woensdag 20 juli 2016

10 loại virus nguy hiểm nhất thế giới + Sự khác nhau giữa virus, vi khuẩn và kí sinh trùng + Hồi sinh virus cổ đại 30.000 năm tuổi

Thứ hai, 11/7/2016 | 19:00 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

10 loại virus nguy hiểm nhất thế giới

Nhiều loại virus nguy hiểm gây bệnh cho con người đến nay vẫn chưa có vaccine phòng ngừa hoặc thuốc điều trị.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), virus gây bệnh sốt xuất huyết Crimean - Congo (CCHF) xuất hiện lần đầu tiên tại Crimea năm 1944, sau đó là Congo năm 1969. Chúng lây truyền chủ yếu sang người từ bọ ve và vật nuôi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, dịch CCHF bùng phát khiến tỷ lệ tử vong của người mắc bệnh lên đến 40% và hiện nay chưa có vaccine phòng ngừa. Ảnh: Đại học Stanford, Mỹ.
 
Theo báo cáo của WHO, các trường hợp nhiễm virus Ebola, hay sốt xuất huyết Ebola, lần đầu tiên xuất hiện năm 1976 tại những ngôi làng xa xôi ở Trung Phi, gần các khu rừng mưa nhiệt đới. Nhưng căn bệnh này gần đây xảy ra nhiều ở cả khu vực đô thị. Virus Ebola truyền sang người từ động vật hoang dã, sau đó lây lan nhanh chóng từ người sang người. Hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh, nhưng một số thử nghiệm lâm sàng đang được đánh giá, theo Mother Nature Network. Ảnh: CDC.
 
Hai lần bùng phát dịch sốt xuất huyết Marburg xảy ra ở châu Âu trong những năm 1960 do filovirus, một họ của virus Ebola, gây nên. Vật chủ tự nhiên của virus được cho là dơi ăn quả thuộc họ Pteropodidae. Virus truyền từ dơi sang người và lây lan qua tiếp xúc giữa người với người.
Triệu chứng của bệnh bao gồm: sốt cao, nhức đầu, đau cơ nghiêm trọng, các vấn đề tiêu hóa, hôn mê sâu và chảy máu. Khoảng 88% bệnh nhân sẽ chết trong vòng chưa đầy 10 ngày sau khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Hiện nay, chưa có vaccine hay thuốc điều trị cho căn bệnh này. Ảnh: CDC.
 
Theo báo cáo của WHO, khoảng 80% số người nhiễm virus Lassa không xuất hiện các triệu chứng bệnh, khiến việc phát hiện virus này gặp nhiều khó khăn. Virus Lassa có nguồn gốc từ động vật, do con người tiếp xúc với thức ăn, đồ dùng nhiễm nước tiểu hoặc phân chuột. Virus có thể lây truyền qua việc tiếp xúc với máu và dịch cơ thể của người bệnh.
Người nhiễm virus Lassa thường sốt nhẹ, suy nhược cơ thể. Một số người có các triệu chứng nghiêm trọngnhư chảy máu mắt, chảy máu nướu răng và mũi, suy hô hấp, sưng mặt, điếc, gặp cơn đau dữ dội. Số người chết do nhiễm virus Lassa vào khoảng 1%. Ảnh: CDC.
 
Hội chứng Hô hấp vùng Trung Đông (MERS) và Hội chứng Hô hấp Cấp tính nặng (SARS) do coronavirus gây nên. Đây là một họ virus gây ra các bệnh về đường hô hấp trên. Virus có thể lây truyền sang người từ lạc đà nhiễm bệnh, hoặc lây từ người sang người qua hắt hơi và ho.
Năm 2003, SARS xuất hiện tại châu Á, nhưng đợt bùng phát dịch nhanh chóng được khống chế và không có thêm trường hợp nhiễm bệnh từ năm 2004. MERS được báo cáo lần đầu tiên vào năm 2012 ở Saudi Arabia, sau đó lan sang nhiều quốc gia khác. Khoảng 36% bệnh nhân mắc MERS tử vong. Hiện nay chưa có vaccine hay thuốc điều trị cho căn bệnh này. Ảnh: CDC.
 
Virus Nipah lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1998, khi những người nuôi lợn ở Malaysia nhiễm bệnh. Hơn một triệu con lợn được mang đi tiêu hủy. Trong nhiều đợt bùng phát dịch bệnh tiếp theo tại Ấn Độ và Bagladesh, các nhà nghiên cứu không xác định được vật chủ truyền bệnh rõ ràng. Virus Nipah gây ra các vấn đề về đường hô hấp và rối loạn tâm thần. Hiện nay chưa có vaccine phòng ngừa virus Nipah. Ảnh: CDC.
 
Virus Chikungunya lây lan sang người thông qua muỗi Aedes aegypti và muỗi hổ châu Á. Những con côn trùng này cũng là tác nhân truyền bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm. Virus Chikungunya gây sốt, đau khớp xương nghiêm trọng. Một số triệu chứng khác bao gồm: đau cơ, nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi và phát ban. Hầu hết bệnh nhân hồi phục nhưng chứng đau khớp kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.
Dịch bệnh do virus Chikungunya gây ra bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới như châu Phi, châu Á, châu Âu, khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Năm 2013, virus này xuất hiện lần đầu tiên ở châu Mỹ, trên các hòn đảo thuộc vùng biển Caribbe. Ảnh: Wikimedia.
 
Bệnh sốt cao với hội chứng giảm tiểu cầu (SFTS) là một bệnh mới ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Loại virus gây bệnh này xuất hiện và lan truyền nhờ bọ ve. Các triệu chứng chính của bệnh là sốt cao, giảm lượng tiểu cầu trong máu, gây chảy máu trong các mô, bầm tím và chậm đông máu. Tỷ lệ tử vong của người mắc SFTS tại Hàn Quốc khoảng 47,2%. Hiện nay không có thuốc điều trị cũng như vaccine phòng bệnh. Ảnh: Mythrombocytopenia.
 
Virus Zika được xác định là nguyên nhân dẫn đến chứng dị tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh và nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác. Virus Zika lây lan nhờ muỗi Aedes aegypti và muỗi hổ châu Á. Trung bình 5 người nhiễm virus Zika thì chỉ một người có khả năng phát triển thành bệnh. Ảnh: CDC.
 
HIV (Human Immunodeficiency Virus) làm hệ miễn dịch của con người suy giảm, tạo điều kiện cho nhiễm trùng cấp tính và ung thư phát triển mạnh, đe dọa mạng sống của người nhiễm virus. HIV lây nhiễm qua ba đường chính: đường máu, quan hệ tình dục và truyền từ mẹ sang con. Ảnh: Huffington Post.


Xem thêm: Sự khác nhau giữa virus, vi khuẩn và kí sinh trùng
 
Lê Hùng

http://vnexpress.net/photo/khoa-hoc/10-loai-virus-nguy-hiem-nhat-the-gioi-3433828.html?utm_source=detail&utm_medium=box_recommend&utm_campaign=boxtracking

Chủ nhật, 3/4/2016 | 07:00 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Sự khác nhau giữa virus, vi khuẩn và kí sinh trùng

Dù virus, vi khuẩn và ký sinh trùng đều có khả năng gây bệnh, cách chúng truyền bệnh cho con người rất khác nhau.

Virus - nguyên nhân gây bệnh từ cảm lạnh đến Ebola
Theo Business Insider, virus tồn tại từ rất lâu. Virus xuất hiện đầu tiên và có thể là tổ tiên xa xưa nhất của con người. Virus giúp xây dựng bộ gene của tất cả các loài, bao gồm con người. Bộ gene của chúng ta chứa đến 50% ADN từ retrovirus (virus chứa vật chất di truyền là phân tử ARN. Ngoài ra, virus có thể mở đường cho việc hình thành nhiều enzyme sao chép ADN, đóng vai trò thiết yếu cho sự phân chia và phát triển của tế bào.
su-khac-nhau-giua-virus-vi-khun-va-ki-sinh-trung
Hình ảnh hiển vi của virus gây bệnh dại (Rabdoviridae). Ảnh: Sanofi Pasteur/Flickr.
Virus có khả năng gây bệnh truyền nhiễm đối với con người và động vật, một số loại thậm chí còn có khả năng lây bệnh từ động vật sang người và ngược lại. Vòng đời virus có hai giai đoạn. Khi chúng ở ngoài tế bào, chúng được gọi là những hạt virion vô sinh. Khi lọt vào tế bào, chúng lợi dụng bộ máy của tế bào để nhân bản. Một số nhà khoa học cho rằng, virus tồn tại ở dạng hữu sinh khi ở trong tế bào.
Một vài loại virus, như virus cảm lạnh, có thể làm chúng ta ốm yếu nhưng không để lại hậu quả lâu dài. Trong khi đó, nhiều virus khác mang mầm bệnh chết chóc. Ví dụ, một chủng đại dịch cúm có thể lây lan nhanh trong thời gian ngắn. Trên thế giới, khoảng 201.200 người chết do hô hấp cấp và 83.300 trường hợp tử vong khác liên quan đến tim mạch trong đại dịch cúm H1N1 năm 2009.
Dù tiếp xúc với các phân tử virus hàng ngày, không phải lúc nào chúng ta cũng nhiễm bệnh, do hệ miễn dịch có thể giải quyết phần lớn các loại virus này. Chúng ta chỉ ốm khi lần đầu tiên tiếp xúc với virus mới hoặc bị phơi nhiễm với một số lượng lớn virus. Đó là lý do các cơ quan y tế luôn khuyến khích tiêm chủng cúm định kỳ hàng năm. Các chủng cúm thông thường có thể thay đổi mỗi năm, và khả năng miễn dịch từ lần nhiễm bệnh trước đó hoặc qua vắc-xin không thể bảo vệ chúng ta trong trường hợp tiếp xúc với chủng đã biến đổi.
Khả năng lây lan và tái tạo nhanh chóng làm cho một số loại virus trở thành tác nhân gây bệnh đáng sợ, đến mức được coi là vũ khí hủy diệt hàng loạt. Ngoài ra, một số virus giết người một cách từ từ, điển hình là virus bệnh dại với thời gian ủ bệnh dài (1 - 3 tháng). Tuy bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin, khi các triệu chứng xuất hiện, người bệnh gần như chắc chắn tử vong.
Vắc-xin là cách phòng chống virus tốt nhất. Vắc-xin kích hoạt phản ứng miễn dịch, cho phép cơ thể phản ứng hiệu quả hơn khi nhiễm bệnh. Vắc-xin cũng làm giảm độ nguy hiểm của nhiều loại virus có thể gây chết người như bệnh sởi, rubella, cúm và bệnh đậu mùa. Ngoài ra, rửa tay và che mũi khi hắt hơi là những cách giúp hạn chế virus lây lan.
Vi khuẩn - những kẻ xâm nhập mang độc tố
Một số vi khuẩn có lợi cho chúng ta, cung cấp hệ thống bảo vệ chống các tác nhân gây bệnh và giúp ích cho quá trình tiêu hóa đường ruột. Tuy nhiên, một số loại không lành tính như vậy. Các loại vi khuẩn chuyên gây bệnh phổ biến là nhiễm khuẩn tụ cầu (Staphylococcus aureus), ngộ độc (Clostridium botulinum), bệnh lậu (Neisseria gonorrhoeae), loét dạ dày (Helicobacter pylori), bạch hầu (Corynebacterium diphtheriae) và bệnh dịch hạch (Yersinia pestis).
su-khac-nhau-giua-virus-vi-khun-va-ki-sinh-trung-1
Nhận diện miễn dịch đối với mô bệnh Helicobacter. Ảnh: KGH/Wikimedia Commons.
Độc tố vi khuẩn sản xuất sẽ xâm nhập vào các tế bào hoặc mạch máu, hoặc cạnh tranh chất dinh dưỡng với vật chủ, từ đó dẫn đến nguy cơ mắc bệnh. Các phương pháp điều trị phải phụ thuộc vào cách thức vi khuẩn gây bệnh. Ví dụ, trong trường hợp ngộ độc, người mắc bệnh khi ăn phải thực phẩm nhiễm độc hoặc các bào tử vi khuẩn C. botulinum. Khi bệnh nhân hấp thụ độc tố, các triệu chứng sẽ xuất hiện trong vòng 6 - 36 giờ. Nếu nuốt phải bào tử, các triệu chứng này chỉ xuất hiện sau một tuần.
Chăm sóc hỗ trợ là phương pháp điều trị chính nhằm ngăn chặn hoặc làm giảm các biến chứng và duy trì sức khỏe bệnh nhân. Các loại kháng sinh điều trị nhiễm trùng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn, nhưng đối với ngộ độc, vi khuẩn khi bị tiêu diệt có thể tiết ra nhiều độc tố khiến bệnh trầm trọng hơn. Các bác sĩ điều trị độc tố bằng cách dùng thuốc kháng độc hoặc khiến bệnh nhân ói mửa. Ngày nay, do sự lạm dụng và sử dụng sai kháng sinh, vi khuẩn kháng thuốc ngày càng tăng. Vào năm 2013, khoảng 480.000 trường hợp mắc bệnh lao kháng thuốc (MDR-TB).
Sử dụng thay phiên các loại kháng sinh khác nhau có thể làm giảm nguy cơ kháng thuốc. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang phát triển một số phương pháp khác, như sử dụng virus kháng khuẩn phage (một loại virus giết chết vi khuẩn) hay enzyme có khả năng phá hủy bộ gene của vi khuẩn kháng thuốc. Trong thực tế, virus kháng khuẩn đang được sử dụng rộng rãi ở Đông Âu.
Các vắc-xin dành cho vi khuẩn như vắc-xin DPT chống bạch hầu, ho gà và uốn ván đang được sử dụng phổ biến. Ngoài ra, nhiều giải pháp đơn giản có thể giúp ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh như rửa tay đúng cách, khử trùng bề mặt các dụng cụ, sử dụng nước sạch và nấu ăn với nhiệt độ thích hợp để loại bỏ vi khuẩn.
Ký sinh trùng - kẻ ăn bám cơ thể chúng ta
Ký sinh trùng, nhóm thứ ba trong bộ ba mầm bệnh, là tên gọi chung cho nhiều sinh vật đa dạng, sống trong hoặc trên cơ thể vật chủ và ăn bám vật chủ đó, bao gồm con người. Ký sinh trùng bao gồm sinh vật đơn bào như protozoa, hoặc sinh vật lớn hơn như giun hoặc bọ ve. Ký sinh trùng đơn bào có nhiều điểm chung với các tế bào cơ thể người hơn so với các loại vi khuẩn. Ký sinh trùng có ở khắp nơi, đóng một vai trò quan trọng và phức tạp trong hệ sinh thái.
su-khac-nhau-giua-virus-vi-khun-va-ki-sinh-trung-2
Một con muỗi Aedes aegypti cái trên cánh tay của kỹ thuật viên y tế tại phòng thí nghiệm nghiên cứu cách ngăn chặn sự lây lan của virus Zika và các bệnh do muỗi truyền khác ở Guatemala hôm 4/2/2016. Ảnh: Thomson/Reuters.
Ký sinh trùng cũng có thể gây ra nhiều bệnh, đặc biệt ở nước đang phát triển. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhiễm ký sinh trùng thường đi kèm điều kiện vệ sinh thiếu thốn và đói nghèo. Bệnh sốt rét cứ 30 giây lại giết chết trẻ em và 90% ca nhiễm bệnh tập trung ở châu Phi. Đây là bệnh do ký sinh trùng gây chết người nhiều nhất, dù có nhiều tiến bộ trong việc ngăn chặn bệnh dịch này. Những bệnh do ký sinh trùng phổ biến khác như bệnh Leishmaniasis, bệnh giun chỉ và bệnh phù chân voi.
Nhiều ký sinh trùng truyền qua muỗi và các loại côn trùng. Với tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, nhiều bệnh ký sinh trùng đang lan rộng đến các khu vực phía bắc.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu chưa tìm ra vắc-xin phòng bệnh ký sinh ở người, nhưng nhiều loại thuốc hiện nay có thể chống lại ký sinh trùng. Ví dụ, giải Nobel Y học 2015 được trao cho các nhà khoa học có công phát triển thuốc phòng chống ký sinh trùng (Ivermectin dùng cho giun và Artemisinin để điều trị bệnh sốt rét).
Phương Chu
Ý kiến bạn đọc ()
* Để dễ nhớ, ta có thể phân 3 loại virus, vi khuẩn và ký sinh trùng như sau:
- Kích thước virus cỡ nanometer, khoảng 100 nm; vi khuẩn kích thước gấp 10-20 lần virus, khoảng 1-2 micrometer; ký sinh trùng thì lớn hơn nhiều, chỉ cần 1 tế bào của ký sinh trùng cũng lớn gấp khoảng 10 lần vi khuẩn, khoảng 10 micrometer.
- Về cấu tạo, virus cấu tạo đơn giản nhất, chỉ gồm mỗi bộ genome và vỏ bọc protein; vi khuẩn thì có cấu tạo hoàn chỉnh với đủ các thành phần, nhưng chưa có nhân; còn ký sinh trùng thì các tế bào của chúng có cấu tạo hoàn chỉnh đủ các thành phần và có nhân.
* Đối với virus, hiện có 1 vấn đề đơn giản đến ngớ ngẩn nhưng người ta vẫn đang tranh cãi: virus có phải là 1 sinh vật sống hay không?
- Với quan điểm coi virus là sinh vật sống: virus có cấu tạo từ các thành phần mà sinh vật khác có, như bộ genome DNA hoặc RNA, có vỏ protein, đôi khi có cả màng bọc (envelop) nữa.
- Với quan điểm coi virus không là sinh vật sống: virus không có khả năng tự thực hiện các hoạt động trao đổi chất để tạo dinh dưỡng và năng lượng, không có khả năng tự tăng sinh, thiếu khả năng phản ứng... tức là virus thiếu những đặc điểm căn bản nhất trong định nghĩa về sự sống, có lẽ thiếu tới 50%.
* Xét về bản chất, virus, vi khuẩn cũng như các sinh vật khác hoàn toàn "không muốn" gây hại cho các sinh vật khác. Những loại gây bệnh cho người chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong những loại đang tồn tại. 
Tuanisation - 08:13 03/04
Nói quá dài dòng mà lại không nêu được khác nhau! Điểm khác nhau cơ bản của 3 loại đó là cấu trúc sinh học: Virus thực chất không phải sinh vật sống mà thực chất chỉ là một vài đoạn mã gen được bao bọc bởi lớp vỏ lipo-protein-saccaric, chúng bắt buộc phải nhờ vào tế bào của sinh vật khác để nhân bản. Vi khuẩn là sinh vật đơn bào chưa có nhân chính thức có thể sống hoại sinh hay ký sinh. Ký sinh trùng là sinh vật có cấu trúc tế bào thực sự, đơn bào hoặc đa bào có lối sống ký sinh. 
Hùng - 22:51 03/04


http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/su-khac-nhau-giua-virus-vi-khuan-va-ki-sinh-trung-3380278.html

Chủ nhật, 13/9/2015 | 07:00 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Hồi sinh virus cổ đại 30.000 năm tuổi

Các nhà khoa học Pháp rất thận trọng khi tìm cách hồi sinh một loại virus tiền sử đóng băng ở Siberia.

55f00f86c461885e688b4600-8730-1442027628
Virus khổng lồ Mollivirus sibericum. Ảnh: AFP
Theo RT, virus này có tên Mollivirus sibericum, kích thước khoảng 0,6 micron, hơn một phần nghìn mm, tương đương với vi khuẩn và có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi quang học, nên nó được gọi là "virus khổng lồ". Ngoài ra, con virus này có thể tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm chết người, khi mang trong mình tới 523 protein di truyền. Virus cúm thông thường chỉ có 11 gene.
Virus này tồn tại trong mẫu băng lấy từ độ sâu 30 m dưới Chukotka, phía đông Siberia, cùng với một virus tiền sử khổng lồ khác là Pithovirus sibericum. Mollivirus sibericum là virus thứ hai do các nhà khoa học Pháp phát hiện, và là virus khổng lồ tiền sử thứ 4 được tìm thấy kể từ năm 2003.
Các nhà khoa học đang chuẩn bị "đánh thức" con virus này, nhưng cũng rất thận trọng để đảm bảo rằng nó sẽ không gây nguy hiểm cho người và động vật. Họ quyết định sẽ "nhử" con virus này hồi sinh bằng cách đặt nó chung với trùng amip đơn bào - đóng vai trò vật chủ của virus. Các nhà khoa học từng dùng phương pháp này để đánh thức Pithovirus sibericum năm ngoái.
55f013fec36188856a8b456f-3500-1442027628
4 loại virus khổng lồ tiền sử được tìm thấy từ năm 2003. Ảnh:AMU
"Phát hiện này cho thấy virus khổng lồ không hiếm và rất đa dạng. Đồng thời cho thấy khả năng sống sót dưới lớp băng vĩnh cửu trong thời gian dài không chỉ tồn tại ở một vài loại virus, mà có lẽ là cả một chủng virus có chiến lược nhân bản khác nhau, nên chúng cũng có cơ chế lây nhiễm khác nhau", Trung tâm Quốc gia về Nghiên cứu Khoa học Pháp (CNRS) cho biết.
Giới nghiên cứu thường "hồi sinh" virus cổ đại để tìm hiểu thêm về chúng. Năm 2004, các nhà khoa học Mỹ đã hồi sinh virus cúm Tây Ban Nha nổi tiếng, từng giết chết hàng chục triệu người vào đầu thế kỷ trước.
Hồng Hạnh



Geen opmerkingen:

Een reactie posten