woensdag 20 juli 2016

40 cân vàng rải quanh quan tài cháu trai Hán Vũ Đế


Hán Vũ Đế truyền ngôi cho Hán Chiêu Đế, nhưng người này 21 tuổi đã qua đời mà không có người nối dõi, buộc các đại thần phải đưa cháu nội ông là Lưu Hạ lên làm vua. Sau 27 ngày tại vị, Lưu Hạ bị truất ngôi. Ông này qua đời năm 59 trước Công nguyên, ở tuổi 33.

Theo Xinhua, khu nghĩa trang bắt đầu được khai quật từ 5 năm trước, đến nay đã khai quật được hơn 20.000 cổ vật. Ảnh: China News
Ngôi mộ chính trong khu nghĩa trang được mở nắp hôm 21/12. Các nhà khảo cổ học ngày 24 khai quật được 96 đồng vàng, 33 thỏi vàng móng ngựa, 15 thỏi vàng móng hươu, 20 tấm vàng. Ảnh: China News
Vàng móng ngựa trong quan tài phân ra làm hai loại to và nhỏ, bên trên đúc chữ "Thượng", "Trung", "Hạ". Các chuyên gia chưa giải thích về ý nghĩa những ký tự này.

Một thỏi vàng đúc chữ "Thượng". Ảnh: QQ
Thỏi vàng đúc chữ "Trung". Ảnh: QQ
Thỏi vàng có chữ "Hạ". Ảnh: QQ
Bên dưới thỏi vàng hình móng ngựa được chạm trổ hoa văn tinh xỏa.
Những mảnh bám vào thỏi vàng được cho là lưu ly. Đây là loại đá quý thiên nhiên, hay gọi là mắt mèo, có nhiều màu sắc. Về sau, lưu ly còn dùng để chỉ thủy tinh nhân tạo. Ảnh: China News
Mỗi tấm vàng dài khoảng 23 cm, rộng khoảng 10 cm, dày khoảng 0,3 cm. Ảnh: China News
Tổng số kim khí khai quật được trong hầm mộ chính lên tới 370 món, nặng gần 40 kg, là hầm mộ nguyên vẹn có nhiều cổ vật được khai quật nhất cho tới nay. Các nhà khảo cổ hy vọng sẽ tìm thấy ngọc tỷ khi mở nắp quan tài chính và biết được thân phận của chủ nhân ngôi mộ.
Hồng Hạnh

http://vnexpress.net/photo/khoa-hoc/40-can-vang-rai-quanh-quan-tai-chau-trai-han-vu-de-3334685.html?utm_source=detail&utm_medium=box_relatedtop&utm_campaign=boxtracking

Thứ hai, 21/12/2015 | 17:32 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Báu vật trong quan tài kép của cháu trai Hán Vũ Đế

Các nhà khảo cổ Trung Quốc hôm qua tiến hành mở nắp ngôi mộ chính nghi là nơi an nghỉ của cháu trai Hán Vũ Đế và phát hiện nhiều thỏi vàng hình móng ngựa, đồ tạo tác tinh xảo làm từ ngọc.
Hầm mộ chứa quan tài Xương Ấp Vương Lưu Hạ, cháu trai Hán Vũ Đế ở Nam Xương, thủ phủ tỉnh Giang Tây nằm trong khu mộ có diện tích khoảng 40.000 m2.
Nghĩa trang gồm 8 ngôi mộ cổ thuộc triều đại Tây Hán (206 trước Công nguyên - 25 sau Công nguyên), là nghĩa trang hoàn chỉnh và được bảo tồn tốt nhất từng được phát hiện.
Hán Vũ Đế là hoàng đế thứ 7 đời nhà Hán, cai trị trong 54 năm (140 - 87 trước Công nguyên), được đánh giá là minh quân, đã làm nhiều việc củng cố nền cai trị và mở cửa ra bên ngoài.
Ông truyền ngôi cho Hán Chiêu Đế, nhưng hoàng đế này qua đời ở tuổi 21 mà không có người nối dõi, buộc các đại thần phải đưa cháu nội của ông là Lưu Hạ lên làm vua. Sử sách khi chép rằng Lưu Hạ cùng các thủ hạ ăn chơi sa đọa và không lo việc triều chính. Sau 27 ngày tại vị, Lưu Hạ bị các đại thần truất ngôi và được gọi là Áp Hầu vùng Hải Hôn. Ông này qua đời năm 59 TCN, thọ 33 tuổi.

Theo Xinhua, trong ngôi mộ chính được cho là nơi an nghỉ của Lưu Hạ chứa nhiều thỏi vàng hình móng ngựa, các đồ chế tác làm từ ngọc cũng như sơn mài.
"Quan tài của Lưu Hạ dài chừng 3,4 mét; rộng 1,6 mét; được đưa ra ngoài phòng bảo quản để tiếp tục nghiên cứu", Dương Quân - chuyên viên Viện nghiên cứu khảo cổ văn vật tỉnh Giang Tây cho biết.
Các chuyên gia quan sát chiếc quan tài của Lưu Hạ. Tô Trường Thanh, viện trưởng Viện nghiên cứu khảo cổ văn vật tỉnh Giang Tây nhận định, đây là chiếc quan tài kép. 
"Theo ước tính ban đầu, có khoảng vài chục thỏi vàng hình móng ngựa rải giữa hai lớp quan tài. Đáng chú ý nhất là nắp quan tài dán nhiều vàng lá, chạm trổ thành người và động vật rất sinh động. Ngoài ra còn một cây sáo ngọc hình trụ dài, hết sức tinh xảo", ông Tô cho biết.
Từ năm 2011 tới nay, các chuyên gia Trung Quốc đã khai quật được hơn 20.000 cổ vật. Ông Tô cho biết, càng khai quật đến khu vực ngôi mộ chính, càng phát hiện nhiều đồ tạo tác quý giá - những món đồ yêu quý đương thời của chủ nhân. Do đó, rất có thể bên trong quan tài sẽ chứa ngọc tỉ (con dấu) để chứng minh thân phận của người nằm trong. 
Vàng lá được tạo thành những hình thù trang trí sinh động trên nắp quan tài.
Hồng Hạnh (Ảnh: Xinhua/CCTV

http://vnexpress.net/photo/khoa-hoc/bau-vat-trong-quan-tai-kep-cua-chau-trai-han-vu-de-3331214.html?utm_source=detail&utm_medium=box_relatedtop&utm_campaign=boxtracking

Thứ bảy, 7/11/2015 | 07:41 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Mộ cổ cháu trai ăn chơi sa đọa của Hán Vũ Đế

Các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện nghĩa trang thời Tây Hán nguyên vẹn nhất từ trước đến nay, trong đó ngôi mộ chính có thể là nơi an nghỉ của cháu trai Hán Vũ Đế.

mo-co-the-la-cua-chau-trai-han-vu-de-chua-ngoc-ti
Đồng xu được tìm thấy ở khu vực khai quật. Ảnh: Xinhua
Tổ hợp mộ cổ được tìm thấy ở Nam Xương, thủ phủ tỉnh Giang Tây. Khu vực này có diện tích khoảng 40.000 m2, bao gồm 8 ngôi mộ và một nơi chôn xe ngựa với các bức tường trải dài gần 900 m.
Theo Xinhua, các nhà khảo cổ suy đoán ngôi mộ chính là nơi an nghỉ của Xương Ấp Vương Lưu Hạ, cháu trai Hán Vũ Đế. Hán Vũ Đế là hoàng đế thứ 7 đời nhà Hán, cai trị trong 54 năm (140 TCN - 87 TCN), được đánh giá là minh quân, đã làm nhiều việc củng cố nền cai trị và mở cửa ra bên ngoài.
Ông truyền ngôi cho Hán Chiêu Đế, nhưng hoàng đế này qua đời ở tuổi 21 mà không có người nối dõi, buộc các đại thần phải đưa cháu nội của ông là Lưu Hạ lên làm vua. Sử sách khi chép rằng Lưu Hạ cùng các thủ hạ ăn chơi sa đọa và không lo việc triều chính. Sau 27 ngày tại vị, Lưu Hạ bị các đại thần truất ngôi và được gọi là Áp Hầu vùng Hải Hôn. Ông này qua đời năm 59 TCN, thọ 33 tuổi.
Xu Changqing, giám đốc Viện nghiên cứu di tích Văn hóa tỉnh Giang Tây, hôm qua cho biết đây là nghĩa trang triều đại Tây Hán (206 trước Công nguyên – 25 sau Công nguyên) hoàn chỉnh và được bảo tồn tốt nhất từng được phát hiện.
Nhóm nghiên cứu có thể nhìn thấy rõ phần móng của các ngôi mộ được cho là nơi chôn cất của Lưu Hạ và vợ, cũng như đền thờ xung quanh. Khu vực khai quật có đường, hệ thống thoát nước cùng nhiều nhạc cụ như chuông, sáo quạt, đàn sắt (giống đàn cầm, nhưng lớn hơn, có 25 dây) và khèn sênh.
Chuyên gia Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc Xin Lixiang, người đứng đầu nhóm khai quật, cho biết họ còn tìm thấy 10 tấn tiền xu bằng đồng, hơn 10.000 món đồ bằng vàng, đồng và sắt, đồ ngọc bích, thẻ gỗ và thẻ tre. Trong giai đoạn tiếp theo, họ sẽ tìm kiếm các đồ vật bên trong quan tài ở lăng mộ trung tâm.
"Nó có thể chứa ngọc tỉ (con dấu) và trang phục hoàng tộc để chứng minh thân thế và danh tính của người được chôn trong mộ”, ông nói.
Đây cũng là ngôi mộ duy nhất được khai quật ở khu vực phía nam sông Dương Tử với xe ngựa thật.
"Chúng tôi tìm được 5 cỗ xe ngựa, mỗi chiếc do 4 con ngựa kéo và hơn 3.000 phụ kiện trang trí bằng vàng, bạc. Phát hiện này rất quan trọng trong nghiên cứu phong tục chôn cất theo cấp bậc. Nó có thể giúp chúng ta hiểu thêm về tình hình xã hội, kinh tế và văn hóa thời Tây Hán, thậm chí là sự phát triển âm nhạc, giao thông, đo lường, nghệ thuật, chữ viết của Trung Quốc", Xu cho hay.
Li Xiaojie, đại điện Cục Di sản Văn hóa, đề nghị đưa khu tổ hợp mộ vào hồ sơ đề cử di sản trình lên UNESCO.
mo-co-the-la-cua-chau-trai-han-vu-de-chua-ngoc-ti-1
Đèn chim nhạn. Ảnh: Xinhua
Thùy Linh
http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/mo-co-chau-trai-an-choi-sa-doa-cua-han-vu-de-3308133.html?utm_source=detail&utm_medium=box_relatedtop&utm_campaign=boxtracking

Thứ sáu, 6/11/2015 | 10:33 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Hầm mộ của viên tướng chết dưới tay Võ Tắc Thiên

Ngôi mộ 1.300 tuổi ở Tây An, Trung Quốc chứa hài cốt của vợ chồng Diêm Thức Vi, người có công giúp Võ Tắc Thiên lên ngôi nhưng lại chết thảm dưới tay nữ hoàng đế.

Theo Viện Khảo cổ học Tây An, mộ của vợ chồng Diêm Thức Vi được phát hiện hồi tháng 4/2002. Ngôi mộ nằm sâu dưới lòng đất hơn 4 mét, chia làm ba tầng, bị hư hỏng nặng. Việc khai quật ngôi mộ được tiến hành trong nhiều năm, và hoàn tất cuối năm 2014.
Tấm bia đen ghi lại cuộc đời Diêm Thức Vi, là cổ vật có giá trị nhất trong ngôi mộ. Trên đó viết "Ngài (Diêm Thức Vi) cố tình tự làm gãy tay để chống lại sự đe dọa của quân phản loạn, bày tỏ sự trung thành với triều đình". Loạn quân do Lý Kính Nghiệp dẫn đầu, khởi xướng ở Dương Châu, nơi Diêm Thức Vi đang cai quản, để chống lại Võ Tắc Thiên - lúc bấy giờ lên Thái hậu, trị vì cùng con trai Duệ Tông.
 
Theo Live Science, ngoài một ít xương cốt sót lại, các nhà khảo cổ học tìm thấy nhiều tượng nhỏ được chế tác công phu, màu sắc tinh tế. Ngoài ra, còn một chiếc gương nhỏ, mặt sau làm bằng vàng hình bông hoa, được đặt cùng hài cốt vợ của Diêm Thức Vi.
Lý Kính Nghiệp thuyết phục Diêm nổi loạn, nhưng ông từ chối và đem quân chống lại Kính Nghiệp. Loạn quân sau đó bị tiêu diệt, Võ Tắc Thiên thăng chức cho Diêm. Năm 690, bà tự xưng đế, lập ra triều đại Võ Chu.
 
Tượng Diêm Vương cao 79 cm mặc áo giáp đứng trên con bò được đặt trong hầm mộ để canh gác.
Diêm Thức Vi là người phò tá đắc lực cho nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất của Trung Hoa, được thăng chức đại tướng quân năm 699, "trấn tại kinh đô, bảo vệ sơn hà", tấm bia viết.
 
Một tượng Diêm Vương khác được tìm thấy, cao khoảng 75 cm.
Diêm Thức Vi hưởng lộc chưa được bao lâu thì tai họa ập đến. Chữ khắc trên tấm bia cho thấy, em trai Diêm định tạo phản, liên lụy cả gia đình chịu tội. Nữ hoàng đế ra lệnh tru di toàn gia tộc họ Diêm, toàn bộ họ hàng thân thích của ông bị chặt đầu, trừ người vợ đã qua đời trước đó.
 
Tượng gác mộ với mặt người giận dữ cao 92 cm. Đây là tượng thường thấy ở các lăng mộ Trung Quốc như vị thần gác cửa bảo vệ người chết.
Thi thể Diêm Thức Vi cùng người nhà bị chôn cất sơ sài. Năm 705, Võ Tắc Thiên thất thế rồi qua đời ít lâu sau đó, đánh dấu sự kết thúc của triều đại Võ Chu, nhà Đường được khôi phục.
 
"Sự hồi sinh của nhà Đường đã xóa tội cho Diêm Thức Vi. Do đó, phần còn lại của hài cốt được mai táng tại quê nhà", tấm bia viết.
Trong ảnh, một thần gác mộ khác, tóc gáy hình ngọn lửa cao 95 cm.
 
Nhiều trang sức quý cũng được tìm thấy trong phần mộ của gia tộc Diêm Thức Vi, trong đó có chiếc mũ quan được làm từ nhiều chi tiết và vật liệu khác nhau như đá quý, ngọc trai và lông vũ. Các nhà khảo cổ đang lên kế hoạch phục dựng lại chiếc mũ quan này.
 
Trong hầm mộ có nhiều tượng động vật. Tượng con lạc đà này cao 65 cm.
 
Tượng một người phụ nữ cưỡi ngựa, mặc áo khoác ngắn tay cao 41 cm.
 
Dương Bùi (Ảnh: Chinese Cultural Relics)
 

http://vnexpress.net/photo/khoa-hoc/ham-mo-cua-vien-tuong-chet-duoi-tay-vo-tac-thien-3306715.html?utm_source=detail&utm_medium=box_relatedtop&utm_campaign=boxtracking

Geen opmerkingen:

Een reactie posten