Cải cách ở Trung Quốc : Tập Cận Bình muốn nối bước Đặng Tiểu Bình
REUTERS / Jason Lee
Tại Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung uơng lần thứ ba vừa qua, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, đã đưa ra một chương trình cải cách đầy tham vọng. Theo giới quan sát, ông Tập Cận Bình dường như muốn theo bước Đặng Tiểu Bình, kiến trúc sư tiến trình hiện đại hóa Trung Quốc, đồng thời không hề có chút khoan nhượng nào về sự cứng rắn của chính quyền trung ương.
Một năm sau khi lên nắm quyền lãnh đạo Đảng, ông Tập Cận Bình, năm nay 60 tuổi, đã củng cố quyền lực của mình tại Hội nghị Trung ương 3, đưa ra một lộ trình hành động cho ban lãnh đạo mới, từ nay đến năm 2020.
Cũng giống như kế hoạch hiện đại hóa Trung Quốc mà Đặng Tiểu Bình đưa ra từ cuối những năm 1970, chương trình cải cách của ông Tập Cận Bình tập trung vào kinh tế và xã hội, như củng cố vai trò của thị trường trong nền kinh tế, nới lỏng chính sách một con, giảm bớt án tử hình, xóa bỏ chế độ “lao cải”…
Giới chuyên gia nhấn mạnh, đây là những cải cách giúp cho đảng Cộng sản Trung Quốc thích ứng với những biến đổi của nền kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới, với tiến trình đô thị hóa, cũng như những đòi hỏi ngày càng gia tăng của người dân.
Chính Tân Hoa Xã, hôm qua, 19/11, đã cho biết chi tiết tiến trình soạn thảo kế hoạch cải cách và nhấn mạnh rằng Tổng Bí thư Tập Cận Bình, vào tháng Tư vừa qua, đã quyết định trực tiếp lãnh đạo các nhóm biên soạn dự thảo cải cách. Rõ ràng là ông Tập Cận Bình muốn khẳng định mạnh mẽ vị thế và để lại dấu ấn của mình trong chương trình cải cách lần này.
Trong bản tường trình kết quả Hội nghị Trung ương 3, đăng trên Tân Hoa Xã, tên của ông Tập Cận Bình được nhắc đến 21 lần và không một lần nào nêu tên Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Tương tự như Đặng Tiểu Bình – mà tên tuổi được lịch sử Trung Quốc ghi nhận là cha đẻ của chính sách mở cửa kinh tế - ông Tập Cận Bình coi các cải cách kinh tế là trọng tâm trong chính sách lãnh đạo của ông.
Về phương diện chính trị, Đặng Tiểu Bình đã không ngần ngại ra lệnh thẳng tay trấn áp phong trào đòi dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn, năm 1989, còn ông Tập Cận Bình thì muốn thắt chặt quyền kiểm soát đất nước và bộ máy của Đảng, thông qua chiến dịch chống tham nhũng.
Theo ông Barry Naughton, chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại đại học California, Hoa Kỳ, được AFP trích dẫn, thì “trong một chừng mực nào đó, ông Tập Cận Bình dường như nghĩ rằng ông ta có thể tăng cường một chút việc giám sát và kỷ luật trong bộ máy chính trị hiện nay, với việc nghiêm trị nạn tham nhũng, đi kèm với những cải cách kinh tế”.
Một động thái khác cho thấy ông Tập Cận Bình muốn trở thành một Đặng Tiểu Bình thứ hai tại Trung Quốc: Cuối năm 2012, trong chuyến công du đầu tiên ra ngoài Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình đã lựa chọn đặc khu kinh tế Thẩm Khuyến, biểu tượng của cải cách và thành công kinh tế của Trung Quốc. Trong thời gian cầm quyền, từ 1978 đến 1992, Đặng Tiểu Bình đã biến vùng duyên hải nghèo nàn này thành một thành phố cực lớn và là phòng thí nghiệm cải cách kinh tế.
Tuy hoan nghênh những thông báo cải cách đầy tham vọng của ông Tập Cận Bình, đặc biệt là sự chú ý đến lĩnh vực tư nhân, giới phân tích tỏ ra hoài nghi về khả năng thực hiện những dự án này, đặc biệt là việc mở cửa về chính trị.
Theo ông Perry Link, chuyên gia về Trung Quốc, thông báo xóa bỏ hệ thống lao cải là nhằm làm dịu đi nỗi bất bình của người dân đối với đảng Cộng sản Trung Quốc, để củng cố tính chính đáng của Đảng, nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn có thể tiếp tục sử dụng hệ thống lao cải với tên gọi khác, hoặc thậm chí không cần đặt tên cho hệ thống này.
Trong khi đó, ông Lâm Hòa Lập (Willy Lam), đại học Trung Quốc, Hồng Kông, nêu ra một điểm khác biệt giữa hai người: Ông Tập Cận Bình không theo cơ chế lãnh đạo tập thể như Đặng Tiểu Bình. “Ông Tập Cận Bình dường như tập trung quyền lực còn hơn cả Giang Trạch Dân, ngay cả khi ông này ở đỉnh cao quyền lực trong năm năm nhiệm kỳ cuối cùng. Đây là điều rất đặc biệt”.
Cũng giống như kế hoạch hiện đại hóa Trung Quốc mà Đặng Tiểu Bình đưa ra từ cuối những năm 1970, chương trình cải cách của ông Tập Cận Bình tập trung vào kinh tế và xã hội, như củng cố vai trò của thị trường trong nền kinh tế, nới lỏng chính sách một con, giảm bớt án tử hình, xóa bỏ chế độ “lao cải”…
Giới chuyên gia nhấn mạnh, đây là những cải cách giúp cho đảng Cộng sản Trung Quốc thích ứng với những biến đổi của nền kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới, với tiến trình đô thị hóa, cũng như những đòi hỏi ngày càng gia tăng của người dân.
Chính Tân Hoa Xã, hôm qua, 19/11, đã cho biết chi tiết tiến trình soạn thảo kế hoạch cải cách và nhấn mạnh rằng Tổng Bí thư Tập Cận Bình, vào tháng Tư vừa qua, đã quyết định trực tiếp lãnh đạo các nhóm biên soạn dự thảo cải cách. Rõ ràng là ông Tập Cận Bình muốn khẳng định mạnh mẽ vị thế và để lại dấu ấn của mình trong chương trình cải cách lần này.
Trong bản tường trình kết quả Hội nghị Trung ương 3, đăng trên Tân Hoa Xã, tên của ông Tập Cận Bình được nhắc đến 21 lần và không một lần nào nêu tên Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Tương tự như Đặng Tiểu Bình – mà tên tuổi được lịch sử Trung Quốc ghi nhận là cha đẻ của chính sách mở cửa kinh tế - ông Tập Cận Bình coi các cải cách kinh tế là trọng tâm trong chính sách lãnh đạo của ông.
Về phương diện chính trị, Đặng Tiểu Bình đã không ngần ngại ra lệnh thẳng tay trấn áp phong trào đòi dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn, năm 1989, còn ông Tập Cận Bình thì muốn thắt chặt quyền kiểm soát đất nước và bộ máy của Đảng, thông qua chiến dịch chống tham nhũng.
Theo ông Barry Naughton, chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại đại học California, Hoa Kỳ, được AFP trích dẫn, thì “trong một chừng mực nào đó, ông Tập Cận Bình dường như nghĩ rằng ông ta có thể tăng cường một chút việc giám sát và kỷ luật trong bộ máy chính trị hiện nay, với việc nghiêm trị nạn tham nhũng, đi kèm với những cải cách kinh tế”.
Một động thái khác cho thấy ông Tập Cận Bình muốn trở thành một Đặng Tiểu Bình thứ hai tại Trung Quốc: Cuối năm 2012, trong chuyến công du đầu tiên ra ngoài Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình đã lựa chọn đặc khu kinh tế Thẩm Khuyến, biểu tượng của cải cách và thành công kinh tế của Trung Quốc. Trong thời gian cầm quyền, từ 1978 đến 1992, Đặng Tiểu Bình đã biến vùng duyên hải nghèo nàn này thành một thành phố cực lớn và là phòng thí nghiệm cải cách kinh tế.
Tuy hoan nghênh những thông báo cải cách đầy tham vọng của ông Tập Cận Bình, đặc biệt là sự chú ý đến lĩnh vực tư nhân, giới phân tích tỏ ra hoài nghi về khả năng thực hiện những dự án này, đặc biệt là việc mở cửa về chính trị.
Theo ông Perry Link, chuyên gia về Trung Quốc, thông báo xóa bỏ hệ thống lao cải là nhằm làm dịu đi nỗi bất bình của người dân đối với đảng Cộng sản Trung Quốc, để củng cố tính chính đáng của Đảng, nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn có thể tiếp tục sử dụng hệ thống lao cải với tên gọi khác, hoặc thậm chí không cần đặt tên cho hệ thống này.
Trong khi đó, ông Lâm Hòa Lập (Willy Lam), đại học Trung Quốc, Hồng Kông, nêu ra một điểm khác biệt giữa hai người: Ông Tập Cận Bình không theo cơ chế lãnh đạo tập thể như Đặng Tiểu Bình. “Ông Tập Cận Bình dường như tập trung quyền lực còn hơn cả Giang Trạch Dân, ngay cả khi ông này ở đỉnh cao quyền lực trong năm năm nhiệm kỳ cuối cùng. Đây là điều rất đặc biệt”.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten