Mỹ trừng phạt các ngân hàng gây khủng hoảng subprime
Bank of America cùng với các ngân hàng khác như JP Morgan, Wells Fargo, Citigroup, Goldman Sachs, Morgan Stanley sẽ phải trả tiền phạt - © REUTERS /Brendan McDermid các
Năm năm sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng tín dụng địa ốc Subprime, hàng loạt các các ngân hàng tại Hoa Kỳ đang phải trả những khoản tiền phạt khổng lồ. Nhưng tiếp sau các vụ kiện tụng dân sự sẽ còn có các vụ việc hình sự đang chờ nhiều tập đoàn ngân hàng, tác nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ khiến nước Mỹ cho đến bây giờ vẫn chưa hồi phục.
Tổng thống Barack Obama cam kết sẽ trừng phạt những cơ sở ngân hàng là thủ phạm gây ra vụ đổ bể tín dụng địa ốc năm 2007. Lời hứa này giờ đang được thực hiện, trước mắt là những vụ kiện dân sự với hệ quả là các khoản tiền phạt khổng lồ đang tới tấp đổ xuống nhiều ngân hàng có dính líu vào vụ Subprime.
Nhằm giải quyết dứt điểm những vụ việc trong quá khứ có liên quan đến vụ đổ bể tín dụng Subprime nổ ra từ năm 2007, các ngân hàng Mỹ đến lúc này đã phải chi ra 107 tỷ đô la. Chỉ riêng 6 ngân hàng lớn nhất Mỹ dính líu vào các vụ này gồm JP Morgan, Bank of America, Wells Fargo, Citigroup, Goldman Sachs và Morgan Stanley, từ năm 2010 đã phải chi trả 66 tỷ đô la. Khoản tiền này còn cao hơn cả lãi tức của họ trong năm 2012 mà vẫn chỉ là những phí tổn khởi điểm cho nhiều vụ kiện còn tiếp diễn.
Hầu hết các vụ kiện đều liên quan đến các hoạt động cung cấp tài chính của các ngân hàng trên trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến 2007, đó là thời điểm bùng phát cuộc khủng hoảng tín dụng địa ốc Subprime, nhất là từ khi các khoản vay thế chấp được các ngân hàng này sau đó đem bán lại cho các nhà đầu tư tư nhân hoặc các định chế Nhà nước chuyên phối cấp lại nguồn tín dụng bất động sản như Freddie Mac và Fannie Mae. Cả hai cơ quan này nếu không được Bộ Tài chính khẩn cấp bơm 188 tỷ đô la để cứu thì cũng đã vỡ nợ từ năm 2008.
Giờ đây, Washington đang quyết tìm cho ra thủ phạm gây ra tai họa tài chính, ngân sách cho nước Mỹ. Vào năm 2012, trong một thông điệp liên bang gửi đến toàn thể dân Mỹ, Tổng thống Barack Obama hứa sẽ trừng phạt những ngân hàng đã lôi nước Mỹ vào vòng xoáy khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ năm 1930. Sau đó đích thân Tổng chưởng lý Eric Holder được giao nhiệm vụ trên. Thành lập một nhóm chuyên viên, ông Holder đã tiến hành đàm phán với các ngân hàng trong khuôn khổ các thủ tục pháp lý. Ông cảnh báo : Bất kỳ ai vi phạm quy định của thị trường tài chính đừng nghĩ là có thể an toàn được.
Tiêu biểu nhất là vụ JP Morgan. Tập đoàn này có lẽ đã phải trả 13 tỷ đô la để thanh lý các vụ kiện dân sự do nhiều cơ quan liên bang đòi khởi tố vì cho rằng ngân hàng này đã lừa dối trên giá trị tài sản thế chấp được bán ra. Đó là chưa kể đến con số từ 6 đến 8 tỷ đô la mà ngân hàng này có thể còn phải thanh toán thêm cho các nhà đầu tư tư nhân. Hiện tại, cũng như nhiều ngân hàng khác, JP morgan vẫn đang phải tiếp tục các cuộc thương lượng với Bộ Tư pháp xử lý kiện tụng.
Bộ Tư pháp Mỹ có lẽ đang đưa vào tầm ngắm 8 ngân hàng Mỹ và Châu Âu. Đó là những cái tên như Bank of America, Citigroup, Crédit Suisse, Deutsche Bank, Goldman Sachs, Morgan Stanley, Royal Bank of Scotland, UBS và Wells Fargo. Các cuộc thương lượng đang diễn ra hối hả cũng như sắp tới sẽ còn nhiều món tiền phạt được công bố.
Với các ngân hàng trên thì mối đe dọa tư pháp này khôgn thể được xem nhẹ vì họ hiểu rằng, ngoài những món tiền phạt lớn kia, từ nhiều tháng nay, các thủ tục pháp lý vẫn đang được tiến hành xung quanh những vụ việc nghiêm trọng.
Cụ thể là tuần qua ngân hàng Bank of America đã phải chịu hậu quả. Sau một tháng ra trước tòa án New York, một chi nhánh tập đoàn là ngân hàng Countrywide đã bị buộc tội thông tin sai lệch cho Fannie Mae và Freddie Mac. Đây chỉ là trường hợp đầu tiên bị đưa ra tòa phán xử, từ trước đến giờ các ngân hàng đều đạt dược thỏa thuận với chính quyền.
Chưa hết ông chưởng lý Liên bang của hạt Sacramento tại California, tiểu bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng địa ốc và vỡ nợ, đã được giao trách nhiệm điều tra JP Morgan. Những thủ tục kiện tụng như vậy có thể dẫn đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự cho chính các lãnh đạo của ngân hàng .
Cuộc khủng hoảng địa ốc Subprime tại Hoa Kỳ sau đó đã nhanh chóng lây lan tạo ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khi những nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng cũng bắt đầu bán tháo tài sản đang nắm giữ. Vòng xoáy khủng hoảng tài chính đã nhấn chìm không chỉ các định chế tài chính lớn trên thế giới mà thậm chí cả các nền kinh tế.
Đã có tới trên 40 quốc gia lâm vào suy thoái hoặc đứng trên bờ vực suy thoái trong năm 2008. Nếu Ai Len thành quốc gia đầu tiên đối diện diện với thảm cảnh phá sản trong cơn bão tố khủng hoảng tín dụng toàn cầu vào tháng 10/2008 thì danh sách này, cho tới tận năm 2010, vẫn cứ tiếp tục kéo dài với Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… và cả khu vực sử dụng đồng euro cũng lao đao đến nay vẫn chưa tìm ra lối thoát thực sự.
Nhằm giải quyết dứt điểm những vụ việc trong quá khứ có liên quan đến vụ đổ bể tín dụng Subprime nổ ra từ năm 2007, các ngân hàng Mỹ đến lúc này đã phải chi ra 107 tỷ đô la. Chỉ riêng 6 ngân hàng lớn nhất Mỹ dính líu vào các vụ này gồm JP Morgan, Bank of America, Wells Fargo, Citigroup, Goldman Sachs và Morgan Stanley, từ năm 2010 đã phải chi trả 66 tỷ đô la. Khoản tiền này còn cao hơn cả lãi tức của họ trong năm 2012 mà vẫn chỉ là những phí tổn khởi điểm cho nhiều vụ kiện còn tiếp diễn.
Hầu hết các vụ kiện đều liên quan đến các hoạt động cung cấp tài chính của các ngân hàng trên trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến 2007, đó là thời điểm bùng phát cuộc khủng hoảng tín dụng địa ốc Subprime, nhất là từ khi các khoản vay thế chấp được các ngân hàng này sau đó đem bán lại cho các nhà đầu tư tư nhân hoặc các định chế Nhà nước chuyên phối cấp lại nguồn tín dụng bất động sản như Freddie Mac và Fannie Mae. Cả hai cơ quan này nếu không được Bộ Tài chính khẩn cấp bơm 188 tỷ đô la để cứu thì cũng đã vỡ nợ từ năm 2008.
Giờ đây, Washington đang quyết tìm cho ra thủ phạm gây ra tai họa tài chính, ngân sách cho nước Mỹ. Vào năm 2012, trong một thông điệp liên bang gửi đến toàn thể dân Mỹ, Tổng thống Barack Obama hứa sẽ trừng phạt những ngân hàng đã lôi nước Mỹ vào vòng xoáy khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ năm 1930. Sau đó đích thân Tổng chưởng lý Eric Holder được giao nhiệm vụ trên. Thành lập một nhóm chuyên viên, ông Holder đã tiến hành đàm phán với các ngân hàng trong khuôn khổ các thủ tục pháp lý. Ông cảnh báo : Bất kỳ ai vi phạm quy định của thị trường tài chính đừng nghĩ là có thể an toàn được.
Tiêu biểu nhất là vụ JP Morgan. Tập đoàn này có lẽ đã phải trả 13 tỷ đô la để thanh lý các vụ kiện dân sự do nhiều cơ quan liên bang đòi khởi tố vì cho rằng ngân hàng này đã lừa dối trên giá trị tài sản thế chấp được bán ra. Đó là chưa kể đến con số từ 6 đến 8 tỷ đô la mà ngân hàng này có thể còn phải thanh toán thêm cho các nhà đầu tư tư nhân. Hiện tại, cũng như nhiều ngân hàng khác, JP morgan vẫn đang phải tiếp tục các cuộc thương lượng với Bộ Tư pháp xử lý kiện tụng.
Bộ Tư pháp Mỹ có lẽ đang đưa vào tầm ngắm 8 ngân hàng Mỹ và Châu Âu. Đó là những cái tên như Bank of America, Citigroup, Crédit Suisse, Deutsche Bank, Goldman Sachs, Morgan Stanley, Royal Bank of Scotland, UBS và Wells Fargo. Các cuộc thương lượng đang diễn ra hối hả cũng như sắp tới sẽ còn nhiều món tiền phạt được công bố.
Với các ngân hàng trên thì mối đe dọa tư pháp này khôgn thể được xem nhẹ vì họ hiểu rằng, ngoài những món tiền phạt lớn kia, từ nhiều tháng nay, các thủ tục pháp lý vẫn đang được tiến hành xung quanh những vụ việc nghiêm trọng.
Cụ thể là tuần qua ngân hàng Bank of America đã phải chịu hậu quả. Sau một tháng ra trước tòa án New York, một chi nhánh tập đoàn là ngân hàng Countrywide đã bị buộc tội thông tin sai lệch cho Fannie Mae và Freddie Mac. Đây chỉ là trường hợp đầu tiên bị đưa ra tòa phán xử, từ trước đến giờ các ngân hàng đều đạt dược thỏa thuận với chính quyền.
Chưa hết ông chưởng lý Liên bang của hạt Sacramento tại California, tiểu bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng địa ốc và vỡ nợ, đã được giao trách nhiệm điều tra JP Morgan. Những thủ tục kiện tụng như vậy có thể dẫn đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự cho chính các lãnh đạo của ngân hàng .
Cuộc khủng hoảng địa ốc Subprime tại Hoa Kỳ sau đó đã nhanh chóng lây lan tạo ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khi những nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng cũng bắt đầu bán tháo tài sản đang nắm giữ. Vòng xoáy khủng hoảng tài chính đã nhấn chìm không chỉ các định chế tài chính lớn trên thế giới mà thậm chí cả các nền kinh tế.
Đã có tới trên 40 quốc gia lâm vào suy thoái hoặc đứng trên bờ vực suy thoái trong năm 2008. Nếu Ai Len thành quốc gia đầu tiên đối diện diện với thảm cảnh phá sản trong cơn bão tố khủng hoảng tín dụng toàn cầu vào tháng 10/2008 thì danh sách này, cho tới tận năm 2010, vẫn cứ tiếp tục kéo dài với Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… và cả khu vực sử dụng đồng euro cũng lao đao đến nay vẫn chưa tìm ra lối thoát thực sự.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten