Blog / Bùi Tín
Trong tầm tay của chủ tịch nước
Ngày lễ Quốc khánh 2 tháng 9 năm nay sắp đến. Theo thông báo của Hà Nội, nhân dịp này hơn 15.000 tù nhân sẽ được giảm án, ra trại, trở về với gia đình. Đây là số người được «đặc xá» nhiều nhất trong mấy năm qua.
Theo chỉ thị của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các trại giam trong toàn quốc đã lên danh sách những tù nhân xứng đáng được giảm án để hội nhập trở lại với cuộc sống xã hội. Theo thông báo, việc xét «đặc xá» được dựa trên «thái độ ăn năn, hối cải, tinh thần kỷ luật, tỷ lệ thời gian đã thụ án so với thời gian tuyên án cũng như tình trạng sức khỏe của từng đối tượng.»
Trung bình mỗi tỉnh có đến trên dưới 300 người được «đặc xá» năm nay.
Trong khi thời điểm «đặc xá» đang đến gần, một màn mờ ảo vẫn phủ lên số phận của các anh chị em tù chính trị, những chiến sỹ dân chủ yêu nước chống bành trướng Trung Quốc, vì chính quyền độc đảng «hèn với giặc, ác với dân» vẫn một mực khẳng định là ở Việt Nam không có một tù nhân chính trị nào. Khi trả lời báo chí quốc tế, giới lãnh đạo Hà Nội - dù là tổng bí thư đảng Cộng sản, chủ tịch nước, hay thủ tướng, phó thủ tướng, hay là chủ tịch quốc hội, hoặc bộ trưởng ngoại giao – luôn luôn giữ thái độ phủ nhận sự thật như thế.
Câu hỏi cấp thiết nhất hiện nay đối với dư luận xã hội và công luận quốc tế là trong vài ngày tới, chính quyền có thực hiện đặc xá đối với tất cả tù nhân chính trị còn đang bị họ hành hạ trong tù hay không?
Các chính phủ dân chủ và các tổ chức nhân quyền quốc tế đã gửi đến các giới chức cao nhất của Nhà nước Việt Nam một danh sách tù chính trị để đòi họ phải trả lại tự do ngay cho những người này trong dịp «đặc xá» sắp đến. Đáng chú ý nhất trong danh sách này là linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Cù Huy Hà Vũ, các nhà báo Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải, anh Nguyễn Tiến Trung, anh Trần Huỳnh Duy Thức, anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, anh Đoàn Huy Chương, cô Đỗ Thị Minh Hạnh, nhạc sỹ Việt Khang, nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình, các nhà báo Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, cô Hồ Thị Bích Khương, luật sư Lê Quốc Quân, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, các cựu đảng viên Cộng sản Vi Đức Hồi và Trần Anh Kim, ông Võ Minh Trí, ông Đoàn Văn Vươn, ông Đoàn Văn Vệ…
Đây là danh sách tối thiểu, rất không đầy đủ, của những người phải được tự do trong những ngày sắp tới.
Trong tình thế hiện nay, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có trách nhiệm đặc biệt to lớn trong cuộc xét duyệt danh sách tù nhân được hưởng «đặc xá» năm nay. Ông phải tự chứng minh ông có thật sự thông hiểu và tôn trọng quyền con người của công dân Việt Nam hay không?
Như thế là vì, trước hết, do cương vị chủ tịch nước, ông được Hiến pháp giao quyền hạn và trách nhiệm này. Tổng bí thư đảng CS, thủ tướng chính phủ, chủ tịch quốc hội đều không có quyền hiến định về «ân xá» và «đặc xá» như ông.
Hai nữa, ông Trương Tấn Sang vừa đi Hoa Kỳ về. Trong chuyến đi đó ông đã hứa với Tổng thống Mỹ Barack Obama, với Ngoại trưởng John Kerry, với các nhà lập pháp, với Viện Nghiên cứu Chiến lược ISIS, và với giới truyền thông Hoa Kỳ rằng ông sẽ đáp ứng những yêu cầu về tôn trọng nhân quyền theo những giá trị quốc tế phổ cập.
Ông Trương Tấn Sang biết rất rõ là Tổng thống Obama đã cam kết với ngành lập pháp xem việc cải thiện nhân quyền ở Việt Nam là một điều kiện ưu tiên, có nghĩa là trên các mối quan hệ khác. Điều đó được hiểu là quan hệ hợp tác toàn diện Mỹ - Việt có được nâng cao hay không, có thỏa thuận để VN tham gia Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương hay không, có bán một vài loại vũ khí sát thương cho VN hay không, có đồng ý để VN vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào năm tới hay không, tất cả sẽ tùy thuộc vào VN có thật sự thay đổi đầy đủ và đúng mức về tình trạng «vi phạm nhân quyền ngày càng tệ hại» như vừa qua hay không.
Ngay khi từ Hoa Kỳ trở về Hà Nội, ông Trương Tấn Sang đã nhận được phản đối chính thức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về việc báo chí chính thống VN đã loan tin bịa đặt là Đại sứ David Shear đã nhận định «tình hình tôn trọng nhân quyền ở VN đã được cải thiện đáng kể». Đây là một sự nhắc nhở nghiêm khắc đúng lúc, trong khi một phái đoàn của Quốc hội Mỹ có mặt ở Hà Nội và đến tận các địa phương Sài Gòn, An Giang, Nghệ An, Tây Nguyên… để tìm hiểu tại chỗ tình hình thực sự ra sao.
Do đó ông Trương Tấn Sang cần nghiên cứu thật kỹ danh sách đề nghị được «đặc xá» năm nay. Ông có quyền cân nhắc từng trường hợp, thêm tên từng người trong danh sách… để tiến dần đến mục đích cuối cùng là trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm và chính trị tại Việt Nam, theo gương Miến Điện.
Đây là một dịp hiếm có để ông Trương Tấn Sang tự chứng tỏ là một chính trị gia có bản lãnh, biết dựa vào một nhóm trí thức dân tộc thức tỉnh theo hướng Minh Triết, Dân Chủ, Nhân Quyền, để đi những bước đàng hoàng tiếp: Đó là cùng nhân dân sửa đổi hiến pháp đến nơi đến chốn theo hướng cải cách cả hệ thống chính trị, sửa đổi Luật đất đai với nhiều hình thức sở hữu, đưa đất nước ra khỏi bế tắc kéo dài. Tất cả đang nằm trong tầm tay của ông. Miễn là ông biết nghe hơi thở của nhân dân, hiểu mong muốn của dân, của tuổi trẻ và có ý chí chính trị trong sáng yêu nước thật lòng, thương dân thật lòng.
Theo chỉ thị của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các trại giam trong toàn quốc đã lên danh sách những tù nhân xứng đáng được giảm án để hội nhập trở lại với cuộc sống xã hội. Theo thông báo, việc xét «đặc xá» được dựa trên «thái độ ăn năn, hối cải, tinh thần kỷ luật, tỷ lệ thời gian đã thụ án so với thời gian tuyên án cũng như tình trạng sức khỏe của từng đối tượng.»
Trung bình mỗi tỉnh có đến trên dưới 300 người được «đặc xá» năm nay.
Trong khi thời điểm «đặc xá» đang đến gần, một màn mờ ảo vẫn phủ lên số phận của các anh chị em tù chính trị, những chiến sỹ dân chủ yêu nước chống bành trướng Trung Quốc, vì chính quyền độc đảng «hèn với giặc, ác với dân» vẫn một mực khẳng định là ở Việt Nam không có một tù nhân chính trị nào. Khi trả lời báo chí quốc tế, giới lãnh đạo Hà Nội - dù là tổng bí thư đảng Cộng sản, chủ tịch nước, hay thủ tướng, phó thủ tướng, hay là chủ tịch quốc hội, hoặc bộ trưởng ngoại giao – luôn luôn giữ thái độ phủ nhận sự thật như thế.
Câu hỏi cấp thiết nhất hiện nay đối với dư luận xã hội và công luận quốc tế là trong vài ngày tới, chính quyền có thực hiện đặc xá đối với tất cả tù nhân chính trị còn đang bị họ hành hạ trong tù hay không?
Các chính phủ dân chủ và các tổ chức nhân quyền quốc tế đã gửi đến các giới chức cao nhất của Nhà nước Việt Nam một danh sách tù chính trị để đòi họ phải trả lại tự do ngay cho những người này trong dịp «đặc xá» sắp đến. Đáng chú ý nhất trong danh sách này là linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Cù Huy Hà Vũ, các nhà báo Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải, anh Nguyễn Tiến Trung, anh Trần Huỳnh Duy Thức, anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, anh Đoàn Huy Chương, cô Đỗ Thị Minh Hạnh, nhạc sỹ Việt Khang, nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình, các nhà báo Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, cô Hồ Thị Bích Khương, luật sư Lê Quốc Quân, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, các cựu đảng viên Cộng sản Vi Đức Hồi và Trần Anh Kim, ông Võ Minh Trí, ông Đoàn Văn Vươn, ông Đoàn Văn Vệ…
Đây là danh sách tối thiểu, rất không đầy đủ, của những người phải được tự do trong những ngày sắp tới.
Trong tình thế hiện nay, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có trách nhiệm đặc biệt to lớn trong cuộc xét duyệt danh sách tù nhân được hưởng «đặc xá» năm nay. Ông phải tự chứng minh ông có thật sự thông hiểu và tôn trọng quyền con người của công dân Việt Nam hay không?
Như thế là vì, trước hết, do cương vị chủ tịch nước, ông được Hiến pháp giao quyền hạn và trách nhiệm này. Tổng bí thư đảng CS, thủ tướng chính phủ, chủ tịch quốc hội đều không có quyền hiến định về «ân xá» và «đặc xá» như ông.
Hai nữa, ông Trương Tấn Sang vừa đi Hoa Kỳ về. Trong chuyến đi đó ông đã hứa với Tổng thống Mỹ Barack Obama, với Ngoại trưởng John Kerry, với các nhà lập pháp, với Viện Nghiên cứu Chiến lược ISIS, và với giới truyền thông Hoa Kỳ rằng ông sẽ đáp ứng những yêu cầu về tôn trọng nhân quyền theo những giá trị quốc tế phổ cập.
Ông Trương Tấn Sang biết rất rõ là Tổng thống Obama đã cam kết với ngành lập pháp xem việc cải thiện nhân quyền ở Việt Nam là một điều kiện ưu tiên, có nghĩa là trên các mối quan hệ khác. Điều đó được hiểu là quan hệ hợp tác toàn diện Mỹ - Việt có được nâng cao hay không, có thỏa thuận để VN tham gia Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương hay không, có bán một vài loại vũ khí sát thương cho VN hay không, có đồng ý để VN vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào năm tới hay không, tất cả sẽ tùy thuộc vào VN có thật sự thay đổi đầy đủ và đúng mức về tình trạng «vi phạm nhân quyền ngày càng tệ hại» như vừa qua hay không.
Ngay khi từ Hoa Kỳ trở về Hà Nội, ông Trương Tấn Sang đã nhận được phản đối chính thức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về việc báo chí chính thống VN đã loan tin bịa đặt là Đại sứ David Shear đã nhận định «tình hình tôn trọng nhân quyền ở VN đã được cải thiện đáng kể». Đây là một sự nhắc nhở nghiêm khắc đúng lúc, trong khi một phái đoàn của Quốc hội Mỹ có mặt ở Hà Nội và đến tận các địa phương Sài Gòn, An Giang, Nghệ An, Tây Nguyên… để tìm hiểu tại chỗ tình hình thực sự ra sao.
Do đó ông Trương Tấn Sang cần nghiên cứu thật kỹ danh sách đề nghị được «đặc xá» năm nay. Ông có quyền cân nhắc từng trường hợp, thêm tên từng người trong danh sách… để tiến dần đến mục đích cuối cùng là trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm và chính trị tại Việt Nam, theo gương Miến Điện.
Đây là một dịp hiếm có để ông Trương Tấn Sang tự chứng tỏ là một chính trị gia có bản lãnh, biết dựa vào một nhóm trí thức dân tộc thức tỉnh theo hướng Minh Triết, Dân Chủ, Nhân Quyền, để đi những bước đàng hoàng tiếp: Đó là cùng nhân dân sửa đổi hiến pháp đến nơi đến chốn theo hướng cải cách cả hệ thống chính trị, sửa đổi Luật đất đai với nhiều hình thức sở hữu, đưa đất nước ra khỏi bế tắc kéo dài. Tất cả đang nằm trong tầm tay của ông. Miễn là ông biết nghe hơi thở của nhân dân, hiểu mong muốn của dân, của tuổi trẻ và có ý chí chính trị trong sáng yêu nước thật lòng, thương dân thật lòng.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten