Trump chọn 7/11 là ngày 'Tưởng niệm nạn nhân CS'
Hôm 7/11, trong lúc ông Trump đang dừng chân ở Nam Hàn trong chuyến công du châu Á và sắp sửa thăm Việt Nam, Nhà Trắng phát đi thông cáo tuyên bố chọn ngày này là ngày 'Tưởng niệm nạn nhân Cộng sản'.
Trong một tuyên bố, Tòa Bạch ốc nói ngày này "đánh dấu 100 năm kể từ cuộc Cách mạng Bolshevik nổ ra ở Nga", từ đó "dẫn tới việc thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô) và những thập kỷ đen tối của chủ nghĩa cộng sản áp bức, một triết lý chính trị không tương thích với tự do, thịnh vượng và nhân phẩm của loài người.""Trong thế kỷ qua, các chế độ cộng sản toàn trị trên thế giới đã giết chết hơn 100 triệu người và biến vô số người khác thành nạn nhân của tình trạng bóc lột, bạo động, và những hủy diệt chưa thể kể hết."
Giáo sư Tương Lai từ bỏ Đảng Cộng sản
Đảng Cộng sản sẽ 'thực lòng' đối thoại?
TBT Trọng: 'Cách mạng Tháng 10 mãi ngời sáng'
Nhà Trắng cũng nói: "Các phong trào này, nhân danh sự giải phóng đã tước đoạt một cách có hệ thống các quyền của người dân vô tội được Thượng đế ban cho họ, như quyền tự do tín ngưỡng, tự do lập hội, cùng nhiều quyền khác nữa."
"Dưới chế độ Cộng sản, các công dân khao khát tự do bị chính quyền nô dịch thông qua việc trấn áp, bạo lực, và hăm dọa."
Nhà Trắng nói họ tưởng niệm những người đã chiến đấu để truyền đi "ánh sáng tự do cho những ai khao khát một tương lai tươi sáng hơn, tự do hơn".
Ông Trump hiện đang có chuyến công du Á châu, tới các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc trước khi tới Việt Nam dự hội nghị thượng đỉnh APEC vào cuối tuần này.
Cùng về sự kiện kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nói ông đã cảm thấy 'đau xót' khi Liên Xô sụp đổ nhưng ca ngợi tư tưởng Cách mạng Tháng 10 Nga 'mãi ngời sáng'.
Tổng bí thư Trọng nhấn mạnh rằng Việt Nam "cần rút ra những bài học sâu sắc để tiếp tục kiên trì và kiên quyết theo đuổi mục tiêu, lý tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, tránh rơi vào những sai lầm đã làm Liên Xô đổ vỡ".
Tuy nhiên, một nhà quan sát ở Sài Gòn nói với BBC rằng việc ông Trump chọn ngày 7/11 'Tưởng niệm nạn nhân Cộng sản' trước qua thăm Việt Nam dự APEC "chỉ là sự tình cờ."
Đảng Cộng sản VN xem xét ‘tổ chức đối thoại’
Rút dự luật 'đảng viên cộng sản được làm công chức California'
Cộng sản, Sa hoàng, cướp biển Viking và nước Nga
'Hàng triệu nạn nhân của Cộng sản ở Việt Nam'
Hôm 8/11, trả lời BBC từ Sài Gòn, nhà văn Nguyễn Viện nói: "Tôi cho rằng việc ông Trump chọn ngày 7/11 'Tưởng niệm nạn nhân Cộng sản' trước qua thăm Việt Nam dự APEC "chỉ là sự tình cờ.""Ông Trump không phải là người tính toán, nhằm lên án Cộng sản hay có thông điệp gì với Hà Nội."
"Tôi thấy ông ấy không mặn mòi gì với việc chống Cộng sản."
"Còn việc ông Trọng xưa nay vẫn chủ trương bảo vệ Chủ nghĩa Xã hội. Đó là sự thủ cựu, bảo thủ bình thường vì họ không muốn mất cái mà họ đang có, bằng mọi giá, kể cả lừa bịp quần chúng."
Khi Tổng Bí thư Đảng CS được dân mến
Tàn sát cộng sản Indonesia: Mỹ 'biết nhưng im lặng'
"Tôi cũng cho rằng Bộ Ngoại Giao Việt Nam sẽ im lặng, coi như không có chuyện gì trước động thái của Nhà Trắng về ngày 'Tưởng niệm nạn nhân Cộng sản'.
"Điều này thể hiện rõ trên thực tế. Tuy những ngày qua ở Việt Nam đang xảy ra bão lụt với thiệt hại nặng nề, chính quyền Hà Nội vẫn tổ chức kỷ niệm linh đình Cách mạng Tháng Mười trong lúc ở Nga thì người ta còn không muốn nhắc tới sự kiện này."
Ông Nguyễn Viện nói thêm: "Xu hướng dân chủ hóa đất nước là điều không thể đảo ngược, và là hướng đi tới của lịch sử, cho dù đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục phản ứng gay gắt với những tiếng nói đối lập."
"Nhất là khi chính phủ Mỹ và quốc tế không có biện pháp cụ thể nào trước việc Hà Nội bắt bớ những người bất đồng chính kiến."
"Tôi không tin vào khái niệm "Cộng sản chân chính" mà một số người vừa từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam gần đây đề cập vì trên thực tế vì đó là sự ảo tưởng."
"Còn nếu nói về số nạn nhân của đảng Cộng sản Việt Nam, hầu hết nạn nhân là ở miền Bắc, trong cuộc cách mạng ruộng đất và các cuộc bắt bớ sau này thời ông Lê Duẩn. Còn ở miền Nam thì nạn nhân của chủ trương cải tạo tư sản."
"Theo tôi, con số các nạn nhân của đảng Cộng sản Việt Nam nếu tính cả số người thiệt mạng vì chiến tranh Việt Nam do hậu quả của Chủ nghĩa Cộng sản mang lại thì có thể là hàng triệu người."
Ba Lan hạ lương hưu hàng nghìn công an CS
Cựu đảng viên CS sắp làm Thủ tướng Czech
Tin liên quan
- TS Jonathan London viết 'thư gửi VN' trước giờ Trump nhậm chức
- Việt Nam ảnh hưởng John Kerry như thế nào?
- Các gương mặt tù nhân lương tâm là nữ ở Việt Nam
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41884625
Putin không thích Cách mạng kiểu Lenin?
Trong tuần đầu tháng 11 năm nay, Tổng thống Vladimir Putin sẽ không cấm nhưng cũng không tham gia và ủng hộ các lễ kỷ niệm Cách mạng Tháng 10 Nga năm 1917 do Đảng Cộng sản tổ chức, dự kiến kéo dài cả tuần.
Hôm 04/11 năm nay, ông Putin chỉ dự lễ Ngày Thống nhất Quốc gia (National Unity Day), mà chính quyền Nga chọn ra năm 2005 để thay cho lễ Cách mạng Tháng 10, thường được kỷ niệm vào ngày 7/11 theo lịch hiện hành.Cách mạng Tháng 10 'bi thảm mà chẳng đạt gì'
Bạn giống Obama hay Putin?
Putin cổ vũ huyền thoại Thế chiến Hai
TV Putin: Dân Nga xem đều dù không tin?
Nhân Ngày Thống nhất Quốc gia năm 2017, ông Putin đề cao 'Khoa học kỹ thuật' và đài truyền hình Nga chiếu hình từ đại lễ trong Sân vận động Luzhniki.
Ông Putin cũng tặng huân chương cho Tổng thống Serbia, Tomislav Nikolic, mà ông nói là "bạn thân của nhân dân Nga".
Putin nói gì về Cách mạng 1917?
Quan điểm của Tổng thống Putin có thể thấy qua một phần diễn văn của ông tại Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai ở Sochi hôm 19/10/2017:"Ngày hôm nay, sự bất bình đẳng gia tăng đang làm nảy nở cảm giác bất công, bị tước đoạt trong lòng hàng triệu người và nhiều quốc gia. Kết quả là sự cực đoan hóa, khao khát thay đổi bằng bất kỳ cách gì, kể cả bạo lực.
Điều này đã từng xảy ra ở nhiều nước, và cả ở Nga. Những tiến bộ công nghiệp, công nghệ thành công được đi theo bằng những biến động và nứt gãy cách mạng. Nó xảy ra vì đất nước đã không giải quyết được mâu thuẫn xã hội và vượt qua sự lỗi thời trong xã hội kịp lúc.
Cách mạng luôn là kết quả của sự thiếu trách nhiệm ở cả những người muốn duy trì, đóng băng trật tự lỗi thời mà rõ ràng phải thay đổi, và những người khao khát đẩy nhanh thay đổi, dùng tới cả xung đột trong nước và đấu tranh mang tính phá hủy.
Ngày hôm nay, khi chúng ta quay lại các bài học của thế kỷ trước, tức Cách mạng Nga 1917, chúng ta thấy những kết quả của nó mơ hồ ra sao. Những sự kiện đó mang lại kết quả tiêu cực, và chúng ta cũng phải thừa nhận cả tích cực, đan xen với nhau.
Hãy tự hỏi: ngày xưa đó liệu có thể đi theo con đường tiến hóa thay vì cách mạng? Liệu chúng ta lẽ ra có thể từ từ, tiệm tiến đi tới thay vì phải trả giá là phá hủy nhà nước, và tàn nhẫn tổn thương hàng triệu sinh mạng.
Tuy nhiên, mô hình xã hội và ý thức hệ nói chung không tưởng đó, mà nhà nước mới thành lập cố gắng thực hiện lúc đầu sau cách mạng 1917, đã là đầu máy chuyển hóa mạnh mẽ trên toàn thế giới (điều này là rõ ràng và cũng phải thừa nhận), cái mô hình đó đã khiến người ta phải đánh giá lại các mô hình phát triển, tạo ra cạnh tranh và mâu thuẫn, từ đó có lợi ích mà theo tôi phần lớn do phương Tây được hưởng. Tôi đang không chỉ nói về những chiến thắng địa chính trị sau Chiến tranh Lạnh. Nhiều thành tựu phương Tây của thế kỷ 20 là phản ứng trước thách thức của Liên Xô. Tôi còn đang nói về việc nâng cao chất lượng sống, hình thành giới trung lưu mạnh, cải tổ thị trường lao động và không gian xã hội, thúc đẩy giáo dục, đảm bảo nhân quyền gồm cả quyền cho người thiểu số và phụ nữ, vượt qua phân biệt chủng tộc mà quý vị nhớ đã từng là hành vi xấu hổ ở nhiều nước kể cả Mỹ, chỉ vài thập niên trước đây.
Cộng sản, Sa hoàng, cướp biển Vikings và nước Nga
Nga tập trận Zapad-2017 làm láng giềng lo lắng
Theo sau các thay đổi lớn ở đất nước ta và toàn cầu vào đầu thập niên 1990, một cơ hội tuyệt vời đã có để mở ra chương mới trong lịch sử. Đó là giai đoạn sau khi Liên Xô không còn tồn tại.
Không may, sau khi chia nhau di sản địa chính trị của Liên Xô, các đối tác phương Tây của chúng ta tin vào chính nghĩa của họ và tự tuyên bố là người chiến thắng Chiến tranh Lạnh, và bắt đầu công khai can thiệp công việc các nước có chủ quyền, xuất khẩu dân chủ giống như lãnh đạo Liên Xô từng xuất khẩu cách mạng xã hội chủ nghĩa ra thế giới. Chúng ta đối mặt với sự chia lại khu vực ảnh hưởng và sự mở rộng của Nato.
Tự tin quá thì dẫn tới sai lầm. Hậu quả thật không may. Hai thập niên rưỡi đã lãng phí, nhiều cơ hội bỏ lỡ, và gánh nặng của sự nghi ngờ lẫn nhau."
Ông Putin gần đây cũng nêu quan điểm về Stalin, khi dự lễ khai trương Đài tưởng niệm nạn nhân của Stalin hôm 30/10.
Công trình mang tên Bức tường Đau thương, đặt ở Moscow, tưởng nhớ những người bị Stalin thanh trừng, đặc biệt trong thập niên 1930.
Ngày 30/10 vừa qua cũng là Ngày Nga Tưởng nhớ Nạn nhân Đàn áp Chính trị thời Liên Xô, bắt đầu từ năm 1991.
Tại đây, ông Putin đã có những lời mạnh mẽ ngày 30/10 :
"Đối với tất cả chúng ta, đối với các thế hệ tương lai, điều rất quan trọng là phải biết và ghi nhớ thời kỳ bi thảm này trong lịch sử nước ta, khi toàn bộ các tầng lớp, toàn bộ các dân tộc: công nhân và nông dân, kỹ sư và thuyền trưởng, linh mục, quan chức chính phủ, nhà khoa học và nhà văn hóa bị bức hại nghiêm trọng."
"Quá khứ khủng khiếp này không thể bị xoá nhòa khỏi ký ức quốc gia, không có bất cứ điều gì, không có lợi ích cao cả nào cho nhân dân có thể biện minh cho chuyện đó."
Ông nhấn mạnh: "Đàn áp chính trị là bi kịch cho tất cả nhân dân, cho toàn xã hội, đòn tàn nhẫn với đất nước chúng ta, đến tận gốc rễ, văn hóa, ý thức, khiến chúng ta còn chịu ảnh hưởng cho đến bây giờ."
Nhưng ông cũng kêu gọi hòa giải:
"Chúng ta và con cháu cần nhớ bi kịch của đàn áp, các nguyên nhân, nhưng không có nghĩa là trả đũa nhau, vì chúng ta không thể lại đẩy xã hội đến bờ vực đối đầu nguy hiểm."
Ông Putin dẫn lời vợ của tiểu thuyết gia Aleksandr Solzhenitsyn: "Biết, nhớ, lên án và chỉ khi đó mới tha thứ."
Ngày hoàn toàn khác
Từ nhiều năm qua, Điện Kremlin tránh nói đến Cách mạng Tháng 10, mà như lời phát ngôn viên Dimitry Peskov từng hỏi, "Kỷ niệm để làm gì nữa?".Hồi năm 2011, khi giữ chức Thủ tướng Nga, ông Putin cùng Tổng thống Dmitry Medvedev chọn ngày 4/11 để đi thăm và đặt hoa trước tượng đài doanh nhân Kuzma Minin và Hoàng thân Dimitry Pozharsky.
Nằm tại thành phố cổ Nizhny Novgorod, đây là tượng đài ghi công hai nhân vật của Nga chống ngoại xâm: cuộc xâm lăng năm 1612 của quân Ba Lan.
Chính ngày đó, 04/11/1612 được ông Putin chọn làm lễ kỷ niệm lớn, thay cho 07/11.
Năm nay, ông cùng các vị tăng lữ của Chính thống giáo quay lại kỷ niệm vẫn hai nhân vật Kuzma Minin và Dimitry Pozharsky ở một điểm tại chân tường Điện Kremlin.
Nhưng vì sao Putin chọn năm 1612?
Trong lịch sử Ba Lan và châu Âu, cuộc chiến của vua Zygmunt III Waza đánh chiếm Moscow, còn gọi là Chiến tranh Dimitriad, không phải là quan trọng.
Còn có tên là Sigismund, là con của vua Thụy Điển Johan III và Hoàng hậu Ba Lan Katarzyna Jagiellonka, Zygmunt muốn mở rộng bờ cõi sang phía Đông.
Vua Zygmunt đã dùng liên quân với Lithuania và lính đánh thuê Đức, Hungary để tấn công Nga đang suy yếu vì nội loạn.
Trong cuộc chiến 1605-1618, họ chiếm Pskov, bao vây Smolensk, rồi từ năm 1610 đã làm chủ doanh trại Moscow.
Cuộc nổi dậy của dân Moscow năm 1611 có sự hỗ trợ của các nhà buôn và Giáo hội Chính Thống giáo đã đẩy quân Ba Lan ra khỏi thành phố vào năm 1612.
Chiến tranh tạm kết thúc với hòa ước Deulino vào năm 1618 và Nga đã mất nhiều đất đai.
Tuy thế, trong cuộc chiến, lần đầu tiên có sự phối hợp của bốn thành phần dân tộc Nga: người dân, giới doanh nhân, quân đội và tăng lữ để chống ngoại xâm.
Tổng Giám mục Moscow là Germogen bị quân Ba Lan giết chết và sau được Giáo hội Nga phong thánh.
Putin không thích 'cách mạng'
Các yếu tố này là cần thiết để ông Putin tạo ra biểu tượng mới mang tinh thần dân tộc, thay cho chủ nghĩa cộng sản bài trừ tôn giáo của Cách mạng Tháng 10.Quả vậy, mọi buổi lễ 4/11 đều có mặt các chức sắc của Giáo hội Chính thống giáo Nga.
Lithuania lại nêu lo ngại về Nga
Putin: Bắc Hàn 'thà ăn cỏ còn hơn từ bỏ hạt nhân'
Ông Dzerzhinsky được dựng tượng ở VN là ai?
Tranh cãi về trận Liên Xô đánh Ba Lan
Giáo hội Nga cũng coi Cách mạng Tháng 10 là "đại thảm họa về tâm linh" cho dân tộc Nga, và coi đó là một thử thách "của thời kỳ tàn sát" với đức tin Ki Tô.
Theo Masha Lipman viết trên The New Yorker, ông Putin cũng không can thiệp để ngăn các lễ kỷ niệm Cách mạng Tháng 10 do Đảng Cộng sản Nga chủ xướng.
Nhưng khẩu hiệu của họ, 'Cách mạng sống mãi" là điều ông Putin không thích.
Muốn duy trì ổn định cho quyền lực của mình, ông Putin không ưa lời kêu gọi lật đổ, cách mạng hoặc bất cứ xáo trộn gì đến từ đường phố.
Hôm 05/11, cảnh sát Nga giải tán biểu tình do nhà hoạt động đối lập Vyacheslav Matsev tổ chức, kêu gọi 'Cách mạng Nhân dân' để 'lật đổ bạo chúa Putin'.
Chừng 380 người đã bị bắt ở Saint Petersburg và Moscow trong ngày.
Trong khi đó, Đảng Cộng sản Nga cáo buộc chính phủ Nga cố tình làm dân chúng thờ ơ với dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng Mười.
Đảng này vừa ra báo cáo "100 năm sau - Cách mạng không bị quên lãng".
Báo cáo nhắc tới một thăm dò toàn quốc hồi tháng Chín.
Theo thăm dò này, 58% người Nga không biết có dịp kỷ niệm 100 năm, và chỉ có 29% biết rõ.
Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Nga Sergei Obukhov nói chính phủ Nga "bịt miệng vấn đề này để người dân bình thường không phải chọn đứng về phe nào".
Ngày kỷ niệm
Trong thời Liên Xô, ngày 7/11 từng là ngày lễ đánh dấu sự kiện Cách mạng tháng Mười.Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, từ đó cho tới năm 2004, ngày 7/11 vẫn được xem là ngày nghỉ lễ tại Nga.
Nhưng từ 2005, Tổng thống Vladimir Putin bãi bỏ ngày này, chỉ xem đây là ngày đi làm bình thường.
Thay vào đó, từ 2005, Nga chọn 4/11 làm ngày lễ, gọi đây là Ngày Đoàn kết Quốc gia, kỷ niệm cuộc nổi dậy đánh đuổi Ba Lan khỏi Moscow tháng 11/1612.
Một điểm dễ gây hiểu lầm là hiện nay đúng ngày 7/11, Nga vẫn tổ chức duyệt binh tại Quảng trường Đỏ.
Mục đích của lễ duyệt binh này là tưởng nhớ cuộc duyệt binh huyền thoại của Hồng quân vào đúng ngày này năm 1941. Đó là dịp Liên Xô kỷ niệm 24 năm Cách mạng tháng Mười thành công.
Cuộc duyệt binh 1941 đi vào tâm thức người Nga vì khi đó Moscow lâm nguy, quân Đức đã tiến rất gần đến thủ đô.
Vì vậy, sự kiện 1941 được xem là giúp nâng cao nhuệ khí quân dân, và vẫn được Nga tưởng nhớ tới hôm nay.
Tin liên quan
- Trận Ba Lan thắng Hồng quân Xô Viết năm 1920
- Bạn giống Obama hay Putin?
- Tranh cãi về trận Liên Xô đánh Ba Lan năm 1939
http://www.bbc.com/vietnamese/world-41891006
Cách mạng Tháng 10 'bi thảm để giúp tư bản tốt hơn'
Ngày này cách đây 100 năm, cuộc Cách mạng Tháng Mười đã nổ ra tại nước Nga. Sau đó, trong hơn 40 năm, bằng bạo lực, cuộc cách mạng vô sản từ nước Nga đã lan ra nhuộm đỏ gần nửa phần Trái Đất.
Với khí thế hừng hực theo Lenin và Đảng Bolsheviks tiến hành cách mạng, giai cấp công nhân và nông dân Nga tràn đầy hi vọng được giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột để bước lên ngôi vị thống trị. 'Nhiều người Nga còn lưu luyến Liên Xô'
'Stalin trung thành với chủ nghĩa Marx'
Cháu nội Stalin nghĩ gì về ông mình?
Vị tướng đánh bại Hitler
Thành phố lịch sử Saint Petersburg
Nhưng thực tế chế độ xã hội chủ nghĩa xây dựng nên từ chính quyền cướp được bằng bạo lực đã đem lại cho nhân dân cần lao Xô Viết những gì?
Ngày 7/11/1987 nhân dịp kỉ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Mười Nga, tôi một thanh niên đầy nhiệt huyết vừa được đứng dưới lá cờ của đảng đã viết bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành với những lời lẽ đầy sức chiến đấu, ngợi ca thành quả vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga đối với Liên Xô và chủ nghĩa xã hội thế giới.
Trong bài báo, tôi còn trích dẫn cả lời chủ tịch Hồ Chí Minh, rằng "Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế".
Vỡ mộng vì thực trạng Liên Xô
Chưa đầy một năm sau, ngày 21/9/1988 trên đường sang Ba Lan du học, tôi đã quá cảnh tại thủ đô Moskva của Liên Xô.Quãng thời gian ngắn ngủi ở đây, được tận mắt thấy cái gọi là "thành tựu vĩ đại" mà Cách mạng Tháng Mười Nga đem lại cho đất nước và con người Xô Viết, tôi đã vỡ mộng.
Những ngày này, tôi tận mắt được chứng kiến một Moskva hối hả, lam lũ và trống rỗng.
Cửa hàng bách hóa tổng hợp GUM kiến trúc lộng lẫy xây dựng cuối thế kỉ 19, bên trong gần như trống trơn, đôi chỗ từng đoàn người xếp hàng dài đến tận mặt phố, thậm chí ra cả rìa Quảng trường Đỏ. Họ kiên nhẫn chờ đến lượt, mong mua được cân đường, mét vải, vài bánh xà phòng…
Tại sân bay quốc tế Sheremetyevo, các nhân viên hàng không và hải quan mặt lạnh như tiền đã trấn lột của bạn tôi từng chiếc áo thêu, từng chiếc kimono khi làm thủ tục bay.
Sau này được tiếp cận các nguồn thông tin mở, tôi mới biết bức tranh toàn cảnh vẽ lên trên quê hương Cách mạng Tháng Mười Nga và các nước Cộng hòa Liên bang Xô Viết nửa đầu thế kỉ 20 là không khí khủng bố bao trùm và nạn đói kinh hoàng lan tràn.
Chưa đầy một năm sau Cách mạng Tháng Mười, ngày 17/7/1918 toàn bộ gia đình hoàng tộc Nga gồm Sa hoàng Romanov Nikolai II, hoàng hậu Aleksandra, các công chúa Olga, Tatiana, Maria, Anastasia, và hoàng tử Aleksey 14 tuổi, cùng bốn người tình nguyện theo phục vụ đã bị hành quyết bằng súng lục bắn vào đầu.
Một số vụ thanh trừng khét tiếng lịch sử
Vai trò ý thức hệ trong cuộc cách mạng cộng sản ở Việt Nam
Họ đã phản kháng lại kiểm duyệt ra sao?
Dưới thời cai trị của Stalin, hàng triệu người bị giết hoặc bị chết trong tù.
Từ 19 thành viên của Bộ Chính trị năm 1934, đến năm 1938 chỉ còn lại bảy người tại vị.
Từ 139 Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng năm 1934, sau năm 1941 chỉ còn lại 41 người còn sống.
Trong số 5 nguyên soái Liên Xô đầu tiên, có ba vị bị giết là Tukhachevsky, Blyukher, Yegorov.
Trong số các tướng lĩnh Hồng quân có 13 vị bị giết. Ngay cả Trotsky, lãnh tụ chỉ đứng sau Lenin, can tội chống Stalin không thành bị khai trừ khỏi đảng và trục xuất khỏi Liên Xô.
Năm 1940, tuy đã trốn đến Mexico, Trotsky vẫn chết thảm dưới lưỡi rìu do điệp viên của Stalin bổ vào đầu ngay tại nhà riêng.
Những năm đầu thập niên 1930, phong trào hợp tác hóa đã làm sụt giảm nghiêm trọng sản lượng ngành nông nghiệp, cùng với lệnh trung ương cưỡng bức trưng thu ngũ cốc khiến nạn đói xảy ra khắp lãnh thổ Liên Xô.
Số người chết đói, tại Nga có 5 triệu, tại Ukraine có 3,3 triệu và tại Kazakhstan có 1,3 triệu…
Cách mạng được định nghĩa là tiến trình thay đổi sâu sắc nhằm xóa bỏ cái cũ, thiết lập cái mới tiến bộ hơn. Nếu xét về phương diện thúc đẩy tiến bộ, Cách mạng Tháng Mười Nga về thực chất không đáng được gọi là cách mạng mà chỉ là một cuộc cách mạng mạo danh.
Lạc hậu vẫn hoàn lạc hậu
Trước khi nổ ra Cách mạng Tháng Mười Nga, loài người đã trải qua ba cuộc cách mạng với bốn hình thái xã hội từ thấp đến cao là chế độ nguyên thủy, chế độ nô lệ, chế độ phong kiến và chế độ tư bản.Với tư duy suy luận tưởng như là logic, Marx - Engels - Lenin cho rằng, sau khi trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa, loài người ắt phải bước vào hình thái xã hội mới, tiến bộ hơn là chủ nghĩa xã hội với nền tảng kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
Nhưng về kinh tế, cuộc "cách mạng" này thực chất là cưỡng đoạt tư liệu sản xuất của giai cấp tư sản và phú nông, tầng lớp có học thức cao, biết kinh doanh để trao vào tay giai cấp công nhân và nông dân, tầng lớp có học vấn thấp, không biết kinh doanh.
Cộng thêm chủ nghĩa thu nhập bình quân nhằm tạo ra hình ảnh giả tạo về bình đẳng xã hội đã triệt tiêu động lực phát triển.
Cùng nước Nga bước vào mùa xuân nhân loại, tiếng là đã xây dựng xong chủ nghĩa xã hội phát triển, đang trên con đường tiến lên chủ nghĩa cộng sản nhưng thực tế, các nước lạc hậu trong đại gia đình Liên bang Xô Viết thu được những gì?
Trước khi Liên Xô tan rã, các nước Cộng hòa vùng Kavkaz như Azerbaijan, Armenia, Gruzia nghèo nhất châu Âu; các nước Cộng hòa vùng Trung Á như Uzbekistan, Turkmenia, Tajikistan, Kirgizia nằm trong top nghèo nhất thế giới.
Thời tuổi trẻ, thế hệ tôi hầu như ai cũng gối đầu lên cuốn Thép đã tôi thế đấy, sách kinh điển của nền văn học Xô Viết để mơ giấc mơ thế giới đại đồng như chàng Pavel Korchagin, để tin vào viễn cảnh tươi sáng mà Cách mạng Tháng Mười Nga hứa đưa nhân loại tới thiên đường hạ giới.
Vậy mà sau khi Liên Xô tan rã, vội vã đặt chân tới nông thôn nước Nga để trải nghiệm những thành quả 75 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, tôi chỉ thấy hiện lên trước mắt những con đường đầy ổ gà, những nếp nhà gỗ đìu hiu nép bên bìa rừng, những ánh đèn leo lét sau khung cửa sổ, những nét khắc khổ ngơ ngác trên gương mặt người nông dân.
Trong khung cảnh mùa đông u ám, các nông trang tập thể mang tên "Con đường sáng", "Con đường tiến lên chủ nghĩa cộng sản" hoang tàn, nghèo nàn, trơ trụi.
Cách mạng Tháng Mười Nga giải phóng cho hàng trăm triệu người nhưng lại đặt họ dưới ách cai trị của một hay một nhóm người.
Lại quay về với tư bản
Cách mạng Tháng Mười Nga thực chất là một cuộc bẻ ghi đường tàu, khiến một phần nhân loại rẽ sang đường vòng để hàng chục năm sau phải quay trở lại con đường chung với thế giới, con đường kinh tế thị trường và tư bản chủ nghĩa.Mạng lưới điệp viên Nga cài cắm ở Mỹ
Lenin từng cấm lễ Giáng Sinh không thành
Cộng sản, Sa hoàng, cướp biển Vikings và nước Nga
Chủ nghĩa tư bản 'khuyết tật nhưng phát triển'
Các nhà lí luận đẻ ra chủ nghĩa Marx - Lenin cho rằng, mâu thuẫn là động lực phát triển, nhưng trong thực tế Liên Xô về chính trị thì thủ tiêu giai cấp, về kinh tế thì thủ tiêu cạnh tranh.
Thế nên nền kinh tế, chính trị, xã hội của Liên Xô thập niên 70, 80 thế kỉ trước đã lâm vào khủng hoảng toàn diện, trầm trọng không lối thoát.
Năm 1991, trong cơn hấp hối của chủ nghĩa xã hội, nước Nga đã vươn mình đứng dậy, thoát khỏi cái vòng kim cô của chủ nghĩa xã hội mà Lenin và Đảng Bolshevich chụp lên đầu dân tộc, để mở ra những cánh cửa mới cho tiến bộ và phát triển.
Kết quả là Liên bang Xô Viết, sinh ra từ Cách mạng Tháng Mười Nga đã phải giải thể.
Đến nay, trải qua 26 năm, bằng ý nguyện của nhân dân thể hiện qua lá phiếu, chủ nghĩa xã hội không có mảy may cơ hội quay lại trên quê hương của Cách mạng Tháng Mười Nga. Chủ nghĩa xã hội đã bị chính nhân dân Nga vứt vào sọt rác lịch sử.
Sau khi Liên Xô tan rã, ngày kỉ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga hàng năm trở thành ngày chia rẽ dân tộc.
Một phe muốn níu kéo quá khứ "tự hào", giương cao cờ đỏ búa liềm, ảnh Lenin và Stalin diễu hành trên đường phố.
Một phe muốn triệt để xóa bỏ kí ức đau thương. Để tránh hai phe xung đột, tổng thống Yeltsin đã đổi ngày 7/11 thành ngày Đồng lòng và Hòa giải. Năm 2006, tổng thống Putin đã kí sắc lệnh xóa bỏ ngày kỉ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga 7/11, chuyển ngày Thống nhất Dân tộc sang ngày 4/11.
Không thể phủ nhận, Cách mạng Tháng Mười Nga đã làm thay đổi cục diện thế giới trong thế kỉ 20, nhưng đáng tiếc là theo hướng bi thảm.
Hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô đã sụp đổ mà không có cơ hội phục hồi. Phàm cái gì không thực chất sẽ không tồn tại, dù thế lực nào cố tình áp đặt ý định chủ quan.
Giá trị duy nhất mà Cách mạng Tháng Mười Nga đem lại cho loài người - ngoài ý chí của Lenin - là sinh ra chủ nghĩa xã hội làm đối trọng cạnh tranh khiến cho chủ nghĩa tư bản phát triển hơn, nhân văn hơn.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà văn Trần Quốc Quân, hiện sống tại Warsaw, Ba Lan.
Xem thêm cùng chủ đề Chủ nghĩa Cộng sản:
Lê Hồng Hà - Từ bóng tối bước ra đường sáng
Trận Ba Lan thắng Hồng quân năm 1920
Bộ trưởng Anh từng thả Hồ Chí Minh
Khi Tổng Bí thư Đảng CS được dân mến
Tập Cận Bình thành 'hạt nhân của Đảng'
Trường đại học TQ là 'pháo đài' của Đảng Cộng sản?
http://www.bbc.com/vietnamese/forum-41886237
Geen opmerkingen:
Een reactie posten