zaterdag 17 oktober 2020

Lũ lụt miền Trung Việt Nam tha1ng 10 năm 2020


Lũ lụt miền Trung Việt Nam năm 2020

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới điều hướngBước tới tìm kiếm
Lũ lụt miền Trung 2020
Lũ lụt Huế 2020.jpg
Sông Hương và hai bờ thành phố Huế trong đợt lũ lụt miền Trung thứ nhất ngày 10 tháng 10 năm 2020
Thông tin sự kiện
Sự kiệnThời tiết cực đoanbãolũ lụt
Thời điểmĐợt I: đêm ngày 6, rạng sáng 7 tháng 10 năm 2020
Đợt II: từ 15 tháng 10 năm 2020
Tình trạng Đang diễn ra 
Địa điểmQuảng BìnhQuảng TrịThừa Thiên – Huế
Một phần Nam Trung Bộ Việt Nam
Tác độngCác áp thấp nhiệt đới:
Đợt áp thấp 06 – 08
Đợt áp thấp ngày 10
Đợt áp thấp ngày 12
Đợt áp thấp ngày 16

Các cơn bão:
Bão số 6 (ngày 10)
Bão số 7 (ngày 15)
Thiệt hại
Chủ yếuLũ lụt toàn cục địa phương miền Trung, sạt lở, cơ sở hạ tầng sụp đổ
Đời sốngMất điện toàn vùng; Học sinhsinh viên nghỉ học; Di dân hoặc cư trú tránh lũ
Thuơng vongĐang diễn ra
Kinh tếĐang diễn ra
Giao thôngChia cắt đường sắt Bắc NamQuốc lộ 1AQuốc lộ 9AQuốc lộ 15đường Hồ Chí Minh
Sự biếnSạt lở Rào Trăng 3, 4, A Lin B2, Trạm 67
Đối phó tình thế
Biện phápDi tán người dân vùng lũ
Hỗ trợ lương thực, thực phẩm
Cứu trợ, cứu nạn tình huống khó khăn
Cơ quanBan Chỉ đạo Trung ương
Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão địa phương
Bộ Giao thông Vận tải
Bộ Y tế
Quân độiQuân khu 4Quân khu 5
Sở Chỉ huy tiền phương phòng chống lụt bão

Lũ lụt miền Trung năm 2020 (hay còn được gọi là Lũ chồng lũ,[1] Lũ lịch sử) là một đợt lũ lụt khắp miền Trung Việt Nam, bắt đầu từ đêm ngày 06, rạng sáng ngày 07 tháng 10 năm 2020, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Hà TĩnhQuảng BìnhQuảng TrịThừa Thiên – Huế của Bắc Trung Bộ, một phần Nam Trung Bộ gồm Đà NẵngQuảng NamQuảng NgãiBình ĐịnhPhú Yên. Trong khoảng thời gian tháng 10, hoàn lưu áp thấp nhiệt đới[Ghi chú 1] hình thành và liên tiếp biến động ở Biển Đông. Khởi đầu bằng áp thấp thứ nhất đợt ngày 06 – 08,[2] áp thấp thứ hai đợt ngày 10 cho đến Bão số 6 ngày 11, tiếp đó là áp thấp thứ ba đợt ngày 12, Bão số 7 ngày 13, lượng mưa lớn đổ dồn về khu vực, khiến nhiều địa phương tại miền Trung bị ngập lụt trên diện rộng, nhiều nơi nước lũ dâng cao, chia cắt nhiều địa bàn.[3]

Đợt lũ thứ nhất từ 06 đến 13 tháng 10, các tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ hư hỏng cơ sở vật chất, hạ tầng cho đến thiệt hại người và của, tác động xấu tới đời sống của người dân. Đợt lũ thứ hai từ ngày 16 tháng 10, miền Trung tiếp tục chịu tác động của cơn áp thấp nhiệt đới mới trong quá trình biến chuyển thành bão cùng không khí lạnh, không ngừng tiếp nhận các đợt mưa lớn, đợt lũ lụt kéo dài.

Lũ lụt miền Trung 2020 được xem là một đợt lũ lụt lịch sử mới, ảnh hưởng sâu rộng và tác động gây tổn thất, thiệt hại toàn khu vực,[4] phá hủy, trì hoãn và đẩy ngược nền kinh tế – xã hội của miền Trung Việt Nam.

Diễn biến[sửa | sửa mã nguồn]

Đợt lũ lụt miền Trung 2020 đã được các cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia dự đoán từ tháng 09.[5] Ngày 13 tháng 09, Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn Quốc gia, Tổng cục Khí tượng Thủy vănBộ Tài nguyên và Môi trường công báo dự tính khí tượng năm 2020, đánh giá miền Trung có thể xuất hiện lũ đặc biệt lớn. Quy luật mùa lũ ở miền Trung dịch dần từ Bắc vào Nam, mùa lũ trên trên các sông từ tỉnh Thanh Hóa đến Hà Tĩnh thường từ tháng 07 đến 11; các sông từ Quảng Bình đến tỉnh Ninh Thuận từ tháng 09 đến tháng 12.[6]

Đợt lũ thứ nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu Đập Đá thành phố Huế nối trung tâm và phường Vỹ Dạ trong tình trạng ngập lụt, ngày 10 tháng 10.

Ngày 07 tháng 10 năm 2020, dưới tác động của hoàn lưu áp thấp, vùng áp thấp trên Biển Đông (được Hoa Kỳ đánh số hiệu 91W)[7] đã đi vào đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ. Do ảnh hưởng của vùng áp thấp kết hợp với không khí lạnh, trong các ngày 06 – 07 tháng 10, mưa lớn đã xảy ra khắp các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên, với lượng mưa phổ biến 250 – 300 mm/24 giờ. Đặc biệt, một số nơi như núi Bạch MãThừa Thiên – Huế có mưa lên tới 405 mm, Sa HuỳnhQuảng Ngãi mưa 360 mm,[8] vùng núi tại huyện Minh HóaQuảng Bình, lượng mưa đo được 646 mm.[9]

Tại tỉnh Thừa Thiên – Huế, sáng 10 tháng 10 các hồ thuỷ điện Tả Trạch, Bình Điền tiếp tục điều tiết qua tràn và tuabin với lưu lượng tăng dần, mực nước sông Hương lên trên báo động III (+3,5 m)[Ghi chú 2] khoảng 0 – 0,2 m vào khoảng 12 – 14 giờ. Mưa lớn diễn ra và kéo dài, khiến toàn thành phố Huế chịu ngập lụt, các huyện xung quanh như Quảng ĐiềnPhú LộcPhú Vang, thị xã Hương ThủyHương Trà chịu lũ. Mực nước sông Hương chiều 11 tháng 10 là 3,84 m, trên báo động III là 0,34 m, nước dâng lên trên 0,57 m vào 20 giờ tối,[10] chạm mốc báo động IV, tương đương với Đại hồng thủy 1999[11]sông Bồ 4,76 m, trên báo động 3 là 0,26 m,[1][12] mực nước hồ Tả Trạch là 42,2 m, lưu lượng đến hồ 698 m³/s. Tại tỉnh Quảng Bình, từ ngày 09 – 10, lũ trên các sông Kiến Giang tại Lệ Thủy ở mức trên báo động III, gây ngập lụt trên diện rộng, mực nước trên sông Gianh lũ dao động ở mức báo động I, báo động II. Tình trạng ngập lụt xảy ra trên hạ lưu các sông, đặc biệt các huyện Minh HóaTuyên HóaQuảng TrạchBố TrạchQuảng NinhLệ Thủy, hầu hết toàn tỉnh.[13] Ở Quảng Trị, ngày 12, mực nước các sông lớn trên địa bàn: Thạch Hãn, Ô Lâu, Bến Hải, sông Hiếu đều vượt mức báo động III; trong đó, lưu vực sông Thạch Hãn và Ô Lâu nước lên rất nhanh,[14] sông Thạch Hãn đạt 7,40 m, trên báo động III là 1,4 m,[15] trên lũ lịch sử năm 1999 là 0,11 m.[16]

Sau vùng áp thấp 91W, một áp thấp nhiệt đới khác mạnh lên thành Bão số 6 (tên quốc tế là Linfa)[17] trong các ngày 10 và 11 tháng 10. Sáng ngày 11 tháng 10, Bão số 6 đổ bộ vào đất liền tỉnh Quảng Ngãi. Do tác động từ hoàn lưu bão kết hợp dải hội tụ nhiệt đới vắt qua Trung Trung Bộ và không khí lạnh, từ 11 đến 12 tháng 10, ở vùng Trung Trung bộ mưa rất to, có nơi đặc biệt to với tổng lượng mưa phổ biến từ Thừa Thiên – Huế đến Quảng Nam 500 – 700 mm, có nơi trên 700 mm, các tỉnh Quảng TrịQuảng Ngãi từ 400 – 600 mm, tỉnh Quảng BìnhBình ĐịnhPhú Yên từ 300 – 500 mm. Trong giai đoạn này, miền Trung tiếp tục đón nhận ba đợt áp thấp nhiệt đới, lũ lụt kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới địa phương toàn khu vực. Khoảng thời gian này cũng xuất hiện các vùng miền Trung có thay đổi khác nhau, một số vùng lũ rút với tiến độ chậm, nhiều vùng chìm trong nước. Miền Trung tiếp tục chịu ảnh hưởng đợt lũ lụt thứ hai dưới tác động của các áp thấp liên tục mới.[18]

Đợt lũ thứ hai[sửa | sửa mã nguồn]

Ảnh chụp của NASA về Bão số 7 (Nangka) đang áp sát các tỉnh Nam ĐịnhNinh Bình và Thanh Hóa ngày 14 tháng 10, hoàn lưu khắp miền Trung Việt Nam.

Ngày 12 tháng 10, áp thấp nhiệt đới thứ hai (được Hoa Kỳ đánh số hiệu 18W) chính thức trở thành Bão số 7 (tên quốc tế là Nangka), lúc 7 giờ sáng ngày 13 tháng 10 có vị trí tâm bão ở 18,4 độ Vĩ Bắc; 112,3 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 220 km về phía Đông Đông Nam với sức gió mạnh cấp 9, giật cấp 11. Cơn bão có xu hướng tiến về miền Trung, tiếp tục gây ảnh hưởng cho lũ lụt miền Trung 2020.[19] Tối ngày 13 tháng 10, bão đi vào đảo Hải Nam, mạnh lên cấp 9 và di chuyển lệch lên phía Bắc khiến quỹ đạo bão có xu hướng chếch lên khu vực Nam đồng bằng Bắc Bộ và phía Bắc của Thanh Hóa, không phải là Thanh Hóa – Nghệ An như dự báo ban đầu. Ngày 14, Bão số 7 vào vịnh Bắc Bộ, sau đó chiều tối cùng ngày suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và đổ bộ vào đất liền tỉnh Ninh Bình[20] (phía Nam đồng bằng Sông Hồng), gây gió mạnh cho các tỉnh ven biển Bắc Bộ và gây mưa khắp Bắc BộBắc Trung Bộ. Chênh lệch thời gian ngắn, gần như cùng thời điểm sau khi Bão số 7 đi vào phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, một áp thấp nhiệt đới khác (tên địa phương Philippines là Ofel) di chuyển từ miền Trung Philippines, tiến về hướng Tây, vào Biển Đông với xu hướng mạnh lên thành bão mới,[21] xu hướng đi vào miền Trung Việt Nam trong dự đoán tiếp tục đợt mưa mới của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.[22] Tuy nhiên, áp thấp nhiệt đới thứ ba này không mạnh lên thành bão như dự kiến ban đầu, di chuyển nhanh và đến chiều ngày 16 tháng 10 đã đi vào vùng biển từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi. Chiều tối cùng ngày, áp thấp nhiệt đới đi vào khu vực phía Bắc tỉnh Quảng Nam và tiếp tục gây mưa rất lớn cho các tỉnh miền Trung, dự kiến kéo dài đến ngày 21 tháng 10.[23][24]

Chiều 17, lũ trên các sông Ngàn Sâusông Ngàn Phố (Hà Tĩnh), các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên – Huế và khu vực Tây Nguyên lên nhanh, một số thủy điện miền Trung như A Vương, Sông Tranh xả lũ.[25] Trong đó, sông Gianhsông Kiến Giang (Quảng Bình) ở báo động II, III; sông Thạch Hãn (Quảng Trị) vượt báo động III 1,3 m, sắp chạm đợt lũ thứ nhất; sông Bồsông Hương (Thừa Thiên – Huế) chuẩn bị chạm báo động III; sông Vu Giasông Thu Bồn (Quảng Nam) ở báo động I, II.[26] Bậc cao của nước lũ miền Trung tiếp tục trở lại một lần nữa.[27]

Thiệt hại và đối phó[sửa | sửa mã nguồn]

Thiệt hại lũ lụt[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến ngày 11 tháng 10, có 09 người chết vì đợt lũ lụt 2020.[28] Trong đó tỉnh Quảng Trị có 03 người, Huế có 02 người, Quảng Ngãi có 01 người, Gia Lai có 01 người, Đắk Lắk có 01 người, Quảng Nam có 01 người và 11 người mất tích (Quảng Trị 07 người, Đà Nẵng 03 người, Gia Lai 01 người), bị thương 07 người.[29] Ngày 12, thiệt hại gia tăng với 23 người chết, 18 người mất tích vì lũ lụt.[14] Đến ngày 17, con số thiệt hại có 60 người chết, bốn người mất tích.[30]

Ngày 11, từ tỉnh Quảng BìnhQuảng TrịThừa Thiên – HuếĐà NẵngQuảng Nam tình hình ngập lụt với 206 xã, phường bị ngập, độ ngập sâu từ 0,3 – 3 m, nặng nhất là Quảng Trị 81 xã, Thừa Thiên – Huế 54 xã, phường với tổng số hộ bị ngập là 109.034 hộ; thời điểm cao nhất trong đợt lũ thứ nhất ngày 13 với 212 xã, phường, 135.329 hộ bị ngập lụt.[31] Về giao thông, trên các tuyến quốc lộ có 93 điểm bị sạt lở và 19 điểm bị ngập. Quốc lộ 1A trên địa phận Thừa Thiên – Huế có 05 điểm ngập sâu 0,2 – 0,6 m, đường sắt Bắc Nam đoạn qua tỉnh Thừa Thiên – Huế bị ngập. Sáng 12, vụ sạt lở kèm nước sông dâng cao gây tắc đường tại đoạn tuyến Km 250+700 – Km 250+920 đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, Quốc lộ 1A, 49A, 49B, Quốc lộ 9 (Quảng Trị), Quốc lộ 15 (Quảng Bình); thêm khu vực các phương tiện không thể lưu thông ở phía Bắc cầu treo Đakrông và ngã ba La Lay.[14] Gần 150.000 ngôi nhà bị ngập, sập đổ, hư hỏng. Gần 4.500 ha lúa, hoa màu bị ngập, vùi lấp; hơn 2.100 ha thủy sản bị thiệt hại; hơn 151.000 con gia súcgia cầm bị chết, cuốn trôi; nhiều nơi bị chia cắt, nhiều khu vực dân cư bị cô lập.

Ngày 16, còn 14.937 hộ bị ngập và có nguy cơ sạt lở đất đang phải sơ tán, trong tổng số 21.785 hộ đã sơ tán.[32]

Mất điện: tính đến ngày 12, cơn Bão số 6 cùng mưa lớn gây lũ lụt tại bảy tỉnh, thành phố miền Trung, Tây Nguyên khiến hơn 913.000 gia đình của 369 xã, phường trong khu vực bị mất điện. Công suất không cung cấp điện được tại bảy điện lực địa phương là 163 MW, chiếm 7,6% phụ tải toàn Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC).[33] Sau đợt lũ thứ nhất, điện lực được triển khai cung cấp lại, nhưng gặp khó khăn với đợt lũ thứ hai.

Nghỉ học: giai đoạn đầu, lũ lụt khiến toàn vùng chìm trong nước, giao thông bị ngăn cản khiến di chuyển trở nên khó khăn. Từ ngày 08, gần 700.000 học sinh Quảng TrịThừa Thiên Huế và Đà Nẵng nghỉ học do mưa to, lũ lên nhanh gây ngập diện rộng.[34] Giai đoạn tiếp theo, học sinh, sinh viên các vùng lũ, vùng chịu ảnh hưởng lớn ở các tỉnh khác như Quảng BìnhQuảng NamQuảng Ngãi được cho nghỉ học; các trường đại học hoãn hoạt động nhập học cho sinh viên mới, hoãn tốt nghiệp.[35]

Sạt lở thủy điện Rào Trăng 3[sửa | sửa mã nguồn]

Phía Tây thành phố Huế tập trung các vị trí thủy điện Rào Trăng 3, Rào Trăng 4, A Lin B2, Trạm quản lý bảo vệ rừng 67. Các vị trí này xảy ra sạt lở trong lũ, khiến 17 công nhân mất tích. Đoàn hỗ trợ của đơn vị Sở Chỉ huy tiền phương Quân khu 4, Ủy ban Nhân dân địa phương gồm 21 thành viên[Ghi chú 3] tổ chức tới cứu trợ ở Rào Trăng 3, nhưng gặp phải biến cố lớn. Đêm ngày 12, trên đường tới Rào Trăng, đoàn tạm nghỉ ở Trạm 67, dự tính tiếp tục di chuyển ngày hôm sau. Lúc nửa đêm, sạt lở toàn diện cường độ lớn bất ngờ xảy ra ở nơi đoàn nghỉ, khiến nhóm phải thoát khỏi vùng đất chìm, có tám người an toàn, 13 người mất tích, gồm cả bộ độicán bộcông chức. Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Chỉ huy trưởng Sở tiền phương thuộc nhóm mất tích.[36] Tính đến ngày 14, có 30 người mất tích trong sự kiện sạt lở Rào Trăng[37] (17 công nhân đợt sạt lở thứ nhất ở Rào Trăng và 13 thành viên nhóm cứu nạn trong đợt sạt lở thứ hai ở Trạm 67). Ba công nhân chết vì sạt lở được xác nhận tối ngày 13.

Sáng ngày 13, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đến tỉnh Thừa Thiên – Huế, trực tiếp mở cuộc họp tại xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, chỉ đạo cứu trợ người mất tích trong vụ sạt lở Rào Trăng cùng Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu, Chủ tịch tỉnh Phan Ngọc Thọ và Tư lệnh Quân khu 4 Trung tướng Nguyễn Doãn Anh.[38] Ngay sau đó, Đại tướng Ngô Xuân Lịch chỉ đạo cơ quan chức năng Quân đội, Bộ tư lệnh Quân khu 4 nhiệm vụ tranh thủ thời gian, dồn nhân lực và vật lực phối hợp cứu trợ các nạn nhân bị mất liên lạc. Sở Chỉ huy tiền phương được tăng cường, lãnh đạo bởi Trung tướng, Phó Tổng tham mưu trưởng Nguyễn Trọng Bình và Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, phối hợp tư trang, vật liệu từ Quân đội để tiếp cận khu vực bị nạn.[39] Sáng ngày 14, Thiếu tướng Phạm Trường Sơn[Ghi chú 4] trực tiếp chỉ huy tổ bay trên không của Trung đoàn 930 (Sư đoàn 372), tổ chức thực hiện bay tiếp tế, thả hàng tiếp tế cho các công nhân tại khu vực thủy điện Rào Trăng 3, xác nhận hư hỏng nghiêm trọng khu vực Rào Trăng 3.[40]

Tình thế cứu nạn Rào Trăng được quan tâm trong cả nước và đốc thúc nỗ lực triển khai. Sáng ngày 15, Thượng tướngThứ trưởngTổng tham mưu trưởng Phan Văn Giang chủ trì cuộc họp tìm kiếm. Đến 14 giờ 55 phút chiều 15, đội cứu nạn đã tìm được thi thể của bảy thành viên nhóm mất tích, trong đó có Chủ tịch Phong Điền Nguyễn Văn Bình.[41][42] Đến tối 15, đội cứu nạn tìm thấy 12 thi thể, trong đó có thi thể Thiếu tướng Nguyễn Văn Man.[43] Lúc 19 giờ 20 phút tối 15, thi thể thứ 13 được Sở Chỉ huy tiền phương tìm thấy, đội cứu nạn mất tích không một ai sống sót,[Ghi chú 5] sau đó, toàn bộ được đem về Viện Quân y 268 của thành phố Huế, làm lễ tang quân đội và nhân dân.[44][45] Trong đêm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gửi công điện chia buồn về sự kiện Rào Trăng, bao gồm: "...gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc nhất đến gia đình và thân nhân các cán bộ, sỹ quan, chiến sỹ bị hy sinh và công nhân bị tử nạn; ...tiếp tục chỉ đạo các lực lượng khẩn trường tìm kiếm các công nhân còn đang mất tích tại khu vực thủy điện Rào Trăng 3; ...tiếp tục theo dõi diễn biến của thiên tai, bão lũ để kịp thời ứng phó".[46]

Ngày 16, các đơn vị cứu nạn tiếp tục mở đường, tìm kiếm 16 công nhân mất tích.[47]

Đối phó tình thế[sửa | sửa mã nguồn]

Bờ Nam thành phố Huế trong thời điểm lũ rút ngày 13 tháng 10, ảnh chụp góc nhìn từ tòa Vincom Plaza Huế.

Trong tình hình diễn biến phức tạp của lũ lụt miền Trung 2020, Trung ương chỉ huy đối phó tình thế. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ra công điện ngày 09 tháng 10, yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai phối hợp cùng các Bộ, Ban ngành, cơ quan địa phương và lực lượng bộ đội phối hợp đối phó lũ lụt. Các Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Bình,[48] Quảng Trị,[49] Thừa Thiên – Huế[50] chịu trách nhiệm đối phó trực diện, tiên phong, phối hợp trên địa bàn lũ lụt địa phương. Các tỉnh tiến hành sơ tán người dân trong vùng lũ.[51] Tính đến ngày 11, chỉ riêng bốn tỉnh từ Quảng BìnhQuảng TrịThừa Thiên – HuếQuảng Nam đã tổ chức sơ tán 10.761 hộ với 31.295 khẩu, chủ yếu là di dời tại chỗ, nhiều nhất là Quảng Trị có 6.754 hộ với 19.381 khẩu.[52]

Các đơn vị Quân khu 4Quân khu 5Bộ đội Biên phòng Việt Nam đã huy động 8.843 người gồm bộ đội, dân quân 6.994 và 200 phương tiện ôtô, xuồng phối hợp với các lực lượng địa phương khắc phục hậu quả do mưa lũ. Ngày 11, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã quyết định thành lập Sở Chỉ huy tiền phương phòng, chống lụt bão tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế do Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4 trực tiếp chỉ huy, có nhiệm vụ khảo sát, nắm tình hình mưa lũ; chỉ đạo lực lượng vũ trang thực hiện các biện pháp hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra tại ba tỉnh Thừa Thiên – HuếQuảng BìnhQuảng Trị.[53] Trong thời gian diễn biến lũ lụt miền Trung 2020, các phương tiện di chuyển bị cấm, tuyến đường sắt Bắc Nam khu vực Huế được phong tỏa dừng hoạt động; về đường biển, neo đậu tất cả tàu thuyền, cấm di chuyển.

Ảnh hưởng xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Các đơn vị, cá nhân khắp nơi toàn quốc gửi quyên góp, hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho người dân vùng lũ miền Trung 2020.

Đóng góp cộng đồng[sửa | sửa mã nguồn]

Trong bối cảnh sự kiện lũ chồng lũ 2020 gây thiệt hại nghiêm trọng của miền Trung, cộng đồng người Việt ở nhiều khu vực, vùng miền đã hoạt động quan tâm, đóng góp với mục đích hỗ trợ, vượt qua giai đoạn khó khăn của lũ lụt. Hội đồng hương các tỉnh miền Trung vùng lũ như Hội đồng hương Thừa Thiên – HuếQuảng BìnhQuảng Trị đã kêu gọi đóng góp vật chất từ tiền bạclương thựcthực phẩm gửi về vùng khó khăn. Trong tình trạng đợt lũ diễn biến phức tạp, các cá nhân, tổ chức đã đóng góp lớn cho hoạt động thiện nguyện vì người dân khó khăn miền Trung, gồm báo chí như Báo Tuổi trẻBáo Thanh niênVnExpressVietnamnet, ngân hàng, doanh nghiệp; cá nhân đóng góp lớn có thể kể đến như gia đình Lý Hải, gia đình Thủy Tiên – Công Vinh. Ngày 12, Ca sĩ Thủy Tiên kêu gọi quyên góp người dân vùng lũ thông qua tài khoản cá nhân, tới Thừa Thiên – Huế bằng chuyến bay ngày 13, đem các thực phẩm tiếp tế hỗ trợ người dân khắp vùng lũ; tổng mức quyên góp đạt 10 tỷ đồng ngày 14,[54] 22 tỷ vào tối 14, [55] 40 tỷ ngày 17.[56] Đến ngày 17, quyên góp ủng hộ người dân vùng lũ miền Trung được đông đảo người Việt hướng tới, tăng lên đáng kể, theo hình thức đóng góp trực tiếp và đóng góp qua một số nhân vật cụ thể như: thông qua Trấn Thành 3,0 tỷ,[57] Độ Mixi 1,2 tỷ.[58]

Các cơ quan, tổ chức Đảng, Nhà nước và tổ chức xã hội gửi quyên góp về vùng lũ. Ngày 13, tại Đại hội Đảng bộ Thủ đô Hà Nội nhiệm kỳ 2020 – 2025, Mặt trận Tổ quốc đã kêu gọi các đại biểu dự Đại hội và người dân Thủ đô tham gia ủng hộ miền trung bị thiệt hại do mưa lũ.[59] Thành ủy Hà Nội chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội trích từ Quỹ Cứu trợ thành phố ủng hộ 7,0 tỷ đồng tới các tỉnh miền Trung, trong đó: Thừa Thiên – Huế 2,0 tỷ, Quảng Trị 2,0 tỷ, Quảng Nam 1,0 tỷ, Quảng Bình 1,0 tỷ và Hà Tĩnh 1,0 tỷ.[60] Ngày 15, Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân và Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Ninh đã quyên góp 9,0 tỷ đồng gửi về miền Trung, Quảng Bình 2,0 tỷ, Thừa Thiên Huế 3,0 tỷ, Quảng Nam 2,0 tỷ, Quảng Trị 2,0 tỷ.[61] Hải Phòng gửi 10 tỷ về miền Trung trong họp báo sau Đại hội thành phố.[62]

Tình hình chính trị và ngoại giao[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 12 tháng 10, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide gửi lời hỏi thăm nhân dân miền Trung về những thiệt hại do mưa lũ khi điện đàm cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong thời gian chuẩn bị tới thăm Việt Nam.[63] Ngày 14, Phái đoàn Ngoại giao Mỹ tại Việt Nam gửi thông điệp bày tỏ cảm thông về thiệt hại lũ lụt miền Trung, cam kết hỗ trợ trong công việc tái thiết với sự dẫn dắt của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).[64] Ngày 17, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink công bố khoản viện trợ ban đầu 100.000 USD, được USAID trao cho Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.[65] Kể từ năm 2000, USAID đã cung cấp trên 26 triệu USD hỗ trợ Việt Nam ứng phó, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó và giảm thiểu rủi ro thiên tai. Thông qua Bộ Quốc phòng Hoa KỳChính quyền liên bang Hoa Kỳ đã cung cấp hơn 28 triệu USD cho Việt Nam kể từ năm 1998, để tập huấn cho các nhân lực ứng phó khẩn cấp bao gồm quân sự và dân sự, thành lập và cung cấp trang thiết bị cho các trung tâm phòng, chống thiên tai, các trung tâm ứng phó sự cố hàng hải và nhà tránh, trú phòng chống thiên tai ở cộng đồng.[66]

Diễn biến của lũ lụt miền Trung 2020 đồng thời trùng thời gian với giai đoạn các Đại hội Đảng bộ cấp tỉnh nhiệm kỳ 2020 – 2025 ở địa phương 63 tỉnh thành, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc khóa XIII năm 2021.[Ghi chú 6] Với tình hình phức tạp của đợt lũ, Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế khóa XVI được tạm hoãn, tập trung chống lũ.[67]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]


https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C5%A9_l%E1%BB%A5t_mi%E1%BB%81n_Trung_Vi%E1%BB%87t_Nam_n%C4%83m_2020

Việt Nam : Miền Trung bị lũ lớn, 22 quân nhân chết tại Quảng Trị

Cảnh lũ lụt ở Quảng Trị, miền Trung Việt Nam. Ảnh ngày 18/10/2020.
Cảnh lũ lụt ở Quảng Trị, miền Trung Việt Nam. Ảnh ngày 18/10/2020. via REUTERS - HO CAU/VNA
Anh Vũ
2 phút

Theo truyền thông tại Việt Nam, liên tiếp trong những ngày qua các tỉnh miền Trung, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị và Quảng Bình đã phải hứng chịu những trận mưa lũ lịch sử làm hàng chục người thiệt mạng, hàng nghìn ngôi nhà chìm trong nước.

Riêng tại tỉnh Quảng Trị, theo trang tin VnExpress, lũ lớn đã làm sạt lở một quả núi lúc 1 giờ sáng ngày 18/10. Bùn đất đã đổ xuống vùi lấp một doanh trại đơn vị quân đội làm kinh tế tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Đến chiều ngày hôm nay (giờ Việt Nam) lực lượng cứu hộ đã tìm được toàn bộ 22 thi thể nạn nhân trong vụ đất lở này, toàn bộ là các quân nhân.

Tiếp sau Quảng Trị, từ hôm qua mưa to kéo dài gây lũ lớn tại tỉnh Quảng Bình làm hơn 70 nghìn ngôi nhà dân chìm trong nước. Người dân phải gỡ mái, trèo lên nóc nhà chờ cứu hộ. Hiện tại chính quyền địa phương và quân đội đang huy động để cứu hộ, sơ tán người dân khỏi vùng lũ.

Trong khi đó tại tỉnh Thừa Thiên Huế, các lực lượng cứu hộ cũng đang tích cực tìm kiếm 15 công nhân bị mất tích sau vụ lở đất do lũ lớn tại khu vực thủy điện Rào Trăng 3 tại huyện Phong Điển tỉnh Thừa Thiên- Huế từ hôm 16/10. Cũng tại khu vực này, lực lượng cứu hộ đã xác định được 15 người chết vì sạt lở đất, trong đó có đoàn công tác cứu hộ gồm 13 người của quân khu 4, do một phó tư lệnh quân khu chỉ huy tiếp cận khu vực thủy điện Rào Trăng đã tử vong.  

Trong một diễn biến khác, hôm nay, thủ tướng Nhật Yoshihide Suga đang công du Việt Nam, cam kết Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp Việt Nam để khắc phục trận lũ lụt tại miền Trung.

https://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20201019-vi%E1%BB%87t-nam-mi%E1%BB%81n-trung-b%E1%BB%8B-l%C5%A9-l%E1%BB%9Bn-22-qu%C3%A2n-nh%C3%A2n-ch%E1%BA%BFt-t%E1%BA%A1i-qu%E1%BA%A3ng-tr%E1%BB%8B


Geen opmerkingen:

Een reactie posten