in office
Một người dân New York sốc lúc nghe tin tổng thống qua đời. Vào 1 giờ chiều, Tổng thống Kennedy được tuyên bố đã qua đời ở tuổi 46, và trở thành tổng thống Mỹ thứ 4 bị ám sát khi đang trong nhiệm kỳ. Ảnh: TimeLifePictures
After 2 p.m., Jacqueline Kennedy leaves Parkland Hospital with her slain husband's body. She would ride in the back with the bronze casket.
Vào khoảng hai giờ chiều, Jacqueline Kennedy rời bệnh viện Parkland cùng thi thể chồng. Bà ngồi sau xe cùng quan tài bằng đồng. Ảnh: DallasMorningNews
The hearse carrying Kennedy's body pulls away from Parkland Hospital en route to the airport.
Xe chở thi hài Kennedy rời bệnh viện Parkland, trên đường ra sân bay. Ảnh: AP
Vice President Lyndon Johnson takes the oath of office to become the 36th president of the United States. He is sworn in by U.S. Federal Judge Sarah T. Hughes, left, with Jacqueline Kennedy by his side on Air Force One.
Phó tổng thống Lyndon Johnson tuyên thệ nhậm chức để trở thành Tổng thống thứ 36 của Mỹ. Ông được Thẩm phán Liên bang Mỹ Sarah T. Hughes làm lễ tuyên thệ, với sự hiện diện của vợ cố tổng thống, bà Jacqueline Kennedy, trên chiếc chuyên cơ dành cho tổng thống Air Force One. Ảnh: UniversalHistoryArchive
The casket containing the body of President Kennedy is moved to a Navy ambulance from the presidential plane. Jacqueline Kennedy and Attorney General Robert Kennedy stand behind on the elevator.
Quan tài của cố tổng thống Kennedy được đưa lên chiếc xe cấp cứu của hải quân, từ máy bay Air Force One. Bà Kennedy đứng đằng sau, trên thang máy, tại căn cứ không quân Andrews, ngoại ô thủ đô Washington. Thi thể Kennedy được đưa ngay đến bệnh viện hải quân Bethesda để khám nghiệm. Ảnh: AP 
Lee Harvey Oswald,
Sát thủ Lee Harvey Oswald được cho là dùng khẩu súng trường Mannlicher-Carcano, cỡ nòng 6,5 mm do Italy sản xuất, để bắn tổng thống từ tầng 6 của kho sách thư viện Texas. Oswald bác bỏ lời buộc tội ám sát tổng thống.
Khi Oswald đang được chuyển từ nhà tù thành phố Dallas tới một nhà tù của hạt, một chủ câu lạc bộ đêm tên là Jack Ruby đã bắn chết y. Vụ nổ súng này vô tình được ghi hình và phát sóng trực tiếp trên truyền hình. Ruby bị bắt ngay sau đó. Ảnh: TimeLifePictures
Trọng Giáp


http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/anh/ngay-dinh-menh-cua-tong-thong-bi-am-sat-kennedy-2911444-p2.html


Thứ hai, 18/11/2013 17:36 GMT+7

5 giả thuyết về vụ ám sát tổng thống Kennedy

50 năm sau ngày tổng thống John Kennedy bị ám sát, nhiều người dân Mỹ vẫn đặt câu hỏi về sát thủ thực sự, và có rất nhiều giả thuyết khác nhau được đưa ra. 

Kennedys-Riding-in-Dallas-0-2226-1384768
Tổng thống Kennedy (trái) cùng vợ Jacqueline ngay trước khi bị bắn. Ảnh: Corbis 
"Cho đến ngày hôm nay, tôi vẫn nghi ngờ việc Lee Harvey Oswald hành động một mình", CNN dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khi được hỏi về vụ ám sát Tổng thống Kennedy 50 năm trước. Ông Kerry từng là tình nguyện viên tham gia chiến dịch tranh cử chức thượng nghị sĩ của ông Ted Kennedy, em trai của tổng thống, và là người bạn thân thiết của cả gia tộc Kennedy.
Theo New York Daily, 5 thập kỷ sau vụ ám sát thế kỷ, chỉ có một phần tư số người dân Mỹ tin vào kết luận chính thức rằng, Oswald là thủ phạm duy nhất chịu trách nhiệm về cái chết của tổng thống Kennedy.
Kết luận trên được Ủy ban điều tra Warren, do tổng thống kế nhiệm Lyndon Johnson thành lập, đưa ra sau cái chết đầy nghi vấn của Oswald. Nghi phạm bị Jack Ruby, một chủ hộp đêm ở Dallas (bang Texas), bắn chết trên đường di chuyển từ sở cảnh sát đến nhà tù địa phương, chỉ hai ngày sau vụ ám sát tổng thống.
Năm 1976, một ủy ban đặc biệt khác được Hạ viện thành lập đã tiến hành điều tra bí mật trên diện rộng về sự thật đằng sau vụ ám sát. Sau hơn ba năm, ủy ban này kết luận, vụ ám sát Tổng thống Kennedy có khả năng là kết quả của một âm mưu lớn,. Nhưng ủy ban cũng loại bỏ khỏi danh sách nghi vấn hàng loạt cá nhân và tổ chức mà người dân Mỹ tin rằng rất có thể là thủ phạm thực sự.
Dưới đây là các giả thuyết được đưa ra sau khi ông Kennedy bị ám sát.
Tổng thống Lyndon Johnson là kẻ chủ mưu
Theo Hiến pháp Mỹ, phó tổng thống sẽ lập tức tiếp quản chức vụ nguyên thủ quốc gia sau khi tổng thống qua đời hoặc không còn khả năng điều hành đất nước. Chính vì vậy, chỉ vài tiếng sau khi Kennedy bị bắn chết, phó tổng thống Johnson tuyên thệ tiếp quản chức vụ tổng thống trên chuyên cơ Không quân số 1. 
Sự kiện này kết hợp với lời đồn đại trước đó về mối quan hệ cơm chẳng lành canh canh chẳng ngọt giữa hai nhà lãnh đạo, khiến dư luận Mỹ nghi ngờ Johnson là chủ mưu của vụ ám sát.
Giả thuyết này dựa trên tuyên bố của bà Madeleine Brown, người tự nhận là tình nhân của Johnson. Theo lời kể của Brown, bà cùng Johnson tham gia một bữa tiệc với cựu phó tổng thống Richard Nixon, giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) Edgar Hoover vào đêm trước khi vụ ám sát diễn ra. Johnson nói thầm với bà rằng, "chỉ sau ngày mai thôi, nhà Kennedy sẽ không bao giờ sỉ nhục ông được nữa".
Theo Dave Perry, sử gia chuyên nghiên cứu về vụ ám sát Kennedy từ năm 1976, tuyên bố của Brown là không đúng sự thật, bởi Johnson không hề tham gia bữa tiệc nói trên. "Chúng ta không có bằng chứng và những lời khai của Madeleine Brown là giả tạo", Perry cho biết.
photos-century-poc100-5848-1384768099.gi
Phó tổng thống Lyndon Johnson. Ảnh: AP
CIA giật dây vụ ám sát
Giả thuyết Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) đứng đằng sau vụ ám sát Kennedy căn cứ trên mối quan hệ căng thẳng giữa tổng thống và ban lãnh đạo cơ quan này.
Kennedy từng tuyên bố với nội các của mình, ông "muốn đập tan CIA ra thành trăm nghìn mảnh và thổi tung vào trong gió". Ý định này được đưa ra trong bối cảnh Kennedy muốn hòa hoãn với Liên Xô (cũ) sau sự kiện khủng hoảng tên lửa hạt nhân tại Cuba năm 1962, trong khi đó CIA lại giữ quan điểm trái ngược.
Ông Arthur Krock, phóng viên tờ New York Times, dẫn lời một quan chức cao cấp trong nội các Kennedy cho biết, tổng thống cũng rất lo ngại về khả năng kiểm soát của Nhà Trắng trước quyền lực ngày càng lớn của CIA.
Ngoài ra, Allen Dulles, cựu giám đốc CIA bị Kennedy sa thải năm 1961, được cho là đã tiến hành vận động để được tham gia vào Ủy ban điều tra Warren. Ông này kiên quyết cho rằng Oswald là nghi phạm duy nhất phải chịu trách nhiệm cho hành vi ám sát tổng thống.
Tuy nhiên, cựu phó giám đốc CIA John Hegerson lại khẳng định rằng, "mối quan hệ giữa CIA và tổng thống Kennedy không những được cải thiện hơn so với quan hệ trước đó với tổng thống Eisenhower, mà thậm chí các đời chính phủ sau này cũng khó lòng bì kịp".
Nhóm tài phiệt quân sự thủ tiêu tổng thống
Tiền đề của giả thiết này cũng là tổng thống Kennedy có ý định hòa hoãn với Liên Xô và chuẩn bị kết thúc sự can thiệp của quân đội Mỹ tại chiến trường Việt Nam. 
Theo tác giả James Douglass, Kennedy không phải là "mẫu lãnh đạo mà CIA, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ và các nhóm tài phiệt quân sự mong muốn làm chủ Nhà Trắng".
Chính vì vậy, nhiều người cho rằng ý định hòa hoãn trên của Kennedy khiến ông trở thành mục tiêu của những nhóm lợi ích quân sự, bao gồm Lầu Năm Góc và các nhà thầu công nghiệp quốc phòng.
Tuy nhiên, sử gia Perry lại cho rằng kịch bản trên không có cơ sở, bởi Kennedy chỉ công khai bày tỏ thái độ muốn giải quyết mâu thuẫn với Liên Xô và vấn đề chiến tranh tại Việt Nam, nhưng chưa bao giờ tuyên bố sẽ rút quân. 
Xã hội đen âm mưu thanh toán Kennedy
oswald10d-5296-1384768099.gif
Nghi phạm Lee Harvey Oswald (giữa) bị Jack Ruby bắn chết chỉ hai ngày sau vụ ám sát. Ảnh: AP
Tác giả Lamar Waldron, trong cuốn "The Hidden History of the JFK Assassination" (tạm dịch: "Bí ẩn lịch sử trong vụ ám sát John Kennedy"), cho rằng các ông trùm xã hội đen Carlos Marcello và Santo Trafficante là những kẻ đứng sau vụ ám sát, nhằm chống lại nỗ lực diệt trừ nạn mafia của tổng thống Kennedy.
Việc nghi phạm Oswald bị Jack Ruby, một chủ hộp đêm có nhiều liên hệ với giới xã hội đen, bắn chết chỉ hai ngày sau vụ ám sát tổng thống, khiến không ít người dân Mỹ tin vào giả thuyết này.  
Tuy nhiên, sử gia Perry cho rằng giả thuyết này không có tính xác thực, bởi "có ít nhất ba băng đảng khác nhau tuyên bố thực hiện độc lập vụ ám sát, là các băng đảng ở Chicago, Miami và New Orleans. Nhưng, tất cả chỉ là lời đồn đại".
Oswald tiến hành ám sát dưới sự chỉ đạo của Cuba
Oswald từng là cựu binh sĩ Hải quân Mỹ, nhưng đào tẩu sang Liên Xô năm 1959. Nghi phạm này quay trở lại Mỹ vào tháng 6/1962.
Trước khi quay về Dallas, nơi gia đình Oswald sinh sống từ năm 1944, nghi phạm này từng có ý định đến Cuba. Ngày 27/9/1963, Oswald nộp đơn xin visa tại đại sứ quán Cuba ở Mexico, nhưng không được chấp thuận.
Ông Philip Shenon, phóng viên tờ New York Times, trong cuốn sách "A Cruel and Shocking Act: the Secret History of the Kennedy Assassination" (Tạm dịch: "Một hành động tàn nhẫn và gây chấn động: Bí mật lịch sử vụ ám sát Kennedy"), cho rằng Oswald được các điệp viên Cuba khuyến khích thực hiện âm mưu ám sát, nhằm gây ấn tượng với chính phủ nước này.
Gỉả thuyết này từng được Ủy ban điều tra Warren cân nhắc, nhưng sau đó, chính ủy ban này phủ nhận khả năng trên vì thiếu bằng chứng xác thực.
Đức Dương (tổng hợp)

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/5-gia-thuyet-ve-vu-am-sat-tong-thong-kennedy-2911689.html


 


Chủ nhật, 17/11/2013 09:21 GMT+7

5 điều ít biết về vụ ám sát tổng thống Mỹ Kennedy

Tròn 50 năm sau ngày tổng thống Mỹ John Kennedy bị ám sát, vẫn còn nhiều bí ẩn về vụ án thế kỷ này vẫn chưa được làm sáng tỏ, những chi tiết mà không phải ai cũng biết.

Lee-Harvey-Oswald.gif
Lee Harvey Oswald, nghi phạm ám sát Tổng thống Kennedy. Ảnh: Corbis
Nghi phạm bị bắt không phải vì lý do giết tổng thống
Tổng thống Kennedy bị ám sát lúc 12h30 ngày 22/11/1963, khi đang trên đường đến Trung tâm thương mại Dallas, bang Texas. Ông bị bắn hai phát, một ở lưng và vết thương thứ hai ở phía bên phải sau đầu, được cho là chí mạng. Kennedy qua đời sau đó một tiếng tại bệnh viện Parkland.
Lee Harvey Oswald, nghi phạm duy nhất của vụ án, bị bắt 45 phút sau khi vụ ám sát xảy ra, nhưng không phải vì lý do ám sát tổng thống, mà bởi hành vi bắn chết Tippit, một cảnh sát giao thông địa phương.
Oswald phủ nhận cáo buộc giết tổng thống và khăng khăng tuyên bố mình bị hãm hại. Hai ngày sau vụ ám sát, nghi phạm này bị Jack Ruby, một chủ hộp đêm ở Dallas, bắn chết trên đường di chuyển từ sở cảnh sát đến nhà tù địa phương.
Sau đó, một ủy ban điều tra đặc biệt do Tổng thống kế nhiệm Lyndon Johnson thành lập, kết luận Oswald là thủ phạm ám sát Tổng thống Kennedy. Tuy nhiên, những điểm mập mờ trong lời khai và cái chết của Oswald khiến dư luận Mỹ lúc đó có nhiều lời đồn đại về sát thủ thực sự và một âm mưu đen tối đằng sau.
Ám sát tổng thống không phải là tội danh liên bang
JFK2.gif
Tổng thống Kennedy (trái) và vợ Jacqueline Kennedy vẫy chào người dân Texas ngay trước khi bị bắn. Ảnh: Newsbusters
John Kennedy là tổng thống thứ 4 trong lịch sử Mỹ bị ám sát. Nhưng vào năm 1963, hành vi ám sát và làm hại tổng thống hay phó tổng thống không phải là tội danh liên bang. Tội danh này được bổ sung vào danh sách hành vi phạm tội liên bang vào năm 1965.
Ba tổng thống bị ám sát trước đó là Abraham Lincoln (14/4/1865), James Garfield (2/7/1881) và William McKinley (6/9/1901). Ngoài ra, còn có 15 tổng thống Mỹ khác bị ám sát bất thành, trong đó có Tổng thống đương nhiệm Barack Obama.
Ông Obama cho đến nay có 6 lần bị đe dọa ám sát. Lần gần đây nhất là vào tháng 6 năm nay, khi Nhà Trắng nhận được một bức thư nặc danh gửi đến tổng thống được tẩm thuốc độc, với lời đe dọa "bất kỳ ai tước quyền được sử dụng súng đều phải chết".
Vụ ám sát phủ sóng truyền hình Mỹ suốt 4 ngày
lat-jfklloyd-la0011893324-2.gif
Đài truyền hình NBC đưa tin về vụ ám sát Tổng thống Kennedy. Ảnh: Los Angeles Times
10 phút sau khi Tổng thống Kennedy bị bắn, đài CBS là kênh truyền hình toàn quốc đầu tiên đưa tin. Ngay sau đó, ba đài truyền hình lớn khác là CBS, NBC và ABC quyết định dừng phát sóng tất cả các chương trình không liên quan, chỉ đưa tin về vụ ám sát tổng thống trong suốt gần 4 ngày.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử truyền thông Mỹ, các hãng truyền hình liên tục đưa tin về một sự kiện trong thời gian dài kỷ lục 90 tiếng. Kỷ lục này chỉ bị phá khi vụ khủng bố 11/9/2001 diễn ra, với 93 tiếng đưa tin liên tục.
Kỷ niệm 50 năm ngày Tổng thống Kennedy bị ám sát, hãng CBS quyết định chiếu lại toàn bộ quá trình đưa tin suốt 4 ngày, trên trang web tin tức của hãng vào ngày 22/11/2013.  
Người phụ nữ đầu tiên chủ trì Lễ tuyên thệ tổng thống
Lyndon-B.gif
Bà Sarah Hughes (thứ nhất từ trái sang), thẩm phán liên bang, chủ trì Lễ nhậm chức của Tổng thống Johnson. Ảnh: Wikipedia
Lễ tuyên thệ của tổng thống Mỹ thông thường được cử hành tại Nhà Trắng dưới sự chủ trì của chánh án Tòa án tối cao liên bang. Hiến pháp Mỹ cũng quy định phó tổng thống sẽ lập tức tiếp quản chức vụ nguyên thủ quốc gia trong trường hợp tổng thống chết hoặc không có khả năng điều hành đất nước.
Chính vì vậy, ngay sau khi Kennedy chết, Phó tổng thống Johnson buộc phải phá lệ tiến hành Lễ tuyên thệ trên chiếc máy bay Không quân số 1, chuyên cơ của tổng thống, dưới sự chủ trì của bà Sarah Hughes, thẩm phán tòa án liên bang quận 14 thuộc Dallas. Bà Hughes là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Mỹ chủ trì Lễ tuyên thệ nhậm chức của tân tổng thống.
Khi đó bà Hughes rất nổi tiếng với cương vị nữ thẩm phán liên bang cấp quận đầu tiên ở bang Texas. Bà cũng được biết đến như người bạn thân thiết lâu năm của gia đình Tổng thống Johnson. Nhiều người cho rằng đây chính là lý do Johnson chọn bà chủ trì Lễ tuyên thệ của mình.
Oswald từng âm mưu ám sát đối thủ của Kennedy
Edwin-A-Walker-8433-1384590933.jpg
Tướng Edwin Walker. Ảnh: Wikipedia
Trong quá trình điều tra vụ ám sát Tổng thống Kennedy, các nhân viên điều tra phát hiện, Oswald từng âm mưu ám hại Tướng Edwin Walker, đối thủ chính trị của Kennedy, 8 tháng trước đó.
Ông Walker từng là tư lệnh Sư đoàn bộ binh 24 đóng tại Augsburg, Đức, nổi tiếng với quan điểm chính trị siêu bảo thủ. Ông này bị Tổng thống Kennedy công khai cảnh cáo năm 1961. Walker từ chức sau đó và lớn tiếng chỉ trích chính sách phản đối nạn phân biệt chủng tộc của chính phủ liên bang.
Theo lời kể của bà Marina, vợ của Oswald, sát thủ này coi Walker là kẻ phát xít và âm mưu sát hại ông. Oswald bắt đầu theo dõi Walker từ giữa tháng 3/1963 và quyết định thực hiện vụ ám sát vào tối hôm 10/4/1963 ngay tại nhà của ông. 
Tướng Walker bị bắn khi đang ngồi tại bàn ăn trong nhà. Tuy nhiên, do cự ly bắn xa tới 30 m, viên đạn đi lệch hướng, chỉ trúng vào phần khung gỗ cửa sổ phòng ăn. Walker chỉ bị thương nhẹ ở cánh tay do các mảnh vỡ văng phải. 
Đức Dương (theo CNN)

Geen opmerkingen:

Een reactie posten