dinsdag 20 augustus 2013

Phép mầu Mông Cổ, 900 năm sau Thành Cát Tư Hãn

Phép mầu Mông Cổ, 900 năm sau Thành Cát Tư Hãn
Mục « Mùa hè Le Figaro » số hôm nay đề cập tới sự tăng trưởng kinh tế của Mông Cổ nằm giữa hai cường quốc lớn. Đặc phái viên của báo giúp độc giả hiểu rõ hơn tại sao đất nước nằm sâu trong châu lục châu Á lại được những người láng giềng hùng mạnh càng ngày càng quan tâm hơn trong bài « Phép mầu Mông Cổ, 900 năm sau Thành Cát Tư Hãn ».
Nổi tiếng với trữ lượng nhiên liệu than, đồng, uranium…, hoang mạc Gobi trở nên hấp dẫn đối với các tập đoàn khai thác mỏ lớn thế trên thế giới. Từ một đất nước du mục, Mông Cổ đổi diện mạo, đặc biệt là thủ đô Oulan-Bator, mang dáng dấp của một Singapore thảo nguyên. Trước đây, quốc gia này là nỗi sợ của Trung Quốc với những đội quân hùng hậu nhiều lần chiếm quốc gia phía Nam này. Từ đó, cảm giác bề trên của người Mông Cổ đối với người Trung Quốc luôn hiện hữu.
Song dường như mối quan hệ này đang bị đảo ngược từ cuộc bùng nổ nhiên liệu. Giờ đây, Mông Cổ bị phụ thuộc kinh tế vào kẻ thù truyền kiếp của mình. Vì « Phép mầu của hoang mạc Gobi » còn tùy thuộc vào nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu của nền kinh tế thứ hai thế giới. Lượng sản xuất than và đồng của Mông Cổ đều được Trung Quốc tiêu thụ, với giá rẻ, do thiếu cơ sở hạ tầng đường sắt và đường bộ nên không thể xuất sang Nga hay khu vực Thái Bình Dương.
Sự phụ thuộc này rất dễ biến thành bẫy trong thời điểm hiện nay khi mà cỗ máy công nghiệp Trung Quốc đang giảm tốc. Một nhà kinh tế học Mông Cổ công nhận : « Sự chững lại của Trung Quốc là mối đe dọa thật sự. Chúng tôi phải thích ứng về mặt khả năng cạnh tranh và giá cả ». Tác giả thông tin thêm tăng trưởng GDP của Mông Cổ tăng 17,5% vào năm 2011 và 2012, con số này là 12,5%.

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130819-cac-thanh-pho-ma-thach-thuc-ke-hoach-cua-nha-cam-quyen

Geen opmerkingen:

Een reactie posten