Học giả Nguyễn Kiến Giang qua đời
Học giả Nguyễn Kiến Giang (1931-2013). Ảnh : Wikipedia
Ngày hôm qua 02/12/2013, tại Việt Nam, học giả Nguyễn Kiến Giang qua đời ở tuổi 83, sau nhiều năm bệnh nặng. Sự ra đi của ông Nguyễn Kiến Giang gây nhiều xúc động trong giới nhân sĩ trí thức.
Ông Nguyễn Kiến Giang được biết đến như là một nhà nghiên cứu có kiến thức sâu rộng, tư duy độc lập và sắc sảo. Tham gia Mặt trận Việt Minh và gia nhập đảng Cộng sản từ khi còn rất trẻ (ngay từ thời điểm Cách mạng tháng Tám 1945), trong thập niên 1960, ông bị cầm tù nhiều năm trong vụ án nổi tiếng mang tên « Xét lại chống Đảng ». Toàn bộ thời gian sau này, Nguyễn Kiến Giang tập trung vào nghiên cứu, ông đã để lại nhiều tác phẩm được giới trí thức đánh giá cao như « Việt Nam khủng hoảng và lối ra » (1993) hay « Nhìn lại quá trình du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam » (2005)…
Trong lời phân ưu cùng gia đình, Bauxit – một trang mạng của giới nhân sĩ trí thức Việt Nam - ghi nhận học giả Nguyễn Kiến Giang là người « phân tích thực tế thời cuộc nhanh nhạy và có tầm nhìn vượt lên trước rất xa, từ gần năm thập niên trước đã đoạn tuyệt với học thuyết CNXH giáo điều, đề xuất những kiến giải sáng suốt về một con đường xã hội dân chủ như là cái đích phải tới của những người mác xít chân chính ».
Từ Thành phố Hồ Chí Minh, học giả Lữ Phương - người từng sưu tầm, hiệu đính và giới thiệu nhiều tiểu luận của Nguyễn Kiến Giang – chia sẻ với RFI một số cảm nghĩ của ông về sự ra đi của nhà trí thức.
Nhà nghiên cứu Lữ Phương : Ông ấy ra đi, thì anh em đều biết trước vì ông ấy bịnh. Những năm tháng trước, khi ông ấy nằm liệt giường, chúng tôi có đến thăm và biết ông ấy sẽ đi nhanh chóng thôi, nhưng mà ông ấy kéo dài như thế này là sống thọ hơn nữa rồi.
Khi nhớ đến ông là tôi nhớ đến cái tâm huyết của ông ấy, cái thái độ trí thức của ông ấy trước một cuộc thay đổi của đất nước, người trí thức phải nhìn trở lại mọi vấn đề từ gốc rễ, và nhìn với tinh thần trách nhiệm rất cao, phát xuất từ một cái lợi ích chung, cho một vận mạng chung, chứ không đổ thừa, không trốn tội hay không có bôi bác, không có hận thù gì cả. Đó là cái suy nghĩ của tôi về sự ra đi của ông Nguyễn Kiến Giang.
Trong những anh em có quen biết với ông Nguyễn Kiến Giang, tôi không có phải là thân thiết lắm về mặt đời tư, vì tôi ở trong Nam. Xuất thân tôi trong Nam, ông ấy ngoài Bắc, hai môi trường khác nhau. Và đi vào cuộc chiến đấu chung trong quá khứ, mỗi người có một chọn lựa khác nhau. Nhưng chúng tôi có một sự đồng tình rất nhiều với nhau ở cái quan tâm, đầu tiên là học thuyết Mác, hay là các chọn lựa căn bản về lý luận để tiến hành một cuộc đổi đời cho Việt Nam này. Thứ hai là, sau một thời gian đem tâm huyết của mình ra để thực hiện cùng đảng Cộng sản các mong ước và chọn lựa ban đầu chống thực dân, thì đều nhận thấy có những điểm đi ngược lại hoàn toàn lý tưởng của mình.
Cho nên tất cả chúng tôi đều có một chia sẻ chung, một sự ngạc nhiên trước việc tại sao từ một lý tưởng, mà hồi nhỏ cả một thế hệ - những người thuộc lứa tuổi tụi tôi – đã chọn lựa và cho là tươi đẹp và có thể đưa được đất nước đi đến một tương lai tốt đẹp hơn. Chẳng những giành được, đem đến độc lập tự chủ cho dân tộc, mà còn mở ra một viễn cảnh rất tươi đẹp cho tương lai đất nước. Nhưng mà những điều đó đều đi ngược lại ý tưởng của chúng tôi, ý tưởng mà cả một thế hệ theo đuổi.
Sau những trăn trở, những suy nghĩ, có thể nói là dằn vặt, đau đớn, thì hầu hết anh em đều nhận thấy cái gốc rễ của vấn đề không phải là ở những con người. Ông Giang từng nói trong đảng Cộng sản, ông ấy không có gì mà trách móc cả, bởi vì có những con người ông ấy sống và tiếp xúc, rất là tốt. Nhưng cái mà làm cho con người xấu đi, làm cho đất nước bế tắc, đó là học thuyết Mác. Cho nên ông ấy phải nhìn nhận lại. Và điều đó là điều mà tôi với ông ấy chia sẻ hoàn toàn.
Ông ấy là một nhà tư tưởng, không phải tư tưởng hẳn, mà là một trí thức chú ý nhiều đến những vấn đề lý luận. Cho nên khi mà ông ấy nhìn lại vấn đề này, thì ông ấy nhìn lại bằng một thái độ rất nghiêm túc, rất đàng hoàng, (có căn cứ) sách vở, chứ không phải là chửi bới, hoặc là bôi bác, hoặc là phủ định một cách vô cớ.
Cho nên, cái thái độ thứ hai của ông ấy là nhìn lại một cách thanh thản, không có hận thù, trách móc gì cả. Bởi vì cái này, nếu có thể nói, là một sai lầm chung, chứ không phải của riêng ai. Nên bây giờ, khi mình đã nhận ra, mình đem những điều mình suy tưởng (« Suy tư 90 » là tên một tập hợp các bài viết của Nguyễn Kiến Giang), trong sách vở, trong cuộc đời, để trình bày ra để kêu gọi những người khác, cùng nhìn lại với mình.
Còn có một điểm khác, mà tôi hoàn toàn chia sẻ với ông ấy, là nhìn lại quá khứ này không nhìn một cách trừu tượng. Thí dụ như về học thuyết Mác hay vai trò của đảng Cộng sản trong lịch sử Việt Nam, tức là theo cách định nghĩa học thuyết Mác hay đảng Cộng sản một lần là xong, với những thuộc tính nào đó, hoặc mình tâng bốc, ca ngợi cổ vũ hoặc ngược lại phủ nhận tất cả. Mà ông nhìn một cách cụ thể, chủ nghĩa Mác ra đời trong hoàn cảnh nào đó, và trong hoàn cảnh nào đó đã xuất hiện đảng Cộng sản ở Việt Nam, như là một tác nhân đấu tranh giải phóng dân tộc chẳng hạn. Trong một hoàn cảnh khác, diễn biến tình thế rồi, thì chính đảng Cộng sản - vốn trong một thời kỳ nào đó từng có tác động tích cực đến lịch sử, đến vận mệnh chung của đất nước, như chống thực dân chẳng hạn – trong những điều kiện hòa bình xây dựng một mô hình phát triển đất nước, thì tất cả những ưu điểm ngày xưa giờ trở thành nhược điểm và gây ra những tác hại rất lớn.
Không phải chỉ phủ định lý tưởng của đảng Cộng sản, không phải làm mất (…) của đảng Cộng sản, mà còn cản trở con đường phát triển tự nhiên của đất nước. Đó là những điều mà tôi và ông Giang trao đổi với nhau và chia sẻ với nhau.
RFI : Xin cảm ơn nhà nghiên cứu Lữ Phương.
Trong lời phân ưu cùng gia đình, Bauxit – một trang mạng của giới nhân sĩ trí thức Việt Nam - ghi nhận học giả Nguyễn Kiến Giang là người « phân tích thực tế thời cuộc nhanh nhạy và có tầm nhìn vượt lên trước rất xa, từ gần năm thập niên trước đã đoạn tuyệt với học thuyết CNXH giáo điều, đề xuất những kiến giải sáng suốt về một con đường xã hội dân chủ như là cái đích phải tới của những người mác xít chân chính ».
Từ Thành phố Hồ Chí Minh, học giả Lữ Phương - người từng sưu tầm, hiệu đính và giới thiệu nhiều tiểu luận của Nguyễn Kiến Giang – chia sẻ với RFI một số cảm nghĩ của ông về sự ra đi của nhà trí thức.
Nhà nghiên cứu Lữ Phương : Ông ấy ra đi, thì anh em đều biết trước vì ông ấy bịnh. Những năm tháng trước, khi ông ấy nằm liệt giường, chúng tôi có đến thăm và biết ông ấy sẽ đi nhanh chóng thôi, nhưng mà ông ấy kéo dài như thế này là sống thọ hơn nữa rồi.
Khi nhớ đến ông là tôi nhớ đến cái tâm huyết của ông ấy, cái thái độ trí thức của ông ấy trước một cuộc thay đổi của đất nước, người trí thức phải nhìn trở lại mọi vấn đề từ gốc rễ, và nhìn với tinh thần trách nhiệm rất cao, phát xuất từ một cái lợi ích chung, cho một vận mạng chung, chứ không đổ thừa, không trốn tội hay không có bôi bác, không có hận thù gì cả. Đó là cái suy nghĩ của tôi về sự ra đi của ông Nguyễn Kiến Giang.
Trong những anh em có quen biết với ông Nguyễn Kiến Giang, tôi không có phải là thân thiết lắm về mặt đời tư, vì tôi ở trong Nam. Xuất thân tôi trong Nam, ông ấy ngoài Bắc, hai môi trường khác nhau. Và đi vào cuộc chiến đấu chung trong quá khứ, mỗi người có một chọn lựa khác nhau. Nhưng chúng tôi có một sự đồng tình rất nhiều với nhau ở cái quan tâm, đầu tiên là học thuyết Mác, hay là các chọn lựa căn bản về lý luận để tiến hành một cuộc đổi đời cho Việt Nam này. Thứ hai là, sau một thời gian đem tâm huyết của mình ra để thực hiện cùng đảng Cộng sản các mong ước và chọn lựa ban đầu chống thực dân, thì đều nhận thấy có những điểm đi ngược lại hoàn toàn lý tưởng của mình.
Cho nên tất cả chúng tôi đều có một chia sẻ chung, một sự ngạc nhiên trước việc tại sao từ một lý tưởng, mà hồi nhỏ cả một thế hệ - những người thuộc lứa tuổi tụi tôi – đã chọn lựa và cho là tươi đẹp và có thể đưa được đất nước đi đến một tương lai tốt đẹp hơn. Chẳng những giành được, đem đến độc lập tự chủ cho dân tộc, mà còn mở ra một viễn cảnh rất tươi đẹp cho tương lai đất nước. Nhưng mà những điều đó đều đi ngược lại ý tưởng của chúng tôi, ý tưởng mà cả một thế hệ theo đuổi.
Sau những trăn trở, những suy nghĩ, có thể nói là dằn vặt, đau đớn, thì hầu hết anh em đều nhận thấy cái gốc rễ của vấn đề không phải là ở những con người. Ông Giang từng nói trong đảng Cộng sản, ông ấy không có gì mà trách móc cả, bởi vì có những con người ông ấy sống và tiếp xúc, rất là tốt. Nhưng cái mà làm cho con người xấu đi, làm cho đất nước bế tắc, đó là học thuyết Mác. Cho nên ông ấy phải nhìn nhận lại. Và điều đó là điều mà tôi với ông ấy chia sẻ hoàn toàn.
Ông ấy là một nhà tư tưởng, không phải tư tưởng hẳn, mà là một trí thức chú ý nhiều đến những vấn đề lý luận. Cho nên khi mà ông ấy nhìn lại vấn đề này, thì ông ấy nhìn lại bằng một thái độ rất nghiêm túc, rất đàng hoàng, (có căn cứ) sách vở, chứ không phải là chửi bới, hoặc là bôi bác, hoặc là phủ định một cách vô cớ.
Cho nên, cái thái độ thứ hai của ông ấy là nhìn lại một cách thanh thản, không có hận thù, trách móc gì cả. Bởi vì cái này, nếu có thể nói, là một sai lầm chung, chứ không phải của riêng ai. Nên bây giờ, khi mình đã nhận ra, mình đem những điều mình suy tưởng (« Suy tư 90 » là tên một tập hợp các bài viết của Nguyễn Kiến Giang), trong sách vở, trong cuộc đời, để trình bày ra để kêu gọi những người khác, cùng nhìn lại với mình.
Còn có một điểm khác, mà tôi hoàn toàn chia sẻ với ông ấy, là nhìn lại quá khứ này không nhìn một cách trừu tượng. Thí dụ như về học thuyết Mác hay vai trò của đảng Cộng sản trong lịch sử Việt Nam, tức là theo cách định nghĩa học thuyết Mác hay đảng Cộng sản một lần là xong, với những thuộc tính nào đó, hoặc mình tâng bốc, ca ngợi cổ vũ hoặc ngược lại phủ nhận tất cả. Mà ông nhìn một cách cụ thể, chủ nghĩa Mác ra đời trong hoàn cảnh nào đó, và trong hoàn cảnh nào đó đã xuất hiện đảng Cộng sản ở Việt Nam, như là một tác nhân đấu tranh giải phóng dân tộc chẳng hạn. Trong một hoàn cảnh khác, diễn biến tình thế rồi, thì chính đảng Cộng sản - vốn trong một thời kỳ nào đó từng có tác động tích cực đến lịch sử, đến vận mệnh chung của đất nước, như chống thực dân chẳng hạn – trong những điều kiện hòa bình xây dựng một mô hình phát triển đất nước, thì tất cả những ưu điểm ngày xưa giờ trở thành nhược điểm và gây ra những tác hại rất lớn.
Không phải chỉ phủ định lý tưởng của đảng Cộng sản, không phải làm mất (…) của đảng Cộng sản, mà còn cản trở con đường phát triển tự nhiên của đất nước. Đó là những điều mà tôi và ông Giang trao đổi với nhau và chia sẻ với nhau.
RFI : Xin cảm ơn nhà nghiên cứu Lữ Phương.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten