Pháp : Mũ len đỏ chống thuế xanh
Dân Bretagne đội mũ đỏ biểu tình tại Quimper, miền tây Pháp, 02/11/2013
REUTERS/Stephane Mahe
Mùa thu năm nay, chiếc mũ đỏ mà nông dân Pháp ở vùng Bretagne kiêu hãnh đội trên đầu khi xuống đường phản đối thuế môi trường từng đã được tiền nhân của họ sử dụng chống vua Louis 14. Từ hơn 300 năm nay, chiếc mũ đỏ trở thành biểu tượng của dân quê chống quyết định bị xem độc đoán của trung ương dù là trong chế độ Cộng hòa.
Từ 1675 « mũ len đỏ » là biểu tượng của phong trào Nông dân Pháp chống sưu cao thuế nặng. Ngày nay, Tổng thống François Hollande không phải là vua Louis 14, cuộc cạnh tranh kinh tế toàn cầu hiện nay không phải là chiến tranh Châu Âu năm 1675, nhưng chiếc mũ đỏ mà hàng chục ngàn nông dân miền tây bắc nước Pháp đội lên đầu một cách khiêu khích trong những cuộc biểu tình tấn công cơ sở Nhà nước suốt tuần lễ thứ nhì của tháng 11 có cùng một ý nghĩa : Khi dân quê cảm thấy bị áp bức thì họ nổi dậy chống chính quyền trung ương.
Đối với chính phủ đảng Xã hội, thì thuế môi trường này, thi hành theo thỏa thuận với Châu Âu và do Quốc hội khóa trước biểu quyết, sẽ mang lại khoảng 1,5 tỷ euro cho ngân sách hàng năm.
Đối với nông dân Bretagne thì thuế « môi trường xanh » hay « Ecotaxe » đánh vào xe vận tải nông phẩm sẽ làm giá hàng hóa gia tăng, làm giới chăn nuôi phá sản. Để gây sức ép, hàng chục ngàn nông dân, sinh viên và chủ xí nghiệp xuống đường biểu tình, chận đường giao thông và tấn công vào các cổng thu thuế đang chờ ngày hoạt động.
Chỉ trong vòng một tuần lễ, gần 50 ra đa kiểm soát vận tốc giao thông bị đốt cháy, nhiều trạm thu thuế môi trường sắp được hoạt động kể từ đầu năm 2014 bị đập phá. Cảnh sát không dám mạnh tay, sau khi một quả lựu đạn cay gây thương tích cho một nông dân.
Cuối cùng, chính phủ phải nhượng bộ : Đình hoãn áp dụng thuế môi trường trong bối cảnh uy tin của Tổng thống và Thủ tướng xuống thấp kỷ lục. Tình trạng tăng nhiều thứ thuế khiến dân chúng bất bình.Từ phe đối lập cho đến các chuyên gia đều lo ngại xảy ra một cuộc « cách mạng xã hội » tại Pháp mà hệ quả đáng lo nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho phe cực hữu giành thắng lợi bầu cử.
Trong lịch sử Pháp, từ thời phong kiến cho đến phong trào sinh viên 1968, Bretagne mà đặt biệt là thủ phủ Rennes nếu không là nơi xuất phát thì cũng là thành trì của phong trào phản kháng. Hôm qua, một sinh viên đại học Rennes ra tòa vì tội đốt một ra đa-camera trị giá 35.000 euro trong những ngày bạo động. Bản án tượng trưng 6 tháng tù treo được xem là một cử chỉ bao dung của tư pháp.
Câu hỏi đặt ra là có thật sự nông dân Bretagne bị Nhà nước bỏ rơi hay không ? Vì sao một vùng đất trù phú nhờ vào chính sách trợ giúp phát triển của chính quyền trung ương và của Liên Hiệp Châu Âu mà nay lại xuống đường phản kháng với chiếc mũ đỏ biểu tượng của cách mạng ? RFI đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Nguyễn Dư, đại học Lyon, Pháp.
Là một cựu sinh viên Việt Nam theo học đại học Rennes, giáo sư Nguyễn Dư phân tích lịch sử chiếc « mũ đỏ », cá tính của dân Bretagne và những tác động nhân quả của chính sách trợ giúp phát triển nông nghiệp mà không chuẩn bị ngõ ra.
« …. Vào thế kỷ 17, nước Pháp rạng rỡ lắm… năm 1675, vua Louis thứ 14 đem quân đánh Hà Lan. Nhưng Hà Lan dùng chiến thuật tháo nước làm ngập thành trì quân Pháp bao vây. Quân Pháp bị sa lầy, đánh không được mà lui cũng không không được. Vua Louis 14 mới đặt ra nhiều thứ thuế để nuôi quân…. Đời sống nông dân khó khăn. Đầu tiên là nông dân Bordeaux nổi dậy rồi phong trào lan đến Bretagne. Ở đây, hai tỉnh Rennes và Nantes, người dân làm dữ lắm, không những phản đối thuế mà còn chống cả đường lối chính sách của Nhà nước. Lúc đầu phong trào không có lãnh đạo. Nhóm « mũ xanh dương » thì đòi giảm thuế còn nhóm « mũ đỏ » thì muốn làm cách mạng. Họ bắt các lãnh chúa được vua cho đất đai và bắt cả một số giáo phẩm… cuối cùng thì vua Louis 14 phải nhượng bộ nhưng phong trào « mũ đỏ » vẫn tiếp tục cho đến khi người lãnh đạo bị giết thì phong trào lắng xuống và bị vua Louis 14 đàn áp, bắt nông dân bồi thường thiệt hại làm cho vùng Bretagne kiệt quệ.
Đến thời Tổng thống De Gaulle thì chính phủ đưa ra một chính sách sáng suốt trợ giúp Bretagne phát triển….
Người dân Bretagne có nếp sống tinh thần khá đặc biệt, tức là tinh thần đoàn kết khá cao. Vì từ xưa, vùng Bretagne tương đối kém mở mang, nên tinh thần phản đối chống áp bức của họ rất mạnh. Năm 1968, cuộc nổi dậy của sinh viên rất là lớn. Một trong những ngòi pháo mạnh nhất cũng nằm tại Bretagne, tại vì người dân Bretagne sẵn sàng, nếu phải tranh đấu cho bước tiến của xã hội thì họ hăng lắm. Còn ngoài ra, nếu không có áp bức thì cuộc sống của họ rất hài hòa. Là dân quê nên có tinh thần đoàn kết đùm bọc lẫn nhau của những người bị gặp khó khăn…
Xã hội Pháp biến chuyển liên tục thành ra những chính sách ngày nay là tốt, nhưng nếu cứ giữ nguyên, không thay đổi thì 20 năm sau nó lại trở thành rắc rối. Trở lại cái gốc của câu chuyện tổng thống De Gaulle ….. ».
Đối với chính phủ đảng Xã hội, thì thuế môi trường này, thi hành theo thỏa thuận với Châu Âu và do Quốc hội khóa trước biểu quyết, sẽ mang lại khoảng 1,5 tỷ euro cho ngân sách hàng năm.
Đối với nông dân Bretagne thì thuế « môi trường xanh » hay « Ecotaxe » đánh vào xe vận tải nông phẩm sẽ làm giá hàng hóa gia tăng, làm giới chăn nuôi phá sản. Để gây sức ép, hàng chục ngàn nông dân, sinh viên và chủ xí nghiệp xuống đường biểu tình, chận đường giao thông và tấn công vào các cổng thu thuế đang chờ ngày hoạt động.
Chỉ trong vòng một tuần lễ, gần 50 ra đa kiểm soát vận tốc giao thông bị đốt cháy, nhiều trạm thu thuế môi trường sắp được hoạt động kể từ đầu năm 2014 bị đập phá. Cảnh sát không dám mạnh tay, sau khi một quả lựu đạn cay gây thương tích cho một nông dân.
Cuối cùng, chính phủ phải nhượng bộ : Đình hoãn áp dụng thuế môi trường trong bối cảnh uy tin của Tổng thống và Thủ tướng xuống thấp kỷ lục. Tình trạng tăng nhiều thứ thuế khiến dân chúng bất bình.Từ phe đối lập cho đến các chuyên gia đều lo ngại xảy ra một cuộc « cách mạng xã hội » tại Pháp mà hệ quả đáng lo nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho phe cực hữu giành thắng lợi bầu cử.
Trong lịch sử Pháp, từ thời phong kiến cho đến phong trào sinh viên 1968, Bretagne mà đặt biệt là thủ phủ Rennes nếu không là nơi xuất phát thì cũng là thành trì của phong trào phản kháng. Hôm qua, một sinh viên đại học Rennes ra tòa vì tội đốt một ra đa-camera trị giá 35.000 euro trong những ngày bạo động. Bản án tượng trưng 6 tháng tù treo được xem là một cử chỉ bao dung của tư pháp.
Câu hỏi đặt ra là có thật sự nông dân Bretagne bị Nhà nước bỏ rơi hay không ? Vì sao một vùng đất trù phú nhờ vào chính sách trợ giúp phát triển của chính quyền trung ương và của Liên Hiệp Châu Âu mà nay lại xuống đường phản kháng với chiếc mũ đỏ biểu tượng của cách mạng ? RFI đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Nguyễn Dư, đại học Lyon, Pháp.
Là một cựu sinh viên Việt Nam theo học đại học Rennes, giáo sư Nguyễn Dư phân tích lịch sử chiếc « mũ đỏ », cá tính của dân Bretagne và những tác động nhân quả của chính sách trợ giúp phát triển nông nghiệp mà không chuẩn bị ngõ ra.
« …. Vào thế kỷ 17, nước Pháp rạng rỡ lắm… năm 1675, vua Louis thứ 14 đem quân đánh Hà Lan. Nhưng Hà Lan dùng chiến thuật tháo nước làm ngập thành trì quân Pháp bao vây. Quân Pháp bị sa lầy, đánh không được mà lui cũng không không được. Vua Louis 14 mới đặt ra nhiều thứ thuế để nuôi quân…. Đời sống nông dân khó khăn. Đầu tiên là nông dân Bordeaux nổi dậy rồi phong trào lan đến Bretagne. Ở đây, hai tỉnh Rennes và Nantes, người dân làm dữ lắm, không những phản đối thuế mà còn chống cả đường lối chính sách của Nhà nước. Lúc đầu phong trào không có lãnh đạo. Nhóm « mũ xanh dương » thì đòi giảm thuế còn nhóm « mũ đỏ » thì muốn làm cách mạng. Họ bắt các lãnh chúa được vua cho đất đai và bắt cả một số giáo phẩm… cuối cùng thì vua Louis 14 phải nhượng bộ nhưng phong trào « mũ đỏ » vẫn tiếp tục cho đến khi người lãnh đạo bị giết thì phong trào lắng xuống và bị vua Louis 14 đàn áp, bắt nông dân bồi thường thiệt hại làm cho vùng Bretagne kiệt quệ.
Đến thời Tổng thống De Gaulle thì chính phủ đưa ra một chính sách sáng suốt trợ giúp Bretagne phát triển….
Người dân Bretagne có nếp sống tinh thần khá đặc biệt, tức là tinh thần đoàn kết khá cao. Vì từ xưa, vùng Bretagne tương đối kém mở mang, nên tinh thần phản đối chống áp bức của họ rất mạnh. Năm 1968, cuộc nổi dậy của sinh viên rất là lớn. Một trong những ngòi pháo mạnh nhất cũng nằm tại Bretagne, tại vì người dân Bretagne sẵn sàng, nếu phải tranh đấu cho bước tiến của xã hội thì họ hăng lắm. Còn ngoài ra, nếu không có áp bức thì cuộc sống của họ rất hài hòa. Là dân quê nên có tinh thần đoàn kết đùm bọc lẫn nhau của những người bị gặp khó khăn…
Xã hội Pháp biến chuyển liên tục thành ra những chính sách ngày nay là tốt, nhưng nếu cứ giữ nguyên, không thay đổi thì 20 năm sau nó lại trở thành rắc rối. Trở lại cái gốc của câu chuyện tổng thống De Gaulle ….. ».
Geen opmerkingen:
Een reactie posten