Săn tìm đông trùng hạ thảo trên cao nguyên Tây Tạng
Trên những đỉnh núi thuộc cao nguyên Tây Tạng, người dân du mục bò giữa bãi cỏ để tìm kiếm đông trùng hạ thảo, một loại đông dược quý hiếm hình thành từ nấm ký sinh.
Theo International Business Times, loài nấm Ophiocordyceps sinensis nảy mầm trên ấu trùng sâu bướm còn sống, sau đó giết chết và biến chúng thành xác ướp, cuối cùng mọc ra một cuống thân dài từ đầu cái xác.
Đông trùng hạ thảo là một vị thuốc quý trong y học Trung Quốc. Loại nấm này có thể dùng để điều trị nhiều loại bệnh, bao gồm hen suyễn, ung thư và liệt dương. Nhiều người quan niệm đông trùng hạ thảo có sự cân bằng âm dương do nó vừa là động vật vừa là thực vật.
Phóng viên ảnh người Canada Kevin Frayer dành thời gian đi tới cao nguyên Tây Tạng để ghi lại hình ảnh những người dân du mục tìm kiếm đông trùng hạ thảo.
"Dù thường đi du lịch tới cao nguyên Tây Tạng, đây là lần đầu tiên tôi có thể quan sát mùa thu hoạch đông trùng hạ thảo. Mùa thu hoạch này rất ngắn nhưng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế địa phương của người dân Tây Tạng. Đây không phải là cách kiếm sống truyền thống của họ và mới chỉ nổi lên gần đây do nhu cầu tăng vọt ở Trung Quốc. Dù giá đông trùng hạ thảo đang giảm nhẹ, cư dân địa phương vẫn kiếm đủ thu nhập cho cả năm", Frayer cho biết.
Theo Freyer, hoạt động thu hoạch chủ yếu diễn ra ở độ cao trên 4.500 m. Những gốc đông trùng hạ thảo giá trị nhất thường nằm ở những nơi cheo leo nhất và không dễ tìm ra. Các nhà hoạt động vì môi trường cảnh báo khai thác đông trùng hạ thảo quá mức có thể dẫn đến xói mòn đất đồng cỏ ở sườn núi, ảnh hưởng tới chăn nuôi.
Những gốc đông trùng hạ thảo lớn với chất lượng cao có thể bán với giá khoảng 10 USD/gốc, hay 112.000 USD/kg. Người dân Tây Tạng dựa chủ yếu vào nghề nông và chăn nuôi gia súc đang chuyển sang thu hoạch đông trùng hạ thảo trong nhiều tuần để kiếm sống cho cả năm. Nguồn thu từ đông trùng hạ thảo chiếm khoảng 40% nền kinh tế địa phương.
"Điều đáng ngại nhất là nhiều người dân du mục Tây Tạng chọn hoạt động này là kế sinh nhai thay cho chăn nuôi gia súc theo lối sống lâu đời. Về nhiều mặt, đây là một canh bạc lớn và tôi nghĩ về lâu dài, những truyền thống và cách sống tự cung tự cấp sẽ biến mất", Freyer chia sẻ.
Xem thêm: Bí ẩn về người Tượng Hùng ở Tây Tạng
Xem thêm: Bí ẩn về người Tượng Hùng ở Tây Tạng
Phương Hoa (Ảnh: Kevin Frayer)
- Cách phân biệt đông trùng hạ thảo tự nhiên và nhân tạo? (11/4)
- Chất nào làm mòn được thủy tinh (9/4)
- Nuốt phải nhện độc có chết không? (13/4)
- Tại sao tủ đông bị đóng tuyết? (8/4)
- Đây có phải nấm linh chi không? (18/4)
http://vnexpress.net/photo/khoa-hoc/san-tim-dong-trung-ha-thao-tren-cao-nguyen-tay-tang-3414285.html?utm_source=detail&utm_medium=box_relatedtop&utm_campaign=boxtracking
Thứ ba, 19/7/2016 | 14:38 GMT+7
Đông trùng hạ thảo phát triển như thế nào
Đông trùng hạ thảo là một trong những mặt hàng sinh vật đắt nhất thế giới, có thể chữa đau nhức, điều trị ung thư và tăng cường khả năng sinh sản.
Đông trùng hạ thảo. Ảnh: Nepl
|
Theo Earth Touch News, về mặt thuật ngữ, đông trùng hạ thảo ở Tây Tạng được biết đến rộng rãi với cái tên yartsa gunbu, nghĩa là "cỏ mùa hè, sâu mùa đông". Trung Quốc thường rút ngắn tên gọi này thành "trùng thảo". Đông trùng hạ thảo thực chất không phải là thảo (cỏ) hay trùng (sâu). Nó hình thành do nấm Ophiocordyceps sinensis sống ký sinh trên thân sâu bướm thuộc chi bướm ma Thitarodes.
Loại nấm sâu bướm O. sinensis sống trên những cánh đồng cỏ thuộc trung tâm châu Á. Phạm vi phân bố của nó ở độ cao trên 3.000 m, chủ yếu ở vùng cao nguyên Tây Tạng, phía bắc kéo dài đến dãy núi Kỳ Liên (Trung Quốc), phía nam tới cao nguyên của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và phía tây tới bang Uttarakhand, Ấn Độ.
Giống như nhiều loài ký sinh trùng, nấm O. sinensis xâm chiếm phần bên trong cơ thể của sâu bướm khi ấu trùng lột xác vào thời điểm nóng nhất của mùa hè. Nó ăn các mô của vật chủ, khiến ấu trùng thường chết sau vài tuần phía dưới mặt đất khoảng 2 – 5 cm.
Lớp vỏ bọc bên ngoài của sâu bướm vẫn nguyên vẹn, nhưng cơ thể của nó giống như một xác ướp. Khi mùa xuân đến, nấm phát triển quả thể (fruiting body) mọc ra khỏi đầu vật chủ ký sinh và nhô lên khỏi mặt đất. Toàn bộ xác sâu bướm dưới lòng đất và quả thể nấm phía trên gọi là đông trùng hạ thảo.
Tác dụng dược liệu và bồi bổ cơ thể của đông trùng hạ thảo được quảng bá ở Tây Tạng ít nhất từ thế kỷ 15, với chức năng nổi bật nhất là thúc đẩy sản xuất tinh dịch ở nam giới. Điều này có thể xuất phát từ việc người dân quan sát thấy những con bò Tây Tạng tăng cường sinh lực khi ăn đông trùng hạ thảo.
Đến thế kỷ 17, đông trùng hạ thảo trở thành loại dược liệu y học cổ truyền phổ biến của Trung Quốc. Vì giá thành cực đắt, chỉ hoàng gia hoặc giới quý tộc mới có tiền mua chúng.
Trong vài thập kỷ qua, nhu cầu sử dụng động trùng hạ thảo tăng vọt. Giá bán trên thị trường ở Tây Tạng, nơi cung cấp 96% sản lượng đông trùng hạ thảo, tăng 900% từ năm 1997 đến 2008.
Tại Nepal, giá bán tăng lên vọt 2.300% giữa năm 2001 và 2011. Một pound (1 pound = 0,454 kg) đông trùng hạ thảo loại tốt nhất có giá khoảng 50.000 USD.
Ở nhiều nơi tại Tây Tạng, ngành công nghiệp khai thác đông trùng hạ thảo tạo ra 40 – 80% thu nhập cho người dân địa phương. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc khai thác quá mức đông trùng hạ thảo khiến số lượng của chúng ngày càng giảm xuống. Các nhà bảo tồn lo ngại điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến thiên nhiên và môi trường.
Lê Hùng
- Săn tìm đông trùng hạ thảo trên cao nguyên Tây Tạng (5/6)
- Phát hiện loài gừng mới ở Quảng Ngãi (11/7)
- Sư tử đực rút mũi tên gây mê khỏi mình sư tử cái (14/7)
- Đây là nấm gì? (9/7)
- Dân làng Trung Quốc đào được nấm khổng lồ (15/7)
http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/moi-truong/dong-trung-ha-thao-phat-trien-nhu-the-nao-3438785.html
Cách phân biệt đông trùng hạ thảo tự nhiên và nhân tạo?
Tôi nghe nói ở một số nơi trên thế giới các nhà khoa học đã tìm ra cách nuôi cấy được đông trùng hạ thảo vì sản lượng thu được trong tự nhiên rất thấp. Xin hỏi có cách nào để phân biệt giữa đông trùng hạ thảo tự nhiên và nhân tạo không? (Lê Minh)
Đông trùng hạ thảo rất hiếm gặp trong tự nhiên. Ảnh: Mother Nature Network.
|
Mỗi năm trên thế giới chỉ thu hoạch được chừng chục kg đông trùng hạ thảo tự nhiên (thường mọc ở những nơi có điều kiện thời tiết khắc nghiệt như Tây Tạng, Nepal) với giá hàng trăm ngàn usd/kg cho nên sẽ không tới tay người tiêu dùng như chúng ta. Xuất phát nghĩa của từ "ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO" tức mùa đông là côn trùng (sâu nhiễm nấm Cordyceps Senensis) và mùa hạ là thực vật (sâu nhiễm nấm chết và mọc quả thể nấm trên đầu), vì vậy chỉ có thể gọi là "đông trùng hạ thảo" khi trải qua qui trình phát triển tự nhiên, kể cả việc cấy nấm vào sâu để sinh ra quả thể nấm cũng không được xem là đtht do không trải qua 2 giai đoạn thời tiết như trên. Tất cả các sản phẩm bán trên thị trường dưới dạng tươi, sấy khô, nước, viên nang hiện nay ... đều là TRÙNG THẢO HOA, đây là giống nấm Cordyceps Militaris (màu vàng không có thân con sâu) được nuôi trồng nhân tạo trong thời gian ngắn với giá rất rẻ tại Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Việt Nam. Người Hoa thường mua trùng thảo hoa về làm nguyên liệu trong món canh bài thuốc, người việt thường dùng uống trà, ngâm rượu, các nước phát triển thì chiết suất dưỡng chất để làm thành thuốc.
Jane Le - 11:04 11/04
Theo như mình biết thì Đông trùng hạ thảo tự nhiên dòng Corydceps Sinensis hình dạng cây nấm mọc trên đầu con sâu thì trên thế giới hiện nay chưa có nước nào nuôi cấy được. Chỉ nuôi cấy thành công dạng cây nấm Cordyceps Sinensis và có 5 nước nuôi cấy thành công là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam ( Công trình khoa học của Tiến sĩ Trương Bình Nguyên).
Còn nuôi cấy được dạng cây nấm mọc trên người con sâu thì nuôi cấy được loài Nhộng Trùng thảo (Militaris ) cây nấm màu cam mọc trên khắp cơ thể của Nhộng tằm. Loại này dễ nuôi cấy, trên thị trường bán nhiều loại tươi, khô tuy nhiên dưỡng chất và giá trị không bằng loại Đông trùng hạ thảo Sinensis
Còn nuôi cấy được dạng cây nấm mọc trên người con sâu thì nuôi cấy được loài Nhộng Trùng thảo (Militaris ) cây nấm màu cam mọc trên khắp cơ thể của Nhộng tằm. Loại này dễ nuôi cấy, trên thị trường bán nhiều loại tươi, khô tuy nhiên dưỡng chất và giá trị không bằng loại Đông trùng hạ thảo Sinensis
Sản phẩm tự nhiên thường có dạng hình côn trung như trong hình. San phẩm nhân tạo không có hình dạng vậy. Tuy nhiên trình độ làm giả cao thâm khó lường. Tại Mỹ, việc nuôi cấy nhân tao được nghiên cứu và phát triển mạnh cho ra những sản phẩm tốt. Đông trùng hạ thảo tự nhiên rất hiếm. Tôi thỉnh thoảng cũng uống loại nhân tạo của Mỹ và thấy rất tốt như chống mệt mỏi, khỏe phổi, lưu thông máu. Điều đáng nói ở đây là mức độ dị ứng, gây nghiện đối với cơ thể rất thấp nên nó an toàn cho hầu hết mọi người.
Philip Viet - 08:56 11/0
Cho tới nay, người ta phát hiện ra khoảng 350 loài ĐTHT. Tuy nhiên, chỉ có hai dòng Cordyceps sinensic và Cordyceps militaris được coi là có tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Trong đó, loại Cordyceps sinensic có xuất xứ từ Tây Tạng, Nepal (là loại có hình con sâu và cây nấm trên đầu), thường rất đắt. Và nếu mua dùng thì nên dùng loại này. Hiện có vài nước trên thế giới đã nuôi cấy được dòng này (trong đó có VN, công trình khoa học của TSKH Trương Bình Nguyên, Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp công nghệ cao, ĐH Đà Lạt) dưới dạng thể quả. Còn phần lớn nuôi cấy ra dạng con sâu có nấm màu cam được gọi là Nhộng trùng thảo. Loại này dễ nuôi cấy hơn nhiều, giá cũng rẻ hơn tuy nhiên tác dụng cũng khá tốt.
hailuacentury - 09:01 11/04
Đông trùng hạ thảo thiên nhiên, nhìn bằng mắt thường, chỉ là một con sâu (như con tằm) và một cọng "cỏ' nấm trên đầu. Trong khi hầu hết người dân chưa từng nhìn tận mặt con đông trùng hạ thảo thật 100% thì việc làm giả, dễ như không. Vì vậy, sử dụng đôngt trùng hạ thảo nhân tạo mà sự lựa chọn an toàn nhất, tôi nghĩ vậy.
maitran083 - 17:35 11/04
Theo mình biết thì tại Việt Nam chỉ mới có tiến sĩ Trương Bình Nguyên nuôi cấy thành công ĐTHT loại Cordyceps sinensis thôi.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten