Khoan đáy biển tìm nguyên nhân động đất sóng thần
Rãnh Nankai (Nhật Bản)
Ảnh Wikipedia
Trung tuần tháng 9/2013, một nhóm các nhà địa chấn học Nhật Bản khởi sự tiếp tục cuộc thăm dò kéo dài bốn tháng dưới đáy biển, để tìm nguyên nhân động đất gây sóng thần.
Khởi hành từ cảng Shimizu, miền trung Nhật Bản, con tàu mang tên Chikyu, có nghĩa « Trái đất », đưa các nhà nghiên cứu ra ngoài khơi phía đông nước này, cách bờ 80 km. Phương tiện chủ yếu của chuyến khảo sát là một dàn khoan có độ cao 121 thước, có thể khoan sâu dưới đáy biển đến 7.000 mét.
Hoạt động của nhóm nghiên cứu, được khởi đầu từ năm 2007 và được tiến hành thường xuyên kể từ đó. Đối tượng làm việc của các nhà nghiên cứu là vệt nứt Nankai, nơi mảng địa tầng thuộc vùng biển Philippines trượt xuống dưới lớp vỏ địa tầng Âu-Á.
Khu vực Thái Bình Dương nổi tiếng nhiều động đất, núi lửa, với các địa điểm nằm trên « Vành đai lửa Thái Bình Dương ». Những biến động dữ dội này là hệ quả trực tiếp của các hoạt động kiến tạo trong lòng Trái Đất và của sự chuyển động - va chạm giữa các mảng lớp vỏ Trái Đất.
Rãnh nứt Nankai là nơi hoạt động địa chất diễn ra hết sức dữ dội. Một khi xẩy ra, động đất-sóng thần ở đây có thể mạnh rất nhiều so với trận động đất-sóng thần kinh hoàng cấp 9 ngày 11/03/2011, cách bờ biển khoảng 1.000 km, gây thảm họa hạt nhân Fukushima. Hồi năm ngoái, chính phủ Nhật công bố một kịch bản thảm họa, nếu một siêu động đất xẩy ra tại rãnh Nankai, gây sóng thần, có thể khiến 320.000 người thiệt mạng tại Nhật.
Mục đích của các nhà khoa học trong chuyến khảo sát này là để hiểu thêm về các yếu tố kích phát động đất tại rãnh Nankai. Trong lần này, máy khoan sẽ đào sâu tới 3.600 mét dưới lòng biển. Lần khảo sát tới, dự kiến sẽ được thực hiện trong năm tới 2014, độ sâu thăm dò sẽ đạt tới 5.200 mét, là nơi các mảng vỏ Trái Đất tiếp xúc với nhau.
Theo nhà nghiên cứu Tamano Omata, làm việc cho Cơ quan khoa học và công nghệ hải dương và đất liền của Nhật Bản, « đây có thể là lần đầu tiên một mũi khoan thăm dò trực tiếp chạm được đến khu vực nơi các trận động đất hình thành. Chính tại nơi này, một nguồn năng lượng lớn có thể được sản sinh ra, làm gia tăng chuyển động của các lớp vỏ Trái Đất suốt dọc theo rãnh nứt, gây sóng thần sau đó ».
Các nhà nghiên cứu dự định đặt các dụng cụ đo lường tại khu vực này, nối kết với một hệ thống xử lý ở đất liền. Mục tiêu cụ thể mà nhóm nghiên cứu nhắm tới là tìm hiểu cách thức vỏ Trái Đất chuyển động vào thời điểm kế tiếp các rung chuyển trong lòng đất, để có thể dự báo chính xác hơn các trận động đất trong tương lai.
Nằm ở điểm kết nối của bốn mảng vỏ Trái Đất, hàng năm Nhật Bản là nơi hứng chịu của khoảng 1/5 các trận động đất dữ dội nhất trên hành tinh chúng ta.
Hoạt động của nhóm nghiên cứu, được khởi đầu từ năm 2007 và được tiến hành thường xuyên kể từ đó. Đối tượng làm việc của các nhà nghiên cứu là vệt nứt Nankai, nơi mảng địa tầng thuộc vùng biển Philippines trượt xuống dưới lớp vỏ địa tầng Âu-Á.
Khu vực Thái Bình Dương nổi tiếng nhiều động đất, núi lửa, với các địa điểm nằm trên « Vành đai lửa Thái Bình Dương ». Những biến động dữ dội này là hệ quả trực tiếp của các hoạt động kiến tạo trong lòng Trái Đất và của sự chuyển động - va chạm giữa các mảng lớp vỏ Trái Đất.
Rãnh nứt Nankai là nơi hoạt động địa chất diễn ra hết sức dữ dội. Một khi xẩy ra, động đất-sóng thần ở đây có thể mạnh rất nhiều so với trận động đất-sóng thần kinh hoàng cấp 9 ngày 11/03/2011, cách bờ biển khoảng 1.000 km, gây thảm họa hạt nhân Fukushima. Hồi năm ngoái, chính phủ Nhật công bố một kịch bản thảm họa, nếu một siêu động đất xẩy ra tại rãnh Nankai, gây sóng thần, có thể khiến 320.000 người thiệt mạng tại Nhật.
Mục đích của các nhà khoa học trong chuyến khảo sát này là để hiểu thêm về các yếu tố kích phát động đất tại rãnh Nankai. Trong lần này, máy khoan sẽ đào sâu tới 3.600 mét dưới lòng biển. Lần khảo sát tới, dự kiến sẽ được thực hiện trong năm tới 2014, độ sâu thăm dò sẽ đạt tới 5.200 mét, là nơi các mảng vỏ Trái Đất tiếp xúc với nhau.
Theo nhà nghiên cứu Tamano Omata, làm việc cho Cơ quan khoa học và công nghệ hải dương và đất liền của Nhật Bản, « đây có thể là lần đầu tiên một mũi khoan thăm dò trực tiếp chạm được đến khu vực nơi các trận động đất hình thành. Chính tại nơi này, một nguồn năng lượng lớn có thể được sản sinh ra, làm gia tăng chuyển động của các lớp vỏ Trái Đất suốt dọc theo rãnh nứt, gây sóng thần sau đó ».
Các nhà nghiên cứu dự định đặt các dụng cụ đo lường tại khu vực này, nối kết với một hệ thống xử lý ở đất liền. Mục tiêu cụ thể mà nhóm nghiên cứu nhắm tới là tìm hiểu cách thức vỏ Trái Đất chuyển động vào thời điểm kế tiếp các rung chuyển trong lòng đất, để có thể dự báo chính xác hơn các trận động đất trong tương lai.
Nằm ở điểm kết nối của bốn mảng vỏ Trái Đất, hàng năm Nhật Bản là nơi hứng chịu của khoảng 1/5 các trận động đất dữ dội nhất trên hành tinh chúng ta.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten