Anh đo lường hậu quả kinh tế sau Brexit
Hàng ngàn nhân viên khu tài chính City sắp bị sa thải khi Luân Đôn không còn là cửa ngõ vào thị trường Châu Âu. Các tập đoàn hàng không lúng túng trước viễn cảnh phải xét lại thỏa thuận tự do hàng không với Liên Hiệp Châu Âu. Nông dân Anh chờ đợi mất 4 tỷ trợ cấp nông nghiệp của Châu Âu. Đó là một số hậu quả kinh tế Brexit gây nên cho kinh tế của vương quốc Anh.
Doanh nhân hoang mang
Cứ trên 5 doanh nhân Anh thì có một người tính tới khả năng di dời cơ sở khỏi vương quốc này và gần 2/3 những người được hỏi cho rằng Brexit đem lại những hậu quả tai hại cho các hoạt động kinh tế của nước Anh.
Trên đây là kết quả một cuộc thăm dò dư luận do hiệp hội giới chủ Anh (IoD) thực hiện được công bố ngày 27/06/2016. Cùng lúc, Luân Đôn đánh mất điểm an toàn cao nhất AAA mà cơ quan thẩm định tài chính Standard & Poor's đã dành cho nước Anh từ gần một nửa thế kỷ nay. Nhờ có ba chữ A đó mà Luân Đôn luôn huy động được vốn với lãi suất thấp, vì được xem là một địa điểm đầu tư an toàn.
Tiền : đồng euro và bảng Anh.Reuters
Một cách cụ thể hơn, ngay sau khi kết quả cuộc trưng cầu dân ý bên kia bờ biển Manchesđược công bố vào rạng sáng ngày 24/06/2016, hai hậu quả đầu tiên là đồng bảng Anh mất 12 % so với đồng đô la và gần 18 % so với đồng tiền chung châu Âu. Đà tuột dốc đó đã tiếp diễn vào phiên giao dịch hôm thứ Hai đầu tuần, khiến đồng bảng Anh rơi xuống mức thấp nhấp so với đô la kể từ 30 năm qua. Không biết tương lai kinh tế Anh đi về đâu, nhiều nhà đầu tư ồ ạt bán đồng bảng Anh để mua vàng, đô la hay đồng euro, những đơn vị « dự trữ an toàn ».
Giới tài chính ví vón, lá phiếu của cử tri Anh là một « gáo nước lạnh » dội xuống các sàn chứng khoán trên thế giới và gây nên một làn sóng chấn động tương tự như khi tập đoàn ngân hàng Mỹ Lehman Brothers tuyên bố phá sản hồi tháng 9/2008.
Ba tuần trước trưng cầu dân ý, ngân hàng Mỹ JP Morgan báo trước là nếu nước Anh bước ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, thì tập đoàn này sẽ phải sa thải từ 1 đến 4 ngàn nhân viên trên tổng số 16 ngàn đang làm việc cho JP Morgan trên lãnh thổ Anh. Morgan Stanley thì tính tới khả năng bố trí lại 1/6 nhân sự sang một quốc gia khác trong số 27 thành viên còn lại của Liên Hiệp Châu Âu. Golmand Sachs cũng thông báo một kế hoạch tương tự.
Trả lời đài RFI Stéphanie Villier, kinh tế gia thuộc cơ quan bảo hiểm Humanis giải thích vì sao ngành tài chính ngân hàng ở bên kia biển Manche lại là những nạn nhân đầu tiên của nguyện vọng nước Anh đòi tách rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu :
« Trước tiên hết, ngành tài chính và ngân hàng tại Anh Quốc sẽ mất đi ‘thẻ thông hành Châu Âu’ : có nghĩa là tới nay, tất cả các sản phẩm tài chính tại khu City đều được tự do chuyển nhượng trên khắp các thị trường trong khối 28 thành viên Liên Hiệp Châu Âu. Một khi bước ra khỏi khối này, không có gì bảo đảm là Bruxelles vẫn dành cho Luân Đôn đặc quyền đó.
Điều ấy có nghĩa là từ trước tới nay, các ngân hàng của Anh làm ăn thịnh vượng hay các ngân hàng Mỹ và cả của Châu Á đã mở chi nhánh tại khu tài chính Luân Đôn, chính vì City là cửa ngõ mở ra toàn thị trường Châu Âu và cả với những đối tác kinh tế, tài chính đặc biệt của Bruxelles như Thụy Sĩ, hay Na Uy.
Khi nước Anh mất đi lợi thế đó thì các ngân hàng nước ngoài sẽ đi tìm một địa bàn khác, họ tìm cách ở lại trong Liên Hiệp Châu Âu để làm ăn. Cần biết rằng City là nguồn đóng thuế lớn nhất cho chính phủ. Chỉ bấy nhiêu cũng đủ thấy là tác động của Brexit tai hại tới chừng nào ».
Nhìn từ một khía cạnh khác, chuyên gia tài chính Eric Delannoy, sáng lập viên cơ quan tư vấn Tenzig cho rằng, điều gây hoảng loạn chính là ẩn số chung quanh quan hệ sắp tới giữa nước Anh với Liên Hiệp Châu Âu :
« Khi đa số dân Anh chọn bước ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, việc đầu tiên hết là quyết định đó mở ra một thời kỳ đầy bất trắc. Không ai biết một cách cụ thể khi nào Luân Đôn chính thức chia tay với Bruxelles, với những hậu quả kèm theo là gì ? Brexit tác động đến mức độ nào đối với tăng trưởng của Anh ? Cũng không ai biết một cách chính xác, cuộc đổ vỡ đó là hay hay dở. Thế rồi cũng không ai ngờ là phe bài Châu Âu lại thắng thế.
Chính những yếu tố đó đã tạo nên phản ứng hoảng loạn nhất thời. Tất cả các sàn chứng khoán trên thế giới đã mất giá từ 12 đến 15 % trong phiên giao dịch ngày 24/06/2016 khi nước Anh công bố kết quả trưng cầu dân ý.
Nhưng theo tôi, đó chỉ là một sự hoảng loạn trong ngắn hạn. Chỉ khoảng hai tháng nữa thôi, chỉ số chứng khoán ở mọi nơi sẽ tăng lên trở lại khoảng từ 10 đến 12 %. Bởi vì khi đó mọi người sẽ làm quen với tình huống và các nhà đầu tư sẽ nhận thấy là Brexit trước mắt không đem lại quá nhiều thay đổi trong đời sống hay các sinh hoạt kinh tế, ít ra là trong ngắn hạn.
Tôi cũng xin giải thích thêm là sở dĩ thị trường chứng khoán đã chao đảo mạnh như vậy trong những ngày qua, là do không chỉ Anh Quốc hay Châu Âu mà cả thế giới, đang trong tình trạng dư thừa tiền mặt cho nên, trước một tình huống bất ngờ, thị trường đã dao động rất mạnh.
Tuy nhiên về mặt cơ bản mà nói thì Brexit không làm thay đổi toàn cảnh kinh tế hay tài chính của thế giới. Chỉ có một ngoại lệ là cổ phiếu của các tập đoàn ngân hàng mất giá mạnh, bởi vì mọi người thấy rõ là trong tương lai, khu tài chính City sẽ bị cô lập, đây sẽ không còn là sàn giao dịch số 1 trên thế giới nữa. Trong khi đó ai cũng biết, mảng dịch vụ tài chính, ngân hàng đem về đến 25 % GDPcho nước Anh.
Ngoài ra người ta cũng lo ngại, khối Liên Hiệp Châu Âu tan ra khi sẽ có những quốc gia khác noi gương nước Anh, đòi tách rời khỏi Châu Âu ».
BrexitREUTERS/Toby Melville
Qua ẩn số về quan hệ trong tương lai giữa Luân Đôn với Bruxelles câu hỏi quan trọng nhất có lẽ liên quan đến mảng mậu dịch. Viện nghiên cứu Đức Bertelsmann Stiftung chờ đợi, ra khỏi Châu Âu, thu nhập đầu người tại Anh sẽ mất đi khoảng 3 % một năm từ nay đến năm 2030.
Liên Hiệp Châu Âu đối tác thương mại lớn nhất của Anh, mua vào 50 % hàng xuất khẩu nước này nhờ trong 40 năm qua, thuế xuất nhập khẩu đã được giảm đi đáng kể. Dầu thô của Anh khai thác từ lòng Bắc Hải vốn đã có giá thành cao, khó bán cho Châu Âu. Nếu như Liên hiệp tái lập lại các hàng rào quan thuế với dầu thô của Anh nhập vào 27 nước còn lại thì dầu của Anh lại càng kém hấp dẫn.
Ngoài ngành tài chính, ngân hàng và thương mại, từ ngành vận tải đến những thỏa thuận hợp tác trong các ngành nghiên cứu của Anh đều phải hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng với lá phiếu đòi Brexit.
Chẳng hạn như trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhìn chung hàng năm nước Anh đóng góp cho ngân sách chung Châu Âu hơn 7 tỷ euro. Đổi lại Luân Đôn nhận được gần 4 tỷ trợ giá nông phẩm qua Chính Sách Nông Nghiệp Chung –PAC. Nông gia Anh phải tính sao khi mất đi nguồn thu nhập đó ?
Nhìn tới ngành nghiên cứu, nước Anh hiện đứng đầu trong số 28 thành viên được Liên Hiệp Châu Âu trợ cấp nhiều nhất cho các công trình nghiên cứu khoa học – gần 1,4 tỷ euro một năm-
Ra khỏi Châu Châu, các nhà khoa học Anh mất đi nguồn tài trợ đó. Liệu rằng chính phủ và các doanh nghiệp Anh có thay thế Liên Hiệp Châu Âu để bảo đảm ngân sách cho ngành nghiên cứu được như vậy hay không ?
Hãng xe Nhật Toyota mở chi nhánh tại Anh, cửa ngõ vào Châu Âu đang rất lo lắng, do 90 % xe sản xuất tại đây là để xuất khẩu và 75 % trong số đó là để phục vụ cho các thị trường của Liên Hiệp Châu Âu. Với Brexit, xe Toyota ra lò tại Anh sẽ trở nên đắt đỏ hơn và lượng xe bán ra qua đó sẽ giảm mạnh.
Trong lĩnh vực công nghệ chế tạo máy bay, đến nay Airbus là biểu tượng của hợp tác châu Âu. Trên lãnh thổ Anh, 15.000 nhân viên trực tiếp làm việc cho Airbus tại ba cơ sở khác nhau. Bên cạnh đó còn phải kể đến 4.000 hãng gia công cho Airbus với 85.000 nhân viên. Theo lời tổng giám đốc Airbus Marwan Lahoud, khoảng 20 % của mỗi chiếc máy bay Airbus được chế tạo tại Anh. Do vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để các khoản đầu tư của Airbus tại Anh không bị thiệt hại.
Ngành hàng không của Anh cũng đang « ngồi trên lửa » vì đồng bảng Anh mất giá họ sẽ phải mua nhiên liệu đắt hơn, đó là chưa kể khối lượng hành khách anh đi du lịch sẽ giảm đáng kể khi mãi mực của người dân Anh giảm vì đồng bảng tuột giá.
Thêm một thách thức khác đặt ra cho các hãng hàng không Anh hay của nước ngoài đặt trụ sở trên xứ sở của nữ hoàng Elizabeth đệ nhị : trong tương lai sẽ phải đàm phán lại về quyền tự do sử dụng không gian chung của Châu Âu. Từ hãng hàng không giá rẻ Easyjet đến tập đoàn nổi tiếng British Airways cùng lo ngại mất quyền mở chi nhánh hay trong thị trường chung Châu Âu. Nhờ được hưởng quyền tự do sử dụng không gian chung Châu Âu mà tập đoàn hàng không low cost Easyjet, trong vỏn vẹn 20 năm, đã trở thành một đối tác nặng ký trên thế giới trong ngành.
Vài ngày trước khi cử tri Anh được tham khảo ý kiến về việc đi hay ở lại trong Liên Hiệp Châu Âu, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OCDE đã công bố một báo cáo với những thống kê cụ thể như là : chia tay với Châu Âu, người tiêu dùng Anh phải trả giá một bao thuốc lá đắt hơn đến 20 % so với hiện tại.
Trung bình, một người nghiện thuốc sẽ phải chi ra thêm 600 bảng một năm : đó là cái giá phải trả vì thuế nhập khẩu tăng thêm. Giá thuốc men và xe hơi trên thị trường Anh sẽ tăng thêm theo thứ tự là 4,5 % và 10 %.
Trong bối cảnh hàng loạt các tín hiệu, thống kê và báo cáo đều chỉ ra rằng kinh tế Anh chẳng có lợi gì khi ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, thủ tướng David Cameron và bộ trưởng Tài chính George Osborne đã liên tục tìm cách trấn an các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Luân Đôn nhấn mạnh : kinh tế Anh may mắn có được những nền tảng vững chắc. Được RFI đặt câu hỏivề mức độ tin cậy của những tuyên bố đó, chuyên gia kinh tế thuộc ngân hàng Saxo Bank Christopher Dembick trả lời như sau :
« Tôi nghĩ là thủ tướng Anh có lý trong trung hạn bởi, xét cho cùng, hiện tại hai nền công nghiệp phát triển ổn định nhất là Anh và Mỹ. Nước Anh có tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục khiến chúng ta phải ganh tị. Kinh tế Anh vững vàng. Điều duy nhất mọi người lo sợ là câu hỏi, tương lai nước nay đi về đâu nếu không còn là thành viên của Liên Hiệp Châu Âu.
Lo ngại đó đè nặng lên các dự án đầu tư của doanh nghiệp và cũng có thể là do những hoang mang ban đầu, kinh tế Anh giảm sụt trong ngắn hạn. Về câu hỏi liệu rằng các doanh nghiệp ngoại quốc đang hoạt động tại Anh có di dời cơ sở sang Châu Âu hay không, tôi nghĩ nếu có, thì đấy không là những làn sóng ồ ạt như mọi người lo ngại. Nhưng đúng là về lâu dài, nghi vấn bao quanh mối quan hệ giữa Liên Hiệp Châu Âu với Anh Quốc.
Tựu chung, thì nước Anh cần có Châu Âu hơn là Liên Hiệp Châu Âu cần có nước Anh. Luân Đông không trong thế mạnh để đặt điều kiện với Bruxelles ».
Vào lúc các lãnh đạo Châu Âu họp thượng đỉnh đầu tiên với vỏn vẹn 27 thành viên, thay vì 28, mọi người đều biết, thủ tục ly dị giữa Luân Đôn với Bruxelles sẽ kéo dài. Không bên nào dám mạnh tay cắt đứt quan hệ, khi mà giao thương giữa Anh với phần còn lại của châu lục đã quá gắn bó với nhau.
Các lưu trữ
- 1
- 2
- 3
- ...
- trang sau >
- trang cuối >
-
Pháp và châu Âu, « sân chơi » của giới đầu tư Trung Quốc
Sau khi đã chinh phục châu Phi và châu Mỹ La Tinh, Trung Quốc đang mở rộng địa bàn hoạt động tại châu Âu. Các doanh … -
Euro 2016 : Cú hích cho kinh tế Pháp ?
Với hơn một triệu rưỡi du khách nước ngoài đến Pháp xem bóng đá, Paris kỳ vọng Euro 2016 đem lại tăng trưởng, tạo công việc … -
Nguy cơ nhóm BRICS tan rã
Brazil và Nam Phi hai thành viên trong khối BRICS đang trực diện với khủng hoảng chính trị và kinh tế : tổng thống hai nước này … -
Ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, lợi hay hại cho kinh tế Anh ?
Đi hay ở lại trong Liên Hiệp Châu Âu ? Đó là câu hỏi người dân Anh phải trả lời vào ngày 23/06/2016. Luân … - http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160628-anh-do-luong-hau-qua-kinh-te-sau-brexit
« Hậu Brexit » và tình cảnh người nhập cư
Ngày 23/06/2016, đa số cử tri Anh đã chọn phương án ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu (Brexit). Nhập cư là một trọng tâm của chiến dịch trưng cầu dân ý. Chủ trương ngăn chặn dòng người nhập cư từ châu Âu của các chính trị gia dân tộc chủ nghĩa thu hút được nhiều ủng hộ của cử tri. Số phận người nhập cư ra sao với giai đoạn « hậu Brexit » là chủ đề chính của Tạp chí Xã hội của RFI tuần này.
- Đọc thêm : Brexit : Chính phủ Anh cam kết chống tệ nạn bài ngoại
Tình cảm bài ngoại trỗi dậy
Một loạt các vụ việc mang tính phân biệt chủng tộc đã xảy ra trong những ngày qua mà người Ba Lan là đối tượng nổi bật nhất. Ở một trường học các gia đình người Ba Lan bị nhét giấy vào thùng thư xua đuổi về nước, còn trung tăm văn hóa Ba Lan ở Luân Đôn bị xịt sơn lên cửa kính. Tuy nhiên báo chí đã nhanh chóng lên tiếng, và bản thân nhiều người dân cũng thể hiện chính kiến của mình bằng cách gửi thư và hoa tới xin lỗi.
Có thể thấy là nhiều phần tử cực đoan sau biến động chính trị vừa rồi đã có cơ hội trỗi dậy, nhưng mà công chúng cũng được biết thêm về hoàn cảnh của những người nhập cư. Ví dụ như người Ba Lan, có người mới sang Anh để đi làm kiếm sống với đồng lương cao hơn nơi quê nhà, nhưng cũng có người di tản sang đây từ thời Đệ nhị thế chiến, và là phi công chiến đấu chống máy bay của phát xít Đức ném bom Luân Đôn. Xã hội Anh về cơ bản có rất nhiều điều do người nhập cư xây dựng, kể cả về văn hóa lẫn kinh tế chính trị, nhưng khi cuộc sống có nhiều áp lực hay kinh tế suy thoái và chính trị bất ổn thì người ta dễ dàng đổ lỗi cho người nhập cư đã lấy mất việc làm, hay cạnh tranh làm giảm thu nhập, và tạo ra bất ổn do văn hóa và tập quán sống khác biệt.
Nhìn một cách lạc quan thì những sự kiện vừa qua giúp bộc lộ rõ những vấn đề tiêu cực trong tâm thái xã hội để giới chuyên gia trong xã hội có thể tìm giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, có lẽ chuyện bị phân biệt đối xử chưa phải là mối lo lắng nhất hiện nay của người nhập cư.
Thủ tục giấy tờ khó khăn
Theo thỏa thuận giữa các nước Liên Hiệp Châu Âu thì công dân có quyền sang nước khác sinh sống và làm việc không cần phải xin giấy phép lao động hay thủ tục gì khác. Trong điều kiện bình thường thì không có điều gì rắc rối vì sau vài năm làm việc thì người dân các nước như Tiệp và Slovakia hay Hungary trở về nước sinh sống, hoặc kết hôn với người Anh và ở lại hội nhập như các nước Tây Âu.
Người Ba Lan trở thành đối tượng bị phân biệt một phần cũng là do họ biết cách lợi dụng luật lệ một cách có lợi nhất. Ví dụ một người sang lao động chỉ cần khai thu nhập ít, để giảm nộp thuế (thậm chí có thể được hưởng đến 10.000 bảng từ trợ cấp xã hội cho người có thu nhập thấp), được hệ thống bảo hiểm y tế chữa trị miễn phí cho bản thân và vợ con, cho con vào học trường Anh miễn phí với đủ mọi ưu đãi và kể cả trợ cấp cho tới bậc đại học. Đây là một cộng đồng mạnh với số đông và hệ thống dịch vụ tư pháp và kế toán cùng cửa hàng thực phẩm có mặt ở khắp mọi nơi. Khi ước nguyện Brexit được luật hóa thì các điều kiện ưu đãi vừa kể sẽ biến mất, và nếu theo qui trình xin giấy phép lao động hay đoàn tụ gia đình để vào Anh thì điều kiện vô cùng khất khe cả về trình độ lẫn thu nhập và tiếng Anh.
Đó cũng là mối lo của khu tài chính Luân Đôn vì sợ mất lực lượng lao động hiện có, mà rất nhiều người là từ các nước Tây Âu sang. Thủ tục khó khăn cho bản thân hay gia đình sẽ khiến người ta dễ tìm sang những nơi khác để làm việc. Đặc biệt nhất là nhân lực trong các mùa thu hoạch, vì nông nghiệp ở Anh được đến vụ mùa mới cần rất nhiều công nhân để sắp xếp và đóng gói trước khi chuyển đến các siêu thị, mà nếu phải áp dụng chế độ xin giấy phép rồi mới đưa lao động sang thì sẽ không thể nào kịp phản ứng nhanh chóng với sự thay đổi của mùa màng và thời tiết. Đồng thời, nếu thay đổi thủ tục, thì quyền lợi của người lao động tay chân thu nhập thấp cũng sẽ không được bảo đảm.
Người gốc Việt mang quốc tịch châu Âu
Người Việt ở Anh có thể chia thành ba nhóm cơ bản, đầu tiên là khoảng vài chục ngàn thuyền nhân nay đã có quốc tịch Anh, và tiếp tục đưa thân nhân hay kết hôn rồi đưa vợ chồng người Việt sang Anh. Nhóm này phải theo các qui định rất khắt khe của nước Anh về nhập cư, như là thu nhập của người bảo lãnh, và tiếng Anh của người nhập cư. Kèm theo đó là một số sinh viên hay người lao động sau thời gian làm việc cũng đủ điều kiện nhập quốc tịch Anh, cũng với những qui định như vậy. Đối với họ thì quyết định Brexit chỉ là một vấn đề chính trị xã hội của nước Anh mà một số người có thể ủng hộ vì không thích có thêm người nhập cư, hoặc phản đối vì sợ mất nguồn thu nhập từ dân nhập cư như là tiền cho thuê nhà hay khách làm nails và khách đến nhà hàng.
Nhóm người Việt thứ hai cũng với số lượng cũng khá đông là những người vượt biên bằng xe công-ten-nơ từ Pháp sang, và bị từ chối quyền tị nạn ở Anh. Đây là một góc khuất không được báo chí nhắc nhiều dù rằng có đến cả triệu người như vậy từ đủ mọi quốc gia trên thế giới đổ về, mà cục di dân của Anh gần như là bất lực trong việc ngăn chặn. Đối với họ thì quyền lợi chỉ bị mất trong trường hợp nước Anh rút khỏi hiệp ước nhân quyền hay thỏa thuận về quyền tị nạn trên thế giới.
Nhóm duy nhất chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quyết định Brexit là những người Việt mang quốc tịch các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu, đang trong giai đoạn « limbo », tức là luật lệ chưa rõ ràng, không biết tương lai thủ tục giấy tờ như thế nào như trường hợp tiêu biểu của các cộng đồng người Ba Lan như vừa kể. Tuy nhiên, khá nhiều người đã cố gắng hoàn tất các bộ hồ sơ cần thiết từ nhiều tháng trước, như là kịp đón vợ chồng sang theo qui định cũ, và đăng ký thẻ tạm cư (registration certificate) để bảo đảm quyền lợi tối thiểu trong trường hợp quyết định Brexit chính thức có hiệu lực.
***
Với cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/06/2016, nước Anh lựa chọn rời châu Âu. Hiện tại, quyết định Brexit chưa ảnh hưởng trực tiếp đến các định chế nhập cư, khi thương thuyết về việc nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu vẫn còn chưa được khởi sự. Tuy nhiên, quyết định Brexit để lại một áp lực tâm lý hết sức lớn đối với nhiều người nhập cư đang sinh sống và làm việc tại Anh Quốc. Áp lực ắt hẳn sẽ càng trở nên nặng nề hơn, nếu giai đoạn chuyển tiếp phức tạp, kéo dài và không khí bài ngoại được dung dưỡng tại nước Anh.
Trong một phát biểu, năm ngày trước khi bị một thành phần dân tộc chủ nghĩa sát hại (ngày 16/06), bà Joe Cox, nữ dân biểu Anh ủng hộ hội nhập với châu Âu, đã chia sẻ những lo lắng của người dân Anh về tình trạng các phòng khám bệnh hay trường học quá tải, về tình trạng cạnh tranh trong tìm kiếm việc làm giữa dân nhập cư và dân bản địa, nhưng đồng thời bà cũng khẳng định, trên thực tế đa số người Anh thừa nhận những đóng góp tích cực của dân nhập cư (2). Theo một số nghiên cứu, dân nhập cư đã mang lại cho nước Anh khoảng 25 tỷ đô la trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI (theo tân đô trưởng Luân Đôn Sadiq Khan), và dân nhập cư mới đây có xu hướng nhận được ít trợ cấp của nhà nước hơn (3). Đóng góp của dân nhập cư thậm chí còn được coi là rất quan trọng.
Dù mức độ lợi hại của việc nhập cư về phương diện kinh tế là điều còn cần phải được soi sáng thêm từ nhiều góc độ, việc kiểm soát những lợi dụng các phúc lợi xã hội cần siết chặt, nhưng cũng giống như hết thảy các nền kinh tế khác trong kỷ nguyên toàn cầu hóa hiện nay, nước Anh không thể đóng cửa, Anh Quốc không thể đi ngược lại xu thế hội nhập toàn cầu. Đối với chính bản thân các chính trị gia dân tộc chủ nghĩa, ủng hộ Brexit, việc sửa hẳn chính sách nhập cư hiện tại (vốn hướng về một thị trường tự do thống nhất với châu Âu) hoàn toàn không phải là điều dễ dàng.
Theo nhiều nhà quan sát, luận điểm tuyên truyền chống dân nhập cư của những người ủng hộ Brexit có thể đang che lấp một thực tế sâu xa hơn trong chính xã hội Anh Quốc : Đó là hố sâu ngăn cách giữa tầng lớp trung lưu đô thị với các nhóm dân nghèo, và cảm giác không theo kịp "những thay đổi" hiện nay, một tình cảm phổ biến ở rất nhiều người Anh (4). Dù sao thì cú sốc Brexit, đang đặt tất cả các bên liên quan, phía Anh Quốc (với bốn quốc gia thành viên : nước Anh, xứ Wales, Scotland và Bắc Ai Len), cũng như phía Liên Hiệp Châu Âu trước một tình thế hoàn toàn mới : « Chiếc hộp Pandore » (5) với những mâu thuẫn dồn nén, vốn ít được phơi bày, nay đã được mở tung ra.
----
(1) Bài « Các hành động kỳ thị chủng tộc tăng lên gấp rưỡi : không khí ghê tởm », tuần báo Le Nouvel Observateur, ngày 28/06/2016.
(2), (4) Bài « Nhập cư, một trong những nguyên nhân chủ yếu của Brexit : ảo tưởng và thực tế », trang mạng Francetvinfo.fr.
(3) Theo “Positive economic impact of UK immigration from the European Union: new evidence”, một nghiên cứu của Centre for Research and Analysis of Migration (CReAM), công bố năm 2014.
(5) Chiếc hộp Pandore - do Brexit - đe dọa không chỉ nước Anh, mà cả toàn bộ châu Âu, và phần còn lại của thế giới, nhưng đây cũng có thể là một cơ hội, nếu như các bên vượt qua được các bất đồng để hướng đến một quan hệ mới, tiếp tục tinh thần đã làm nên châu Âu, được khởi sự cách nay gần 70 năm : "đoàn kết ngày càng mật thiết hơn giữa các dân tộc" (Hiệp ước Roma 1957). Xem bài "Brexit : boîte de Pandore ou seconde chance?/Brexit: Hộp Pandore hay cơ hội thứ hai?", Libération, 28/06/2016.
Cùng chủ đề
Đảng Bảo thủ Anh chọn lãnh đạo mới
Bộ trưởng Nội Vụ Anh Theresa MayREUTERS/Dylan Martinez
Dư luận nước Anh bắt đầu bàn cãi về các nhân vật sẽ lên làm lãnh đạo đảng Bảo thủ và thay thế thủ tướng David Cameron đàm phán với Liên Hiệp Châu Âu để rút khỏi tư cách thành viên. Theo những nhận định ban đầu, thì bộ trưởng Nội Vụ Theresa May có phần thắng thế còn cựu đô trưởng Luân Đôn Boris Johnson lại bất ngờ tuyên bố vào phút chót là sẽ không ra ứng cử. Từ Luân Đôn, thông tín viên Lê Hải cho biết thêm về câu chuyện này.
Người ta khá bất ngờ khi thấyông Boris Johnson, người nổi bật nhất trong cuộc vận động cho Brexit và luôn xuất hiện trên mặt báo trong vai trò đối lập với thủ tướng David Cameron lại tuyên bố rút lui ngay trước giờ chốt danh sách ứng viên vào trưa hôm qua (30/06/2016). Dư luận còn bất ngờ hơn nữa khi nhân vật số hai của ông là Michael Gove ngay trước đó vài giờ đồng hồ tuyên bố không ủng hộ ông Johnson lên làm lãnh đạo đảng Bảo thủ vì thấy ông chưa hội đủ các tố chất cần thiết.
Ông Michael Gove hôm nay cũng nhanh chóng đưa ra lộ trình sắp tới cho đảng Bảo thủ và nước Anh trên con đường rời bỏ Liên Hiệp Châu Âu, và một loạt các nghị sĩ trong đảng trước đây đi theo lá cờ của Boris Johnson nay đều ngả sang ủng hộ cho ông. Tuy vậy, con số nghị sĩ trong đảng ủng hộ nhiều nhất cho lãnh đạo tương lai lại dành cho bà Theresa May, dù rằng bà bỏ phiếu cho con đường Bremain, tức là muốn ở lại với Liên Hiệp Châu Âu.
Bà Theresa May giữ chức bộ trưởng bộ Nội Vụ trong nhiều năm nay, mà trong đó có cơ quan chuyên trách về xuất nhập cảnh và di dân di trú, đặc biệt là từ sau một loạt các vụ bê bối hồ sơ đã khiến UKBA phải tách làm đôi và chỉnh sửa nhiều hoạt động. Thời gian qua bà cũng thông qua một đạo luật về di dân sẽ có hiệu lực từ ngày 01/07/2016, siết chặt điều kiện về phúc lợi xã hội cho lao động từ các nước Liên Hiệp Châu Âu ở Anh.
Ngoài ra, bộ Nội Vụ cũng nắm hệ thống cảnh sát và cơ quan an ninh nội địa, cho nên có thể coi bà là người hội đủ tài lực để lèo lái nước Anh trong giai đoạn tới, khi bộ trưởng tài chính George Osborne tuyên bố không muốn lên làm thủ tướng. Tuy nhiên, về khả năng lãnh đạo nhóm, tức là yếu tố để trở thành thủ lĩnh cho đảng Bảo thủ, hay ít nhất là khả năng dẫn dắt các bộ trưởng trong chính phủ, thì người ta còn chưa thực sự cảm thấy được thuyết phục, cho nên các ứng viên khác vẫn đang tích cực vận động để lấy phiếu về cho mình trong đại hội đảng dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 10/2016 tới đây.
Hai vấn đề chính được bàn cãi trong cuộc vận động Brexit là di dân và kinh tế. Vậy bộ trưởng tài chính tiếp tục duy trì vai trò của mình sẽ giúp nước Anh ổn định kinh tế trong quá trình rời bỏ Liên Hiệp Châu Âu?
Thực ra thì không hẳn là như vậy. Bộ trưởng George Osborne đang trong quá trình lèo lái nước Anh để cắt giảm tối đa thâm hụt ngân sách và dự kiến phải tới 2019 mới có thể quay trở lại bình thường. Bây giờ xảy ra chuyện Brexit thì kế hoạch đó phá sản hoàn toàn và chưa chắc rằng ông đủ khả năng đưa ra một chiến lược kinh tế rõ ràng cho nước Anh trong vai trò độc lập, theo như phân tích trên tờ nhật báo Telegraph.
Giới kinh doanh và đặc biệt là khu tài chính Luân Đôn quen tư duy theo kiểu nước Anh là một thành viên của Liên hiệp châu Âu và cho đến giờ họ vẫn chưa tin vào khả năng nước Anh sẽ thật sự Brexit, và càng không có kế hoạch cụ thể gì để chuẩn bị cho việc nước Anh từ nay sẽ kinh doanh độc lập bên ngoài khuôn khổ Liên hiệp châu Âu. Cho nên, việc chọn lựa một bộ trưởng tài chính phù hợp sẽ là vấn đề khiến cho các ứng viên thủ tướng sẽ phải suy nghĩ và tính toán rất nhiều, vì đây sẽ là nhân vật đi đàm phán với Liên Hiệp Châu Âu để bảo đảm quyền lợi kinh tế cho nước Anh sau ngày rút khỏi tư cách thành viên.
Đó chính là thế mạnh của một ứng viên nữ khác là bà Andrea Leadsom, trước khi vào quốc hội từng quản lý quĩ đầu tư tài chính, và sống ở một số nước châu Âu. Ngoài ra, có ứng viên Stephen Crabb là một người rất trẻ, năm nay chỉ 43 tuổi, và hiện quản lý bộ Lao Động và Hưu Trí, tốt nghiệp đại học kinh tế.
Tuy nhiên, lá phiếu bầu chọn lãnh đạo đảng Bảo thủ là do các đoàn đại biểu đến từ các địa phương khác nhau, cho nên các ứng viên từng làm nghị sĩ quốc hội lâu năm như ông Liam Fox cũng sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng. Và chắc chắn là trong đại hội đảng sắp tới đây của đảng Bảo thủ thì câu chuyện đi hay ở lại một lần nữa trở thành đề tài tranh cãi gay gắt.
Bởi vì nó gắn liền với quyết định nước Anh sẽ ra đi như thế nào, bao gồm cả khả năng như người ta giải thích rằng có thể rút khỏi tư cách thành viên Liên Hiệp Châu Âu một cách chính thức, nhưng lại vẫn duy trì vị trí trong khối kinh tế chung gọi tắt là EEA, thì mọi chuyện sẽ không có thay đổi nhiều, hay thậm chí chính phủ có thể không nghe theo ý kiến của dân chúng với các biện pháp kỹ thuật.
Như vậy tình hình hiện nay, nhiều phần là một cuộc chơi chính trị hơn là ván bài về kinh tế và xã hội của Anh quốc đối với Liên Hiệp Châu Âu?
Chính xác là như vậy, tờ báo The Times gọi quyết định Brexit là động đất, cho nên những gì diễn ra sau đó giống như là sóng thần vậy, làm sụp đổ kiến trúc thượng tầng, nơi mà kết cấu lỏng lẻo và xây dựng thiếu nền móng vững vàng, như giấc mộng tan vỡ của ông Boris Johnson.
Bên phía Công đảng thì lãnh đạo Jeremy Corbym cũng phải chịu áp lực phải từ chức, khi mà các nhân vật cao cấp trong đảng quay lưng và ngay cả thủ tướng Cameron trong phiên điều trần hôm thứ Tư (29/06/2016) cũng mỉa mai kêu ông hãy đi đi để nhường ghế lãnh đạo lại cho người khác.
Cuộc vận động Brexit phần nào mở đường cho các phần tử cực đoan hoạt động và đã nổ ra một số cuộc tấn công sắc tộc nhắm vào cửa hàng của người Hồi giáo hay trung tâm văn hóa của người Ba Lan, nhưng xã hội nhanh chóng phản ứng, đưa lên mạng, và luật pháp nước Anh cũng rất nghiêm ngặt trong việc này, cho nên có thể nói mọi việc đã phần nào tạm ổn.
Tương tự vậy, quyết định Brexit đã làm đồng bảng Anh cùng nhiều cổ phiếu mất giá, nhưng chỉ số thị trường chứng khoán FTSE cho đến hôm nay gần như là đã phục hồi. Đúng như câu ngạn ngữ nổi tiếng về tính cách Anh – Keep Calm and Carry On, người dân ở Anh vẫn bình tĩnh và đối phó với tình cảnh, và khó khăn ở chỗ này lại trở thành điều thuận lợi cho chỗ khác.
Ví dụ như là các công ty luật đang quảng cáo để kêu gọi di dân từ Liên Hiệp Châu Âu hãy làm đăng ký thẻ tạm cư, mà với con số 3 triệu người hay là gia đình thuộc dạng này, thì số tiền mà họ kiếm được sẽ rất nhiều. Quá trình đàm phán cũng sẽ mở ra một loạt các công việc mới, từ người đi đàm phán cho đến người làm phiên dịch, hay hợp đồng nghiên cứu dành cho các trường đại học để chuẩn bị trước.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160701-da%CC%89ng-ba%CC%89o-thu%CC%89-anh-cho%CC%A3n-la%CC%83nh-da%CC%A3o-mo%CC%81i
Ông Michael Gove hôm nay cũng nhanh chóng đưa ra lộ trình sắp tới cho đảng Bảo thủ và nước Anh trên con đường rời bỏ Liên Hiệp Châu Âu, và một loạt các nghị sĩ trong đảng trước đây đi theo lá cờ của Boris Johnson nay đều ngả sang ủng hộ cho ông. Tuy vậy, con số nghị sĩ trong đảng ủng hộ nhiều nhất cho lãnh đạo tương lai lại dành cho bà Theresa May, dù rằng bà bỏ phiếu cho con đường Bremain, tức là muốn ở lại với Liên Hiệp Châu Âu.
Bà Theresa May giữ chức bộ trưởng bộ Nội Vụ trong nhiều năm nay, mà trong đó có cơ quan chuyên trách về xuất nhập cảnh và di dân di trú, đặc biệt là từ sau một loạt các vụ bê bối hồ sơ đã khiến UKBA phải tách làm đôi và chỉnh sửa nhiều hoạt động. Thời gian qua bà cũng thông qua một đạo luật về di dân sẽ có hiệu lực từ ngày 01/07/2016, siết chặt điều kiện về phúc lợi xã hội cho lao động từ các nước Liên Hiệp Châu Âu ở Anh.
Ngoài ra, bộ Nội Vụ cũng nắm hệ thống cảnh sát và cơ quan an ninh nội địa, cho nên có thể coi bà là người hội đủ tài lực để lèo lái nước Anh trong giai đoạn tới, khi bộ trưởng tài chính George Osborne tuyên bố không muốn lên làm thủ tướng. Tuy nhiên, về khả năng lãnh đạo nhóm, tức là yếu tố để trở thành thủ lĩnh cho đảng Bảo thủ, hay ít nhất là khả năng dẫn dắt các bộ trưởng trong chính phủ, thì người ta còn chưa thực sự cảm thấy được thuyết phục, cho nên các ứng viên khác vẫn đang tích cực vận động để lấy phiếu về cho mình trong đại hội đảng dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 10/2016 tới đây.
Thực ra thì không hẳn là như vậy. Bộ trưởng George Osborne đang trong quá trình lèo lái nước Anh để cắt giảm tối đa thâm hụt ngân sách và dự kiến phải tới 2019 mới có thể quay trở lại bình thường. Bây giờ xảy ra chuyện Brexit thì kế hoạch đó phá sản hoàn toàn và chưa chắc rằng ông đủ khả năng đưa ra một chiến lược kinh tế rõ ràng cho nước Anh trong vai trò độc lập, theo như phân tích trên tờ nhật báo Telegraph.
Giới kinh doanh và đặc biệt là khu tài chính Luân Đôn quen tư duy theo kiểu nước Anh là một thành viên của Liên hiệp châu Âu và cho đến giờ họ vẫn chưa tin vào khả năng nước Anh sẽ thật sự Brexit, và càng không có kế hoạch cụ thể gì để chuẩn bị cho việc nước Anh từ nay sẽ kinh doanh độc lập bên ngoài khuôn khổ Liên hiệp châu Âu. Cho nên, việc chọn lựa một bộ trưởng tài chính phù hợp sẽ là vấn đề khiến cho các ứng viên thủ tướng sẽ phải suy nghĩ và tính toán rất nhiều, vì đây sẽ là nhân vật đi đàm phán với Liên Hiệp Châu Âu để bảo đảm quyền lợi kinh tế cho nước Anh sau ngày rút khỏi tư cách thành viên.
Đó chính là thế mạnh của một ứng viên nữ khác là bà Andrea Leadsom, trước khi vào quốc hội từng quản lý quĩ đầu tư tài chính, và sống ở một số nước châu Âu. Ngoài ra, có ứng viên Stephen Crabb là một người rất trẻ, năm nay chỉ 43 tuổi, và hiện quản lý bộ Lao Động và Hưu Trí, tốt nghiệp đại học kinh tế.
Tuy nhiên, lá phiếu bầu chọn lãnh đạo đảng Bảo thủ là do các đoàn đại biểu đến từ các địa phương khác nhau, cho nên các ứng viên từng làm nghị sĩ quốc hội lâu năm như ông Liam Fox cũng sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng. Và chắc chắn là trong đại hội đảng sắp tới đây của đảng Bảo thủ thì câu chuyện đi hay ở lại một lần nữa trở thành đề tài tranh cãi gay gắt.
Bởi vì nó gắn liền với quyết định nước Anh sẽ ra đi như thế nào, bao gồm cả khả năng như người ta giải thích rằng có thể rút khỏi tư cách thành viên Liên Hiệp Châu Âu một cách chính thức, nhưng lại vẫn duy trì vị trí trong khối kinh tế chung gọi tắt là EEA, thì mọi chuyện sẽ không có thay đổi nhiều, hay thậm chí chính phủ có thể không nghe theo ý kiến của dân chúng với các biện pháp kỹ thuật.
Như vậy tình hình hiện nay, nhiều phần là một cuộc chơi chính trị hơn là ván bài về kinh tế và xã hội của Anh quốc đối với Liên Hiệp Châu Âu?
Chính xác là như vậy, tờ báo The Times gọi quyết định Brexit là động đất, cho nên những gì diễn ra sau đó giống như là sóng thần vậy, làm sụp đổ kiến trúc thượng tầng, nơi mà kết cấu lỏng lẻo và xây dựng thiếu nền móng vững vàng, như giấc mộng tan vỡ của ông Boris Johnson.
Bên phía Công đảng thì lãnh đạo Jeremy Corbym cũng phải chịu áp lực phải từ chức, khi mà các nhân vật cao cấp trong đảng quay lưng và ngay cả thủ tướng Cameron trong phiên điều trần hôm thứ Tư (29/06/2016) cũng mỉa mai kêu ông hãy đi đi để nhường ghế lãnh đạo lại cho người khác.
Cuộc vận động Brexit phần nào mở đường cho các phần tử cực đoan hoạt động và đã nổ ra một số cuộc tấn công sắc tộc nhắm vào cửa hàng của người Hồi giáo hay trung tâm văn hóa của người Ba Lan, nhưng xã hội nhanh chóng phản ứng, đưa lên mạng, và luật pháp nước Anh cũng rất nghiêm ngặt trong việc này, cho nên có thể nói mọi việc đã phần nào tạm ổn.
Tương tự vậy, quyết định Brexit đã làm đồng bảng Anh cùng nhiều cổ phiếu mất giá, nhưng chỉ số thị trường chứng khoán FTSE cho đến hôm nay gần như là đã phục hồi. Đúng như câu ngạn ngữ nổi tiếng về tính cách Anh – Keep Calm and Carry On, người dân ở Anh vẫn bình tĩnh và đối phó với tình cảnh, và khó khăn ở chỗ này lại trở thành điều thuận lợi cho chỗ khác.
Ví dụ như là các công ty luật đang quảng cáo để kêu gọi di dân từ Liên Hiệp Châu Âu hãy làm đăng ký thẻ tạm cư, mà với con số 3 triệu người hay là gia đình thuộc dạng này, thì số tiền mà họ kiếm được sẽ rất nhiều. Quá trình đàm phán cũng sẽ mở ra một loạt các công việc mới, từ người đi đàm phán cho đến người làm phiên dịch, hay hợp đồng nghiên cứu dành cho các trường đại học để chuẩn bị trước.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160701-da%CC%89ng-ba%CC%89o-thu%CC%89-anh-cho%CC%A3n-la%CC%83nh-da%CC%A3o-mo%CC%81i
Geen opmerkingen:
Een reactie posten