Biển Đông : Mỹ sẽ triển khai thủy quân lục chiến từ 2019
Hải quân Mỹ hoạt động trong vùng biển quốc tế gần khu vực Biển Đông, ngày 08/07/2014.AFP PHOTO /US NAVY/ Amanda R. Gray/ HANDOUT
Theo Stars and Strips, một báo mạng của quân đội Mỹ, ngày 29/06/2016, kể từ năm 2019, Hải Quân Hoa Kỳ sẽ triển khai một đơn vị lính thủy đánh bộ thường trực ở nam Thái Bình Dương, sẵn sàng can thiệp tại Biển Đông.
Trong một cuộc nói chuyện tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (Center for Strategic and International Studies/CSIS), ở Washington D.C., tư lệnh thủy quân lục chiến, tướng John Wissler, cho biết việc triển khai ở nam Thái Bình Dương cho phép quân đội Mỹ có thể hiện diện mạnh hơn tại khu vực rìa phía nam Biển Đông.
Hiện tại, đơn vị thủy quân lục chiến 31st của Hoa Kỳ, đồn trú tại đảo Okinawa, Nhật Bản, đảm trách các hoạt động tuần tra, diễn tập tại Thái Bình Dương, và sẵn sàng đối phó với các thiên tai, thảm họa. Nhờ bố trí thêm một đơn vị thủy quân lục chiến nói trên, lực lượng ở Okinawa sẽ tập trung vào khu vực bắc Thái Bình Dương. Lực lượng sắp được bố trí có khả năng tiến hành nhiều cuộc tuần tra 90 ngày tại Thái Bình Dương và các khu vực phụ cận.
Tư lệnh thủy quân lục chiến Wissler phát biểu tại CSIS, nhân dịp trung tâm này công bố một bản báo về dự án phát triển lực lượng tác chiến thủy-bộ của Mỹ tại Thái Bình Dương (“Land Together: Pacific Amphibious Development and Implications for the U.S. Fleet.”). Báo cáo khuyến nghị lãnh đạo Hạm đội 7 Thái Bình Dương thành lập một lực lượng đặc nhiệm cỡ nhỏ (Special Purpose Marine Air-Ground Task Force), có khả năng triển khai nhanh, nhằm đối phó với các bất trắc xảy ra trên một địa bàn rộng. Một lực lượng như vậy của Mỹ đang hoạt động tại châu Phi.
Sự hiện diện quân sự gia tăng của Hoa Kỳ tại khu vực Biển Đông diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc bộc lộ rõ tham vọng kiểm soát Biển Đông, với việc xây dựng nhiều đảo nhân tạo và bố trí nhiều phương tiện quân sự hiện đại tại quần đảo Trường Sa, nơi nhiều quốc gia láng giềng Đông Nam Á khác, như Việt Nam và Philippines, cũng đòi hỏi chủ quyền. Hoa Kỳ có kế hoạch tiến hành thường xuyên các cuộc tuần tra “ bảo vệ tự do hàng hải ” trong khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo, đá, mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160630-nam-bien-dong-my-se-trien-khai-thuy-quan-luc-chien-tu-2019
Hiện tại, đơn vị thủy quân lục chiến 31st của Hoa Kỳ, đồn trú tại đảo Okinawa, Nhật Bản, đảm trách các hoạt động tuần tra, diễn tập tại Thái Bình Dương, và sẵn sàng đối phó với các thiên tai, thảm họa. Nhờ bố trí thêm một đơn vị thủy quân lục chiến nói trên, lực lượng ở Okinawa sẽ tập trung vào khu vực bắc Thái Bình Dương. Lực lượng sắp được bố trí có khả năng tiến hành nhiều cuộc tuần tra 90 ngày tại Thái Bình Dương và các khu vực phụ cận.
Tư lệnh thủy quân lục chiến Wissler phát biểu tại CSIS, nhân dịp trung tâm này công bố một bản báo về dự án phát triển lực lượng tác chiến thủy-bộ của Mỹ tại Thái Bình Dương (“Land Together: Pacific Amphibious Development and Implications for the U.S. Fleet.”). Báo cáo khuyến nghị lãnh đạo Hạm đội 7 Thái Bình Dương thành lập một lực lượng đặc nhiệm cỡ nhỏ (Special Purpose Marine Air-Ground Task Force), có khả năng triển khai nhanh, nhằm đối phó với các bất trắc xảy ra trên một địa bàn rộng. Một lực lượng như vậy của Mỹ đang hoạt động tại châu Phi.
Sự hiện diện quân sự gia tăng của Hoa Kỳ tại khu vực Biển Đông diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc bộc lộ rõ tham vọng kiểm soát Biển Đông, với việc xây dựng nhiều đảo nhân tạo và bố trí nhiều phương tiện quân sự hiện đại tại quần đảo Trường Sa, nơi nhiều quốc gia láng giềng Đông Nam Á khác, như Việt Nam và Philippines, cũng đòi hỏi chủ quyền. Hoa Kỳ có kế hoạch tiến hành thường xuyên các cuộc tuần tra “ bảo vệ tự do hàng hải ” trong khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo, đá, mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160630-nam-bien-dong-my-se-trien-khai-thuy-quan-luc-chien-tu-2019
Hạm đội hàng không mẫu hạm Mỹ tập trận tại Biển Đông
Chiến đấu cơ F/A Hornet-18 và E-2D Hawkeye trên hàng không mẫu hạm John C. Stennis, ngày 15/06/2016.REUTERS/Nobuhiro Kubo
Hai hàng không mẫu hạm Mỹ cùng với 140 máy bay và 12.000 thủy quân bắt đầu cuộc tập trận tấn công ở ngoài khơi Philippines, trong một hành động được xem là để bảo vệ đồng minh trước sức mạnh đe dọa của Trung Quốc tại biển Đông.
Theo tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình dương và chính phủ Manila, cuộc tập trận khai diễn vào hôm nay 19/06/2016 ngoài khơi Philippines với mục đích « bảo vệ tự do hàng hải và hàng không, trên vùng biển và bầu trời khu vực ».
Hai hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan tiến hành thao dợt theo dõi và tấn công vào mục tiêu từ xa, phối hợp với hoạt động của 12.000 thủy quân, 140 máy bay và nhiều chiến hạm khác. Một tướng Mỹ là Phó đề đốc Marcus Hitchcock, chỉ huy trưởng không đoàn chiến đấu cơ khẳng định là không một hải quân nước nào có thể tập trung sức mạnh hùng hậu như thế. Phó đề đốc John Alexender cho biết đây là cơ hội « để các đơn vị tác chiến phối hợp hành quân trong một vùng biển có tranh chấp ».
Trong khuôn khổ chương trình cải tiến và tăng cường quân lực bảo vệ biển đảo của Philippines, phát ngôn viên bộ quốc phòng Philippines Peter Galvez tuyên bố các cuộc tập trận hỗn hợp do Mỹ thực hiện chứng tỏ « quyết tâm » của Hoa Kỳ thực hiện lời hứa bảo vệ đồng minh Philipines mà chủ quyền quốc gia đang bị hăm dọa.
Philipines đang chờ phán quyết của Toà Trọng Tài Quốc Tế trong vụ kiện Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền ở biển Đông.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160619-ham-doi-hang-khong-mau-ham-my-tap-tran-bien-dong
Hai hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan tiến hành thao dợt theo dõi và tấn công vào mục tiêu từ xa, phối hợp với hoạt động của 12.000 thủy quân, 140 máy bay và nhiều chiến hạm khác. Một tướng Mỹ là Phó đề đốc Marcus Hitchcock, chỉ huy trưởng không đoàn chiến đấu cơ khẳng định là không một hải quân nước nào có thể tập trung sức mạnh hùng hậu như thế. Phó đề đốc John Alexender cho biết đây là cơ hội « để các đơn vị tác chiến phối hợp hành quân trong một vùng biển có tranh chấp ».
Trong khuôn khổ chương trình cải tiến và tăng cường quân lực bảo vệ biển đảo của Philippines, phát ngôn viên bộ quốc phòng Philippines Peter Galvez tuyên bố các cuộc tập trận hỗn hợp do Mỹ thực hiện chứng tỏ « quyết tâm » của Hoa Kỳ thực hiện lời hứa bảo vệ đồng minh Philipines mà chủ quyền quốc gia đang bị hăm dọa.
Philipines đang chờ phán quyết của Toà Trọng Tài Quốc Tế trong vụ kiện Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền ở biển Đông.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160619-ham-doi-hang-khong-mau-ham-my-tap-tran-bien-dong
Geen opmerkingen:
Een reactie posten