Exclusieve artikelen van de Telegraaf redactie
Aantal doden door coup stijgt tot boven 290
3 uur geleden
ANKARA - Minister van Buitenlandse Zaken Mevlüt Çavusoglu heeft zondag gezegd dat het dodental door de mislukte militaire staatsgreep in Turkije is opgelopen tot 190, onder wie veel burgers. Aan de zijde van de coupplegers kwamen ruim honderd man om. Bovendien raakten meer dan 1400 mensen gewond.
Cavusoglu herhaalde nog eens dat de kwade genius achter de voorgenomen machtsovername de in ballingschap levende Fethullah Gülen is. Deze geestelijke ontkent in alle toonaarden. Hij veroordeelde de poging de regering-Erdogan omver te werpen en noemde die een belediging voor de democratie.
Thổ Nhĩ Kỳ bắt 'khoảng 6.000 người'
- 9 giờ trước
Thổ Nhĩ Kỳ đến nay đã bắt giữ 6.000 người sau vụ đảo chính bất thành hôm thứ Sáu, Bộ trưởng Nội vụ Bekir Bozdag nói, và cho biết con số này sẽ còn tăng thêm.
Trong số những người bị bắt có nhiều sỹ quan cao cấp.Một viên chỉ huy lữ đoàn và hơn 50 quân nhân bị bắt giam tại tỉnh Denizli ở miền tây vào đầu giờ sáng Chủ Nhật, truyền thông nước này loan tin.
Cho đến nay, ít nhất đã có 3.000 binh lính bị bắt và chừng 2.700 thẩm phán bị sa thải.
Ít nhất 265 người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ xảy ra trong cuộc đảo chính bất thành.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói Quốc hội nước này có thể cân nhắc đề xuất áp dụng án tử hình.
Ông Erdogan cáo buộc giáo sỹ người Thổ hiện ở Mỹ, Fethullah Gulen là đứng đằng sau âm mưu đảo chính, nhưng ông này bác bỏ.
Nỗ lực đảo chính diễn ra đêm thứ Sáu, khi một phe nhóm quân sự chiếm các cây cầu quan trọng ở Istanbul và tấn công các tòa nhà quốc hội tại thủ đô Ankara.
Ông Erdogan đã kêu gọi mọi người nổi dậy chống lại những đối tượng âm mưu đảo chính; tới sáng thứ Bảy các quân nhân nổi loạn bắt đầu đầu hàng.
Tuy nhiên, một đêm đầy các vụ nổ, những tiếng súng bắn và những vụ đụng độ đã khiến 161 người, gồm cả dân thường và cảnh sát, thiệt mạng. Hơn 1.440 người khác bị thương.
Chính phủ nói có 104 "kẻ âm mưu" đã bị giết chết.
Bắt giữ các gương mặt cao cấp
Trung tướng Ozhan Ozbakir, chỉ huy đồn Denizli và Lữ đoàn Biệt kích số 11, nằm trong số các gương mặt quân sự cao cấp bị bắt hôm Chủ Nhật, hãng tin Anadolu của nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ tường thuật.Các gương mặt hàng đầu khác bị bắt có Tướng Erdal Ozturk, chỉ huy Quân đoàn số Ba, Tướng Adem Huduti, chỉ huy Quân đoàn số Hai, và Akin Ozturk, cựu Tham mưu trưởng Không quân.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã yêu cầu dẫn độ từ Hy Lạp về tám quân nhân bỏ chạy bằng một chiếc trực thăng của Thổ Nhĩ Kỳ sang xin tỵ nạn chính trị sau khi đảo chính bại lộ.
Một trong những thẩm phán cao cấp nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, Alparslan Altan, đã bị tạm giữ hôm thứ Bảy.
Khoảng 44 thẩm phán và công tố viên đã bị bắt giữ hồi đêm tại thành phố Konya ở miền trung, và 92 người bị bắt tại thành phố Gazientep ở đông nam, hãng tin tư nhân Dogan nói.
Hôm thứ Bảy, Bộ trưởng Lao động Thổ Nhĩ Kỳ, Suleyman Soylu tỏ ý nói Hoa Kỳ đứng đằng sau vụ đảo chính, là cáo buộc bị Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry mạnh mẽ bác bỏ.
Tổng thống Barack Obama cùng các lãnh đạo thế giới kêu gọi các đảng phái tại Thổ Nhĩ Kỳ "hành động trong khuôn khổ pháp luật".
Tin liên quan
http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/07/160717_turkey_key_military_officers_arrested
Đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ thất bại, 42 chết, chủ mưu bị bắt
ANKARA, Turkey (AP) – Tổng Thống Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ nói với quốc gia của ông hôm Thứ Bảy rằng chính phủ của ông đang dập tắt âm mưu đảo chính, sau một đêm có nhiều tiếng nổ, không chiến, và nổ súng khắp thủ đô Ankara, và làm ít nhất 42 người thiệt mạng và nhiều người bị thương.
Các giới chức chính quyền nói rằng đảo chính coi như thất bại khi người dân đổ ra đường phố suốt đêm để đối đầu với thành phần quân nhân định chiếm quyền kiểm soát quốc gia. Tuy nhiên, nhiều tiếng nổ vẫn còn được nghe thấy tại Ankara và Istanbul suốt buổi sáng, trong đó có một vụ nổ bom ở tòa nhà quốc hội.
Phát biểu trên một đài truyền hình nhà nước ở Istanbul, ông Erdogan nói chính quyền đang bắt những người chủ mưu và ủng hộ đảo chính trong quân đội và “họ sẽ phải trả giá đắt vì tội phản quốc đối với Thổ Nhĩ Kỳ,” theo một thông báo do văn phòng ông cung cấp. “Những ai làm mất danh dự quân đội phải ra đi. Tiến trình này sẽ bắt đầu hôm nay và sẽ tiếp tục trong lúc chúng ta chiến đấu chống các nhóm khủng bố.”
Phát biểu trên cơ quan truyền thông Anadolu của nhà nước, Thủ Tướng Binali Yildirim nói rằng có hơn 120 người bị bắt.
Ông Erdogan, người nói rằng tổng thư ký của ông bị những người âm mưu đảo chính bắt, bay đến phi trường Ataturk ở Istanbul sáng sớm Thứ Bảy và được đám đông chào đón. Trước đó vài giờ, khi cuộc đảo chính diễn ra, văn phòng của ông từ chối cho biết ông ở đâu, và ông phải trả lời phỏng vấn của một đài truyền hình qua FaceTime.
Sự hỗn loạn này đánh dấu một giai đoạn chính trị bất ổn tại Thổ Nhĩ Kỳ, xuất phát từ chính sách ngày càng cứng rắn của ông Erdogan, bao gồm thay đổi một số vị trí trong chính quyền, đàn áp người bất đồng chính kiến và các cơ quan truyền thông đối lập, và tái tham gia vào cuộc chiến chủ yếu với người Kurd tại vùng Đông Nam.
Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia thành viên NATO, là một đồng minh chiến lược của Mỹ trong cuộc chiến chống lại nhóm ISIS, và là nơi cho phép chiến đấu cơ Hoa Kỳ sử dụng căn cứ Incirlik để tấn công vào các nhóm quá khích tại hai quốc gia láng giềng Iraq và Syria.
Một cuộc đảo chính chống lại chính quyền được bầu lên một cách dân chủ có thể gây khó khăn cho Hoa Kỳ trong việc hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng Thống Barack Obama kêu gọi tất cả các bên ủng hộ chính quyền do dân bầu lên một cách dân chủ.
Ông Jens Stoltenberg, tổng thư ký NATO, nói ông có nói chuyện với Ngoại Trưởng Mevlut Cavusoglu của Thổ Nhĩ Kỳ và kêu gọi tôn trọng dân chủ.
Vụ đảo chính bắt đầu hôm Thứ Sáu, khi quân đội đưa ra một thông cáo nói rằng họ đã nắm quyền kiểm soát “để tái áp dụng ổn định hiến pháp, dân chủ, nhân quyền, và tự do, để bảo đảm rằng luật pháp một lần nữa là tối thượng tại quốc gia này.”
Phản lực cơ bay trên bầu trời, súng nổ bên ngoài tổng hành dinh quân đội, và quân xa chặn hai cây cầu chính ở Istanbul. Binh sĩ chặn lối vào phi trường của Istanbul, nơi có bốn xe tăng đậu sẵn, theo hãng thông tấn tư nhân Dogan. Hai xe tăng khác và xe quân đội đậu trước nhà ga VIP ở phi trường.
Hãng thông tấn Dogan nói rằng binh sĩ tiến vào đài không lưu và ngưng tất cả các chuyến bay.
Tuy nhiên, phe quân đội có vẻ không thống nhất, khi các chỉ huy hàng đầu xuất hiện trên truyền hình, chỉ trích hành động đảo chính và ra lệnh cho binh sĩ trở lại trại của họ.
“Những ai định đảo chính sẽ không thành công. Người dân của chúng ta nên biết điều này, đó là, chúng ta sẽ vượt qua giai đoạn hiện nay,” Tướng Zekai Aksakalli, tư lệnh lực lương đặc biệt, nói với đài truyền hình tư nhân NTV qua điện thoại.
Trong lúc sự việc diễn ra, chiến đấu cơ thuộc thành phần trung thành với chính phủ bay trên bầu trời thủ đô Ankara bắn vào các trực thăng của nhóm ủng hộ đảo chính, theo hãng thông tấn nhà nước Anadolu cho biết. Đài NTV nói rằng một trực thăng bị bắn rơi. Súng bắn và tiếng nổ nghe khắp thành phố.
Ngoài ra, ông Erdogan kêu gọi người dân đổ ra đường khắp toàn quốc, và nhiều người đã tuân theo, nhất là ở hai thành phố Izmir và Istanbul, một số vẫy cờ Thổ Nhĩ Kỳ và tập trung tại quảng trường chính ở Ankara.
Hãng thông tấn Dogan nói rằng một số binh sĩ đã nổ súng vào một nhóm người tìm cách băng qua cầu Bosporus biểu tình phản đối đảo chính, và một số người đã bị thương.
Màn ảnh truyền hình cho thấy nhiều người chạy tìm chỗ ẩn núp khi có tiếng súng nổ.
Binh sĩ cũng bắn chỉ thiên để giải tán đám đông người ủng hộ chính quyền tại tượng đài Taksim ở Istanbul, trong khi trực thăng quân đội bay trên không. Một đền thờ gần đó dùng loa phát thanh phát ra những lời chống lại đảo chính.
Trong suốt cuộc đảo chính thất bại, có 17 cảnh sát viên bị thiệt mạng khi một trực thăng tấn công vào tổng hành dinh lực lượng cảnh sát đặc biệt bên ngoài thủ đô Ankara, theo hãng thông tấn Anadolu.
Một giới chức tại bệnh viện Haydarpasa Numune ở Istanbul nói có ít nhất 150 bị thương, nhưng không cho biết có ai chết hay không.
Đài truyền hình NTV nói có sáu người chết được đưa đến bệnh viện.
Các giới chức của bệnh viện Sisli Hamidiye Etfal Training and Research ở Istanbul nói họ cũng nhận một số người chết và bị thương. Các giới chức này nói trong điều kiện ẩn danh bởi vì họ không có thẩm quyền công khai phát biểu.
Chủ Tịch Quốc Hội Ismail Kahraman nói có một quả bom nổ trúng một góc tòa nhà quan hệ công chúng bên trong khuôn viên quốc hội, làm bị thương một số cảnh sát viên.
Cho tới sáng Thứ Bảy, các giới chức cao cấp Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng âm mưu đảo chính coi như thất bại. Một giới chức nói với hãng thông tấn AP rằng tất cả giới chức chính quyền vẫn còn tại vị và điều hành cơ quan của họ. Giới chức này cũng yêu cầu được nói trong tư cách giấu tên vì sự nhạy cảm của vấn đề.
Trước đó, ông Nuh Yilmaz, một phát ngôn viên của cơ quan tình báo quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, nói với đài CNN Turk rằng âm mưu đảo chính bị dập tắt, và nói thêm rằng Tướng Hulusi Akar, tổng tư lệnh quân đội, hoàn toàn nắm quyền kiểm soát trở lại.
Tuy nhiên, ông Erdogan vẫn hoài nghi và nói trong phát biểu của ông rằng “tôi không biết tình hình của vị tổng tư lệnh ra sao.”
Khi cuộc khủng hoảng xảy ra, có nhiều nguồn tin nói rằng hai trang mạng xã hội rất phổ biến như Twitter và Facebook bị chặn tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Facebook từ chối giải thích, nhưng Twitter nói rằng họ nghi ngờ có người “cố tình” can thiệp vào hệ thống của họ. (Đ.D.)
http://www.nguoi-viet.com/the-gioi/quan-doi-dinh-thuc-hien-dao-chinh-o-tho-nhi-ky/
Hy Lạp gửi trả Thổ Nhĩ Kỳ 8 quân nhân đảo chánh thất bại, chạy trốn sang Hy Lạp bằng máy bay trực thăng
Exclusieve artikelen van de Telegraaf redactie
'Griekenland stuurt Turkse militairen terug'
Gisteren, 23:49
ISTANBUL - De acht Turkse militairen die na de mislukte staatsgreep in een helikopter uitweken naar Griekenland en daar politiek asiel aanvroegen, zullen worden teruggestuurd. De minister van Buitenlandse Zaken Mevlüt Çavusoglu heeft zaterdagavond via Twitter bekendgemaakt dat zijn Griekse collega Nikos Kotzias telefonisch heeft toegezegd hen zo snel mogelijk uit te leveren.
Athene bevestigde het gesprek maar was terughoudender over de uitwijzing. Griekse juristen gaan er gezien de ervaring met asielprocedures vanuit dat het misschien wel twintig dagen gaat duren voordat een beslissing is genomen. De gevluchte bemanning ontkent betrokken te zijn geweest bij de staatsgreep. Ze waren opgestegen om gewonden te vervoeren. Toen de politie hun toestel onder vuur nam, waren ze ervandoor gegaan.
Zaterdagavond arriveerden dertien Turken in Alexandroupolis om de 'gekaapte' helikopter van het type 'Black Hawk' op te halen.
http://www.telegraaf.nl/buitenland/26229943/___Turkse_militairen_teruggestuurd___.html
Zaterdagavond arriveerden dertien Turken in Alexandroupolis om de 'gekaapte' helikopter van het type 'Black Hawk' op te halen.
http://www.telegraaf.nl/buitenland/26229943/___Turkse_militairen_teruggestuurd___.html
Telegraaf TV
meer videos Heftige gevechten in pand CNN Türk
Op beelden is te zien hoe betogers en politie miliairen overmeesteren op de redactie van de televisiezender CNN Türk. De militairen hadden de zender uit de lucht gehaald en hiervoor werden ze flink gestraft.
Betogers nemen tank in beslag
De aanhangers van Erdogan lieten zich niet afschrikken door de militairen tijdens de staatsgreep van vrijdagavond in Istanbul. De betogers overmeesterden militairen en namen een tank in beslag.
Parlementsgebouw Ankara in puin
Het parlementsgebouw in Ankara is bij de luchtaanvallen door coupplegers zwaar beschadigd geraakt. Op beelden is het moment van explosie te zien en welke ravage het teweeg heeft gebracht.
Thổ Nhĩ Kỳ: Đảo chánh xảy ra đúng như TT Erdogan hằng lo sợ
Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ (NV) – Tổng Thống Recep Tayyip Erdogan, nhà lãnh đạo quan trọng nhất của nền cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ từ thời vị sáng lập Mustapha Kemal Ataturk, vẫn luôn bị ám ảnh bởi bài học của Ai Cập.
Theo báo Washington Post, ba năm trước đây, một cuộc đảo chánh quân sự ở Ai Cập lật đổ Tổng Thống Mohamed Morsi, người được bầu theo thể thức dân chủ.
Ông Morsi bị bắt cùng với các đồng minh và tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo do ông lãnh đạo cũng bị giải tán một cách dã man.
Một chế độ mới được thành lập và vẫn còn tồn tại đến nay.
Ông Morsi, người theo Hồi Giáo, có vẻ có một số điểm tương đồng về mặt tinh thần với ông Erdogan và đảng cầm quyền viết tắt là AKP của ông, một đảng trung hữu xây dựng trên lý tưởng dân tộc chủ nghĩa pha trộn tôn giáo của Đạo Hồi hệ phái Sunni.
Vụ lật đổ chế độ của ông Morsi gặp phải sự lên án của ông Erdogan, mặc dù không được lòng dân nhưng ông Morsi được bầu hợp pháp.
Nhiều người Ai Cập theo đạo Hồi chưa bị bắt, vội bỏ trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ xin được dung thân.
Năm ngoái, khi chính phủ của Tổng Thống Abdel Fatah el-Sisi, đầu não của cuộc đảo chính Ai Cập, tuyên án tử hình ông Morsi, ông Erdogan tức giận cả Cairo lẫn Tây Phương vì cho rằng họ đã nhìn sự dập tắt của nền dân chủ Ả Rập với vẻ thờ ơ.
Âm vang của bài học Ai Cập nay trở nên quan trọng, khi Thổ Nhĩ Kỳ vừa trải qua một âm mưu đảo chánh vào đêm Thứ Sáu, nhằm lật đổ sự cai trị của ông Erdogan.
Cuộc đảo chánh bị dập tắt. Tất cả các đảng đối lập chính đều đứng về phía chính quyền do dân bầu, mặc dù họ có nhiều dị biệt chính trị.
Đám đông dân chúng trên đường phố có vẻ ủng hộ ông Erdogan và đảng cầm quyền AKP.
Những người biểu tình đưa bốn ngón tay chào theo kiễu “Rabia,” một sự đồng tình về việc loại bỏ người Hồi Giáo ở Ai Cập.
Thổ Nhĩ Kỳ trong quá khứ đã từng gặp phải nhiều vụ đảo chính quân sự, với việc các sĩ quan lật đổ chính quyền vào các năm 1960, 1971 và 1980, kể cả một vụ vào năm 1997, được mệnh danh là “cuộc đảo chánh mềm,” buộc một đảng Hồi Giáo phải rời bỏ chính quyền.
Tuy nhiên từ khi ông Erdogan và đảng AKP lên nắm quyền bính vào năm 2002, thời đại đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ có vẻ như đã qua đi. Đất nước trở nên ổn định hơn dưới một sự cai trị của chính quyền dân sự.
Tuy vậy trong những năm gần đây, ông Erdogan có vẻ như tiến xa hơn.
Sau một thập niên làm thủ tướng, ông lên làm tổng thống sau chiến thắng trong một cuộc bầu cử. Ông bắt đầu mở rộng quyền bính. Tại Ankara, ông cho xây một lâu đài vĩ đại với 10,000 phòng cho chính ông.
Những tờ báo và đài truyền hình đối lập lớn hoặc bị đóng cửa hoặc bị quốc hữu hóa. Phóng viên và những người chống đối đều bị bắt vì nhiều lý do khác nhau. Ngay đồng minh chính trị một thời được xem là thân cận nhất cũng bị cho ra rìa.
Chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ đối với thảm kịch ở Syria khiến tạo nên bất ổn ở trong nước, với sự nổi dậy của sắc dân thiểu số người Kurd và hậu quả của sự thờ ơ của người Thổ Nhĩ Kỳ khiến tổ chức khủng bố ISIS bắt đầu tấn công nhiều mục tiêu ở trong nước.
Vụ tấn công ở phi trường Istanbul hồi tháng rồi đánh dấu một giai đoạn mới đầy nguy hiểm về một cuộc xung đột công khai giữa quân thánh chiến với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.
Và nay, vụ đảo chính vừa rồi, ai là kẻ chủ mưu?
Hãng thông tấn AP trích thuật lời của ông Robert Amsterdam, một luật sư của chính phủ, nói rằng “có chỉ dấu cho thấy có sự liên hệ trực tiếp” với cuộc đảo chính của ông Fethullah Gulen, một giáo sĩ Hồi Giáo hiện đang sống lưu vong ở tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ.
Ông Amsterdam cho biết, trước đây ông đã nhiều lần cảnh cáo chính quyền về mối đe dọa của ông Gulen và phong trào do ông này dựng nên.
Ông trích dẫn nguồn tin tình báo Thổ Nhĩ Kỳ, nói rằng “có dấu hiệu cho thấy ông Gulen đang làm việc gần gũi với một số thành viên trong hàng lãnh đạo quân đội chống lại chính quyền do dân bầu.”
Tổ chức Alliance for Shared Values có trụ sở đặt tại New York bác bỏ sự tố giác của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.
Cũng theo AP, ông Fethullah Gulen được đào tạo thành một giáo sĩ đạo Hồi, và đã tạo được sự chú ý ở trong nước từ cách đây 50 năm. Ông đề xướng một học thuyết pha lẫn hình thức huyền bí của Hồi Giáo với nền dân chủ, giáo dục, khoa học và sự đối thoại giữa các tôn giáo.
Những người ủng hộ ông mở hơn 1,000 trường tại hơn 100 quốc gia, gồm khoảng 150 trường tư trên khắp Hoa Kỳ do tiền của người thọ thuế.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ, họ mở trường đại học, bệnh viện, cơ quan từ thiện, một ngân hàng và một tổ hợp truyền thông khổng lồ với những tờ báo và đài truyền thanh, truyền hình.
Tổng Thống Erdogan từ lâu vẫn lên án ông Gulen là người có âm mưu lật đổ ông.
Ông Gulen hiện sống trong dinh cơ rộng 26 mẫu ở vùng núi Pocono Mountains, thuộc tiểu bang Pennsylvania.
Ông hiếm khi xuất đầu lộ diện và từng ít nhất ba lần bị chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ xử khiếm diện.
Hoa Kỳ không tỏ dấu hiệu muốn gửi ông Gulen trở lại Thổ Nhĩ Kỳ và Bộ Tư Pháp từ chối không đưa ra lời bình luận nào về trường hợp ông Gulen. (TP)
Bài liên quan:
http://www.nguoi-viet.com/the-gioi/tho-nhi-ky-dao-chanh-xay-ra-dung-nhu-tt-erdogan-hang-lo/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten