Fukushima : Bắt đầu tháo dỡ các thanh nhiên liệu
Tepco bắt đầu chuyển các thanh nhiên liệu ra khỏi lò phản ứng số 4, nhà máy điện Fukushima, Nhật Bản, 18/11/2013
REUTERS
Hôm nay, 18/11/2013, tập đoàn điện lực Nhật Bản Tepco bắt đầu tháo dỡ các thanh nhiên liệu ra khỏi bể chứa của lò phản ứng số 4. Đây là nhiệm vụ được đánh giá là khó khăn nhất kể từ khi tình hình tại Fukushima ổn định lại vào tháng 12/2011. Nhiều chuyên gia hoài nghi về việc Tepco có thể hoàn tất nhiệm vụ được coi là « bước đi quan trọng đầu tiên hướng đến việc tháo dỡ hoàn toàn » nhà máy điện hạt nhân bị sóng thần hủy hoại.
Trả lời AFP, một người phát ngôn của Tập đoàn điện lực Nhật Bản Tokyo Electric Power (Tepco) thông báo, công ty khởi sự công việc này vào lúc 15 giờ 18 phút giờ địa phương (tức 6 giờ 18 phút giờ GMT). Các kỹ thuật viên lần lượt chuyển 1.533 thanh nhiên liệu ra khỏi bể chứa lò phản ứng. Trong hai ngày đầu, Tepco dự kiến sẽ chuyển 22 thanh nhiên liệu đầu tiên, mỗi thanh dài 4,5 mét, nặng 300 kg. Nhiên liệu của lò phản ứng hạt nhân bị hư hại sẽ được đưa vào một bể chứa khác an toàn hơn, cách vị trí hiện nay khoảng 100 mét và sẽ được giữ tại đây ít nhất trong thời gian 10 năm.
Tepco dự định sẽ hoàn tất công việc chuyển các thanh nhiên liệu ra khỏi lò phản ứng số 4 vào trước cuối năm 2014, rồi tiếp tục công việc tương tự tại hai lò phản ứng bị hư hại nặng nhất, lò số 1 và lò số 3. Vào tuần trước, lãnh đạo nhà máy hạt nhân, ông Akira Ono, cho biết, đây là « bước đi quan trọng đầu tiên hướng đến việc tháo dỡ » hoàn toàn nhà máy, công việc sẽ kéo dài trong 40 năm.
Đầu tuần trước, lãnh đạo Tepco Naomi Hirose nhấn mạnh, an toàn là ưu tiên hàng đầu. Trong một cuộc trả lời báo giới, người phát ngôn của chính phủ Nhật Bản Yoshihide Suga tuyên bố: « Chúng tôi hy vọng rằng việc rút các thanh nhiên liệu ra khỏi lò phản ứng sẽ được tiến hành trong an toàn tuyệt đối, nhằm không gây thêm các lo ngại cho cư dân trong vùng ». Việc tháo dỡ các thanh nhiên liệu tại Fukushima diễn ra trong một môi trường rất nguy hiểm, nơi các kỹ thuật viên phải có các trang phục bảo hộ đặc biệt chống phóng xạ.
Tepco tổ chức một cuộc gặp gỡ với báo giới vào cuối ngày hôm nay để thông báo về diễn biến của hoạt động chưa từng có này.
Một người làm việc tại nhà máy Fukushima kể từ khi thảm họa xẩy ra, nhấn mạnh trên Twitter : « Tại nhà máy này không có nhiệm vụ nào là không có nguy cơ. Điều cơ bản là dự báo được một vấn đề có thể xẩy ra để có thể có biện pháp phản ứng tốt ».
Chuyên gia hạt nhân Mỹ Lake Barrett, được Tepco mời để theo dõi công việc chuẩn bị, bày tỏ sự tin tưởng đối với khả năng của Tepco trong sứ mệnh này. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia Nhật Bản và quốc tế lại rất hoài nghi và cảnh báo những sai lầm trong thao tác có thể có những hậu quả nghiêm trọng, ví dụ việc một lượng chất phóng xạ bị rớt ra ngoài. Biến cố này sẽ buộc những người làm việc tại chỗ phải rời xa khu vực nguy hiểm và, hậu quả là, kế hoạch dự kiến sẽ bị cản trở.
Tepco dự định sẽ hoàn tất công việc chuyển các thanh nhiên liệu ra khỏi lò phản ứng số 4 vào trước cuối năm 2014, rồi tiếp tục công việc tương tự tại hai lò phản ứng bị hư hại nặng nhất, lò số 1 và lò số 3. Vào tuần trước, lãnh đạo nhà máy hạt nhân, ông Akira Ono, cho biết, đây là « bước đi quan trọng đầu tiên hướng đến việc tháo dỡ » hoàn toàn nhà máy, công việc sẽ kéo dài trong 40 năm.
Đầu tuần trước, lãnh đạo Tepco Naomi Hirose nhấn mạnh, an toàn là ưu tiên hàng đầu. Trong một cuộc trả lời báo giới, người phát ngôn của chính phủ Nhật Bản Yoshihide Suga tuyên bố: « Chúng tôi hy vọng rằng việc rút các thanh nhiên liệu ra khỏi lò phản ứng sẽ được tiến hành trong an toàn tuyệt đối, nhằm không gây thêm các lo ngại cho cư dân trong vùng ». Việc tháo dỡ các thanh nhiên liệu tại Fukushima diễn ra trong một môi trường rất nguy hiểm, nơi các kỹ thuật viên phải có các trang phục bảo hộ đặc biệt chống phóng xạ.
Tepco tổ chức một cuộc gặp gỡ với báo giới vào cuối ngày hôm nay để thông báo về diễn biến của hoạt động chưa từng có này.
Một người làm việc tại nhà máy Fukushima kể từ khi thảm họa xẩy ra, nhấn mạnh trên Twitter : « Tại nhà máy này không có nhiệm vụ nào là không có nguy cơ. Điều cơ bản là dự báo được một vấn đề có thể xẩy ra để có thể có biện pháp phản ứng tốt ».
Chuyên gia hạt nhân Mỹ Lake Barrett, được Tepco mời để theo dõi công việc chuẩn bị, bày tỏ sự tin tưởng đối với khả năng của Tepco trong sứ mệnh này. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia Nhật Bản và quốc tế lại rất hoài nghi và cảnh báo những sai lầm trong thao tác có thể có những hậu quả nghiêm trọng, ví dụ việc một lượng chất phóng xạ bị rớt ra ngoài. Biến cố này sẽ buộc những người làm việc tại chỗ phải rời xa khu vực nguy hiểm và, hậu quả là, kế hoạch dự kiến sẽ bị cản trở.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten