10 công nghệ nổi bật năm 2016
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2016 bình chọn 10 công nghệ có thể làm thay đổi cuộc sống của con người trong tương lai gần.
Lê Hùng (Đồ họa: Futurism)
- 6 tháng đầu năm 2016 nóng nhất trong lịch sử (20/7)
- 10 loài mới phát hiện ấn tượng nhất năm 2016 (31/5)
- Giới hạn vật lý ngăn cản công nghệ chế tạo áo tàng hình (9/7)
- Nhà hàng in thức ăn bằng công nghệ 3D đầu tiên trên thế giới (16/7)
- Công nghệ trồng tự động cho gần 5ha rau tại VinEco (29/6)
http://vnexpress.net/infographics/khoa-hoc/10-cong-nghe-noi-bat-nam-2016-3439409.html?utm_source=home&utm_medium=box_infographics_home&utm_campaign=boxtracking
Thời gian phân hủy của các loại rác thải
Trong khi lõi táo chỉ mất hai tháng để phân hủy, thời gian tồn tại của tã bỉm trẻ em và chai lọ thủy tinh lên tới 450 năm và một triệu năm tương ứng.
Thứ năm, 14/7/2016 | 13:00 GMT+7
Công nghệ biến rác thải nhựa thành dầu diesel
Các nhà khoa học tìm ra một cách mới để biến rác thải nhựa thành nhiên liệu diesel có thể dùng để chạy nhiều phương tiện và động cơ.
Rác thải nhựa và túi nylon có thể chuyển hóa thành nhiên liệu hữu ích. Ảnh: NanD_PhanuwatTH.
|
Theo Science Alert, polyethylene là loại nhựa phổ biến nhất trên thế giới, tạo ra gần như tất cả mọi thứ từ bao bì thực phẩm, chai nhựa, màng chất dẻo cho đến túi nylon. Trung bình mỗi năm có khoảng 100 triệu tấn nhựa polyethylene được sản xuất.
Hầu hết rác thải nhựa do con người tạo ra được tập trung ở các bãi rác, bị chôn dưới đất hoặc tích tụ trong các đại dương tạo thành những đảo rác khổng lồ trôi nổi. Theo dự kiến của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tháng 1/2016, trong các đại dương cứ ba tấn cá sẽ có một tấn rác thải nhựa tính đến năm 2025 và nhựa nhiều hơn cá vào năm 2050.
Để giải quyết vấn đề này, con người cần biến rác thải nhựa thành hàng hóa có thể sử dụng như nhiên liệu hydrocarbon lỏng. Polyethylene được làm từ các loại nhiên liệu hóa thạch, nhưng việc chuyển đổi polyethylene trở lại thành phần như ban đầu đặt ra thách thức lớn, vì nhựa là hợp chất hóa học bền vững.
"Nếu bạn vứt nhựa ra biển hoặc chôn dưới lòng đất, nó vẫn tồn tại ở đó hàng trăm thậm chí hàng nghìn năm", Zhibin Guan, nhà hóa học tại Đại học California, Irvine, Mỹ, cho biết.
Cấu trúc nhựa polyethylene có những liên kết đơn nguyên tử rất ổn định. Nếu đun nóng nhựa ở nhiệt độ cao hơn 400 độ C, các liên kết trong phân tử bị tách rời theo nhiều cách khác nhau tạo ra hỗn hợp của khí, dầu, sáp, than.
Để khai thác tối đa hiệu quả xử lý rác thải nhựa cũng như kiểm soát sản phẩm tạo ra, Guan và nhóm nghiên cứu tại Viện Hóa học Hữu cơ Thượng Hải, Trung Quốc, phát minh một kỹ thuật tái chế nhựa tiêu tốn ít nhiệt hơn.
Các nhà khoa học trộn nhựa với chất xúc tác là hợp chất hữu cơ kim loại. Hợp chất xúc tác này được tạo ra bằng cách trộn các phân tử sẵn có với iridium kim loại. Phản ứng khiến liên kết của nhựa suy yếu và dễ tách rời. Sau đó, nhóm nghiên cứu phá vỡ, thêm, sắp xếp lại cấu trúc của polyethylene để tạo ra một loại nhiên liệu diesel có thể dùng cho phương tiện chạy bằng điện và các loại động cơ khác.
Tỷ lệ nhựa/chất xúc tác hiện nay khoảng 30/1, gần phù hợp cho mục đích thương mại. Mục tiêu của các nhà khoa học là đưa tỷ lệ này tới 10.000/1 trong thời gian tới. Quá trình biến nhựa thành nhiên liệu lỏng đòi hỏi nhiệt độ khoảng 175 độ C, thấp hơn nhiều so với mức nhiệt 400 độ C trong các kỹ thuật phân hủy nhựa tương tự. Nhược điểm của kỹ thuật là phản ứng hóa học diễn ra chậm và đòi hỏi chất xúc tác đắt tiền.
Xem thêm: Phát hiện vi khuẩn 'ăn' rác thải nhựa
Lê Hùng
http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/ky-thuat-moi/cong-nghe-bien-rac-thai-nhua-thanh-dau-diesel-3435790.html
Thứ ba, 15/3/2016 | 20:29 GMT+7
Phát hiện vi khuẩn 'ăn' rác thải nhựa
Các nhà khoa học vừa phát hiện loại vi khuẩn có thể phá vỡ cấu trúc nhựa PET, hứa hẹn sẽ được ứng dụng trong tương lai để phân hủy rác thải nhựa.
Các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện loại vi khuẩn mới có khả năng phân hủy rác thải nhựa. Ảnh: Ognen Teofilovski.
|
ABC News hôm 11/3 đưa tin, các nhà khoa học Nhật Bản dẫn đầu là Hunsuke Yoshida, tiến sĩ thuộc Viện Công nghệ Kyoto phát hiện một loài vi khuẩn mới tiết ra enzyme phân hủy nhựa PET, loại nhựa phổ biến dùng để sản xuất chai lọ và hộp nhựa.
Con người tạo ra 45 triệu tấn nhựa polyethylene terephthalate (PET) mỗi năm trên toàn thế giới. Một phần nhỏ trong số này được mang đi tái chế, phần lớn còn lại nằm ở bãi rác và các kênh rạch, gây ra nhiều vấn đề cho môi trường sinh thái.
Giới khoa học từ lâu đã tìm kiếm tác nhân sinh học giúp phân hủy hiệu quả cấu trúc dẻo dai và chắc chắn của PET. Nhưng họ chỉ tìm thấy vài loại nấm phân hủy một phần nhựa.
Nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập 250 mẫu vụn bao gồm đất, trầm tích, nước thải và bùn từ một nhà máy tái chế PET. Sau đó, họ tiến hành sàng lọc các chủng vi khuẩn trong mẫu, xem xét chúng có tham gia vào quá trình phân hủy nhựa hay không.
"Một mẫu trầm tích chứa tổ hợp nhiều vi sinh vật khác nhau, bao gồm: vi khuẩn, tế bào nấm men và động vật nguyên sinh", Kenji Miyamoto thuộc Đại học Keio, Nhật Bản, nói.
Khi cho tổ hợp vi khuẩn tiếp xúc với lớp màng PET mỏng, chúng phân hủy nhựa tạo thành những vết lõm. Lớp màng nhựa PET hoàn toàn bị phân hủy sau 6 tuần.
"Chúng tôi phân lập thành công vi khuẩn Ideonella sakaiensism khỏi tổ hợp vi sinh vật, và nhận thấy chủng vi khuẩn này sản xuất hai loại enzym là PETase và MHETase", các nhà nghiên cứu cho biết.
Hai loại enzym PETase và MHETase đều có khả năng phân hủy nhựa PET và một hợp chất khác mang tên MHET (mono 92-hydroxyethyl) sinh ra trong quá trình. Các sản phẩm phân hủy thân thiện với môi trường như ethylene glycol và axit terephthalic sau đó được vi khuẩn sử dụng như một nguồn năng lượng.
Lê Hùng
http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/moi-truong/phat-hien-vi-khuan-an-rac-thai-nhua-3370418.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten