maandag 25 november 2013

Việt Nam: Đóng tiền cho... "tham nhũng" thay nghĩa vụ quân sự?

Đóng tiền thay nghĩa vụ quân sự?


Cập nhật: 04:08 GMT - chủ nhật, 24 tháng 11, 2013

Tân binh
Việt Nam đang cân nhắc sửa đổi Luật Nghĩa vụ Quân sự
Trong nước hiện đang có đề xuất cho thanh niên đóng tiền để không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Đề xuất này được Trung tướng Trần Đình Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng-An ninh của Quốc hội, đề cập tới khi nói tới Luật Nghĩa vụ Quân sự mà hiện đang được cân nhắc sửa đổi.
Theo ông Nhã, việc đóng tiền có thể coi là một trong các hình thức "nghĩa vụ thay thế" bên cạnh nghĩa vụ công an nhân dân và nghĩa vụ dân quân tự vệ có thời hạn.
"Nghĩa vụ thay thế" được sử dụng khi thanh niên đến tuổi và đủ tiêu chuẩn mà không phải nhập ngũ.
Theo Luật Nghĩa vụ Quân sự của Việt Nam, công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ mười tám tuổi đến hết hai mươi lăm tuổi sẽ được gọi nhập ngũ, trừ các trường hợp tạm hoãn hoặc miễn gọi.
Mới đây, Thông tư liên tịch số 13 của Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục & Đào tạo còn quy định nếu công dân nhận giấy báo trúng tuyển đại học, cao đẳng và lệnh gọi nhập ngũ cùng một lúc thì sẽ phải thực hiện lệnh nhập ngũ trước, cho thấy quân đội khá nghiêm khắc trong việc bổ sung đội ngũ tân binh có chất lượng.
Thế nhưng nay với đề xuất mới, việc đóng tiền có thể được thực hiện để không nhập ngũ.
Quốc hội sẽ phải thảo luận và thông qua Luật Nghĩa vụ Quân sự thì bất cứ sửa đổi nào mới có thể có hiệu lực.

"Bảo đảm công bằng xã hội"

Trung tướng Trần Đình Nhã được báo Người Lao động dẫn lời nói: "Mỗi năm có hàng triệu thanh niên đủ tiêu chuẩn đi nghĩa vụ quân sự nhưng chỉ một phần nhỏ nhập ngũ".
"Đông dân như ta thì không thể đến tuổi thì đi hết được nên phải tính toán xem số còn lại phải làm gì."
"Con nhà nghèo thường ăn uống kham khổ, sức khỏe yếu thì lại phải đi bộ đội."
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Chiến
Theo ông Nhã, đóng tiền cũng có thể là một hình thức để "người không làm nghĩa vụ quân sự cũng phải thực hiện nghĩa vụ gì đó để bảo đảm công bằng giữa công dân với nhau".
"Tham khảo nhiều nước trên thế giới, chúng tôi thấy họ làm thế và có hiệu quả, người dân hài lòng."
Thực tế, việc "trốn đi nghĩa vụ quân sự" xảy ra khá thường xuyên thông qua các hình thức chạy chọt để có giấy chứng nhận không đủ sức khỏe, hay nằm trong các diện miễn trừ khác.
Nếu đưa vào quy định đóng tiền, theo những người ủng hộ đề xuất này, có thể công khai hóa quá trình gọi nhập ngũ và tăng nguồn thu.
Tuy nhiên đề xuất đóng tiền như hình thức nghĩa vụ thay thế cũng gây phản ứng không đồng tình từ một số đại biểu Quốc hội.
Ông Nguyễn Văn Chiến, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh, được dẫn lời nói: "Nếu cho phép đóng tiền để không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự thì sẽ nảy sinh việc những gia đình muốn con cái ở nhà thi, học tiếp hoặc đi làm kiếm tiền và không muốn đi bộ đội sẽ sẵn sàng đóng tiền, dù nhiều năm liền".
"Còn con nhà nghèo thường ăn uống kham khổ, sức khỏe yếu thì lại phải đi bộ đội."
Theo những người phản đối đề xuất trên, việc đóng tiền cũng gây suy nghĩ về bất công xã hội.
Trên thế giới, tại các nước có thực hiện nghĩa vụ thay thế cho nghĩa vụ quân sự, thông thường chính quyền khuyến khích các nghĩa vụ dân sự như tại các cơ sở công ích, hay y tế chứ không nộp tiền.


Thêm về tin này

Chủ đề liên quan

 

'Bước lùi trong luật nghĩa vụ quân sự'

Cập nhật: 14:08 GMT - chủ nhật, 24 tháng 11, 2013

Media Player

Cho phép đóng tiền thay thế làm nghĩa vụ quân sự là một bước lùi trong luật thực hiện nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam, theo chuyên gia từ trong nước.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
PGS. TS. Phạm Quý Thọ
PGS. TS. Phạm Quý Thọ cho rằng khó áp dụng chủ trương vì các hệ lụy công bằng và nguy cơ tham nhũng
Ý tưởng cho phép đóng tiền thế chân thay cho thực hiện nghĩa vụ quân sự, nếu được thông qua, sẽ là một bước lùi trong luật nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam, theo quan điểm của một chuyên gia về chính sách công từ trong nước.
Chủ trương này không những có thể gây ra tranh cãi về tính công bằng trong xã hội giữa những người giàu và người nghèo mà còn có thể tạo lỗ hổng cho tệ nạn tham nhũng, chạy chức, chạy chỗ vốn đã phức tạp trong xã hội.
Trao đổi với BBC hôm 24/11/2013 từ Hà Nội, PGS. TS. Phạm Quý Thọ, Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách và Phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nói:
"Tôi cho rằng đặt vấn đề về nộp tiền là hoàn toàn không đúng, nghĩa vụ quân sự phải bình đẳng như nhau.
"Bây giờ người ta đưa cái này vào luật rất nguy hiểm, đưa chủ trương nộp tiền vào, sau đó không phải đi nghĩa vụ quân sự nữa, rồi những người nghèo thì phải đi thay... theo tôi đó là một sự bất bình đẳng rất lớn."

'Một bước lùi trong luật'

"Bây giờ người ta đưa cái này vào luật rất nguy hiểm, đưa chủ trương nộp tiền vào, sau đó không phải đi nghĩa vụ quân sự nữa, rồi những người nghèo thì phải đi thay... theo tôi đó là một sự bất bình đẳng rất lớn."
PGS. TS. Phạm Quý Thọ
Về khả năng chính sách được đề xuất có thể gây ra tiêu cực trong xã hội, chuyên gia chính sách công nói:
"Riêng cái đó sẽ lộ ra rất nhiều tiêu cực trong tuyển quân... Về quân đội, sẽ mất đi tính chính quy hiện đại và thậm chí bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng, người giàu có thể dùng cách đó để thay thế, tiền để thay vấn đề nghĩa vụ, điều đó riêng cá nhân, tôi phản đối.
"Nếu cái này được đặt ra và được chấp nhận, đây là một bước lùi về luật về nghĩa vụ quân sự."
Ông Thọ còn cho rằng sẽ rất khó xác định các mức tiền đóng thế chân trên thực tế, vì 'giá cả' có thể sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình hình kinh tế, thành phần xã hội, nơi cư trú của người đóng tiền, cũng như mức độ tính chất, nhiệm vụ, điều kiện, địa bàn đóng quân... trong quân ngũ mà người đóng tiền muốn được đánh đổi.
"Một số gia đình bây giờ mới giàu lên mà con cái của họ đi nghĩa vụ, thì có những trường hợp là vô giá. Có nghĩa là mất rất nhiều tiền để người ta có thể cho con người ta được ở nhà, không đi nghĩa vụ quân sự nữa, hoặc làm những việc này, việc kia."
Ở phần cuối cuộc trao đổi hôm Chủ Nhật, chuyên gia cũng bình luận về giải pháp làm sao Việt Nam có thể cân đối vấn đề chi phí cho quốc phòng qua việc giải bài toán về số lượng, chất lượng quân số, trong giai đoạn ngân sách nhà nước và nền kinh tế đang đối diện nhiều khó khăn như hiện nay.

Geen opmerkingen:

Een reactie posten