Vụ kiện Biển Đông : Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa trước ngày Tòa ra phán quyết
Ảnh vệ tinh chụp những hoạt động của Trung Quốc quân sự hóa đảo Phú Lâm, Hoàng Sa.Reuters
Hôm nay, Chủ nhật 03/07/2016, chính quyền Bắc Kinh thông báo sẽ tổ chức cuộc tập trận kéo dài một tuần, xung quanh khu vực quần đảo Hoàng Sa. Cuộc tập trận dự kiến kết thúc hôm trước ngày Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông.
Theo AFP, Cơ quan Quản Lý An Toàn Hàng Hải Trung Quốc ra một thông báo ngắn gọn, yêu cầu tàu thuyền không đi vào khu vực tập trận giữa phía đông của đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa, từ ngày 05/07/2016 đến ngày 11/07/2016. Quần đảo Hoàng Sa là nơi Việt Nam đòi hỏi chủ quyền.
Ngày 12/07/2016, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực có trụ sở tại La Haye - Hà Lan, sẽ ra phán quyết về các khiếu nại của Philippines, trong đó đặc biệt có vấn đề bản đồ 9 đoạn, thường được gọi là « Đường Lưỡi Bò », bị nhiều nước láng giềng phản đối. Bản đồ yêu sách này của Trung Quốc lấn sâu vào cả vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng. Theo các nghiên cứu, yêu sách 9 đoạn nói trên chỉ bắt đầu xuất hiện trên các tấm bản đồ của Trung Quốc từ những năm 1940.
Năm 2013, chính quyền Philippines yêu cầu Tòa Án Trọng Tài Thường Trực tuyên bố các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh vi phạm Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), mà cả Philippines và Trung Quốc cùng ký kết. Trung Quốc không thừa nhận thẩm quyền của tòa án nói trên và không tham gia vụ kiện. Hôm thứ Sáu, 01/07/2016, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình một lần nữa tuyên bố không nhân nhượng về chủ quyền tại Biển Đông.
Trong thời gian gần đây, căng thẳng tại Biển Đông gia tăng, đặc biệt với các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo quy mô lớn của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa. Quốc tế lo ngại xung đột bùng phát. Hoa Kỳ nhiều lần đưa tàu chiến áp sát đảo nhân tạo do Bắc Kinh kiểm soát, để răn đe tham vọng thái quá của Trung Quốc, bảo vệ « quyền tự do hàng hải » tại khu vực huyết mạch của nền kinh tế toàn cầu, với tổng lượng hàng hóa khoảng 5.000 tỷ đô la qua lại hàng năm.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160703-vu-kien-bien-dong-trung-quoc-tap-tran-o-hoang-sa-truoc-ngay-toa-ra-phan-quyet
Ngày 12/07/2016, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực có trụ sở tại La Haye - Hà Lan, sẽ ra phán quyết về các khiếu nại của Philippines, trong đó đặc biệt có vấn đề bản đồ 9 đoạn, thường được gọi là « Đường Lưỡi Bò », bị nhiều nước láng giềng phản đối. Bản đồ yêu sách này của Trung Quốc lấn sâu vào cả vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng. Theo các nghiên cứu, yêu sách 9 đoạn nói trên chỉ bắt đầu xuất hiện trên các tấm bản đồ của Trung Quốc từ những năm 1940.
Năm 2013, chính quyền Philippines yêu cầu Tòa Án Trọng Tài Thường Trực tuyên bố các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh vi phạm Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), mà cả Philippines và Trung Quốc cùng ký kết. Trung Quốc không thừa nhận thẩm quyền của tòa án nói trên và không tham gia vụ kiện. Hôm thứ Sáu, 01/07/2016, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình một lần nữa tuyên bố không nhân nhượng về chủ quyền tại Biển Đông.
Trong thời gian gần đây, căng thẳng tại Biển Đông gia tăng, đặc biệt với các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo quy mô lớn của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa. Quốc tế lo ngại xung đột bùng phát. Hoa Kỳ nhiều lần đưa tàu chiến áp sát đảo nhân tạo do Bắc Kinh kiểm soát, để răn đe tham vọng thái quá của Trung Quốc, bảo vệ « quyền tự do hàng hải » tại khu vực huyết mạch của nền kinh tế toàn cầu, với tổng lượng hàng hóa khoảng 5.000 tỷ đô la qua lại hàng năm.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160703-vu-kien-bien-dong-trung-quoc-tap-tran-o-hoang-sa-truoc-ngay-toa-ra-phan-quyet
Trung Quốc tiết lộ bước mới trong chiến lược thôn tính Hoàng Sa
Thành phố Tam Sa (theo tên gọi của Trung Quốc) trên quần đảo Hoàng Sa, Biển Đông (Ảnh chụp ngày 27/07/2012)CHINA OUT AFP PHOTO
Báo chí Trung Quốc vào hôm nay 27/05/2016 đã tiết lộ : Bắc Kinh đã có kế hoạch biến vùng quần đảo Hoàng Sa mà họ đã đánh chiếm từ tay Việt Nam vào năm 1974, thành một khu du lịch giải trí « tương tự như quần đảo Maldives » nổi tiếng ở Ấn Độ Dương. Theo hãng tin Pháp AFP, động thái này của Trung Quốc sẽ làm tình hình khu vực căng thẳng thêm lên.
Theo nhật báo Anh Ngữ China Daily, ông Tiêu Kiệt, thị trưởng của « thành phố Tam Sa », tên đơn vị được Bắc Kinh trao quyền quản lý Biển Đông, đã cho biết là Trung Quốc hy vọng sẽ biến khu vực quanh đảo Phú Lâm, hòn đảo chính ở vùng Hoàng Sa, thành nơi hút khách du lịch. Đó sẽ là những nơi « không có sự hiện diện của quân đội ».
Nhân vật này vẽ ra nhưng cảnh tượng như những chuyến bay du lịch trên biển, lướt sóng, câu cá, lặn dưới biển, hay dịch vụ đám cưới trên đảo. Tuy nhiên, ông Tiêu Kiệt cũng thừa nhận rằng việc này « sẽ rất khó khăn ».
Trong chiến lược khẳng định quyền kiểm soát hành chánh thực tế tại Hoàng Sa, Trung Quốc đã dùng đến vũ khí du lịch.
Ngay từ năm 2013, họ đã cho mở tuyến du lịch bằng đường thủy đến Hoàng Sa, với một du thuyền duy nhất. Một chiếc thứ hai sắp được đưa vào hoạt động. Theo quan chức Trung Quốc được AFP trích dẫn, cho đến nay, đã có khoảng 30.000 « du khách » Trung Quốc đi thăm Hoàng Sa theo kiểu này, với 16.000 người, riêng trong năm 2015.
Trung Quốc cũng dự định mở các đường bay thương mại thường xuyên giữa đảo Hải Nam và đảo Phú Lâm, để đẩy mạnh tuyến du lịch này.
Mục tiêu chính trị của kế hoạch du lịch Hoàng Sa của Trung Quốc rất rõ khi tuyến du lịch chỉ dành riêng cho người Trung Quốc, trong lúc các quan chức chính quyền đã khuyến khích người dân thể hiện « tinh thần yêu nước » bằng cách đi du lịch Hoàng Sa.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160527-trung-quoc-tiet-lo-buoc-moi-trong-chien-luoc-thon-tinh-hoang-sa
Nhân vật này vẽ ra nhưng cảnh tượng như những chuyến bay du lịch trên biển, lướt sóng, câu cá, lặn dưới biển, hay dịch vụ đám cưới trên đảo. Tuy nhiên, ông Tiêu Kiệt cũng thừa nhận rằng việc này « sẽ rất khó khăn ».
Trong chiến lược khẳng định quyền kiểm soát hành chánh thực tế tại Hoàng Sa, Trung Quốc đã dùng đến vũ khí du lịch.
Ngay từ năm 2013, họ đã cho mở tuyến du lịch bằng đường thủy đến Hoàng Sa, với một du thuyền duy nhất. Một chiếc thứ hai sắp được đưa vào hoạt động. Theo quan chức Trung Quốc được AFP trích dẫn, cho đến nay, đã có khoảng 30.000 « du khách » Trung Quốc đi thăm Hoàng Sa theo kiểu này, với 16.000 người, riêng trong năm 2015.
Mục tiêu chính trị của kế hoạch du lịch Hoàng Sa của Trung Quốc rất rõ khi tuyến du lịch chỉ dành riêng cho người Trung Quốc, trong lúc các quan chức chính quyền đã khuyến khích người dân thể hiện « tinh thần yêu nước » bằng cách đi du lịch Hoàng Sa.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160527-trung-quoc-tiet-lo-buoc-moi-trong-chien-luoc-thon-tinh-hoang-sa
Thứ hai, 4/7/2016 | 11:07 GMT+7
Hai toan tính đối phó phán quyết Biển Đông của Trung Quốc
Vừa tuyên truyền lập trường trước phán quyết của tòa quốc tế, Trung Quốc vừa tổ chức diễn tập phô trương lực lượng quân sự nhằm răn đe Mỹ trên Biển Đông.
Một cuộc diễn tập bắn đạn thật của hải quân Trung Quốc trên biển. Ảnh: SCMP
|
Mới đây, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) cho biết sẽ ra phán quyết về vụ Philippines kiện "đường lưỡi bò" Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông vào ngày 12/7. Khi thời hạn ra phán quyết ngày càng cận kề, Trung Quốc đã có những động thái phản ứng quyết liệt trên hai mặt trận ngoại giao và quân sự, theo Reuters.
Ngày 3/7, Trung Quốc ra thông báo cho biết quân đội nước này sẽ tổ chức các cuộc diễn tập quân sự trên Biển Đông kéo dài từ 5/7 và kết thúc đúng một ngày trước khi PCA ra phán quyết. Theo các nhà phân tích, đợt diễn tập quân sự quy mô lớn kéo dài 7 ngày này là hành động phô trương sức mạnh của Bắc Kinh nhằm chống lại phán quyết, dù họ từ trước tới nay khăng khăng rằng sẽ phớt lờ quyết định của tòa.
Thông báo của Cơ quan An toàn Hàng hải Trung Quốc cho hay đợt diễn tập diễn ra trên một khu vực rộng lớn từ đảo Hải Nam kéo xuống quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, và tàu thuyền nước ngoài bị cấm hoạt động ở khu vực này.
Theo bình luận viên Jeremy Page của WSJ, tuyên bố trên của Trung Quốc có thể là một lời thách thức đối với Mỹ, khi mới chỉ một ngày trước đó, hải quân Mỹ thông báo một cụm tàu sân bay chiến đấu của nước này sẽ hoạt động trên Biển Đông, dù không tiết lộ chi tiết địa điểm và thời gian. Trong những tuần trước đó, các tàu chiến của hải quân Mỹ cũng đã diễn tập trên vùng biển chiến lược này.
Page cho rằng thời điểm và vị trí mà Trung Quốc tiến hành đợt diễn tập này dường như thể hiện ý đồ khiêu khích của Bắc Kinh. Đợt diễn tập cũng diễn ra gần như đồng thời với cuộc tập trận hải quân Vành đai Thái Bình Dương do Mỹ dẫn đầu ở Hawaii, trong đó tàu chiến Trung Quốc cũng được mời tham gia.
Trong bài phát biểu nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc mới đây, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ "không bao giờ nhượng bộ chủ quyền", thậm chí còn khẳng định nước này "không sợ rắc rối".
Page cho rằng Trung Quốc đang tìm mọi cách có thể để "dằn mặt" Mỹ cùng các đồng minh và đối tác trong khu vực, vì họ lo sợ phán quyết của PCA có thể châm ngòi cho những vụ kiện tương tự mà các nước có tranh chấp với Bắc Kinh trên Biển Đông có thể thực hiện.
Các quan chức quốc phòng Mỹ dự đoán rằng ngoài việc tổ chức diễn tập hải quân để phô trương sức mạnh, Trung Quốc còn có thể có những hành động quân sự quyết liệt hơn sau khi PCA ra phán quyết. Bắc Kinh có thể tuyên bố thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, tương tự những gì họ đã làm ở biển Hoa Đông năm 2013, nhằm kiểm soát gần như toàn bộ vùng trời khu vực này.
Một động thái quân sự nữa mà Trung Quốc có thể tiến hành là bồi lấp, xây thêm các đảo nhân tạo phi pháp trên những bãi cạn khác, ngoài 7 đảo nhân tạo mà nước này đã cải tạo trái phép trên các bãi đá thuộc chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Trường Sa. Mục tiêu tiếp theo mà Bắc Kinh có thể nhắm tới là bãi cạn Scarborough, bị Trung Quốc kiểm soát từ tay Philippines vào năm 2012.
Giới quan sát lo ngại rằng những động thái quân sự quyết liệt của Trung Quốc trước thềm phán quyết "đường lưỡi bò" có thể làm gia tăng đáng kể căng thẳng vốn đã rất nóng ở Biển Đông. Mỹ tuyên bố họ sẽ "có hành động" nếu Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông hay bồi lấp bãi cạn Scarborough, nhưng không nói rõ biện pháp hành động của họ là gì.
Tháng trước, hải quân Mỹ đã điều hai cụm tàu sân bay chiến đấu đến biển Philippines để diễn tập cùng tàu chiến Ấn Độ và Nhật Bản. Sau đó, cụm tàu USS Ronald Reagan đã tiến vào Biển Đông để "giữ cho vùng biển này rộng mở cho tất cả", theo tuyên bố của Chuẩn đô đốc John Alexander, chỉ huy trưởng Biệt đội 70, đơn vị biên chế cụm tàu USS Ronald Reagan.
Tuy nhiên, Trung Quốc tố cáo rằng chính Mỹ mới là bên gây ra căng thẳng ở Biển Đông. Đại tá Ngô Khiêm, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, cho rằng việc Mỹ điều lực lượng đến Biển Đông là "hành động quân sự hóa, đe dọa hòa bình và ổn định khu vực". Ông này cảnh báo rằng Mỹ đang "tính toán sai", và tuyên bố "quân đội Trung Quốc không bao giờ chịu khuất phục thế lực bên ngoài".
Phổ biến lập trường
Trong khi lên kế hoạch tổ chức diễn tập hải quân rầm rộ trên Biển Đông, Trung Quốc cũng có những động thái quyết liệt không kém trên mặt trận ngoại giao nhằm đối phó với phán quyết của PCA.
"Chúng tôi không biết, không quan tâm đến việc khi nào phán quyết được đưa ra, vì dù quyết định của tòa có thế nào đi chăng nữa, chúng tôi cho rằng nó hoàn toàn sai trái", ông Lưu Hiểu Minh, đại sứ Trung Quốc tại Anh, trả lời phỏng vấn của Reuters về phán quyết "đường lưỡi bò".
Bình luận viên David Brunnstrom cho rằng cách phản ứng kiểu này của Trung Quốc không chỉ là sự bác bỏ trật tự luật pháp quốc tế, mà còn là thách thức trực tiếp đối với Mỹ, khiến căng thẳng trên Biển Đông chỉ càng gia tăng.
Theo các chuyên gia an ninh, giới chức ngoại giao quốc tế, tuy ngoài miệng nói là phớt lờ, Trung Quốc trên thực tế đã huy động bộ máy tuyên truyền của mình để biến vụ kiện mang tính pháp lý này trở thành một "cuộc chiến bảo vệ chủ quyền chính trị và lãnh thổ chống lại Mỹ".
Trung Quốc đã tổ chức hàng loạt hội nghị với các phóng viên và nhà ngoại giao để "bày tỏ lập trường" bằng các bài xã luận và báo cáo nghiên cứu trên khắp thế giới. "Lý lẽ của Manila không thể nào đứng vững được", bài viết trên tờ China Daily phiên bản ở New Zealand nhấn mạnh.
Các nhà ngoại giao châu Á và phương Tây cho biết những đồng nghiệp Trung Quốc của họ liên tục đưa ra vấn đề này ở mọi cấp độ. "Luận điệu đó được họ nêu ra liên tục. Chúng tôi chưa từng thấy điều gì tương tự như vậy những năm trước", một đại diện ngoại giao phương Tây ở châu Á cho hay.
Truyền thông Trung Quốc nói rằng 60 nước trên thế giới đã ủng hộ lập trường "giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng đàm phán song phương, không qua tòa quốc tế" của họ, tuy nhiên tới nay chỉ có vài nước công khai tuyên bố ủng hộ quan điểm này.
Trong khi đó, các quan chức Mỹ cũng đang hối thúc các nước Đông Nam Á đoàn kết trong một mặt trận thống nhất để bảo vệ tự do hàng hải, thượng tôn pháp luật trên Biển Đông. Anh, Australia và Nhật Bản cùng nhiều nước khác cũng đã lên tiếng ủng hộ lập trường của Mỹ tại khu vực này.
Các nguồn tin thân cận với đội ngũ luật sư của Philippines cho biết họ rất tự tin vào một phán quyết của PCA có lợi cho Manila và sẽ tạo ra sức ép lớn đối với những động thái trong tương lai của Bắc Kinh.
Trong các phiên tranh luận tại tòa, để thuyết phục các thẩm phán PCA, đội ngũ luật sư của Philippines đã trưng ra hình ảnh so sánh cho thấy đường băng sân bay Schiphol tại thủ đô Amsterdam của Hà Lan nằm lọt thỏm trong đường băng Trung Quốc xây dựng phi pháp trên đảo nhân tạo ở Trường Sa.
"Chúng tôi biết rằng các thẩm phán đều đã đến sân bay Schiphol. Chúng tôi nghĩ rằng họ đã nhận ra vấn đề", nguồn tin nói.
Trí Dũng
- Bác phán quyết Biển Đông, Trung Quốc tự đặt mình ngoài vòng pháp luật (30/6)
- Lập luận nực cười của Trung Quốc để bác phán quyết Biển Đông (7/6)
- Bác phán quyết về vụ kiện Biển Đông, Trung Quốc sẽ bị cô lập (10/6)
- Mạng lưới đối phó Trung Quốc của Mỹ trên Biển Đông (6/6)
- Trung Quốc nói vụ kiện Biển Đông là 'màn kịch dàn dựng' (12/5)
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phan-tich/hai-toan-tinh-doi-pho-phan-quyet-bien-dong-cua-trung-quoc-3430446.html
Thứ hai, 4/7/2016 | 19:21 GMT+7
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt tập trận ở Biển Đông
Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở Hoàng Sa là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình. Ảnh: QĐ
|
Theo thông báo của Cục Hải sự Trung Quốc hôm 3/7, nước này sẽ tiến hành tập trận từ ngày 5-11/7 với phạm vi bao trùm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, hành động này của Trung Quốc đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình hôm nay nêu rõ.
Ông Bình nhấn mạnh việc tập trận của Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
"Việt Nam phản đối mạnh mẽ và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hành xử có trách nhiệm, chấm dứt ngay và không có những hành động đe dọa đến an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông hay làm gia tăng căng thẳng tại khu vực này”, ông Bình nói.
Cũng trong thông báo này, Bắc Kinh cho hay từ ngày 5-11/7, các tàu thuyền bị cấm đi vào vùng biển Hoàng Sa. Cuộc tập trận diễn ra ngay trước khi Tòa trọng tài quốc tế (PCA) ở The Hague, Hà Lan, dự kiến công bố phán quyết quanh vụ việc Philippines kiện tuyên bố chủ quyền gọi là "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở Biển Đông vào ngày 12/7.
Trung Quốc tuyên bố không tham gia vụ kiện và không công nhận phán quyết của tòa án. Bắc Kinh thường xuyên tổ chức tập trận ở Biển Đông, nơi Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền chồng chéo với nhiều quốc gia láng giềng.
Việt Anh
- Việt Nam đề nghị Trung Quốc giải quyết tranh chấp Biển Đông theo luật quốc tế (27/6)
- Việt Nam phản đối Trung Quốc cấm đánh bắt cá ở Biển Đông (17/5)
- Trung Quốc dọa 'bật lại' chỉ trích về Biển Đông (6/5)
- Trung Quốc nói gì về khả năng Mỹ dỡ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam (13/5)
- Tàu chiến Trung Quốc diễn tập 5 ngày ở Biển Đông (22/6)
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/viet-nam-yeu-cau-trung-quoc-cham-dut-tap-tran-o-bien-dong-3430790.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten