Có thể nói người duy nhất có bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn phong phú nhất ở hải ngoại là bác sĩ Kiều Quang Chẩn. Ông cư ngụ ở thành phố Santa Ana, và là một người không xa lạ với cộng đồng người Việt ở Little Saigon.
Bác sĩ Kiều Quang Chẩn đã dày công ấp ủ bộ sưu tập độc đáo quý hiếm này đã trên 30 năm và ông chuẩn bị để ra mắt quyển sách ảnh Tiếng gọi từ Đông Sơn, giới thiệu một nét văn hóa lịch sử hùng hồn của người Việt cổ xa xưa.Trống đồng Đông Sơn là tên một loại trống tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (700 TCN – 100) của người Việt cổ. Nhiều chiếc trống loại này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước của truyền thuyết Việt Nam.Ông cho biết sưu tập trống đồng đòi hỏi người chơi phải biết một số kiến thức và một số chi tiết khá đặc biệt trên mặt trống đồng như những hoa văn và hình người, chim phải đi ngược chiều kim đồng hồ..vv..nếu không là người sưu tập sẽ mua nhầm trống đồng giả.Trống đồng Đông Sơn luôn có tâm ở giữa mặt trống là ngôi sao nhiều cánh tượng trưng cho thần mặt trời, bao quanh ngôi sao có hình người, vật, động vật và hoa văn hình học. Hoa văn hình học thường thấy là: đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn, vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, vòng tròn đồng tâm chấm giữa có tiếp tuyến, hoa văn hình chữ gãy khúc, hoa văn răng cưa và vạch ngắn song song, và các chữ của người Việt cổ.Đây là cái trống đồng lớn nhất trong bộ sưu tập trống đồng của bác sĩ Kiều Quang Chẩn.Bác sĩ Kiều Quang Chẩn đang ngắm những chiếc khạp đồng từ thời văn hóa Đông Sơn.Không chỉ riêng trống đồng Đông Sơn mà ông còn có thêm những bộ sưu tập đồ đồng như hủ , khạp, rìu, mác thời cổ xưa của nền văn hóa Đông Sơn.Sưu tập trống đồng đòi hỏi người chơi có kiến thức nhiều về lịch sử văn hóa và nhất là có thêm một quả tim luôn hướng về nguồn cội. ( Hình : Dân Huỳnh/Người Việt )
Các cổ vật của Việt Nam không được bảo toàn ở trong nước thì đem cất giữ trong các viện bảo tàng ở ngoại quốc cũng là điều tốt. Chỉ có điều là khi tình thế trở nên sáng sủa, cũng nên đem trở lại về Việt nam như là tái sản quí báu của quốc gia. Có một số sự kiện điển hình, như một vài đồ sành sứ được chế tác tại Việt Nam cách đây bẩy tám trăm năm hiện nay còn lưu giữ tại Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc bộ sách quí về y dược của Hải Thượng Lãn Ông hiện được cất giữ trong một thư viện Nhật Bản. Nhiều tài liệu quí giá của Việt Nam được lưu giữ trong thư viện của Pháp... Nếu các nhà làm văn hóa chịu khó lục lọi trong các thư viện của Tầu, Nhật Bàn, Cao Ly, chắc họ sẽ tìm ra nhiều cuốn sách cổ của Việt Nam đã mất tích từ lâu. Mong các học giả lưu ý.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten