BBC giảng dạy báo chí cho Myanmar
Cập nhật: 15:28 GMT - thứ
hai, 4 tháng 11, 2013
Phòng tin của BBC và cơ quan truyền thông nhà nước Miến Điện có
điểm gì chung?
Một bên nằm giữa thủ đô London và là bộ phận đầu não của hãng phát thanh
truyền hình lớn nhất thế giới, và một bên nằm giữa cánh đồng lúa và đọc các bản
tin cho cơ quan thông tấn chính phủ cung cấp.Làm việc như một chuyên gia giảng dậy cao cấp của BBC Media Action – một tổ chức từ thiện phát triển hải ngoại, ông đã và đang làm việc tại cơ quan truyền hình và phát thanh Miến Điện, MRTV, để giúp các nhà báo của cơ quan này thích nghi với những đổi mới về tự do truyền thông tại Miến Điện.
Sau hàng chục thập niên nhà nước kiểm duyệt nghiêm ngặt, nay truyền thông Miến Điện dần được nới lỏng truớc cuộc tổng tuyển cử năm 2015.
'Toàn giả dối'
"Những người đọc bản tin họ chẳng mấy khi nở nụ cười vì sợ bị nghĩ rằng họ không tôn trọng giới lãnh đạo chính trị"
Bill Hayton
Ông Hayton nói rằng 'Tôi phải bắt đầu bằng những điều khá cơ bản vì hầu hết những học viên được tuyển dụng là công chức chứ không phải nhà báo”
Tức là phải dạy cho họ “Sự kiện như thế nào thì đáng để chạy thành tin? Tại sao lại cần quan tâm và rồi tạo cho họ độ tự tin để họ tự quyết.
'Trong quá khứ không có phần thưởng và sáng kiến vì đó là những thứ khiến người ta gặp thêm rắc tối, tốt nhất là giao cái gì thì làm cái đấy là an toàn nhất’.
“Những người đọc bản tin họ chẳng mấy khi nở nụ cười vì sợ bị nghĩ rằng họ không tôn trọng giới lãnh đạo chính trị”.
Ông Hayton, phóng viên BBC từng đóng tại Hà Nội và sau đó không được Chính phủ Việt Nam gia hạn visa báo chí, cũng là tác giả một cuốn sách về Việt Nam và hiện đang viết một cuốn sách về Biển Đông.
Hiện ông đang giúp đào tạo về biên tập cho 180 nhân viên của MRTV, thông qua phiên dịch bởi hầu hết nhân viên của MRTV đều không nói tiếng Anh.
Bill Hayton đã và đang đưa, cứ 20 người một khóa học, tới Quốc hội Miến điện ở Naypyidaw, nơi chính quyền quân nhân chọn khu vực hẻo lánh vùng núi làm tân thủ đô vào năm 2008, để phỏng vấn dân biểu theo lối không hẹn trước.
"Quốc hội nằm cách nơi đáng phải đặt Quốc hội 250 dặm, nó nằm giữa cánh đồng và làng mạc và xung quanh đây thì không có điện"
Bill Hayton
Từ cơ sở của của MRTV với máy fax là phương tiện liên lạc duy nhất, nay phóng viên BBC cũng đã làm việc với các nhà báo Miến Điện để thay đổi cách tường thuật.
'Chúng tôi đã đặt cả bàn làm việc và máy tính tại Quốc hội và nay MRTV đã có bản tin 15 phút mỗi ngày từ Quốc hội, là bản tin thu trước chứ chưa truyền hình trực tiếp.
'Quốc hội nằm cách nơi đáng phải đặt Quốc hội 250 dặm, nó nằm giữa cánh đồng và làng mạc và xung quanh đây thì không có điện’ Bill Hayton cho biết.
MRTV hiện có ba kênh truyền hình kỹ thuật số phát 60 phút mỗi chương trình, một cho nhà nông, một cho quốc hội và kênh còn lại dành cho cộng đồng sắc tộc thiểu số.
Miến Điện có 11 sắc dân với 11 thổ ngữ và hiện MRTV có sáu đài truyền thanh sóng FM, hầu hết giới lãnh đạo của cơ quan này từng làm trong quân đội và không có bằng cấp và kinh nghiệm gì về truyền thông.
“Hiện ở chỗ tôi ở không có nước nóng trong nhà tắm, nhưng Miến Điện thì nóng quá nên có lẽ cũng chả cần nước nóng. May mà có máy điều hòa nhiệt độ”, ông Hayton cho biết.
'Lãnh đạo không nói'
Tuy nhiên ông Hayton chưa thể nhờ được các đồng nghiệp ban tiếng Miến Điện của BBC giúp đỡ vì chính phủ vẫn nghi ngờ họ.
“Tôi không được dùng những người làm việc cho ban tiếng Miến Điện của BBC để đào tạo”.
Tuy nhiên mọi thứ có thể thay đổi vì vào tháng truớc nhà chức trách Miến Điện và BBC đã ky kết một văn bản ghi nhớ mở đường cho BBC mở rộng các dịch vụ tại Miến Điện về kỹ thuật và biên tập cho cả phóng viên là người Miến Điện”.
Vậy MRTV có sự chi phối của nhà chức trách Miến Điện không?
'Rõ ràng là Bộ thông tin vẫn đang can thiệp vào bản tin hàng ngày, và tôi không được pháp tham gia vào chi tiết câu từ của bản tin' Hayton nhận xét. 'Họ vẫn chỉ đạo mặc dù họ rất ít khi can thiệp vào chương trình chính trị’
‘Nhưng không có nghĩa rằng họ cản lại những thay đổi, một số người có quan điểm rất thoáng, họ muốn đi cùng hướng mà chúng tôi muốn họ đi.
‘Tuy nhiên bản tin chính lúc 8 giờ tối vẫn kiểu ngựa theo lối cũ với người dẫn chương trình đọc tin và ít khi thấy giới lãnh đạo Miến Điện nói câu nào mà chỉ thấy hình của họ và môi lắp bắp.
'Để thay đổi được là một quá trình hẳn còn dài,' phóng viên Bill Hayton của BBC nói.
Bản tiếng Anh đã được đăng trên trang Ariel, tạp chí nội bộ của tập đoàn truyền thông BBC tại London.Quý vị có thể đọc thêm về chuyện nhà báo Bill Hayton bị Bấm Việt Nam từ chối nhập cảnh khi muốn vào dự một hội nghị về Biển Đông.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten