Những loài rắn độc ở Việt Nam
Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.
Rắn lục von-gen (Viridovipera vogeli). Đỉnh đầu và thân của loài này màu xanh lục, phần bụng màu nhạt hơn. Giới khoa học chưa tìm hiểu rõ về thức ăn của rắn lục miền nam. Chúng thường ăn đêm, sống ở trong bụi rậm, lùm cây thấp ở địa hình đồi núi có độ cao từ 900 m đến 1.500 m. Loài rắn này sống ở Gia Lai, Đồng Nai, Lâm Đồng. Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo.
|
Rắn lục đầu bạc (Azemiops feae). Theo Wikipedia, rắn lục đầu bạc được xem là một trong các loài rắn độc nguyên thủy nhất. Loài này có kích cỡ trung bình, đầu hơi dẹp phân biệt rõ với cổ. Chiều dài cơ thể khoảng 80 cm. Chúng sống trên các vùng núi cao lên tới 1.000 m. Tại Việt Nam, rắn lục đầu trắng phân bố ở Cao Bằng, Vĩnh Phú, Lạng Sơn. Số lượng của loài này ngoài tự nhiên còn rất ít. Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo.
|
Rắn lục Trùng Khánh (Protobothrops trungkhanhensis). Đây là loài đến nay giới khoa học mới phát hiện ở khu bảo tồn thiên nhiên Trùng Khánh, Cao Bằng, Việt Nam. Rắn lục Trùng Khánh dài khoảng 70 cm, khá nhỏ so với những loài thuộc chi Protobothrops. Chúng sống ở độ cao 500 – 700 m trong các khu rừng thường xanh và rừng mưa núi đá vôi nhiệt đới. Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo.
|
Rắn hổ mang xiêm (Naja siamensis) hay còn gọi là rắn hổ mang bành. Chúng là loài rắn có nọc độc gây chết người. Rắn hổ mang thường tấn công khi bị khiêu khích hay đe dọa. Ai bị loài rắn độc này cắn thì chỉ khoảng 30 phút sau sẽ tử vong do chất độc làm suy hô hấp, dẫn đến ngạt thở và làm tê liệt hoạt động của cơ hoành. Hổ mang thường ăn chuột, chim và ếch. Ở Việt Nam, chúng phân bố chủ yếu ở Nam Trung Bộ và miền nam. Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo.
|
Rắn biển (Hydrophiinae). Chúng thuộc nhóm rắn có nọc độc sinh sống trong môi trường biển, mặc dù chúng đã tiến hóa từ tổ tiên sống trên mặt đất. Đặc điểm chung của rắn biển là có cấu tạo cơ thể theo chiều ngang dẹt giống như những con lươn. Không giống như cá, rắn biển không có mang và thường xuyên phải trồi lên mặt nước để thở. Các loài rắn biển thường có nọc độc mạnh. Tại Việt Nam các loài rắn biển có nhiều tên gọi khác như rắn đẻn, rắn đẻn biển. Chúng có mặt tại nhiều vùng biển khác nhau của Việt Nam. Ảnh: Wikipedia.
|
Rắn cạp nong (Bungarus fasciatus) hay còn gọi là rắn cạp nia hoặc rắn mai gầm thuộc họ Rắn hổ (Elapidae). Đây là một trong những loài rắn cực độc, dù chúng ít khi chủ động tấn công con người nhưng nếu ai đó không may bị chúng cắn, nọc độc có thể giết chết nạn nhân chỉ trong vòng vài phút nếu không được cứu chữa kịp thời. Chúng sống phổ biến ở đồng bằng, trung du và miền núi Việt Nam. Chúng kiếm ăn về ban đêm, bắt các loài rắn khác, đôi khi ăn cả thằn lằn. Ảnh: Vncreatures.
|
Hương Thu tổng hợp
Thứ năm, 15/8/2013 11:04 GMT+7
Phát hiện rắn độc mới ở Việt Nam
Các nhà khoa học vừa công bố tìm thấy tại Việt Nam loài loài rắn lục đầu bạc mới, có thể gây chết người trong thời gian ngắn.
Rắn lục Azemiops kharini. Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo.
|
Nhóm khoa học thuộc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam và Viện Động vật St Petersburg, Nga đã phát hiện và công bố loài mới trên tạp chí Russian Journal of Herpetology.
Tiến sĩ Nguyễn Thiên Tạo, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, mẫu vật của loài rắn độc mới được các nhà khoa học thu tại Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc ở độ cao từ 800 đến 1.800 m.
Loài mới được đặt theo tên của nhà khoa học người Nga là Vladimir Kharin nhằm vinh danh những đóng góp của ông trong lĩnh vực nghiên cứu bò sát và cá ở châu Á
Rắn lục đầu bạc Azemiops kharini có các đặc điểm nhận dạng như đầu có màu trắng với hai đường sọc đen, chiều dài cơ thể chúng khoảng 760-980 mm.
Đây là loài rắn lục đầu bạc thứ hai thuộc giống Azemiops và là loài rắn độc thứ 60 trong tổng số hơn 210 loài rắn được ghi nhận ở Việt Nam đến nay.
Tân Trung
http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/chuyen-la/phat-hien-ran-doc-moi-o-viet-nam-2865311.html
Rắn độc và rắn không độc khác nhau thế nào?
Thường rắn độc có đầu hình tam giác rõ rệt, rắn không độc thì có đầu tròn trịa hơn
Rắn ko độc có tròng mắt ( con ngươi ) hình tròn, còn rắn độc ĐA Số( phần lớn ) tròng mắt của chúng dẹp và thẳng đứng/vertical, Ngoài ra ko phân biệt được bởi màu sắc hay bề dáng bên ngoài.
Tôi có nghe kinh nghiệm của một số người lớn tuổi nói rắn độc thường có đuôi tù và màu sắc. còn rắn không độc thường có đuôi nhọn và ít màu hơn
dựa vào màu sắc, nếu không biết thì xem cấu tạo răng của chúng, nếu có 2 hàng răng và có móc độc (răng nanh) thì là rắn độc, còn 4 hàng răng thì là rắn lành !
http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/hoi-dap/ran-doc-va-ran-khong-doc-khac-nhau-the-nao-2423944.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten