Pháp đi tìm sự thật về tổ tiên
Theo giới khảo cổ, hàng năm, người Gaulois xuất sang Hy Lạp gần 1 triệu bình đất nung (Musée départementale Art Antique)
« Tổ tiên chúng ta là người Gaulois » (Nos ancêtres sont des Gaulois) bấy lâu nay là câu học vỡ lòng của trẻ em Pháp trong những ngày đầu đặt chân đến lớp. Còn tại Việt Nam, hồi giai đoạn thuộc Pháp, câu học vỡ lòng này cũng hiện diện ở khắp các trường học do người Pháp cai quản.
Tổ tiên người Pháp ngày nay có phải 100% là người Gaulois hay không ? Việc đó hãy khoan bàn đến, mà chỉ việc « người Gaulois là người như thế nào ? » cũng đã và đang gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu tại Pháp. Chủ đề này hôm nay được nhật báo Công Giáo La Croix dành ưu tiên chạy tựa lớn trên trang nhất : « Những người Gaulois, tổ tiên của chúng ta ».
Tờ báo nhắc lại, việc giảng dạy về người Gaulois theo kiểu họ là « những người hoang dã » được bắt đầu đẩy mạnh từ thời Napoleon III vào thế kỷ 19. Tờ báo minh chứng bằng một quyển sách giáo khoa lịch sử được giảng dạy từ năm 1860 đến năm 1940 của nhà sử học Ernest Lavisse (1842-1922). Theo quyển sách này, thì các trường học bắt đầu dạy cho học sinh về đời sống của người Gaulois theo kiểu họ là « những người hoang dã ». Tuy nhiên, từ hơn 40 năm nay, các nhà khảo cổ đã tìm được nhiều hiện vật chứng minh điều ngược lại.
Chẳng hạn như, quyển sách nói trên ghi rằng, người Gaulois sống chủ yếu trong « những ngôi làng ». Thế nhưng, đến hiện tại các nhà khảo cổ đã phát hiện dấu vết sự tồn tại của trên 60 khu đô thị. Thậm chí trong phạm vi của các khu đô thị này, giới khảo cổ còn phát hiện được những vết tích cho thấy các khu phố được tổ chức rất có « quy hoạch » : những khu phố chuyên về một ngành nghề, những khu phố cho thấy có sự phân biệt rõ ràng về địa vị xã hội và trình độ văn hóa …
Liên quan đến nơi ở của người Gaulois, sách theo kiểu Lavisse dạy rằng, người Gaulois sống trong « những căn lều tranh tròn ». Thế nhưng, giới khảo cổ lại chứng minh được đó lại là những « căn lều tranh hình chữ nhật ». Hay như sách Lavisse dạy rằng, người Gaulois là những nông dân không biết làm thương mãi.
Thế nhưng, giới khảo cổ lại cho hay, người Gaulois đã biết tổ chức sản xuất nông nghiệp theo kiểu nông trại, và đã có trao đổi mậu dịch với các nước lân cận như Ý hay Hy Lạp. Theo giới khảo cổ, mỗi năm, thông qua cảng Massalia (tức Marseille hiện tại), người Gaulois xuất sang Hy Lạp trên dưới 1 triệu chiếc bình đất nung.
Có một điểm quan trọng nữa mà La Croix nêu ra đó là, những sách sử theo kiểu Lavisse đã dạy rằng, người Gaulois là « những người hoang dã, man rợ, thích chiến tranh và kém văn minh ». Thế nhưng, các bằng chứng khảo cổ lại cho hay điều ngược lại.
Để giải thích cho những điều có thể là sai lầm của những sách như Lavisse, La Croix trích dẫn ý kiến của một giáo sư khảo cổ học Pháp, theo đó những loại sách đó đã chủ yếu dựa vào tài liệu cổ của La Mã, mà những tài liệu này thì luôn xem những ai không phải là người La Mã thì điều là « người man rợ ».
Và hậu quả của những kiểu sách nói trên đã khiến đa phần người Pháp nhiều thế hệ nay nghĩ rằng tổ tiên mình là « người man rợ ». Một chuyên gia Pháp đã đưa ra số liệu cho thấy : khi bước vào thế kỷ 21, có đến 60% người Pháp nghĩ như vậy.
Các tập đoàn Internet khổ sở vì NSA
Liên quan đến hồ sơ nghe lén của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA), nhật báo cánh hữu Le Figaro đăng bài đáng chú ý : « Các đại gia Internet của Mỹ sập bẫy nghe lén của NSA ». Tờ báo cho biết, người chịu hậu quả nặng nề của việc nghe lén không chỉ có NSA, mà các tập đoàn Internet tại Hoa Kỳ cũng thập phần khổ sở.
Theo tiết lộ của Edward Snowden hồi tháng 6 rồi, thì nhiều tập đoàn Internet tại Mỹ đã « hợp tác một cách rộng rãi » với NSA và thường xuyên cung cấp thông tin mật của người sử dụng cho NSA. Để xoa dịu tình hình, các tập đoàn này đã cho công bố bản yêu cầu cung cấp thông tin của NSA, để chứng tỏ rằng, dù họ có cung cấp thông tin cho mật vụ Mỹ, nhưng không phải một cách tràn lan, mà là « có giới hạn ».
Thế nhưng, cơn sóng này chưa qua thì cơn sóng khác đã ập đến khi mà hôm thứ Năm này, tờ Washington Post đã tiết lộ thêm thông tin từ Snowden cho biết, mật vụ Mỹ không chỉ lén thu thập thông tin các tập đoàn trong phạm vi nước Mỹ, mà còn thu thập thông tin của hàng trăm triệu người sử dụng dịch vụ Internet trên thế giới.
Và thế là, các đại gia Google, Yahoo, Facebook, Apple, Microsoft… càng bị khách hàng nghi ngờ về độ an toàn của dịch vụ mà họ cung cấp. Trong bối cảnh đó, đương nhiên con đường làm ăn của họ sẽ bị ảnh hưởng xấu. Le Figaro cho biết, nhiều đại gia Internet đã ký một bức thư chung gửi lên Thượng viện Mỹ đề nghị xiết chặt luật chống xâm phạm thông tin cá nhân.
Đức : Bối rối vì vụ NSA
Le Figaro nhìn sang nước Đức và cho biết, một nghị sĩ Đức đã sang Maxcơva và khi trở về đã trao cho bà Merkel bức thư của cựu nhân viên NSA Edward Snowden. Trong bức thư, Snowden kêu gọi sự giúp đỡ của Đức, mà cụ thể là xin quyền tị nạn. Bởi vì, trong hiện tại, nếu ra khỏi Nga, Snowden có nhiều nguy cơ bị dẫn độ về Mỹ.
Đối với Đức, nhiều chính khách đã lên tiếng đề nghị để Snowden đến Đức trực tiếp trình bày sự việc với nhà cầm quyền Đức. Luật sư của Snowden cũng đã cho biết là anh ta sẵn sàng làm việc đó. Thế nhưng, vấn đề là chính phủ Đức có phần « bối rối » vì sợ phản ứng quá mạnh sẽ gây mất lòng Washington.
Bằng chứng là có nghị sĩ đảng cầm quyền Đức cho rằng, Đức có thể nghe lời chứng của Snowden nhưng với điều kiện là « không làm phương hại » đến quan hệ Đức-Mỹ.
Cũng trong loạt bài về hồ sơ gián điệp mạng, Le Figaro cho hay : « Các nhà ngoại giao Phần Lan cũng là nạn nhân của một mạng lưới gián điệp ». Số là vừa qua, truyền hình Phần Lan tiết lộ rằng, quan chức ngoại giao nước này bị theo dõi từ lâu bởi « gián điệp nước ngoài ». « Nước ngoài » nào ? Chính phủ Phần Lan chưa dám nói rõ, còn kênh MTV3 của nước này thì khẳng định thủ phạm là gián điệp của Nga và Trung Quốc.
Thổ Nhĩ Kỳ : Nữ nghị sĩ đeo khăn trùm họp Quốc hội
Đến với Thổ Nhĩ Kỳ, nhật báo Le Monde đăng bài : « Lần đầu tiên, xuất hiện các nữ nghị sĩ đeo khăn trùm ở Quốc hội ». Từ lâu, một trong những điều được xem là « cấm kỵ » đối với những người làm chính trị tại Thổ Nhĩ Kì, đó là chiếc khăn trùm Hồi Giáo.
Và điều cấm kỵ này đã bị phá vỡ vào ngày 31 vừa qua, khi mà trong một phiên họp của Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, bốn nữ dân biểu thuộc đảng cầm quyền đã tiến vào hội trường với khăn trùm Hồi Giáo trên đầu (không che mặt).
Tờ báo cho biết, việc cho phép mang khăn trùm Hồi Giáo nằm trong loạt « cải các dân chủ » của thủ tướng Erdogan. Ông này cũng khẳng định rằng : « Ở Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, không hề có quy định cấm đeo khăn trùm. Mỗi người phải tôn trọng quyết định của người khác ». Tờ báo nói thêm, điều cấm kỵ này đã được tháo gỡ từ lâu ở các trường đại học, khi mà trước đây, sinh viên bị buộc phải tháo hết khăn trùm khi vào khu vực trường.
Hồ sơ khăn trùm đang là chủ đề tranh cãi của người Thổ Nhĩ Kỳ. Thống kê cho thấy, có đến 2/3 phụ nữ nước này đeo khăn trùm, trong khi đó một bộ phận người theo lập trường nhà nước thế tục thì lên án việc « Hồi Giáo hóa » đời sống chính trị tại nước này.
Québec : Tranh cãi về khăn trùm Hồi Giáo
Nhật báo cánh tả Libération cũng quan tâm đến chiếc khăn trùm Hồi Giáo với bài « Québec tơi bời ». Tờ báo dùng chữ « tơi bời » để ví von tình trạng chia rẽ về chiếc khăn trùm Hồi Giáo tại Québec. Số là bấy lâu nay, việc phụ nữ theo đạo Hồi mang khăn trùm đi làm việc được xem là bình thường, rồi vừa qua, chính quyền muốn xem xét ban hành lệnh cấm đeo « các biểu tượng tôn giáo » trong các cơ quan nhà nước. Tờ báo cho biết, trong khi mà trên vách tường tòa nhà Quốc hội vẫn còn đó những cây Thánh giá biểu tượng của Thiên Chúa Giáo, thì lệnh cấm khăn trùm Hồi Giáo đương nhiên gây tranh cãi.
Quan hệ Nhật-Trung căng như dây đàn
Liên quan đến Châu Á, nhật báo cánh tả Libération có bài bình luận: «Quan hệ Trung-Nhật như con thuyền sắp chìm tại khu vực quần đảo Senkaku ». Tờ báo nhắc lại việc, từ năm 2012, Trung Quốc đã bắt đầu chiến thuật thăm dò phản ứng và hù dọa Nhật Bản bằng cách thường xuyên cho tàu và máy bay đến sát khu vực đảo tranh chấp.
Chỉ tính năm 2012, Tokyo đã có hàng trăm lần cho máy bay tiêm kích cất cánh khẩn cấp. Sự việc đến mức mà một quan chức ngoại giao Mỹ đã cảnh báo rằng : « Chỉ một sơ xuất nhỏ cũng có thể làm bùng phát khủng hoảng hoặc dẫn tới tình trạng leo thang ». Thủ tướng Nhật, Shinzo Abe hồi cuối tháng rồi còn tuyên bố : « Nhật Bản sẵn sàng đương đầu với Trung Quốc nếu Bắc Kinh muốn dùng vũ lực để áp đặt lợi ích ».
Libération cho biết thêm, tình hình càng căng thẳng khi mà Nhật Bản thông báo sắp tập trận không quân và hải quân « để chứng tỏ với anh bạn láng giềng Trung Quốc khả năng phòng vệ » của mình. Trong khi đó, trong đợt tập trận trên Thái Bình Dương vừa qua, Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích gay gắt việc tàu chiến và máy bay của Nhật Bản xâm nhập vào khu vực tập trận để quan sát và thu thập thông tin.
Tình hình có vẻ ngày một căng thẳng trong khi mà hai bên đều tỏ ra cứng rắn. Libération cảnh báo : «Trung Quốc và Nhật Bản đang đùa với lửa ».
Hàn Quốc cảnh báo Bình Nhưỡng
Hôm nay, tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bắt đầu chuyến thăm chính thức Pháp. Nhân đó, nhật báo cánh hữu đăng bài phỏng vấn của bà với dòng tựa : « Park Geun-hye cho rằng : Pháp là đối tác tốt nhất của Hàn Quốc ». Lời ca ngợi của tổng thống Park Geun-hye dành cho Pháp bởi vì nước Pháp đã có quan hệ với bán đảo Triều Tiên 130 năm nay. Việc bà đã chọn Pháp là nước Châu Âu đến thăm đầu tiên đã cho thấy được lập trường của bà.
Cũng nhân bài trả lời phỏng vấn này, bà Park Geun-hye kêu gọi nhà cầm quyền Nhật Bản có « thái độ xây dựng » hơn đối với lịch sử thời mà quân phiệt Nhật hoành hành ở Châu Á.
Một điểm đáng chú ý nữa là trong bài trả lời phỏng vấn nói trên : Tổng thống Park Geun-hye đã không ngần ngại chỉ trích chế độ Bình Nhưỡng khi cho rằng : « Chính quyền Bắc Triều Tiên bỏ mặc sự đói khổ của người dân để duy trì quyền lực. Nếu việc đó tiếp tục, thì chính quyền này sẽ đối mặt với những vấn đề phát sinh từ bên trong lẫn bên ngoài và sẽ sụp đổ ».
Công nghệ mới : Kẻ thù của kẻ ngoại tình ?
« Những phầm mềm gián điệp truy bắt kẻ ngoại tình », đó là tựa đề của bài viết đăng trên nhật báo Le Figaro trong hồ sơ xã hội. Với sự phát triển của công nghệ mới, việc các đôi vợ chồng « quản lý » lẫn nhau cũng theo cách hiện đại hơn. Họ có thể sử dụng những phần mềm theo dõi với giá cả phải chăng và dễ sử dụng. Tờ báo kể ra một số phầm mềm ứng dụng cho việc theo dõi lén với loại hình khá đa dạng.
Chẳng hạn như phần mềm ghi lại toàn bộ số điện thoại của người liên lạc, ghi lại các tin nhắn SMS ; phần mềm ghi lại tất cả các trang mạng đã được mở, tất cả những ứng dụng đã được sử dụng ; phần mềm ghi lại các từ khóa (password)….Trong những vụ kiện tụng ly hôn, tờ báo cho biết, ngày càng có nhiều sự hiện diện của tin nhắn SMS hay các bức thư điện tử được sử dụng làm bằng chứng.
Một điểm đáng chú ý nữa của bài viết là, các nhân viên của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) không chỉ sử dụng các công cụ theo dõi lén đối với « người ngoài », mà có hơn chục người trong số họ đã lạm dụng các công cụ này để lén theo dõi bạn tình của chính mình.
Tờ báo nhắc lại, việc giảng dạy về người Gaulois theo kiểu họ là « những người hoang dã » được bắt đầu đẩy mạnh từ thời Napoleon III vào thế kỷ 19. Tờ báo minh chứng bằng một quyển sách giáo khoa lịch sử được giảng dạy từ năm 1860 đến năm 1940 của nhà sử học Ernest Lavisse (1842-1922). Theo quyển sách này, thì các trường học bắt đầu dạy cho học sinh về đời sống của người Gaulois theo kiểu họ là « những người hoang dã ». Tuy nhiên, từ hơn 40 năm nay, các nhà khảo cổ đã tìm được nhiều hiện vật chứng minh điều ngược lại.
Chẳng hạn như, quyển sách nói trên ghi rằng, người Gaulois sống chủ yếu trong « những ngôi làng ». Thế nhưng, đến hiện tại các nhà khảo cổ đã phát hiện dấu vết sự tồn tại của trên 60 khu đô thị. Thậm chí trong phạm vi của các khu đô thị này, giới khảo cổ còn phát hiện được những vết tích cho thấy các khu phố được tổ chức rất có « quy hoạch » : những khu phố chuyên về một ngành nghề, những khu phố cho thấy có sự phân biệt rõ ràng về địa vị xã hội và trình độ văn hóa …
Liên quan đến nơi ở của người Gaulois, sách theo kiểu Lavisse dạy rằng, người Gaulois sống trong « những căn lều tranh tròn ». Thế nhưng, giới khảo cổ lại chứng minh được đó lại là những « căn lều tranh hình chữ nhật ». Hay như sách Lavisse dạy rằng, người Gaulois là những nông dân không biết làm thương mãi.
Thế nhưng, giới khảo cổ lại cho hay, người Gaulois đã biết tổ chức sản xuất nông nghiệp theo kiểu nông trại, và đã có trao đổi mậu dịch với các nước lân cận như Ý hay Hy Lạp. Theo giới khảo cổ, mỗi năm, thông qua cảng Massalia (tức Marseille hiện tại), người Gaulois xuất sang Hy Lạp trên dưới 1 triệu chiếc bình đất nung.
Có một điểm quan trọng nữa mà La Croix nêu ra đó là, những sách sử theo kiểu Lavisse đã dạy rằng, người Gaulois là « những người hoang dã, man rợ, thích chiến tranh và kém văn minh ». Thế nhưng, các bằng chứng khảo cổ lại cho hay điều ngược lại.
Để giải thích cho những điều có thể là sai lầm của những sách như Lavisse, La Croix trích dẫn ý kiến của một giáo sư khảo cổ học Pháp, theo đó những loại sách đó đã chủ yếu dựa vào tài liệu cổ của La Mã, mà những tài liệu này thì luôn xem những ai không phải là người La Mã thì điều là « người man rợ ».
Và hậu quả của những kiểu sách nói trên đã khiến đa phần người Pháp nhiều thế hệ nay nghĩ rằng tổ tiên mình là « người man rợ ». Một chuyên gia Pháp đã đưa ra số liệu cho thấy : khi bước vào thế kỷ 21, có đến 60% người Pháp nghĩ như vậy.
Các tập đoàn Internet khổ sở vì NSA
Liên quan đến hồ sơ nghe lén của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA), nhật báo cánh hữu Le Figaro đăng bài đáng chú ý : « Các đại gia Internet của Mỹ sập bẫy nghe lén của NSA ». Tờ báo cho biết, người chịu hậu quả nặng nề của việc nghe lén không chỉ có NSA, mà các tập đoàn Internet tại Hoa Kỳ cũng thập phần khổ sở.
Theo tiết lộ của Edward Snowden hồi tháng 6 rồi, thì nhiều tập đoàn Internet tại Mỹ đã « hợp tác một cách rộng rãi » với NSA và thường xuyên cung cấp thông tin mật của người sử dụng cho NSA. Để xoa dịu tình hình, các tập đoàn này đã cho công bố bản yêu cầu cung cấp thông tin của NSA, để chứng tỏ rằng, dù họ có cung cấp thông tin cho mật vụ Mỹ, nhưng không phải một cách tràn lan, mà là « có giới hạn ».
Thế nhưng, cơn sóng này chưa qua thì cơn sóng khác đã ập đến khi mà hôm thứ Năm này, tờ Washington Post đã tiết lộ thêm thông tin từ Snowden cho biết, mật vụ Mỹ không chỉ lén thu thập thông tin các tập đoàn trong phạm vi nước Mỹ, mà còn thu thập thông tin của hàng trăm triệu người sử dụng dịch vụ Internet trên thế giới.
Và thế là, các đại gia Google, Yahoo, Facebook, Apple, Microsoft… càng bị khách hàng nghi ngờ về độ an toàn của dịch vụ mà họ cung cấp. Trong bối cảnh đó, đương nhiên con đường làm ăn của họ sẽ bị ảnh hưởng xấu. Le Figaro cho biết, nhiều đại gia Internet đã ký một bức thư chung gửi lên Thượng viện Mỹ đề nghị xiết chặt luật chống xâm phạm thông tin cá nhân.
Đức : Bối rối vì vụ NSA
Le Figaro nhìn sang nước Đức và cho biết, một nghị sĩ Đức đã sang Maxcơva và khi trở về đã trao cho bà Merkel bức thư của cựu nhân viên NSA Edward Snowden. Trong bức thư, Snowden kêu gọi sự giúp đỡ của Đức, mà cụ thể là xin quyền tị nạn. Bởi vì, trong hiện tại, nếu ra khỏi Nga, Snowden có nhiều nguy cơ bị dẫn độ về Mỹ.
Đối với Đức, nhiều chính khách đã lên tiếng đề nghị để Snowden đến Đức trực tiếp trình bày sự việc với nhà cầm quyền Đức. Luật sư của Snowden cũng đã cho biết là anh ta sẵn sàng làm việc đó. Thế nhưng, vấn đề là chính phủ Đức có phần « bối rối » vì sợ phản ứng quá mạnh sẽ gây mất lòng Washington.
Bằng chứng là có nghị sĩ đảng cầm quyền Đức cho rằng, Đức có thể nghe lời chứng của Snowden nhưng với điều kiện là « không làm phương hại » đến quan hệ Đức-Mỹ.
Cũng trong loạt bài về hồ sơ gián điệp mạng, Le Figaro cho hay : « Các nhà ngoại giao Phần Lan cũng là nạn nhân của một mạng lưới gián điệp ». Số là vừa qua, truyền hình Phần Lan tiết lộ rằng, quan chức ngoại giao nước này bị theo dõi từ lâu bởi « gián điệp nước ngoài ». « Nước ngoài » nào ? Chính phủ Phần Lan chưa dám nói rõ, còn kênh MTV3 của nước này thì khẳng định thủ phạm là gián điệp của Nga và Trung Quốc.
Thổ Nhĩ Kỳ : Nữ nghị sĩ đeo khăn trùm họp Quốc hội
Đến với Thổ Nhĩ Kỳ, nhật báo Le Monde đăng bài : « Lần đầu tiên, xuất hiện các nữ nghị sĩ đeo khăn trùm ở Quốc hội ». Từ lâu, một trong những điều được xem là « cấm kỵ » đối với những người làm chính trị tại Thổ Nhĩ Kì, đó là chiếc khăn trùm Hồi Giáo.
Và điều cấm kỵ này đã bị phá vỡ vào ngày 31 vừa qua, khi mà trong một phiên họp của Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, bốn nữ dân biểu thuộc đảng cầm quyền đã tiến vào hội trường với khăn trùm Hồi Giáo trên đầu (không che mặt).
Tờ báo cho biết, việc cho phép mang khăn trùm Hồi Giáo nằm trong loạt « cải các dân chủ » của thủ tướng Erdogan. Ông này cũng khẳng định rằng : « Ở Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, không hề có quy định cấm đeo khăn trùm. Mỗi người phải tôn trọng quyết định của người khác ». Tờ báo nói thêm, điều cấm kỵ này đã được tháo gỡ từ lâu ở các trường đại học, khi mà trước đây, sinh viên bị buộc phải tháo hết khăn trùm khi vào khu vực trường.
Hồ sơ khăn trùm đang là chủ đề tranh cãi của người Thổ Nhĩ Kỳ. Thống kê cho thấy, có đến 2/3 phụ nữ nước này đeo khăn trùm, trong khi đó một bộ phận người theo lập trường nhà nước thế tục thì lên án việc « Hồi Giáo hóa » đời sống chính trị tại nước này.
Québec : Tranh cãi về khăn trùm Hồi Giáo
Nhật báo cánh tả Libération cũng quan tâm đến chiếc khăn trùm Hồi Giáo với bài « Québec tơi bời ». Tờ báo dùng chữ « tơi bời » để ví von tình trạng chia rẽ về chiếc khăn trùm Hồi Giáo tại Québec. Số là bấy lâu nay, việc phụ nữ theo đạo Hồi mang khăn trùm đi làm việc được xem là bình thường, rồi vừa qua, chính quyền muốn xem xét ban hành lệnh cấm đeo « các biểu tượng tôn giáo » trong các cơ quan nhà nước. Tờ báo cho biết, trong khi mà trên vách tường tòa nhà Quốc hội vẫn còn đó những cây Thánh giá biểu tượng của Thiên Chúa Giáo, thì lệnh cấm khăn trùm Hồi Giáo đương nhiên gây tranh cãi.
Quan hệ Nhật-Trung căng như dây đàn
Liên quan đến Châu Á, nhật báo cánh tả Libération có bài bình luận: «Quan hệ Trung-Nhật như con thuyền sắp chìm tại khu vực quần đảo Senkaku ». Tờ báo nhắc lại việc, từ năm 2012, Trung Quốc đã bắt đầu chiến thuật thăm dò phản ứng và hù dọa Nhật Bản bằng cách thường xuyên cho tàu và máy bay đến sát khu vực đảo tranh chấp.
Chỉ tính năm 2012, Tokyo đã có hàng trăm lần cho máy bay tiêm kích cất cánh khẩn cấp. Sự việc đến mức mà một quan chức ngoại giao Mỹ đã cảnh báo rằng : « Chỉ một sơ xuất nhỏ cũng có thể làm bùng phát khủng hoảng hoặc dẫn tới tình trạng leo thang ». Thủ tướng Nhật, Shinzo Abe hồi cuối tháng rồi còn tuyên bố : « Nhật Bản sẵn sàng đương đầu với Trung Quốc nếu Bắc Kinh muốn dùng vũ lực để áp đặt lợi ích ».
Libération cho biết thêm, tình hình càng căng thẳng khi mà Nhật Bản thông báo sắp tập trận không quân và hải quân « để chứng tỏ với anh bạn láng giềng Trung Quốc khả năng phòng vệ » của mình. Trong khi đó, trong đợt tập trận trên Thái Bình Dương vừa qua, Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích gay gắt việc tàu chiến và máy bay của Nhật Bản xâm nhập vào khu vực tập trận để quan sát và thu thập thông tin.
Tình hình có vẻ ngày một căng thẳng trong khi mà hai bên đều tỏ ra cứng rắn. Libération cảnh báo : «Trung Quốc và Nhật Bản đang đùa với lửa ».
Hàn Quốc cảnh báo Bình Nhưỡng
Hôm nay, tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bắt đầu chuyến thăm chính thức Pháp. Nhân đó, nhật báo cánh hữu đăng bài phỏng vấn của bà với dòng tựa : « Park Geun-hye cho rằng : Pháp là đối tác tốt nhất của Hàn Quốc ». Lời ca ngợi của tổng thống Park Geun-hye dành cho Pháp bởi vì nước Pháp đã có quan hệ với bán đảo Triều Tiên 130 năm nay. Việc bà đã chọn Pháp là nước Châu Âu đến thăm đầu tiên đã cho thấy được lập trường của bà.
Cũng nhân bài trả lời phỏng vấn này, bà Park Geun-hye kêu gọi nhà cầm quyền Nhật Bản có « thái độ xây dựng » hơn đối với lịch sử thời mà quân phiệt Nhật hoành hành ở Châu Á.
Một điểm đáng chú ý nữa là trong bài trả lời phỏng vấn nói trên : Tổng thống Park Geun-hye đã không ngần ngại chỉ trích chế độ Bình Nhưỡng khi cho rằng : « Chính quyền Bắc Triều Tiên bỏ mặc sự đói khổ của người dân để duy trì quyền lực. Nếu việc đó tiếp tục, thì chính quyền này sẽ đối mặt với những vấn đề phát sinh từ bên trong lẫn bên ngoài và sẽ sụp đổ ».
Công nghệ mới : Kẻ thù của kẻ ngoại tình ?
« Những phầm mềm gián điệp truy bắt kẻ ngoại tình », đó là tựa đề của bài viết đăng trên nhật báo Le Figaro trong hồ sơ xã hội. Với sự phát triển của công nghệ mới, việc các đôi vợ chồng « quản lý » lẫn nhau cũng theo cách hiện đại hơn. Họ có thể sử dụng những phần mềm theo dõi với giá cả phải chăng và dễ sử dụng. Tờ báo kể ra một số phầm mềm ứng dụng cho việc theo dõi lén với loại hình khá đa dạng.
Chẳng hạn như phần mềm ghi lại toàn bộ số điện thoại của người liên lạc, ghi lại các tin nhắn SMS ; phần mềm ghi lại tất cả các trang mạng đã được mở, tất cả những ứng dụng đã được sử dụng ; phần mềm ghi lại các từ khóa (password)….Trong những vụ kiện tụng ly hôn, tờ báo cho biết, ngày càng có nhiều sự hiện diện của tin nhắn SMS hay các bức thư điện tử được sử dụng làm bằng chứng.
Một điểm đáng chú ý nữa của bài viết là, các nhân viên của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) không chỉ sử dụng các công cụ theo dõi lén đối với « người ngoài », mà có hơn chục người trong số họ đã lạm dụng các công cụ này để lén theo dõi bạn tình của chính mình.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten