Ý : Giáo hoàng Phanxicô khiến mafia tức giận
Giáo hoàng Phanxicô, ở quảng trường thánh Phêrô, Vatican, 23/10/2013
REUTERS/Max Rossi
Trả lời báo Ý tuần này, một trạng sư nổi tiếng nghiêm khắc, lãnh đạo một cơ quan tư pháp chống mafia ở miền nam nước Ý, cảnh báo : Giáo hoàng Phanxicô đang ở trong tình trạng nguy hiểm. Lên nắm quyền lãnh đạo Giáo hội Công giáo từ đầu năm nay 2013, Giáo hoàng người Achentina đã tiến hành một loạt các cải cách làm minh bạch ngành ngân hàng Vatican, đây là điều khiến giới văn phòng làm việc cho các tổ chức mafia lo ngại.
Bài tường trình do Thông tín viên RFI Anne Le Nir gửi về từ Roma,
Giáo hoàng Phanxicô bị mafia đe dọa. Đây là điều mà thẩm phán chống mafia Nicola Gratteri khẳng định. Bản thân an ninh của vị thẩm phán này cũng được đặt dưới chế độ bảo vệ đặc biệt kể từ năm 1989. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho tờ Il Fatto Quotidiano (một tờ báo độc lập, thiên tả), ông giải thích rằng Giáo hoàng đã đặt mình vào tình trạng rất nguy hiểm khi tấn công vào một loạt các trung tâm quyền lực kinh tế tại quốc gia nhỏ nhất hành tinh. Sau khi chính sách minh bạch đối với ngân hàng của Vatican được thực hiện, « Viện giáo vụ » (tên chính thức của ngân hàng Vatican IOR) với 1.000 tài khoản, đã bị đóng cửa. Bản thân ngân hàng này không có liên hệ chính thức với Tòa Thánh.
Chính sách minh bạch tuyệt đối của Giáo hoàng Phanxicô đã giáng một đòn rất nặng vào giới văn phòng làm việc cho các tổ chức mafia. Đặc biệt là các nhóm thuộc Ndrangheta, tổ chức mafia hùng mạnh thuộc vùng Calabre, miền nam nước Ý. Tổ chức này trong nhiều năm qua đã xâm nhập vào mọi lĩnh vực xã hội và sống nhờ vào việc rửa tiền, với sự đồng lõa của các giới chức tôn giáo. Mà Giáo hoàng đã quyết định tiến hành một cuộc thay đổi triệt để, nhưng lại không cho việc tăng cường các biện pháp an ninh đối với riêng ông là cần thiết.
Giáo hoàng Phanxicô không phải là người đại diện đầu tiên của Giáo hội chủ trương thực hiện minh bạch hóa. Ta nhớ đến Đức ông Luigi Ciottion, người đã thành lập hiệp hội Libera « chống lại tất cả các tổ chức mafia » tại Turin năm 1995, hay Hồng y của Napoli, ông Crescenzio Sepe. Chính Hồng y Napoli đã ủng hộ các cuộc biểu tình ngày 16/11 tại thành phố này, do các hiệp hội - mà các công dân tự tổ chức - phản đối chính quyền bất lực, trước việc mafia chôn vùi hàng chục tấn chất thải độc hại một cách bất hợp pháp ở nhiều nơi, từ 20 năm nay. Cũng có thể kể đến các công việc của linh mục Maurizio Patriciello đấu tranh từ nhiều năm nay chống lại nhóm mafia Camorra ở Napoli.
Nhưng bên cạnh đó, ta thấy cũng có cả những linh mục, giám mục, hồng y, chấp nhận luật omerta (luật giữ im lặng), trong bối cảnh giới mafia có một mối quan hệ rất đặc biệt với Giáo hội Công giáo.
Giáo hoàng Phanxicô bị mafia đe dọa. Đây là điều mà thẩm phán chống mafia Nicola Gratteri khẳng định. Bản thân an ninh của vị thẩm phán này cũng được đặt dưới chế độ bảo vệ đặc biệt kể từ năm 1989. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho tờ Il Fatto Quotidiano (một tờ báo độc lập, thiên tả), ông giải thích rằng Giáo hoàng đã đặt mình vào tình trạng rất nguy hiểm khi tấn công vào một loạt các trung tâm quyền lực kinh tế tại quốc gia nhỏ nhất hành tinh. Sau khi chính sách minh bạch đối với ngân hàng của Vatican được thực hiện, « Viện giáo vụ » (tên chính thức của ngân hàng Vatican IOR) với 1.000 tài khoản, đã bị đóng cửa. Bản thân ngân hàng này không có liên hệ chính thức với Tòa Thánh.
Chính sách minh bạch tuyệt đối của Giáo hoàng Phanxicô đã giáng một đòn rất nặng vào giới văn phòng làm việc cho các tổ chức mafia. Đặc biệt là các nhóm thuộc Ndrangheta, tổ chức mafia hùng mạnh thuộc vùng Calabre, miền nam nước Ý. Tổ chức này trong nhiều năm qua đã xâm nhập vào mọi lĩnh vực xã hội và sống nhờ vào việc rửa tiền, với sự đồng lõa của các giới chức tôn giáo. Mà Giáo hoàng đã quyết định tiến hành một cuộc thay đổi triệt để, nhưng lại không cho việc tăng cường các biện pháp an ninh đối với riêng ông là cần thiết.
Giáo hoàng Phanxicô không phải là người đại diện đầu tiên của Giáo hội chủ trương thực hiện minh bạch hóa. Ta nhớ đến Đức ông Luigi Ciottion, người đã thành lập hiệp hội Libera « chống lại tất cả các tổ chức mafia » tại Turin năm 1995, hay Hồng y của Napoli, ông Crescenzio Sepe. Chính Hồng y Napoli đã ủng hộ các cuộc biểu tình ngày 16/11 tại thành phố này, do các hiệp hội - mà các công dân tự tổ chức - phản đối chính quyền bất lực, trước việc mafia chôn vùi hàng chục tấn chất thải độc hại một cách bất hợp pháp ở nhiều nơi, từ 20 năm nay. Cũng có thể kể đến các công việc của linh mục Maurizio Patriciello đấu tranh từ nhiều năm nay chống lại nhóm mafia Camorra ở Napoli.
Nhưng bên cạnh đó, ta thấy cũng có cả những linh mục, giám mục, hồng y, chấp nhận luật omerta (luật giữ im lặng), trong bối cảnh giới mafia có một mối quan hệ rất đặc biệt với Giáo hội Công giáo.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten