Video: Hiếm thấy khoảnh khắc hố đen khổng lồ nuốt chửng ngôi sao nặng như Mặt trời
Nhờ may mắn và sự nhạy bén, các nhà thiên văn học đã ghi nhận được khoảnh khắc một hố đen khổng lồ đang nuốt chửng một ngôi sao ở khoảng cách 215 triệu năm ánh sáng.
Video hố đen nuốt chửng ngôi sao sau khi được máy tính mô phỏng lại.
Đây được gọi là sự kiện hố đen "dùng bữa" (gọi tắt là TDE - tidal disruption event) và là lần đầu tiên con người chứng kiến cái chết của một ngôi sao do hố đen gây ra gần đến vậy, theo RT.
Các nhà thiên văn học bị thu hút bởi những tia sáng cực mạnh, lan tỏa đến hàng trăm triệu năm ánh sáng, trước khi những phần của ngôi sao biến mất vào trong hố đen do bị hố đen với lực hấp dẫn khổng lồ nuốt chửng.
Nhà thiên văn học Matt Nicholl và các cộng sự tại Đại học Birmingham đã nhận thấy ngôi sao trên tiến sát đến gần hố đen vào tháng 9.2019. Các nhà thiên văn học thay phiên nhau quan sát trong suốt 6 tháng sau đó.
Khoảnh khắc hố đen nuốt chửng ngôi sao.
Hiện tượng hố đen nuốt chửng ngôi sao rất khó dự đoán và chỉ có thể quan sát được nhờ vào sự nhạy bén kèm theo may mắn.
“Chúng tôi ngay lập tức chĩa kính viễn vọng theo hướng đó để xem tia sáng lan tỏa như thế nào”, nhà thiên văn học Thomas Wevers đến từ Đại học Cambridge, Anh, nói.
Một loạt kính viễn vọng ở châu Âu và nhiều nơi khác đã cùng quan sát cảnh tượng trên, thu được dữ liệu về các dạng sóng ánh sáng, bao gồm tia cực tím, vô tuyến, quang học và tia X.
Ở thời điểm bắt đầu bị hố đen nuốt chửng, ngôi sao tạo ra tia sáng mạnh nhất lan tỏa đi rất xa rồi sau đó từ từ lụi tàn và bị tan rã, biến mất hoàn toàn trong hố đen.
Theo ước tính, các nhà nghiên cứu nói ngôi sao bị hố đen nuốt chửng có trọng lượng tương đương Mặt trời, trong khi hố đen khổng lồ có trọng lượng lớn hơn hàng triệu lần.
“Sự kiện này cho chúng ta biết thêm về các hiện tượng vật lý, xảy ra khi hố đen nuốt chửng một ngôi sao”, nhà thiên văn Edo Berger thuộc Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian, nói, nhấn mạnh sự kiện mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cộng đồng thiên văn học.
Nguồn: http://danviet.vn/video-hiem-thay-khoanh-khac-ho-den-khong-lo-nuot-chung-ngoi-sao-nang-nhu-mat-t...
Tìm ra "nguồn thức ăn" bí ẩn, nuôi sống các hố đen siêu khối lượng suốt hàng triệu năm
Các nhà khoa học đã hé lộ những thứ mà họ tin rằng đã “nuôi sống” những hố đen siêu khối lượng xuất hiện trong vũ trụ từ thuở sơ khai.
Tranh minh họa một hành tinh bị hố đen siêu khối lượng nuốt chửng
Giới thiên văn từ lâu đã tự hỏi làm thế nào các thực thể kỳ quái này lại có thể phát triển nhanh chóng chỉ ngay sau khi vũ trụ cùng các thiên hà được hình thành từ cách đây hàng trăm triệu năm.
Nhưng giờ đây, bằng cách phân tích phần lõi của hơn hai chục thiên hà xuất hiện khoảng 12,5 tỷ năm trước, có vẻ như họ đã tìm được câu trả lời.
Các nhà nghiên cứu viết trên Tạp chí Vật lý thiên văn rằng “nguồn thực phẩm” cung cấp năng lượng cho các vũ trụ thời kỳ non trẻ hóa ra là các đám mây khí hydro khổng lồ.
Sau khi khảo sát 31 chuẩn tinh, họ phát hiện có tới 12 trong số chúng được bao quanh bởi những đám mây khí dày đặc, mát mẻ tạo thành nguồn thức ăn hoàn hảo cho các hố đen.
Chuẩn tinh là tập hợp các vật chất xoáy được cho là bao quanh các hố đen siêu khối lượng ở trung tâm của một số thiên hà. Dù các chuẩn tinh có thể dễ dàng được phát hiện do độ sáng của chúng, các đám mây hydro bao quanh các thiên hà của chúng lại khó phát hiện hơn.
Các nhà khoa học đã sử dụng thấu kính Muse lắp trên kính viễn vọng cỡ lớn tại Đài thiên văn Nam Âu để thực hiện những quan sát của họ.
Ông Emanuele Paolo Farina, tiến sĩ Viện Thiên văn học Max Planck ở Đức, cho hay: “Sự hiện diện từ sớm của của những con quái vật như này, với khối lượng gấp vài tỷ lần mặt trời của chúng ta, vẫn là một ẩn số lớn.
Giờ thì chúng ta lần đầu tiên có thể chứng minh rằng các thiên hà nguyên thủy có đủ thức ăn trong môi trường của chúng để duy trì cả sự phát triển của các hố đen siêu khối lượng lẫn sự hình thành các vì sao.
Chỉ mất vài giờ cho mỗi mục tiêu, chúng ta có thể đi sâu vào môi trường xung quanh những hố đen siêu khối lượng và lớn nhất và “hắu ăn” nhất trong vũ trụ non trẻ này”.
Dù các chuẩn tinh có thể phát sáng, các đám mây khí xung quanh chúng lại khó quan sát hơn nhiều.
Tuy vậy, thấu kính Muse có thể phát hiện ra những quầng sáng mờ nhạt của các đám mây hydro này, giúp các nhà thiên văn cuối cùng cũng có thể hé lộ “nguồn thức ăn” của các hố đen siêu khối lượng trong vũ trụ thời kỳ sơ khai.
Nguồn: http://danviet.vn/the-gioi/tim-ra-nguon-thuc-an-bi-an-nuoi-song-cac-ho-den-sieu-khoi-luong-suot-...
Hé lộ hình ảnh đầu tiên về hố đen vũ trụ nuốt chửng vạn vật
Mạng lưới kính viễn vọng vô tuyến đã lần đầu tiên ghi lại hình ảnh của hố đen ở trung tâm thiên hà Messier 87, cách Trái đất 55 triệu năm ánh sáng.
Hình ảnh đầu tiên về hố đen vũ trụ nuốt chửng vạn vật.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), hình ảnh đầu tiên này được kỳ vọng sẽ làm thay đổi hiểu biết của con người về hố đen – một trong những dạng vật chất bí ẩn nhất vũ trụ.
Trong bức ảnh, người xem có thể thấy vầng sáng tạo thành từ bụi và khí bao quanh siêu hố đen ở trung tâm của thiên hà Messier 87, cách Trái đất 55 triệu năm ánh sáng.
Bản chất hố đen giống như một “cách cửa sập”, nuốt chửng vạn vật, bao gồm cả ánh sáng nên là vật thể không nhìn thấy được bằng mắt thường.
Bằng phương pháp đặc biệt, các nhà khoa học đã ghi hình được hố đen. Mạng lưới 8 kính viễn vọng vô tuyến trên khắp thế giới đã cùng hợp tác để cho ra bức ảnh trên.
"Hố đen là vật thể bí ẩn nhất trong vũ trụ. Chúng tôi đã thấy những gì chúng tôi từng cho là không thể quan sát. Chúng tôi đã chụp được bức ảnh của một hố đen", Sheperd Doeleman, Giám đốc dự án EHT, nghiên cứu viên ở Đại học Harvard, nói.
Hình dạng giống như lưỡi liềm của vầng sáng trong ảnh là do các hạt nằm ở phía hướng về Trái đất. Bóng tối bên trong đánh dấu mép của chân trời. Đây là điểm không thể quay lại, nơi không vật chất nào hay ánh sáng có thể di chuyển đủ nhanh để thoát khỏi lực hấp dẫn của hố đen.
Tiến sĩ Lu Rusen, chuyên gia thiên văn học tại Đài quan sát Thiên văn Thượng Hải, nói: “Einstein đã đúng”, ám chỉ nhà vật lý thiên tài tình dự đoán về sự tồn tại của hố đen. Einstein lần đầu tiên nhắc đến hố đen trong tuyết tương đối, dù bản thân ông vẫn hoài nghi liệu chúng có thực sự tồn tại hay không.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten