Cộng sản, Sa hoàng, cướp biển Viking và nước Nga
Trong lúc người Moscow và St Petersburg tranh cãi xem Xô Viết hay Sa hoàng là nét định hình nên văn hóa Nga, thì dân vùng Novgorod nói đó chính là các tay Viking, cướp biển vùng Bắc Âu.
Một trăm năm trước, cuộc cách mạng đã đưa nước Nga từ đế quốc chuyển sang cộng sản - từ hàng thế kỷ dưới quyền trị vì của các Sa hoàng sang thời của các vị vua Xô viết đỏ.Tại St Petersburg, những cung điện cực kỳ xa hoa gợi nhớ về cuộc sống hoang tàng của các vị hoàng đế Nga, còn tại Moscow, các tòa nhà chọc trời chân phương mộc mạc thì nhắc đến sự tồn tại lạnh lẽo dưới sự cai trị độc tài.
Bí ẩn đài phát thanh ma hoạt động từ thời Liên Xô
Cuộc bố ráp trụ sở Arcos của Liên Xô tại London
Tsar Bomba: Trái bom 'thần thánh' của Liên Xô
Đã một thế kỷ trôi qua kể từ khi người Nga đứng trước ngã rẽ giữa hai giai đoạn quan trọng của lịch sử đất nước, thế nhưng nhiều người vẫn thấy hoang mang về chuyện giai đoạn nào và thành phố nào có ảnh hưởng lớn nhất tới văn hóa Nga ngày nay, lớn tới mức làm dấy lên tinh thần ái quốc sâu sắc trong các công dân.
Thế nhưng trong lúc người dân Moscow và St Petersburg tranh cãi xem Xô Viết hay Sa Hoàng định hình nên văn hóa Nga, thì người dân vùng Veliky Novgorod (hay được biết đến với cách gọi giản dị hơn là Novgorod) nói đó chính là cướp biển Vikings.
Novgorod, Viking và nhà nước Kievan Rus
Nhìn thoáng qua, Novgorod (nằm cách khoảng 200km về phía nam St Petersburg, dọc theo sông Volkhov) có vẻ như vẫn đang đóng băng trong thời Xô Viết, không có gì đặc biệt.Bến tàu hỏa thì lặng lẽ, còn các đường phố chạy dăng dăng đầy các tòa nhà bê tông buồn tẻ, xấu xí và có phần khắc khổ.
Nhưng một khi vào bên trong khu vực Novgorod Kremlin được canh phòng cẩn mật, một trong những thành cổ nhất ở Nga, bạn sẽ cảm nhận được tầm quan trọng lịch sử của nơi này: nơi nước Nga đã ra đời, theo cách nói của người vùng Novgorod.
Vào Thế kỷ 9, Novgorod là một khu tập trung buôn bán thịnh vượng nằm trên tuyến đường giao thương quan trọng của Varagian (từ ngữ của thời Trung Cổ dùng để gọi cướp biển vùng Bắc Âu, Viking).
Đời sống tại Novgorod nhộn nhịp. Các thương gia đem vải quý, đồ kim loại, rượu vang và đá hổ phách từ vùng Địa Trung Hải tới để đổi lấy các món đồ làm từ lông chồn ermine xa xỉ, kiếm cong và lông chồn marten nổi tiếng của vùng Novgorod.
Những chuyện nực cười trong cái chết của Stalin
Họ đã phản kháng lại kiểm duyệt ra sao?
'Cỗ xe tăng bay' Xô-viết hồi sinh trên đất Mỹ
Tuy nhiên, xã hội thời đó ở Novgord khá vô kỷ cương; chuyện đánh nhau xảy ra như cơm bữa giữa người Novgorod với các cộng đồng cư dân lân cận.
Để thiết lập trật tự, người Novgorod đã mời tộc trưởng hùng mạnh của người Varagian khi đó là Hoàng tử Rurik tới thiết lập một chính quyền công bằng. Rurik chấp nhận, và đã từ Scandinavia tới lãnh đạo thành phố vào năm 862.
Sau khi Rurik qua đời vào năm 879, người bà con của ông là Oleg lên nắm quyền, mở rộng đế chế, chiếm miền đất phía bắc nơi về sau trở thành St Petersburg, chiếm phía nam, xuống tới tận Kiev (cách xa Novgorod tới hơn 1.000km), và thống nhất các bộ lạc Slavic và Phần Lan kế bên để tạo thành nhà nước Kievan Rus.
Novgorod phát triển thịnh vượng. Nhờ được giới lãnh đạo của Kievan Rus trao quyền tự trị khá lớn, thành phố đã tự do phát triển các hệ thống pháp luật riêng; những người đứng đầu thành phố được bầu ra theo nhiệm kỳ có hạn định. Nơi đây có thể được coi là chính quyền dân chủ đầu tiên ra đời ở vùng đất nay là nước Nga.
Ngày nay, những bức tường gạch đỏ có từ thời Trung Cổ của Novgorod Kremlin, một địa điểm Di sản Thế giới của Unesco, là nơi có Bảo tàng Nhà nước Thống nhất Novgorod, nơi trưng bày các hiện vật, các triển lãm thể hiện chi tiết lịch sử thành phố, và Bãi Yaroslav, nơi từng là khu chợ to lớn thời Thế kỷ 16.
Ở ngay chính giữa kremlin là Tượng đài Nghìn năm Nhà nước Nga, với bức tượng điêu khắc Hoàng tử Rurik đứng ở vị trí dẫn dắt. Tượng các nhân vật quý tộc, gồm cả Mikhail Romanov và Catherine Đại Đế được xếp lần lượt theo hình xoắn trôn ốc từ trên xuống, theo trình tự lịch sử nước Nga. Nhân vật nổi bật nhất luôn là Rurik.
"Rurik trong nước Nga đương đại là một nhân vật mang tính biểu tượng với một vầng bí hiểm xung quanh," Adrian Selin, giáo sư và nhà là nghiên cứu cao cấp tại Khoa Sử Trường Đại học Kinh tế St Petersburg, nói.
Theo thời gian, Rurik đã trở thành huyền thoại đầy tính biểu tượng khiến Liên Xô cấm việc đưa vào sách vở rằng ông là người xây dựng nên nước Nga. Thậm chí chính quyền Liên Xô còn đi xa hơn với việc tuyên bố rằng câu chuyện về nhân vật này thật ra chỉ là sản phẩm sáng tạo của sách vở.
"[Giới chức Liên Xô] bác bỏ việc coi đây là một con người có thật, bởi cái tên của ông nghe giống như tiếng Đức hoặc của ngôn ngữ vùng bán đảo Bắc Âu Scandinavia chứ không phải là tiếng Slavo như cách mà người Nga hiện đại tự định danh mình," Selin giải thích.
Đập bỏ thành phố thời Liên Xô xây lại từ đầu
Chernobyl: Hơn 30 năm sau thảm họa hạt nhân Liên Xô
Những nơi bí ẩn nhất thế giới
Nhưng người Novgorod thì nói Hoàng tử Rurik là có thật, và rằng ông cùng những người thân tín giúp thành lập nên một số nét đặc trưng của văn hóa Nga.
Truyền bá Chính thống giáo
Đồng thời với việc tuyên bố mình là nơi sinh ra nước Nga, Novgorod cũng là một trung tâm quan trọng trong việc truyền bá rộng rãi dòng Chính thống giáo Nga.Vladimir Đại Đế, vị vua trị vì Kievan Rus từ năm 980 đến năm 1015, đã quyết định sẽ thống nhất thần dân của mình đi theo một tôn giáo chung sau khi xảy ra hàng loạt các cuộc xung đột giữa người Thiên Chúa giáo và những người theo tà giáo.
Sau khi phái các học giả đi nghiên cứu tôn giáo trên thế giới, Vladimir chọn Thiên Chúa Chính thống giáo; ngày nay giáo hội Chính thống giáo Nga đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa và chính trị Nga, với các vị tu sĩ Chính thống giáo thậm chí còn làm lễ ban phước cho các loại vũ khí của Nga.
Không lâu sau khi Vladimir Đại Đế đem Thiên Chúa Chính thống giáo vào Kievan Rus, Đại giáo đường Thánh Sophia, Nhà Thông thái của Thượng Đế (Cathedral of St Sophia The Wisdom of God) được khởi công xây dựng. Đây là nhà thờ cổ nhất được xây dựng tại Nga.
Được xây cất bằng các khối đá nguyên khối, công trình thể hiện cả sự khiêm nhường lẫn sức mạnh của người Novgorod.
Đại giáo đường này là một trong những công trình đầu tiên có kiến trúc mái vòm hình củ hành có trong các công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của Nga, trong đó có Đại giáo đường St Basil nổi tiếng ở Moscow, là công trình được xây hơn 500 năm sau Đại giáo đường St Sophia.
Từ Kievan Rus đến Russia
Nếu như nơi này có những đóng góp quan trọng như thế vào nền văn hóa đất nước, thì tại sao Novgorod thường bị Moscow và St Petersburg coi nhẹ trong những câu chuyện về lịch sử Nga?"[Novgorod] chưa phải là một phần của nước Nga cho tới khi Moscow chinh phục được nơi này vào năm 1478," Nancy Kollmann, giáo sư lịch sử tại Đại học Standford và là tác giả của cuốn Đế chế Nga 1450-1801, nói.
Vào giữa thế kỷ 13, người Mông Cổ (được biết đến với tên gọi người Tatar) xâm chiếm Kievan Rus.
Người Tatar thiết lập chế độ cai trị trên đất Rus và thay thế xã hội dân chủ của vùng đất này bằng một chế độ phong kiến. Điều này gây chia rẽ đất nước, và dẫn đến sự trỗi dậy của Đại công tước Moscow.
Novgorod, vốn tự trở thành một quốc gia riêng sau khi tan rã khỏi Kievan Rus, đã bị sức mạnh ngày càng tăng của Nga đe dọa. Cuộc xung đột giữa hai nhà nước thời Trung Cổ trở thành cuộc khủng hoảng vào năm 1471, khi quân Novgorod yếu kém vô tình đụng độ với quân Moscow tại Chiến trường Shelon.
Novgorod thảm bại, các thủ lĩnh phải đầu hàng Moscow.
Kết quả là Novgorod mất độc lập, các lãnh đạo được bầu chọn của vùng bị thay thế bằng những người trung thành với Moscow.
Tác giả Alexander Herzen người Nga hồi Thế kỷ 19 cho rằng nếu như Novgorod chinh phục Moscow thì Đế chế Nga có lẽ đã không bao giờ tồn tại.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của Kievan Rus thì vẫn còn đó.
Đại Công tước Moscow tiếp tục gọi vùng đất đó là Rus, và từ này đã được tiến hóa thành 'Russia' (nước Nga) trong thời gian từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 16.
Tên gọi Russia (Nga) giữ vị trí vững chắc khi Peter Đệ Nhất thành lập ra Đế chế Nga và rời đô từ Moscow tới St Petersburg vừa được phát hiện ra vào đầu thập niên 1700.
Cho dù những người Cộng sản xóa nhòa cái tên Nga bằng cách dùng tên gọi Cộng hòa Liên bang Xô Viết (Liên Xô) vào năm 1917, nhưng Nga lại được dùng trở lại sau sự sụp đổ của Liên Xô hồi 1991.
Người Novgorod không quên cội rễ của mình.
Ở nơi cách rất xa các bức tường Điện Kremlin, những mảnh nhỏ về niềm tự hào văn hóa vẫn thể hiện rõ trong đời sống hiện đại. Những buổi biểu diễn chương trình ca múa nhạc dân tộc Novgorod tại Nhà hát Dân gian Kudesy của thành phố nói về cội rễ văn hóa Varangian; tại câu lạc bộ lịch sử và dân tộc học Novgorod Rhat, người ta được dạy về các kỹ năng làm vũ khí, áo giáp từ thời Hoàng tử Rurik.
Nguồn gốc về văn hóa Nga vẫn đang tiếp tục là chủ đề tranh luận. Ít nhất thì với những người tại Novgorod, họ biết về lịch sử của mình và biết về những nét đặc biệt đã tạo nên huyền thoại.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten