maandag 12 augustus 2013

Việt Nam : Khi Ngân hàng Nhà nước trở thành... “lái vàng”

Khi Ngân hàng Nhà nước trở thành “lái vàng”

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-08-09
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

000_Hkg5200567-305.jpg
Một cửa hàng kinh doanh vàng nữ trang ở Hà Nội
AFP photo



Thị trường vàng vẫn rối sau hơn một năm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao đặc quyền cho Ngân hàng Nhà nước và sau 51 phiên đấu thầu bán ra hơn 52 tấn vàng, giá vàng ở Việt Nam vẫn luôn cách biệt rất xa so với giá vàng thế giới.
Mục tiêu chống vàng hóa
Sau khi Nghị định 24 có hiệu lực, Ngân hàng Nhà nước đã quản lý chặt thị trường vàng, độc quyền nhập khẩu vàng thoi, độc quyền chế tác thành vàng miếng, áp đặt thương hiệu SJC là thương hiệu quốc gia duy nhất, Ngân hàng Nhà nước còn độc quyền ấn định giá vàng và phân phối ra thị trường dưới hình thức đấu thầu cho các ngân hàng và doanh nghiệp được tái cấp phép kinh doanh vàng. Khoảng 5.000 cửa hàng vàng trên toàn quốc bị đóng cửa.
Mục đích của Nghị định 24 là chống vàng hóa nền kinh tế, ổn định thị trường vàng và giảm chênh lệch giá vàng giữa Việt Nam và thế giới. Vậy sau 1 năm độc quyền và bán ra hơn 52 tấn vàng Ngân hàng Nhà nước đã đạt được những mục đích vừa nêu hay không. Trả lời chúng tôi vào tối 8/8/2013, Phó Giáo sư Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế từ Hà Nội nhận định:
“Theo quan điểm của tôi về cơ bản là chưa đạt mục tiêu. Chống vàng hóa là làm sao người ta không sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán cũng như không để lượng vàng vật chất lớn. Đặc biệt lượng vàng trong dân Việt Nam hiện nay là rất lớn, anh phải có giải pháp thu hút về phục vụ cho quốc kế dân sinh. Nhưng thông qua 51 phiên đấu thầu đưa ra hơn 52 tấn thì vô hình chung vàng vật chất lại tăng lên, đấy là sự bất cập.
Một trong những mục tiêu Quốc hội đặt ra là làm sao giá vàng trong nước phải liên thông với giá vàng thế giới, hay nói cách khác giá vàng Việt Nam phải sát với giá thế giới. Nhưng thực tế qua 51 phiên đấu thầu thấy rằng mục tiêu này theo Nghị quyết của Quốc hội đã chưa thực hiện được. Có những thời điểm giá vàng chênh lệch khoảng 7 triệu đồng/lượng, tại thời điểm hôm nay (8/8) giá vàng chênh khoảng gần 5 triệu. Từ chênh lệch lớn này nếu không quản lý tốt thì sẽ tạo ra kẽ hở rất lớn tạo ra hiện tượng buôn lậu vàng, ngươi ta sẽ tuồn vàng từ nước ngoài về để hưởng chênh lệch nhất định.”
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, cùng về vấn đề này chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh ở Hà Nội phân tích,  Hội đồng vàng thế giới và Ngân hàng Nhà nước ước đoán hiện nay trong dân ở Việt Nam phải có khoảng từ 400 tấn đến 500 tấn vàng. TS Doanh nhận định là do quá trình thăng trầm của lịch sử, ở Việt Nam ngay cả người nghèo cũng thấy là cần phải giữ vàng. Đã có giai đoạn mỗi lần thay đổi  chính phủ  là lại đổi tiền và thực tế người dân thấy là vàng bao giờ cũng có giá trị. Do vậy vàng đã trở thành vật cất giữ và có một giá trị đặc biệt tại Việt Nam.
….thực tế không có một đất nước nào mà Ngân hàng Nhà nước lại đi mua vàng và chế tác sản xuất đem ra bán trên thị trường.
- PGS Ngô Trí Long
Theo TS Lê Đăng Doanh, trước đây Nhà nước đã cho phép ngân hàng được kinh doanh vàng, Ngân hàng ACB đã mở sàn vàng và nhận gởi tiết kiệm bằng vàng. Sau đó Ngân hàng Nhà nước đã ra quyết định độc quyền vàng thoi, rồi giảm bớt các cửa hàng buôn bán vàng, NHNN độc quyền nhập khẩu vàng, độc quyền đưa vàng ra thị trường với mục tiêu đến 30/6/2013 thì tất cả ngân hàng thương mại đều đã tất toán được số vàng mà họ đã nhận gởi cho dân và bây giờ phải hoàn trả lại. TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh:
“Đến sau 30/6 Ngân hàng Nhà nước thấy vẫn có nhu cầu và vẫn phải tiếp tục đấu thầu và cho đến nay đã bán ra 52 tấn vàng rồi, chênh lệch giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới khoảng từ 4 triệu cho đến khoảng 7 triệu, có những thời điểm lên đến 7 triệu, thì NHNN nói là đã nộp đầy đủ vào Kho bạc Nhà nước. Tuy vậy chưa thấy có con số nào công bố lên về việc đó.
Cho đến nay có rất nhiều câu hỏi được đặt ra, một là tại sao giá vàng còn chênh lệch đến như vậy và bao giờ giá vàng trong nước và giá vàng thế giới có thể tiếp cận được với nhau. Điều thứ hai là, số vàng trong dân thì để làm gì và thứ ba là NHNN bán vàng ra thì phần lớn do các ngân hàng thương mại mua, còn số vàng ra được thành vàng trang sức hoặc vàng miếng đến tay người dân thì ít thôi, thế thì số vàng đó đi đâu và nên xử lý cái đó như thế nào. Tôi nghĩ rằng, đây là một trong các vấn đề cần phải được thảo luận và xem xét thêm trong thời gian tới.”
Còn nhiều bất cập
000_Hkg4619860-250.jpg
Vàng miếng SJC, ảnh minh họa. AFP photo

Báo Tiền Phong Online ngày 29/7 trích lời Đại tá Vũ Hồng Nam, Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về Quản lý Kinh tế và Chức vụ, Công an TP.HCM phát biểu rằng, hiện nay 1kg vàng tức 26,6 lượng khi nhập lậu có thể thu lãi 100 triệu đồng. Chính vì vậy dù tăng cường ngăn chặn nhưng vàng lậu vẫn xâm nhập bằng nhiều đường khác nhau. Vẫn theo Tiền Phong, hàng chục kg vàng lậu đã bị bắt giữ ở các cửa khẩu, đặc biệt khu vực biên giới Tây Nam. Bọn buôn lậu còn nghĩ ra cách cắt nhỏ vàng miếng và giao cho nhiều người cất giữ vận chuyển nên rất khó phát hiện.
Đánh giá việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện độc quyền thị trường vàng trong thời gian vừa qua, Phó Giáo sư Ngô Trí Long nói với chúng tôi là ông giữ nguyên phản biện ban đầu từ cách nay một năm. Ông nói:
“Nghị định 24 của Chính phủ ban hành về quản lý kinh doanh vàng còn rất nhiều bất cập, quan điểm này của tôi đã được chứng minh rất cụ thể. Ví dụ nó thể hiện ở tính chất một mình một chợ, nó khác với thông lệ quốc tế, với các nước. Hay là chỉ qui định một thương hiệu vàng độc quyền, hay một số bất cập mà tôi đã nêu lên rất cụ thể, quan điểm của tôi cho tới nay vẫn là cần sửa đổi gấp NĐ 24 mà vấn đề này Diễn Đàn Kinh Tế Mùa Thu sắp tới, tôi được Ban Tổ chức đặt một bài liên quan đến điều hành thị trường giá vàng thời gian 1 năm qua. Chắc chắn tôi sẽ nêu lên rất cụ thể và định hướng sửa đổi, còn nếu cứ tồn tại cơ chế quản lý vàng như thế này, thì chắc chắn những mục tiêu ban đầu chính phủ đặt ra thì không bao giờ có thể thực thi được.”
Hé lộ những đề nghị liên quan đến vấn đề quản lý thị trường vàng Việt Nam, Phó Giáo sư Ngô Trí Long nói rằng, không thể chỉ có một thương hiệu SJC độc quyền và buộc mọi thương hiệu khác phải trả phí để chuyển đổi. Ông nhấn mạnh:
Theo quan điểm của tôi về cơ bản là chưa đạt mục tiêu. Chống vàng hóa là làm sao người ta không sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán cũng như không để lượng vàng vật chất lớn.
- PGS Ngô Trí Long
“Ngân hàng Nhà nước phải nên đi vào chức năng, nhiệm vụ chủ yếu Nhà nước phân công cho là quản lý tiền tệ, quản lý về vàng chứ không phải đi làm nhiệm vụ kinh doanh….thực tế không có một đất nước nào mà Ngân hàng Nhà nước lại đi mua vàng và chế tác sản xuất đem ra bán trên thị trường. Đây là điều mà thông lệ quốc tế và các nước theo mô thức kinh tế thị trường không bao giờ có.”
Trong bối cảnh Việt Nam mong muốn được các quốc gia có quan hệ thương mại nhìn nhận là nền kinh tế thị trường đầy đủ, tư duy độc quyền thị trường vàng, can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính có thể gây ảnh hưởng trái chiều hay không. Phó Giáo sư Ngô Trí Long nhận định:
"Đã là một nền kinh tế thị trường thì phải hoạt động theo những tiêu chí nhất định. Việt Nam đang trong xu thế hội nhập thì phải chứng minh cho quốc tế thấy được mình vận động và hành động đúng theo những qui luật của kinh tế thị trường. Tôi nghĩ các nhà lãnh đạo phải xem xét nghiên cứu làm sao để đưa tất cả các hoạt động đặc biệt là thị trường vàng đi theo đúng quĩ đạo, vì nó là một bộ phận của thị trường tiền tệ tài chính.”
Chúng tôi xin trích nhận định của TS Lê Đăng Doanh trên báo Người Lao Động Online: “ Thị trường vàng nào đang được hình thành và vận hành ở Việt Nam….Độc quyền sẽ luôn áp đặt giá độc quyền cao nhất có thể để thu siêu lợi nhuận, đó là nhận thức từ sách giao khoa và không sai với đối với các hành vi độc quyền ở Việt Nam. Hy vọng rút ngắn giá trong nước bằng với giá thế giới xem ra còn xa vời.”

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/wh-central-bank-act-gold-trader-nn-08092013100532.html

“Rửa vàng” từ chính sách của NHNN

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-04-25
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

Tờ Thanh Niên cho rằng đang có dấu hiệu rửa vàng trong các chính sách tạm nhập tái suất vàng?
Tờ Thanh Niên cho rằng đang có dấu hiệu rửa vàng trong các chính sách tạm nhập tái suất vàng?
RFA file

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có công văn yêu cầu Tổng cục 2 thuộc Bộ Công an điều tra những sai phạm của một bài báo trên tờ Thanh Niên cho rằng đang có dấu hiệu “rửa vàng” trong các chính sách tạm nhập tái suất vàng. Tại sao lại xảy ra một sự việc có thể nói là rất nghiêm trọng đối với một tờ báo như vậy?
"Rửa" vàng bằng cơ chế?
Bài báo của Thanh Niên có tựa: “Từ thống kê về Việt Nam của Hiệp hội Vàng thế giới: "Rửa" vàng bằng cơ chế?” đăng ngày 24 tháng Tư đã làm công luận thật sự hốt hoảng. Dựa trên những thông tin từ Hiệp hội Vàng thế giới, bài báo đưa ra cái nhìn hết sức logic về những diễn biến điều hành vàng của Ngân hàng Nhà nước đã trực tiếp khiến giá vàng không thể liên thông với giá vàng thế giới do chính sách xuất nhập và chuyển đổi vàng phi SJC sang SJC và có dấu hiệu ai đó đang trục lợi và không thể không bỏ qua yếu tố “rửa vàng” trong các động thái này.
Bài báo nhấn mạnh nếu chỉ lấy mức chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới trung bình là 3 triệu đồng/lượng thì với 25,5 tấn vàng nhập lậu, lợi nhuận từ vàng lậu lên cả trăm triệu USD.
Bài báo nhấn mạnh nếu chỉ lấy mức chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới trung bình là 3 triệu đồng/lượng thì với 25,5 tấn vàng nhập lậu, lợi nhuận từ vàng lậu lên cả trăm triệu USD
Tuy nhiên bài báo giữ sự chừng mực cần thiết là không đưa ra nhận xét nào về những đối tượng hưởng lợi quá lớn này.
Bài báo phân tích sự cho phép tạm xuất vàng phi SJC để tái nhập 11 tấn vàng khối về dập ra vàng miếng SJC của Ngân hàng Nhà nước đã tạo kẻ hở cho vàng lậu được đưa vào diện phi SJC, sau đó xin phép xuất ra để nhập vào một lần nữa nhằm hợp thức hóa thành vàng chính ngạch. Hay nói cách khác là "rửa vàng" kiếm lợi.
Đúng như nhiều người nhận xét bài báo này không thể không bị rút xuống vì những con số và lập luận logic của nó sẽ khiến cho thị trường vàng phải nhìn lại cuộc chơi của mình, nhất là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nơi ban hành và chỉ đạo các chính sách kỳ lạ được gọi là quản lý thị trường vàng mà không một nước tư bản nào thực hiện.
Một cửa hàng mua bán vàng ở TPHCM.  AFP
Một cửa hàng mua bán vàng ở TPHCM. AFP

Ngay sau khi bài báo lưu hành, Ngân hàng Nhà nước ra công văn gửi Tổng cục An ninh II - Bộ Công an cho rằng bài báo đã “cố tình suy diễn, bóp méo hàng loạt chủ trương chính sách của Nhà nước về quản lý thị trường vàng, chuyển tải tới người đọc thông điệp sai về cơ chế, chính sách của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, tạo ra sự hoài nghi đối với các chủ trương, chính sách quản lý thị trường vàng và các nỗ lực phối hợp phòng, chống buôn lậu của các cơ quan Nhà nước”.
Bài báo đã đụng đến tử huyệt của chính sách quản lý vàng
Câu hỏi đặt ra tại sao Ngân hàng Nhà nước vốn có truyền thống chậm chạp khi đối phó với giá vàng nhảy múa nay lại tỏ ra căng thẳng với một bài báo như vậy? Phải chăng vấn đề mà bài báo đưa ra đã đụng đến tử huyệt của chính sách quản lý vàng hiện nay của Ngân hàng Nhà nước hay không? Nhà báo Phạm Chí Dũng, cũng là một Tiến sĩ kinh tế cho biết nhận xét của ông:
Cho phép tạm xuất vàng phi SJC để tái nhập 11 tấn vàng khối về dập ra vàng miếng SJC của Ngân hàng Nhà nước đã tạo kẻ hở cho vàng lậu được đưa vào diện phi SJC, sau đó xin phép xuất ra để nhập vào một lần nữa nhằm hợp thức hóa thành vàng chính ngạch. Hay nói cách khác là "rửa vàng" kiếm lợi
Có thể nói là phản ứng của Ngân hàng Nhà nước và cá nhân ông Nguyễn Văn Bình đối với vấn đề biến động thị trường vàng là rất chậm và rất ít. Thí dụ trong lần biến động giá vàng vào tháng Tám năm 2011 chênh lệch với giá thế giới tới 5 triệu đồng. Sau cơn điên đó khoảng 5 ngày sau Ngân hàng Nhà nước mới có một văn bản và từ đó tới giờ phải nói là rất ít văn bản nhằm điều chỉnh thái độ, hành vi của giới buôn bán vàng cũng như người dân trữ vàng. Cho nên việc NHNN có văn bản có thể nói phản bác đối với báo Thanh Niên thì tôi cho là một động thái rất là nhanh, nhanh một cách kỳ cục và có thề nói đầy nghi ngờ.
Người ta có thể đặt câu hỏi là số vàng nhập lậu này được nhập theo cách nào? Câu hỏi này phải được chính Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình là người phải trả trả lời vì trong phiên chất vấn của Quốc hội vào ngày 13 tháng 11 năm ngoái ông đã cho rằng trước khi Nghị định 24 có hiệu lực, lượng vàng buôn lậu mỗi năm lên tới từ 10 tấn tới 30 tấn.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh chia sẻ kinh nghiệm của ông về việc vàng nhập lậu và câu hỏi đặt ra với bài báo của Thanh Niên là không thề chứng minh được sự nhập lậu ấy từ đâu:
Trước đây thì ông Nguyễn Văn Bình khi còn làm phó Thống đốc NHNN đã viết trên tạp chí Cộng sản thừa nhận rằng là hàng năm có đến 20, có năm đến 40 tấn vàng lậu chảy vào Việt Nam. Thế nhưng cái khó của bài báo trên báo Thanh Niên là chứng cứ ở đâu, mà đã là hàng lậu thì làm gì có chứng cứ?
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
Trước đây thì ông Nguyễn Văn Bình khi còn làm phó Thống đốc NHNN đã viết trên tạp chí Cộng sản thừa nhận rằng là hàng năm có đến 20, có năm đến 40 tấn vàng lậu chảy vào Việt Nam. Thế nhưng cái khó của bài báo trên báo Thanh Niên là chứng cứ ở đâu, mà đã là hàng lậu thì làm gì có chứng cứ? Đây cũng là một câu hỏi rất lớn. Trước đây Hội đồng Vàng Thế giới mà tôi có gặp trong một cuộc hội thảo thì họ cũng nói rằng họ có các căn cứ đáng tin cậy cho biết họ biết các chỗ bán vàng ra tại Bangkok hay Hongkong và họ cũng biết rõ đường dây từ Bangkok hay Hongkong chuyền về Việt Nam. Nói thế thôi chứ bây giờ đòi hỏi chứng cứ thì không có cho nên cái chỗ sơ hở hay khó chứng minh của bài báo này là cái điểm ấy.
Vàng SJC  Rồng Vàng bán ngoài thị trường
Vàng SJC Rồng Vàng bán ngoài thị trường. RFA


Trong công văn ghi rõ chính Ngân hàng Nhà nước đã liên hệ với Hội đồng Vàng thế giới và biết đây chỉ là con số dự báo nhu cầu vàng của Việt Nam chứ không phải là con số thật số lượng nhập khẩu vàng của Việt Nam hàng năm. TS Phạm Chí Dũng phân tích điều này:
Những số liệu báo Thanh Niên đưa ra  tôi cho là chỉ để tham khảo. Mà báo Thanh Niên cũng nói là số liệu tham khảo từ Hiệp hội Vàng Thế giới. Trong suốt bài báo của Thanh Niên có thể nói là dựa trên những số liệu tham khảo như vậy thì báo Thanh Niên chỉ đặt ra những giả thiết chứ không phải là tiết lộ. Rửa vàng cũng không phải là sự tiết lộ.
Báo Thanh Niên đặt ra một thực trạng là vàng thỏi chỉ có thể vào thị trường nội địa theo hai con đường: Con đường thứ nhất là NHNN cho phép các ngân hàng thương mại mua trạng thái nước ngoài và con đường thứ hai là nhập lậu. Từ đó báo Thanh Niên nêu ra giả thiết là vàng lậu đã đang và sẽ tiếp tục tràn vào Việt Nam và đây là một thực tế và đây cũng chính là nguyên nhân gây biến động tỷ giá suốt trong thời gian qua. Báo Thanh Niên cũng đặt ra ngay thời điểm này khi khoảng cách giá vàng trong nước và giá vàng thế giới bị đẩy cao lên mức kỷ lục trên 6 triệu đồng một lượng thì tỷ giá ngoài thị trường tự do bị hun nóng lên một cách đáng ngờ. Điều đó là đúng. Giả thiết và nghi ngờ của báo Thanh Niên đặt ra là đúng. Trong thực tế giá vàng trong nước có thời điểm lên cao hơn 7 triệu một lượng so với giá vàng thế giới nhưng vẫn không có một lời nhắc nhở không có mọt động tác nào của NHNN.
Tại sao NHNN lại có thái độ cực đoan và có vẻ cáo buộc báo Thanh Niên. Tôi có cảm giác NHNN trong văn bản này dường như đóng thế vai của Bộ Công an và đang dường như muốn đưa cho báo Thanh Niên đội cái mũ đó là điều 88 tuyên truyền chống nhà nước CHXN Việt Nam
Nhà báo Phạm Chí Dũng
Nhà báo Phạm Chí Dũng cũng đưa ra nhận xét về thái độ của Ngân hàng Nhà nước đối với điều mà ông cho là dẫm chân lên Bộ Công an, ông nói:
Đặt lại vấn đề NHNN có văn bản phản bác có thể nói là cáo buộc đối với báo Thanh Niên một số câu từ giống như trong một bản cáo trạng và hình sự hóa vấn đề. Những câu từ như vậy nó làm cho người đọc nảy sinh câu hỏi tại sao NHNN lại có thái độ cực đoan và có vẻ cáo buộc báo Thanh Niên. Tôi có cảm giác NHNN trong văn bản này dường như đóng thế vai của Bộ Công an và đang dường như muốn đưa cho báo Thanh Niên đội cái mũ đó là điều 88 tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Trong công văn gửi Tổng Cục II Bộ Công an. Ngân hàng Nhà nước phân trần rằng Nghị định 24 và các quy định khác của pháp luật không có quy định nào bắt buộc phải chuyển đổi các loại vàng miếng khác sang vàng miếng SJC như bài báo viết.
Như vậy là Ngân hàng Nhà nước đã bác bỏ chính quyết định độc quyền vàng của mình trong nghị định 24. Thật ra nghị định này đã được báo chí phân tích rất nhiều trong đó dẫn lại tuyên bố của ông Bình cho rằng sự độc quyền vàng của Ngân hàng Nhà nước nhằm khắc phục tình trạng đầu cơ tích trữ, buôn bán trái phép và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng và tiến hành kinh doanh vàng với vai trò người kiến tạo thị trường, mua bán cuối cùng.
Thực tế cho thấy từ 8 thương hiệu vàng miếng đang sản xuất, lưu thông trên thị trường, Ngân hàng Nhà nước tuyên bố chỉ duy nhất SJC là thương hiệu vàng quốc gia”.
Một Ngân hàng Nhà nước lại không thể thống nhất ý nghĩa của một nghị định quan trọng và lái nội dung của nó sang hướng khác nhằm chống lại một tờ báo đăng bài phân tích những bất cập của chính mình thì được phải xem là điều không đơn giản trong tình hình phức tạp dễ dẫn tới đổ vỡ hiện nay.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/gold-laundering-04252013075406.html

Bình ổn hay thêm bất ổn?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-04-26
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

Một cửa hàng mua bán vàng ở TPHCM.
Một cửa hàng mua bán vàng ở TPHCM.
RFA

Nghe bài này
Hôm nay ngày 26 tháng Tư Ngân hàng nhà nước cho đấu thầu thêm một tấn vàng nữa. Đây là lần thứ 12 và là phiên thứ ba chỉ trong vòng một tuần lễ, Ngân hàng nhà nước đã liên tiếp tung vàng bán ra cho các ngân hàng thương mại nhằm bù vào số vàng cần phải tất toán vào ngày 30 tháng Sáu tới chấm dứt tình trạng huy động vàng trong dân chúng của các ngân hàng.
Ngân hàng: kiểu gì cũng lãi
Chủ trương cho phép ngân hàng huy động vàng thay vì tiền đồng có từ nhiều năm qua đã bị Ngân hàng nhà nước chấm dứt bằng thông tư 11 vào ngày 29 tháng Tư năm 2011 và thời hạn tất toán cuối cùng là ngày 30 tháng Sáu tới đây. Thời gian càng gần thì sự nôn nóng của các ngân hàng càng lớn đó là lý do tại sao hơn 12 tấn vàng đã được Ngân hàng nhà nước bán ra vẫn không làm giảm cơn khát vàng trả nợ của các ngân hàng.
Theo số liệu của Ngân hàng nhà nước thành phố HCM cho biết tiền gửi bằng vàng của khách hàng lên tới 25 tấn. Số vàng mà ngân hàng giữ hộ cho khách hàng cũng lên tới gần 25 tấn nữa và nhiều ngân hàng đem cả số vàng giữ hộ này ra kinh doanh do đó số lượng vàng cần phải tất toán lên tới hơn 30 tấn.
Từ số cầu quá lớn của các ngân hàng thương mại phải giải quyết trong một thời gian ngắn dẫn đến việc Ngân hàng nhà nước kêu giá bao nhiêu họ cũng phải mua. Cầu lớn hơn cung khiến chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới tăng cao là điều tất yếu
Từ số cầu quá lớn của các ngân hàng thương mại phải giải quyết trong một thời gian ngắn dẫn đến việc Ngân hàng nhà nước kêu giá bao nhiêu họ cũng phải mua. Cầu lớn hơn cung khiến chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới tăng cao là điều tất yếu.
Trong động thái này người lợi đầu tiên là Ngân hàng nhà nước, được lợi thứ hai là các ngân hàng, mặc dù họ phải mua vàng giá cao để tất toán, tức trả nợ nhưng trong quá khứ khi họ bán vàng ra và cho vay với lãi suất trên 20% thì họ đã quá lời để bù đắp chênh lệch giá của vàng hiện nay.
Tình trạng nhà nước và ngân hàng chia nhau hưởng lợi ấy có phải được nhà nước tạo điều kiện hay không? GSTS Ngô Trí Long một chuyên gia kinh tế đưa ra nhận xét:
Vàng miếng thương hiệu quốc gia SJC
Vàng miếng thương hiệu quốc gia SJC Con Rồng. File photos

Người ta huy động vàng rồi người ta đem cái tiền đó người ta đem cho vay với lãi suất rất cao cho nên mặc dầu trong bối cảnh hiện nay người ta có mua giá vàng cao 42-43 triệu thì người ta vẫn lãi. Điều này phải nói không phải do nhà nước tạo điều kiện mà do cơ chế, chính sách của nó dẫn đến tình trạng này thôi cho nên bây giờ đang phải khắc phục hiện tượng ấy.
Dĩ nhiên khi có một bên hưởng lời lớn sẽ kéo theo sự mất mát từ một đối tượng khác. Trong tình hình hiện nay đó là sự nhảy múa của tỷ giá và sắp tới sẽ là bão giá của các thứ vật phẩm tiêu dùng khác.
Nhiều bài báo kinh tế cho rằng giá vàng cao hơn giá thế giới một cách bất thường phải kể tới trách nhiệm của Ngân hàng nhà nước sau khi nghị định 24 quản lý vàng ra đời. Mặc dù quan chức của Ngân hàng nhà nước lên tiếng cho rằng sau ngày 30 tháng Sáu giá vàng sẽ đi vào ổn định nhưng không mấy ai tin. Độ trễ mà các quan chức đưa ra không làm cho dư luận an tâm mà trái lại những phát ngôn bất nhất từ Ngân hàng nhà nước đang là nguyên nhân khiến người dân rút vàng về cất giữ nhằm tránh cho một loạt cuồng phong mới có thể càn quét sâu hơn nữa thị trường vàng Việt Nam trong thời gian tới.
Người ta huy động vàng rồi người ta đem cái tiền đó người ta đem cho vay với lãi suất rất cao cho nên mặc dầu trong bối cảnh hiện nay người ta có mua giá vàng cao 42-43 triệu thì người ta vẫn lãi. Điều này phải nói không phải do nhà nước tạo điều kiện mà do cơ chế, chính sách của nó dẫn đến tình trạng này thôi
GSTS Ngô Trí Long
Nói một đằng làm một nẻo
Thống đốc Nguyễn Văn Bình khi tuyên bố trước Quốc hội nếu giá vàng chênh hơn giá thế giới 400 ngàn là đã có chỉ dấu đầu cơ và việc này cần chấm dứt bằng biện pháp bình ổn giá.
Nghị định 24 ra đời trong mục tiêu này nhưng đáng buồn là không đạt được. Giá vàng liên tục tăng trong khi Ngân hàng nhà nước tiếp tục cho rằng nghị định 24 là cần thiết và đứng đắn. TS Phạm Chí Dũng cũng là một nhà báo đưa ra nhận xét:
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. RFA file

Trước khi nghị định 24 ra đời thì thị trường vàng đầu cơ phân tán manh mún. Các nhóm nhỏ phải nói là dàn trải rất nhiều. Nhưng sau khi nghị định 24 ra đời thì tình trạng đầu cơ bắt đầu co hẹp lại tập trung chủ yếu vào SCB và một số ngân hàng thương mại do Ngân hàng nhà nước chỉ định nên không lan rộng. Có hiện tượng nhóm quy tập vào trong những nhóm lớn thay vì những nhóm nhỏ như trước đây.
Vào cuối năm 2011 thì Thống đốc Ngân hàng nhà nước trả lời trước Quốc hội sẽ xóa tình trạng quá cao giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới. Trước đó vào tháng 8 năm 2011 khi mới nhậm chức Thống đốc thì ông Bình cũng cho rằng chỉ cần giá vàng trong nước và giá vàng thế giới chênh nhau chỉ 400 ngàn đồng là đã có dấu hiệu đầu cơ. Thế còn bây giờ là bao nhiêu? 6 tới 7 triệu đồng. Và trong suốt thời gian từ tháng 8 năm 2011 cho tới nay thì phải nói khoảng chênh nhau ít nhất là 2 triệu đồng. Trung bình thường từ 3 tới 4 triệu đồng, có thời điểm 5 triệu đồng và hiện nay là 6 tới 7 triệu đồng.
Khi cảm thấy không thể bình ổn giá bằng nghị định 24, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nảy ra chiêu thức mới để giải nhiệt thị trường vàng khi nói rằng Ngân hàng nhà nước không bình ổn giá vàng nữa mà bình ổn thị trường vàng. TS Lê Đăng Doanh tỏ ra ngạc nhiên trước sự chuyển hướng này và theo vị chuyên gia từng nhiều lần lên tiếng trước các vấn đề kinh tế tài chánh thì Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam không biết mình đang làm gì khi có những chính sách không nhất quán như thế:
Vào cuối năm 2011 thì Thống đốc Ngân hàng nhà nước trả lời trước Quốc hội sẽ xóa tình trạng quá cao giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới...ông Bình cũng cho rằng chỉ cần giá vàng trong nước và giá vàng thế giới chênh nhau chỉ 400 ngàn đồng là đã có dấu hiệu đầu cơ. Thế còn bây giờ là bao nhiêu? 6 tới 7 triệu đồng...
TS Phạm Chí Dũng
Gần đây thì ổng ấy nói rằng ổng lo bình ổn thị trường vàng chứ không quan tâm tới bình ổn giá. Tôi không hiểu cái nội hàm của bình ổn thị trường vàng của ông Thống đốc là cái gì? Và tôi cũng không rõ mục tiêu định đạt được của việc đấu thầu vàng hiện nay là như thế nào và sẽ đấu thầu, bán vàng ra cho đến bao giờ và để đạt mục tiêu gì? Tất cả những điều này cho tới bây giờ tôi thấy chưa được rõ ràng.
Vàng là đơn vị quan trọng trong một nền kinh tế nhưng Ngân hàng nhà nước dành độc quyền từ khâu chế biến tới cung cấp và tự đứng ra để trực tiếp kinh doanh là một chính sách không những không kích thích nền kinh tế mà còn khoanh vùng nó để cho một số tập đoàn, nhóm lợi ích chia nhau hưởng lợi. Nếu lợi nhuận ấy được chia sẻ cho người dân thì kinh tế thị trường mới phát huy được sức mạnh của nó. Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định về việc này:
Thị trường vàng là một bộ phận của hệ thống tài chánh tiền tệ trong một quốc gia, biến động của nó tốt hay xấu đều ảnh hưởng đến thị trường tài chính tiền tệ  cho nên nhà nước luôn luôn phải làm sao để hiểu cái thị trường này. Trong bối cảnh hiện nay do cơ chế chính sách trong thời gian gần đây đã làm cho vàng trở thành điểm nóng và chính vàng trong điểm nóng đó chính là tâm bão của giai đoạn hiện nay mà chính phủ đang khắc phục dần.
Còn trong bối cảnh hiện nay để thu hẹp được giá vàng trong nước và giá vàng thế giới thì phải chờ thời gian. Nhiệm vụ quan trọng nhất của Ngân hàng nhà nước là phải dùng vai trò của mình bằng cơ chế chính sách chứ không trực tiếp tham gia vào việc bán vàng, trực tiếp kinh doanh thì chắc chắn hiệu quả sự ổn định trường vàng khó có khả năng thực thi trong mục tiêu đã đặt ra.
Nhiều chuyên gia kinh tế trong đó có TS Nguyễn Thị Hiền cho rằng mục đích quản lý vàng của Ngân hàng nhà nước bằng phương pháp độc quyền vàng đang bị trả giá và cần phải xét lại. Tuy trước mắt ngân sách sẽ thu về một số lợi từ việc bán vàng nhưng để trả lại cho lợi nhuận ấy là vô số mất mát của toàn bộ các thành phần kinh tế Việt Nam.
Tin mới nhất cho biết trong 60 ngày sắp tới Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra Ngân hàng nhà nước cũng như thị trường vàng để làm rõ trách nhiệm mà cơ quan này đã thực hiện trong thời gian vừa qua. Tin này khiến dư luận thêm bất ngờ và nó cho thấy tình trạng bất cập của cơ quan này đã lên tới mức báo động cho cả hệ thống.

Geen opmerkingen:

Een reactie posten