ASEAN và Trung Quốc diễn tập trên biển, Việt Nam vắng mặt
Tại hội nghị bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng tại Philippines, ngày 24/10/2017, Trung Quốc đề nghị tổ chức tập trận chung với ASEAN.REUTERS/Dondi Tawatao
Đúng như Singapore từng tiết lộ, ngày 31/10/2017, lực lượng trên biển của Trung Quốc cùng với 6 nước ASEAN đã tham gia một cuộc diễn tập chung về cấp cứu trên biển ở ngoài khơi tỉnh Quảng Đông. Việt Nam cùng với ba nước Đông Nam Á khác không tham dự sự kiện này.
Theo truyền thông Trung Quốc được AFP trích dẫn lại, cuộc diễn tập cứu hộ trên biển tập hợp khoảng 1 000 nhân viên cấp cứu trên 20 chiếc tàu và ba trực thăng của Trung Quốc cùng với Thái Lan, Philippines, Cambodia, Myanmar, Lào và Brunei. Trong số các nước vắng mặt, ngoại trừ Việt Nam, còn có Malaysia, Singapore và Indonesia.
Chương trình diễn tập giả định một vụ va chạm trên biển giữa một chiếc tàu chở khách của Trung Quốc với một tàu chở hàng của Cam Bốt ngoài khơi tỉnh Quảng Đông.
Khả năng thao diễn trên biển chung giữa Trung Quốc và ASEAN đã được bộ trưởng Quốc Phòng Singapore gợi lên mới đây sau cuộc gặp song phương với đồng nhiệm Trung Quốc bên lề Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc Phòng ASEAN Mở Rộng ADMM+ tại Philippines.
Trước đó, Bắc Kinh đã nhiều lần gợi ý ASEAN cùng thao diễn trên biển với Trung Quốc, nhưng không được phía Hiệp Hội Đông Nam Á chấp nhận. Lần này, sự kiện đã diễn ra vào lúc Philippines với một chính sách thân Bắc Kinh rõ rệt đang làm chủ tịch ASEAN.
Sự kiện Trung Quốc và ASEAN – ít ra là 6 thành viên hữu hảo với Trung Quốc, nhất là Cam Bốt - tổ chức thao dợt cứu hộ trên biển diễn ra một ngày sau khi Bắc Kinh, qua lời đại sứ Trung Quốc tại Washington khuyến cáo Mỹ là không nên xen vào vấn đề Biển Đông, mà Bắc Kinh luôn cho là công việc nội bộ giữa Trung Quốc và ASEAN.
Phát biểu với một số nhà báo, ông Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai) nhắc lại rằng Mỹ, nước không có tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông, nên để cho các quốc gia trong khu vực quản lý tranh chấp của mình một cách « hữu nghị và hiệu quả ».
Trong thời gian qua, Trung Quốc đã cho bồi đắp và xây dựng cơ sở có thể dùng vào mục tiêu quân sự trên các thực thể mà họ chiếm đóng tại Biển Đông, bất chấp phản đối của quốc tế. Hành động của Bắc Kinh đã bị Washington chỉ trích. Mới đây, ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson cho rằng các « hành động khiêu khích » của Trung Quốc đã thách thức luật pháp và các chuẩn mực quốc tế.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20171101-asean-tq-dien-tap-bien-vn
Chương trình diễn tập giả định một vụ va chạm trên biển giữa một chiếc tàu chở khách của Trung Quốc với một tàu chở hàng của Cam Bốt ngoài khơi tỉnh Quảng Đông.
Khả năng thao diễn trên biển chung giữa Trung Quốc và ASEAN đã được bộ trưởng Quốc Phòng Singapore gợi lên mới đây sau cuộc gặp song phương với đồng nhiệm Trung Quốc bên lề Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc Phòng ASEAN Mở Rộng ADMM+ tại Philippines.
Trước đó, Bắc Kinh đã nhiều lần gợi ý ASEAN cùng thao diễn trên biển với Trung Quốc, nhưng không được phía Hiệp Hội Đông Nam Á chấp nhận. Lần này, sự kiện đã diễn ra vào lúc Philippines với một chính sách thân Bắc Kinh rõ rệt đang làm chủ tịch ASEAN.
Sự kiện Trung Quốc và ASEAN – ít ra là 6 thành viên hữu hảo với Trung Quốc, nhất là Cam Bốt - tổ chức thao dợt cứu hộ trên biển diễn ra một ngày sau khi Bắc Kinh, qua lời đại sứ Trung Quốc tại Washington khuyến cáo Mỹ là không nên xen vào vấn đề Biển Đông, mà Bắc Kinh luôn cho là công việc nội bộ giữa Trung Quốc và ASEAN.
Phát biểu với một số nhà báo, ông Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai) nhắc lại rằng Mỹ, nước không có tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông, nên để cho các quốc gia trong khu vực quản lý tranh chấp của mình một cách « hữu nghị và hiệu quả ».
Trong thời gian qua, Trung Quốc đã cho bồi đắp và xây dựng cơ sở có thể dùng vào mục tiêu quân sự trên các thực thể mà họ chiếm đóng tại Biển Đông, bất chấp phản đối của quốc tế. Hành động của Bắc Kinh đã bị Washington chỉ trích. Mới đây, ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson cho rằng các « hành động khiêu khích » của Trung Quốc đã thách thức luật pháp và các chuẩn mực quốc tế.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20171101-asean-tq-dien-tap-bien-vn
Biển Đông : Trung Quốc bám sát chiến hạm Pháp ở Hoàng Sa
Chiến hạm chống tàu ngầm Auvergne của Pháp.wikipedia
Liên quan đến khu vực Thái Bình Dương, Le Monde có bài phóng sự mang tựa đề « Trên chiến hạm Auvergne tại Biển Đông ». Bài báo tường thuật lại chuyến hải hành của chiến hạm hiện đại Pháp tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đang bị Bắc Kinh yêu sách chủ quyền.
Ngày thứ Sáu 20/10, Auvergne, chiến hạm mới nhất của Hải quân Pháp, đi làm nhiệm vụ tại Biển Đông, hướng về quần đảo Trường Sa hiện đang bị nhiều nước đòi hỏi chủ quyền, mà hàng đầu là Trung Quốc, với những cơ sở vững chắc tự động xây lên tại đây. Trong những ngày sau đó, chiến hạm Auvergne đến quần đảo Hoàng Sa ở ngoài khơi Việt Nam, đã bị Bắc Kinh quân sự hóa, trở thành phòng tuyến ở sườn phía nam.
Biển Đông : Đại dương luôn sục sôi
Bản đồ hàng hải của Anh được trải rộng trong buồng lái chiếc Auvergne. Các thủy thủ Pháp còn nhiều điều phải học hỏi về Biển Đông, với độ sâu đến 4.000 mét, nơi phân nửa hàng hóa trên thế giới được vận chuyển qua đây. Căng thẳng khu vực và thế giới tăng lên do chính sách bành trướng của Trung Quốc, mà phương Tây gọi là chiến thuật « việc đã rồi ». Hải quân Pháp thực hiện chuyến tuần tra đầu tiên đến tận phía bắc khu vực, với nhiệm vụ ưu tiên là chống tàu ngầm.
Các nước ở khu vực Thái Bình Dương (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Úc) luôn bảo đảm sự hiện diện cụ thể trên Biển Đông, và cũng trong ngày 20/10 ba chiến hạm chống tàu ngầm của Nga vừa đến Manila, một hôm trước hội nghị các bộ trưởng Quốc Phòng Đông Nam Á.
Thuyền trưởng Xavier Breitel cho biết : « Dưới nước cũng có lắm người », trong đó tất nhiên có các tàu ngầm Trung Quốc, kể cả những chiếc tàu ngầm hạt nhân mới nhất của Giải phóng quân nước này. Hôm 28/10, Bắc Kinh cũng đã thông báo thành lập một đơn vị cứu hộ tàu ngầm thuộc hạm đội Nam Hải, do số lượng triển khai đông đảo ở đây.
Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào trước sự hiện diện của Auvergne và trực thăng Caïman của chiến hạm Pháp ? Từ 2015, hơn một chục tàu chiến Pháp đã du hành gần Trường Sa. Tuy phương tiện hạn chế, nhưng Hải quân Pháp vẫn tiến hành tuần tra Biển Đông với nhiệm vụ thám báo. Dù chỉ di chuyển trong vùng biển quốc tế, tức bên ngoài khu vực 12 hải lý của các đảo tranh chấp, phân nửa các chiến hạm Pháp đều bị Bắc Kinh nhận ra và cảnh báo, hoặc chất vấn qua sóng radio, hoặc thô bạo hơn là cho tàu đeo theo sát nút. Tuy nhiên Pháp chỉ « đi qua vô hại » để thực hiện quyền tự do hàng hải, khác với các « chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải » của Mỹ.
Đi qua vô hại và bảo vệ tự do hàng hải
Các chiến hạm Mỹ đi trọn vòng xung quanh các đảo tranh chấp, du hành sát các rạn san hô, vẽ nên những vòng số 8 rộng lớn trên mặt biển…Hồi tháng Tám, chiếc USS McCain đã tiến gần Đá Vành Khăn (Mischief) thuộc quần đảo Hoàng Sa, chỉ cách có 6 hải lý. Đây là chiến dịch tuần tra vì tự do hàng hải thứ ba tại Biển Đông, kể từ khi ông Donald Trump lên làm tổng thống, người luôn cáo buộc Trung Quốc đã xâm chiếm các đảo này. Bắc Kinh nói rằng đây là « hành động làm phương hại nặng nề chủ quyền của Trung Quốc », khẳng định đã « trục xuất » chiến hạm Mỹ.
Chiếc Auvergne dự kiến đi cách các đảo tranh chấp từ 13 đến 30 hải lý, lặng lẽ hướng đến vĩ tuyến số 10. Radar và hệ thống nhận dạng, thiết bị siêu âm đều tắt, trực thăng cất trong hangar, chiến hạm hiện ra không lớn hơn một chiếc tàu đánh cá trong tầm nhìn đối thủ. Tuy nhiên trong giai đoạn hai thì khác hẳn.
Các thủy thủ được gọi vào vị trí chiến đấu từ lúc 20 giờ. Trong đêm, cờ hiệu, đèn chiếu và máy ảnh đều sẵn sàng, chuẩn bị đối phó với quân Trung Quốc, vì tất cả đều phải được ghi âm, ghi hình. Thuyền trưởng Xavier Breitel nhấn mạnh : « Phía sau là cuộc chiến truyền thông ». Sự tinh tế nằm ở chỗ phản ứng nhân danh an ninh hàng hải thay vì theo luật chiến tranh, nhưng không bao giờ tỏ ra phải tuân phục mệnh lệnh của quân đội Trung Quốc. Ông Breitel nói : « Tôi vẫn đi tiếp cùng một hướng, với cùng tốc độ ».
Biển Đông đầy dẫy radar, tàu ngầm Trung Quốc
Thứ Bảy 20/10, Đá Công Đo (Commodore) hiện ra ở cánh trái, trên màn hình. Bên ngoài trời nóng như thiêu, chỉ có những ngư dân hành nghề rải rác. Nhưng phía bên trên, gần Đá Vành Khăn, có hai trạm radar Trung Quốc đang hoạt động, rồi đến trưa lại thấy thêm radar thứ ba. Các dữ liệu trao đổi đều bị ghi lại. Ở phía đông, một tàu tiếp liệu Trung Quốc cũng tiến đến Đá Vành Khăn.
Qua khỏi vĩ tuyến thứ 10, chiếc Auvergne hiện hình. « Chiến hạm Pháp ! », sĩ quan trực ban hét lên trên sóng radio. Radar lại được bật lên, các công cụ chiến tranh điện tử của Trung Quốc chắc chắn nhận ra. Trực thăng sẵn sàng cất cánh cùng với sonar - thiết bị siêu âm trông giống như chiếc phao, đáng ngại đối với các tàu ngầm. Nhưng chẳng có ai đáp lại, cũng không có chiếc tàu nào hướng về Auvergne. Từ cầu tàu, các thủy thủ quan sát những chiếc tàu gỗ nhiều màu gần đó. Chúng trông giống những tàu cá thật sự, thay vì lực lượng dân quân giả dạng của Trung Quốc ở Hoàng Sa. Chiến hạm Pháp buộc phải giữ nguyên hướng đi. Đổi hướng, vòng ngược lại hay né tránh được coi như thái độ gây hấn trên biển. Một sĩ quan trực ban nói : « Vấn đề là nếu tránh các tàu cá, rốt cuộc có thể phải đi vào lãnh hải ».
Chủ nhật 22/10, chiến hạm Auvergne ra khỏi quần đảo Trường Sa. Trực thăng bay lên bầu trời màu chì, để chắc chắn là không bị theo dõi. Gần đến bãi cạn Scarborough, xuất hiện một tuần duyên Trung Quốc. Thiết bị siêu âm tiếp tục thăm dò dưới nước, và dường như phát hiện được một tàu ngầm.
Chiến hạm Pháp bị kèm sát tại Hoàng Sa
Trên vùng biển động, chiếc Auvergne hướng về Hoàng Sa. Trung Quốc có hai chục điểm tiền tiêu tại đây, và tăng cường thiết trí quân sự trên 8 đảo của quần đảo này. Thứ Tư 25/10, chiến hạm vẽ nên một vòng xoáy ngoài khơi đảo Linh Côn (Lincoln, thuộc nhóm đảo An Vĩnh, Hoàng Sa), định đi về hướng Singapore. Khi đi ngang Đá Bông Bay (Bombay, cũng thuộc nhóm An Vĩnh), tàu lại phát hiện các radar Trung Quốc.
Phản ứng của Trung Quốc bất ngờ xảy ra khi chiến hạm Pháp vượt qua đảo Phú Lâm (Woody) bên cánh phải, đi dọc theo bãi Macclesfield. Một máy bay dọ thám Trung Quốc xuất hiện từ phía đông bắc, chứng tỏ Bắc Kinh bố trí mọi phương tiện quân sự để theo dõi Biển Đông từ xa. Chiếc phi cơ vòng phía trên chiếc Auvergne bay về hướng nam, rồi quay trở lại hướng bắc. Hai lần chiến hạm Pháp đổi hướng, cả hai lần chiếc máy bay đều vòng theo. Như vậy cho dù im lặng, hải quân Trung Quốc vẫn theo dõi chiến hạm Auvergne ngay từ đầu cuộc hành trình.
Le Monde kết luận, có nguy cơ một ngày nào đó Biển Đông bị biến thành ao nhà của Trung Quốc, làm phương hại đến lợi ích các cường quốc biển khác. Khi tuần tra tại vùng biển nhiệt đới xa xôi này, Hải quân Pháp hy vọng làm chậm lại khả năng trên.
Hồ sơ Nga : Donald Trump ở thế bị động
Hôm nay 01/11/2017 là ngày lễ Toussaint (Các Thánh Nam Nữ), các báo Paris đều nghỉ, chỉ duy nhất tờ Le Figaro có mặt, chạy tựa « Ông Trump trong chiếc bẫy những liên lạc với Nga ». Tít lớn của tờ Le Monde xuất bản từ chiều hôm qua cũng tương tự « Ông Trump bị bao vây bởi cuộc điều tra về hồ sơ Nga ».
Le Figaro nhận định « Donald Trump ở thế bị động trước công tố viên đặc biệt Mueller ». Trong bài xã luận « Donald Trump, một tổng thống bị giám sát »,Le Monde cũng có cùng một nhận xét. Lần này không còn là « fake news » do các « phương tiện truyền thông dối trá » đưa ra, mà cơn ác mộng của ông Trump mang tên Robert Mueller.
Thông tín viên Le Figaro tại Washington dẫn lời những người thân cận ông Trump cho biết, tổng thống Mỹ rất giận dữ sau khi ba cựu cố vấn bị đặt trong vòng điều tra. Ông không ngớt nguyền rủa ông Robert Mueller, người chỉ huy cuộc điều tra đang đe dọa ông, báo chí đang lao vào loan tin, những kẻ phản bội, và ngay cả các luật sư của mình, bị cho là quá mềm yếu. Nhưng Donald Trump đành phải theo lời khuyên của các luật sư là nên thận trọng.
Các mắt xích yếu, và chiếc bóng của Putin
Công tố viên Mueller tấn công vào các mắt xích yếu nhất bao quanh Donald Trump. Paul Manafort, cựu giám đốc chiến dịch tranh cử không thể mong được tổng thống ân xá, vì các sai phạm của ông nằm trong phạm vi trừng phạt của chính quyền New York. Richard Gates, cộng sự của Manafort, « ít giàu hơn », có thể khai ra tất cả để mong giảm án. Tờ báo dẫn phân tích của The Atlantic, cho rằng Manafort là một con cá lớn, nhưng George Papadopoulos, phụ trách đối ngoại trong chiến dịch tranh cử, mới là quả bom thực sự. Lời chứng của ông này xác nhận ê-kíp tranh cử của ông Trump ngay từ tháng 3/2016 đã biết rằng điện Kremlin nắm trong tay hàng ngàn email đánh cắp được từ bà Hillary Clinton, trước khi WikiLeaks công bố.
Le Monde nói thêm, chỉ riêng những nghi ngờ đã ảnh hưởng lớn đến chính sách đối ngoại của tổng thống Mỹ. Chẳng hạn sau khi tranh cử với chủ trương cải thiện quan hệ với Nga, nay ông Trump hoàn toàn bị trói tay, để tránh nghi vấn thông đồng.
Le Figaro nhận xét, Donald Trump không thể chịu đựng được những ý kiến về sự can thiệp từ phía Nga, làm mờ nhòa đi chiến thắng của ông. Tuy nhiên điều này giờ đây khó thể chối cãi. Quốc Hội chuẩn bị nghe lãnh đạo các mạng xã hội điều trần : 126 triệu người sử dụng Facebook đã đọc các thông tin chống bà Clinton, 1.108 video dài tổng cộng 43 tiếng đồng hồ tuyên truyền trên YouTube, 2.752 tài khoản Twitter do tình báo Nga kiểm soát…Chiếc bóng của Putin cuối cùng cũng làm tổn hại đến vầng hào quang của tổng thống Mỹ.
Bài xã luận của Le Figaro cho rằng, cuộc điều tra chỉ mới khởi đầu. Donald Trump đã khôn ngoan khi loan báo sẽ không cách chức công tố viên Mueller, tránh được nghi ngờ cản trở tư pháp. Tuy nhiên vụ này sẽ còn ám ảnh ông Trump suốt nhiệm kỳ tổng thống, với điều kiện là ông còn tại vị đến hết nhiệm kỳ này.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20171101-bien-dong-trung-quoc-bam-sat-chien-ham-phap-o-hoang-sa
Biển Đông : Đại dương luôn sục sôi
Bản đồ hàng hải của Anh được trải rộng trong buồng lái chiếc Auvergne. Các thủy thủ Pháp còn nhiều điều phải học hỏi về Biển Đông, với độ sâu đến 4.000 mét, nơi phân nửa hàng hóa trên thế giới được vận chuyển qua đây. Căng thẳng khu vực và thế giới tăng lên do chính sách bành trướng của Trung Quốc, mà phương Tây gọi là chiến thuật « việc đã rồi ». Hải quân Pháp thực hiện chuyến tuần tra đầu tiên đến tận phía bắc khu vực, với nhiệm vụ ưu tiên là chống tàu ngầm.
Các nước ở khu vực Thái Bình Dương (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Úc) luôn bảo đảm sự hiện diện cụ thể trên Biển Đông, và cũng trong ngày 20/10 ba chiến hạm chống tàu ngầm của Nga vừa đến Manila, một hôm trước hội nghị các bộ trưởng Quốc Phòng Đông Nam Á.
Thuyền trưởng Xavier Breitel cho biết : « Dưới nước cũng có lắm người », trong đó tất nhiên có các tàu ngầm Trung Quốc, kể cả những chiếc tàu ngầm hạt nhân mới nhất của Giải phóng quân nước này. Hôm 28/10, Bắc Kinh cũng đã thông báo thành lập một đơn vị cứu hộ tàu ngầm thuộc hạm đội Nam Hải, do số lượng triển khai đông đảo ở đây.
Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào trước sự hiện diện của Auvergne và trực thăng Caïman của chiến hạm Pháp ? Từ 2015, hơn một chục tàu chiến Pháp đã du hành gần Trường Sa. Tuy phương tiện hạn chế, nhưng Hải quân Pháp vẫn tiến hành tuần tra Biển Đông với nhiệm vụ thám báo. Dù chỉ di chuyển trong vùng biển quốc tế, tức bên ngoài khu vực 12 hải lý của các đảo tranh chấp, phân nửa các chiến hạm Pháp đều bị Bắc Kinh nhận ra và cảnh báo, hoặc chất vấn qua sóng radio, hoặc thô bạo hơn là cho tàu đeo theo sát nút. Tuy nhiên Pháp chỉ « đi qua vô hại » để thực hiện quyền tự do hàng hải, khác với các « chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải » của Mỹ.
Đi qua vô hại và bảo vệ tự do hàng hải
Các chiến hạm Mỹ đi trọn vòng xung quanh các đảo tranh chấp, du hành sát các rạn san hô, vẽ nên những vòng số 8 rộng lớn trên mặt biển…Hồi tháng Tám, chiếc USS McCain đã tiến gần Đá Vành Khăn (Mischief) thuộc quần đảo Hoàng Sa, chỉ cách có 6 hải lý. Đây là chiến dịch tuần tra vì tự do hàng hải thứ ba tại Biển Đông, kể từ khi ông Donald Trump lên làm tổng thống, người luôn cáo buộc Trung Quốc đã xâm chiếm các đảo này. Bắc Kinh nói rằng đây là « hành động làm phương hại nặng nề chủ quyền của Trung Quốc », khẳng định đã « trục xuất » chiến hạm Mỹ.
Chiếc Auvergne dự kiến đi cách các đảo tranh chấp từ 13 đến 30 hải lý, lặng lẽ hướng đến vĩ tuyến số 10. Radar và hệ thống nhận dạng, thiết bị siêu âm đều tắt, trực thăng cất trong hangar, chiến hạm hiện ra không lớn hơn một chiếc tàu đánh cá trong tầm nhìn đối thủ. Tuy nhiên trong giai đoạn hai thì khác hẳn.
Các thủy thủ được gọi vào vị trí chiến đấu từ lúc 20 giờ. Trong đêm, cờ hiệu, đèn chiếu và máy ảnh đều sẵn sàng, chuẩn bị đối phó với quân Trung Quốc, vì tất cả đều phải được ghi âm, ghi hình. Thuyền trưởng Xavier Breitel nhấn mạnh : « Phía sau là cuộc chiến truyền thông ». Sự tinh tế nằm ở chỗ phản ứng nhân danh an ninh hàng hải thay vì theo luật chiến tranh, nhưng không bao giờ tỏ ra phải tuân phục mệnh lệnh của quân đội Trung Quốc. Ông Breitel nói : « Tôi vẫn đi tiếp cùng một hướng, với cùng tốc độ ».
Biển Đông đầy dẫy radar, tàu ngầm Trung Quốc
Thứ Bảy 20/10, Đá Công Đo (Commodore) hiện ra ở cánh trái, trên màn hình. Bên ngoài trời nóng như thiêu, chỉ có những ngư dân hành nghề rải rác. Nhưng phía bên trên, gần Đá Vành Khăn, có hai trạm radar Trung Quốc đang hoạt động, rồi đến trưa lại thấy thêm radar thứ ba. Các dữ liệu trao đổi đều bị ghi lại. Ở phía đông, một tàu tiếp liệu Trung Quốc cũng tiến đến Đá Vành Khăn.
Qua khỏi vĩ tuyến thứ 10, chiếc Auvergne hiện hình. « Chiến hạm Pháp ! », sĩ quan trực ban hét lên trên sóng radio. Radar lại được bật lên, các công cụ chiến tranh điện tử của Trung Quốc chắc chắn nhận ra. Trực thăng sẵn sàng cất cánh cùng với sonar - thiết bị siêu âm trông giống như chiếc phao, đáng ngại đối với các tàu ngầm. Nhưng chẳng có ai đáp lại, cũng không có chiếc tàu nào hướng về Auvergne. Từ cầu tàu, các thủy thủ quan sát những chiếc tàu gỗ nhiều màu gần đó. Chúng trông giống những tàu cá thật sự, thay vì lực lượng dân quân giả dạng của Trung Quốc ở Hoàng Sa. Chiến hạm Pháp buộc phải giữ nguyên hướng đi. Đổi hướng, vòng ngược lại hay né tránh được coi như thái độ gây hấn trên biển. Một sĩ quan trực ban nói : « Vấn đề là nếu tránh các tàu cá, rốt cuộc có thể phải đi vào lãnh hải ».
Chủ nhật 22/10, chiến hạm Auvergne ra khỏi quần đảo Trường Sa. Trực thăng bay lên bầu trời màu chì, để chắc chắn là không bị theo dõi. Gần đến bãi cạn Scarborough, xuất hiện một tuần duyên Trung Quốc. Thiết bị siêu âm tiếp tục thăm dò dưới nước, và dường như phát hiện được một tàu ngầm.
Chiến hạm Pháp bị kèm sát tại Hoàng Sa
Trên vùng biển động, chiếc Auvergne hướng về Hoàng Sa. Trung Quốc có hai chục điểm tiền tiêu tại đây, và tăng cường thiết trí quân sự trên 8 đảo của quần đảo này. Thứ Tư 25/10, chiến hạm vẽ nên một vòng xoáy ngoài khơi đảo Linh Côn (Lincoln, thuộc nhóm đảo An Vĩnh, Hoàng Sa), định đi về hướng Singapore. Khi đi ngang Đá Bông Bay (Bombay, cũng thuộc nhóm An Vĩnh), tàu lại phát hiện các radar Trung Quốc.
Phản ứng của Trung Quốc bất ngờ xảy ra khi chiến hạm Pháp vượt qua đảo Phú Lâm (Woody) bên cánh phải, đi dọc theo bãi Macclesfield. Một máy bay dọ thám Trung Quốc xuất hiện từ phía đông bắc, chứng tỏ Bắc Kinh bố trí mọi phương tiện quân sự để theo dõi Biển Đông từ xa. Chiếc phi cơ vòng phía trên chiếc Auvergne bay về hướng nam, rồi quay trở lại hướng bắc. Hai lần chiến hạm Pháp đổi hướng, cả hai lần chiếc máy bay đều vòng theo. Như vậy cho dù im lặng, hải quân Trung Quốc vẫn theo dõi chiến hạm Auvergne ngay từ đầu cuộc hành trình.
- Đọc thêm: Tập Cận Bình, Biển Đông và Mar-a-Lago
Le Monde kết luận, có nguy cơ một ngày nào đó Biển Đông bị biến thành ao nhà của Trung Quốc, làm phương hại đến lợi ích các cường quốc biển khác. Khi tuần tra tại vùng biển nhiệt đới xa xôi này, Hải quân Pháp hy vọng làm chậm lại khả năng trên.
Hồ sơ Nga : Donald Trump ở thế bị động
Hôm nay 01/11/2017 là ngày lễ Toussaint (Các Thánh Nam Nữ), các báo Paris đều nghỉ, chỉ duy nhất tờ Le Figaro có mặt, chạy tựa « Ông Trump trong chiếc bẫy những liên lạc với Nga ». Tít lớn của tờ Le Monde xuất bản từ chiều hôm qua cũng tương tự « Ông Trump bị bao vây bởi cuộc điều tra về hồ sơ Nga ».
Le Figaro nhận định « Donald Trump ở thế bị động trước công tố viên đặc biệt Mueller ». Trong bài xã luận « Donald Trump, một tổng thống bị giám sát »,Le Monde cũng có cùng một nhận xét. Lần này không còn là « fake news » do các « phương tiện truyền thông dối trá » đưa ra, mà cơn ác mộng của ông Trump mang tên Robert Mueller.
Thông tín viên Le Figaro tại Washington dẫn lời những người thân cận ông Trump cho biết, tổng thống Mỹ rất giận dữ sau khi ba cựu cố vấn bị đặt trong vòng điều tra. Ông không ngớt nguyền rủa ông Robert Mueller, người chỉ huy cuộc điều tra đang đe dọa ông, báo chí đang lao vào loan tin, những kẻ phản bội, và ngay cả các luật sư của mình, bị cho là quá mềm yếu. Nhưng Donald Trump đành phải theo lời khuyên của các luật sư là nên thận trọng.
Các mắt xích yếu, và chiếc bóng của Putin
Công tố viên Mueller tấn công vào các mắt xích yếu nhất bao quanh Donald Trump. Paul Manafort, cựu giám đốc chiến dịch tranh cử không thể mong được tổng thống ân xá, vì các sai phạm của ông nằm trong phạm vi trừng phạt của chính quyền New York. Richard Gates, cộng sự của Manafort, « ít giàu hơn », có thể khai ra tất cả để mong giảm án. Tờ báo dẫn phân tích của The Atlantic, cho rằng Manafort là một con cá lớn, nhưng George Papadopoulos, phụ trách đối ngoại trong chiến dịch tranh cử, mới là quả bom thực sự. Lời chứng của ông này xác nhận ê-kíp tranh cử của ông Trump ngay từ tháng 3/2016 đã biết rằng điện Kremlin nắm trong tay hàng ngàn email đánh cắp được từ bà Hillary Clinton, trước khi WikiLeaks công bố.
Le Monde nói thêm, chỉ riêng những nghi ngờ đã ảnh hưởng lớn đến chính sách đối ngoại của tổng thống Mỹ. Chẳng hạn sau khi tranh cử với chủ trương cải thiện quan hệ với Nga, nay ông Trump hoàn toàn bị trói tay, để tránh nghi vấn thông đồng.
Le Figaro nhận xét, Donald Trump không thể chịu đựng được những ý kiến về sự can thiệp từ phía Nga, làm mờ nhòa đi chiến thắng của ông. Tuy nhiên điều này giờ đây khó thể chối cãi. Quốc Hội chuẩn bị nghe lãnh đạo các mạng xã hội điều trần : 126 triệu người sử dụng Facebook đã đọc các thông tin chống bà Clinton, 1.108 video dài tổng cộng 43 tiếng đồng hồ tuyên truyền trên YouTube, 2.752 tài khoản Twitter do tình báo Nga kiểm soát…Chiếc bóng của Putin cuối cùng cũng làm tổn hại đến vầng hào quang của tổng thống Mỹ.
Bài xã luận của Le Figaro cho rằng, cuộc điều tra chỉ mới khởi đầu. Donald Trump đã khôn ngoan khi loan báo sẽ không cách chức công tố viên Mueller, tránh được nghi ngờ cản trở tư pháp. Tuy nhiên vụ này sẽ còn ám ảnh ông Trump suốt nhiệm kỳ tổng thống, với điều kiện là ông còn tại vị đến hết nhiệm kỳ này.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20171101-bien-dong-trung-quoc-bam-sat-chien-ham-phap-o-hoang-sa
Geen opmerkingen:
Een reactie posten