Đức công nhận giới tính thứ ba
Tượng thần lưỡng tính (hermaphrodite) ở bảo tàng Louvres, Paris.
@wikipedia
Kể từ ngày mai, 01/11/2013, nước Đức sẽ trở thành quốc gia Châu Âu đầu tiên cho phép làm giấy khai sanh cho trẻ sơ sinh mà không cần xác định rõ ràng đó là một bé trai hay bé gái. Với một bộ luật mới bắt đầu có hiệu lực, các bậc cha mẹ có quyền bỏ trống các ô có liên quan trên giấy khai sinh. Nói cách khác, nước Đức mặc nhiên hợp thức hóa một giới tính thứ ba, bên cạnh hai giới tính truyền thống là nam hay nữ.
Ý nghĩa trên đây đã được bà Konstanze Plett, Giáo sư luật tại Đại học Bremen (miền tây bắc Đức) nêu bật khi trả lời hãng tin Pháp AFP : " Đây là lần đầu tiên mà pháp luật công nhận rằng có những con người không phải là nam hay nữ, hoặc là vừa là nam, vừa là nữ, những người không nằm trong cách phân loại pháp lý truyền thống ".
Trong đời sống thực tế, ngoài giấy khai sinh không ghi rõ giới tính, sắp tới đây, theo một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Đức, hộ chiếu nước này sẽ có thêm một ký hiệu phái tính mới. Ngoài chữ "M" đối với nam hoặc chữ "F" cho phái nữ, sẽ có một chữ "X" chỉ những người không rõ giới tính.
Theo Giáo sư Plett, một chuyên gia về quyền lợi của những người "liên giới ", các quy tắc áp dụng cho các tài liệu chính thức khác cũng sẽ thay đổi để thích ứng với luật lệ mới về giới tính.
Do đâu mà nước Đức đã phải ban hành luật hợp thức hóa giới tính thứ ba như nói trên ?
Theo hãng AFP, trước hết đó là vì trong thực tế, có những bậc cha mẹ, khi đứa con vừa sinh ra, đã phải cấp tốc quyết định cho làm phẫu thuật khẩn cấp trên đứa trẻ sơ sinh để đứa bé có được một giới tính nam hoặc nữ theo đúng quy định của luật pháp ! Với bộ luật mới này, áp lực nói trên kể như đã được giải tỏa.
Luật mới về giới tính đã được ban hành sau một báo cáo năm 2012 của Ủy ban Đạo đức của Đức bao gồm một số nhà thần học, nghiên cứu đại học, luật sư – có nhiệm vụ tư vấn cho chính phủ. Báo cáo đã ghi nhận lời chứng của một người được sinh ra vào năm 1965 mà không có bộ phận sinh dục được xác định rõ ràng là nam hay nữ. Ngay từ lúc bé, người này đã bị cắt bỏ bộ phận sinh dục mà không cần đến sự đồng ý của cha mẹ. Nhân chứng này đã tuyên bố : "Tôi không phải là nam, cũng không phải là nữ. Tôi là một sản phẩm chắp vá do các bác sĩ tạo ra, bị bầm dập và mang sẹo suốt đời ".
Theo AFP, tỷ lệ các trường hợp "liên giới" giới được ước tính là 1 trên từ 1500 đến 2000, nhưng có thể cao hơn, vì cho đến nay, định nghĩa chính xác thế nào là liên giới vẫn khó khăn, kể cả trên bình diện ngoại hình hay kích thích tố.
Một câu hỏi khác cũng được nêu lên với bộ luật mới sắp có hiệu lực : Hệ quả của quy định mới về giới tính.
Hệ quả trước hết liên quan đến luật lệ về hôn nhân và chung sống với nhau. Tại Đức, hôn nhân chỉ được chấp nhận giữa hai người khác phái, trong khi khế ước chung sống "Lebenspartnerschaft" chỉ áp dụng đối với những người có cùng giới tính. Đối với những người thuộc giới tính thứ ba thì sao ? Đó là điều mà giới làm luật phải nhanh chóng giải quyết.
Một hệ quả khác đã được giới hoạt động xã hội nêu lên : Những người không giới tính sẽ có một cuộc sống ra sao trong một thế giới hiện đang vận hành theo một logic lưỡng cực nam/nữ. Một ví dụ điển hình là vấn đề nhà vệ sinh.
Silvan Agius, hoạt động cho Tổ chức ILGA Châu Âu, chuyến đấu tranh cho quyền bình đẳng của giới đồng tính, lưỡng tính và liên giới đã tự hỏi : " Ở trường học chẳng hạn, hiện nay chỉ có nhà vệ sinh cho con trai và cho con gái. Còn đối với các học sinh lưỡng tính hay phi giới tính thì sao ? ".
Đức là nước đầu tiên hợp pháp hóa tình trạng phi giới tính tại Châu Âu, nhưng không phải là quốc gia đầu tiên trên thế giới. Tháng Sáu vừa qua, nước Úc chẳng hạn, đã chính thức công nhận sự tồn tại của ba giới tính pháp định khi cho phép lựa chọn trên các tài liệu chính thức giữa nam giới, nữ giới và liên giới.
Trong đời sống thực tế, ngoài giấy khai sinh không ghi rõ giới tính, sắp tới đây, theo một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Đức, hộ chiếu nước này sẽ có thêm một ký hiệu phái tính mới. Ngoài chữ "M" đối với nam hoặc chữ "F" cho phái nữ, sẽ có một chữ "X" chỉ những người không rõ giới tính.
Theo Giáo sư Plett, một chuyên gia về quyền lợi của những người "liên giới ", các quy tắc áp dụng cho các tài liệu chính thức khác cũng sẽ thay đổi để thích ứng với luật lệ mới về giới tính.
Do đâu mà nước Đức đã phải ban hành luật hợp thức hóa giới tính thứ ba như nói trên ?
Theo hãng AFP, trước hết đó là vì trong thực tế, có những bậc cha mẹ, khi đứa con vừa sinh ra, đã phải cấp tốc quyết định cho làm phẫu thuật khẩn cấp trên đứa trẻ sơ sinh để đứa bé có được một giới tính nam hoặc nữ theo đúng quy định của luật pháp ! Với bộ luật mới này, áp lực nói trên kể như đã được giải tỏa.
Luật mới về giới tính đã được ban hành sau một báo cáo năm 2012 của Ủy ban Đạo đức của Đức bao gồm một số nhà thần học, nghiên cứu đại học, luật sư – có nhiệm vụ tư vấn cho chính phủ. Báo cáo đã ghi nhận lời chứng của một người được sinh ra vào năm 1965 mà không có bộ phận sinh dục được xác định rõ ràng là nam hay nữ. Ngay từ lúc bé, người này đã bị cắt bỏ bộ phận sinh dục mà không cần đến sự đồng ý của cha mẹ. Nhân chứng này đã tuyên bố : "Tôi không phải là nam, cũng không phải là nữ. Tôi là một sản phẩm chắp vá do các bác sĩ tạo ra, bị bầm dập và mang sẹo suốt đời ".
Theo AFP, tỷ lệ các trường hợp "liên giới" giới được ước tính là 1 trên từ 1500 đến 2000, nhưng có thể cao hơn, vì cho đến nay, định nghĩa chính xác thế nào là liên giới vẫn khó khăn, kể cả trên bình diện ngoại hình hay kích thích tố.
Một câu hỏi khác cũng được nêu lên với bộ luật mới sắp có hiệu lực : Hệ quả của quy định mới về giới tính.
Hệ quả trước hết liên quan đến luật lệ về hôn nhân và chung sống với nhau. Tại Đức, hôn nhân chỉ được chấp nhận giữa hai người khác phái, trong khi khế ước chung sống "Lebenspartnerschaft" chỉ áp dụng đối với những người có cùng giới tính. Đối với những người thuộc giới tính thứ ba thì sao ? Đó là điều mà giới làm luật phải nhanh chóng giải quyết.
Một hệ quả khác đã được giới hoạt động xã hội nêu lên : Những người không giới tính sẽ có một cuộc sống ra sao trong một thế giới hiện đang vận hành theo một logic lưỡng cực nam/nữ. Một ví dụ điển hình là vấn đề nhà vệ sinh.
Silvan Agius, hoạt động cho Tổ chức ILGA Châu Âu, chuyến đấu tranh cho quyền bình đẳng của giới đồng tính, lưỡng tính và liên giới đã tự hỏi : " Ở trường học chẳng hạn, hiện nay chỉ có nhà vệ sinh cho con trai và cho con gái. Còn đối với các học sinh lưỡng tính hay phi giới tính thì sao ? ".
Đức là nước đầu tiên hợp pháp hóa tình trạng phi giới tính tại Châu Âu, nhưng không phải là quốc gia đầu tiên trên thế giới. Tháng Sáu vừa qua, nước Úc chẳng hạn, đã chính thức công nhận sự tồn tại của ba giới tính pháp định khi cho phép lựa chọn trên các tài liệu chính thức giữa nam giới, nữ giới và liên giới.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten