Trump-Tập : "The Art of Deal" đấu với Binh thư Tôn Tử
Donald Trump và Tập Cận Bình dự dạ tiệc tại Đại lễ đường Nhân Dân ở Bắc Kinh ngày 09/11/2017.REUTERS/Jonathan Ernst
Chuyến công du châu Á của tổng thống Mỹ Donald Trump được tất cả nhật báo Pháp quan tâm. La Croix chơi chữ « Hoàng đế Tập tiếp ông chủ Trump như một ông hoàng ». Le Figaro nhận xét « Bắc Triều Tiên là trung tâm cuộc đọ sức Trump-Tập ». Tương tự với Les Echos « Tại Trung Quốc, ông Trump tìm kiếm những nhượng bộ về thương mại và Bắc Triều Tiên ».
Binh pháp Tôn Tử đối đầu « The Art of Deal »
La Croix mô tả, chủ tịch Trung Quốc đã tiếp đón tổng thống Mỹ tại Tử Cấm Thành, xưa kia là cung điện của các hoàng đế Trung Hoa, có diện tích đến 720.000 mét vuông. Đây là cả một biểu tượng, trong khi mùa xuân năm ngoái ông Donald Trump tiếpTập Cận Bình tại dinh cơ riêng ở Mar-a-Lago rộng 5.000 mét vuông, tại tiểu bang Florida. Hoàng đế đỏ Tập Cận Bình, theo binh pháp Tôn Tử, hiểu rõ kẻ thù và biết cách làm cho ông ta lóa mắt, dẫn đến chiến thắng mà không phải động binh. Nhà tỉ phú Mỹ vốn tự hào với « Nghệ thuật thương lượng », dùng cách tiếp cận tình cảm, hết lời ca ngợi nhà lãnh đạo Trung Quốc vừa thắng lợi vẻ vang trong Đại hội Đảng.
Theo tường thuật của thông tín viên Les Echos, trong khi dùng trà, ông Trump đã rút chiếc máy tính bảng, đưa cho « ông bạn » Trung Quốc xem một video, trong đó cháu gái Arabella Kushner của ông hát và đọc một bài thơ bằng tiếng quan thoại. Ông Tập nhận xét những tiến bộ của cháu bé, bảy tháng sau cuộc gặp ở Florida. Rồi con người hét ra lửa ở Bắc Kinh trở thành hướng dẫn viên du lịch, đích thân dẫn tổng thống Mỹ và phu nhân tham quan Tử Cấm Thành, xem ca kịch truyền thống và dùng bữa tối.
Hai nhân vật quyền lực nhất thế giới, mỗi người có một cách riêng để khuyến dụ nhau. Donald Trump mong muốn có được sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn của Trung Quốc, vốn chiếm đến 95% trao đổi thương mại với Bắc Triều Tiên, trong cuộc thập tự chinh của ông với Bình Nhưỡng. Nhưng tuy Bắc Kinh đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, đối với Tập Cận Bình, không có chuyện làm cho chế độ Kim Jong Un bị lung lay, và tất nhiên không ủng hộ các đe dọa chiến tranh của ông Trump. Về chủ đề này, La Croix dự báo tất cả những lời ngon lẽ ngọt của Donald Trump sẽ không lay chuyển được Bắc Kinh.
Le Figaro nói thêm, người Trung Quốc vốn rất gắt gao về nghi thức, vẫn phải « cầu nguyện » cho nguyên thủ Mỹ không đưa ra những tuyên bố nảy lửa, làm cho các lãnh đạo Bắc Kinh phải bối rối. Các viên chức Bắc Kinh lo lắng theo dõi những tin Twitter của ông Trump, mạng xã hội bị cấm đoán tại Trung Quốc, nhưng riêng tổng thống Mỹ thì có quyền « vượt tường lửa ».
Les Echos cũng nhận định, các nước châu Á cũng phần nào nhẹ nhõm. Thay vì tung ra những cú sốc mới gây nguy cơ xung đột, rốt cuộc ông Donald Trump đã đóng tốt vai một nhà lãnh đạo chín chắn, nghiêm túc theo những bài diễn văn mà các cố vấn đã soạn sẵn. Tại Tokyo, Seoul và Bắc Kinh và trên mạng Twitter, ông Trump chưa có vấp váp gì.
Về một hồ sơ gai góc khác là thương mại, tổng thống Mỹ với khoảng 30 chủ doanh nghiệp tháp tùng, rất muốn giảm bớt số thâm hụt khổng lồ trong trao đổi song phương, có thể lên đến 370 tỉ đô la trong năm nay. Theo hãng tin kinh tế Bloomberg, hai bên ký kết các thỏa thuận thương mại trị giá 250 tỉ đô la. La Croix cho rằng như vậy ông Trump đã được « dỗ dành », nhưng đến bao lâu ? Vòng công du châu Á của Donald Trump, cho đến nay rất ổn thỏa, rất có thể chỉ là bề ngoài, che giấu một chiến lược tương lai hiếu chiến hơn.
Xâm nhập thị trường cần hơn cán cân thương mại
Theo Les Echos, các nhà quan sát tỏ ra hoài nghi, không tin rằng các hợp đồng này có thể thực sự thay đổi thế trận. Phòng Thương Mại Hoa Kỳ tại Trung Quốc cũng không lạc quan về những tiến triển trong việc mở cửa thị trường Hoa lục.
Trả lời phỏng vấn của nhật báo kinh tế Pháp, nhà nghiên cứu Hoàng Dục Xuyên (Yukon Huang) của Carnegie Endowment for International Peace tại Washington, cựu giám đốc phụ trách Trung Quốc của Ngân hàng Thế giới (WB), nhận định « Điều quan trọng thực sự không phải là thâm hụt thương mại Mỹ, mà là xâm nhập được thị trường Trung Quốc ».
Chuyên gia này cho biết, cán cân thương mại không phải là chỉ số tốt nhất để ấn định chính sách kinh tế. Một nước có thể bị thâm hụt thương mại lớn, nhưng tăng trưởng mạnh và thất nghiệp ít. Hoa Kỳ vẫn bị thâm hụt thương mại trước khi Trung Quốc trở thành cường quốc xuất khẩu. Hơn nữa, chú tâm vào chỉ số này chẳng có ý nghĩa gì trong thời buổi toàn cầu hóa chuỗi giá trị : các sản phẩm xuất khẩu được lắp ráp tại Trung Quốc từ các bộ phận do Hàn Quốc sản xuất chẳng hạn. Thâm thủng thương mại của Mỹ chủ yếu phản ánh một nền kinh tế tiêu thụ nhiều hơn là sản xuất ra.
Theo ông Hoàng Dục Xuyên, việc ít hiểu biết về cơ chế kinh tế dẫn đến các quyết định chính trị sai lầm. Tổng thống Donald Trump không có đủ các cố vẫn kỹ trị giỏi, hoặc là có nhưng ông không chịu nghe họ. Tuy nhiên, dư luận Mỹ đứng về phía ông Trump, tin rằng Hoa Kỳ xuống dốc là do Trung Quốc giành mất việc làm. Hoa Kỳ vẫn là đại cường hàng đầu thế giới về kinh tế lẫn quân sự, nhưng công dân Mỹ không nhìn ra điều đó.
Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Hoa Kỳ là nhà đầu tư lớn nhất thế giới, nhưng chỉ có 2% tổng đầu tư của Mỹ là vào Trung Quốc. Quá ít, so với châu Âu. Hoa Kỳ chủ yếu tập trung vào nông sản thực phẩm, một số dịch vụ và công nghệ cao, không cần đầu tư nhiều vào người khổng lồ châu Á. Các chuỗi cửa hàng Starbuck và McDonald hiện diện khắp nơi ở Trung Quốc, nhưng thông qua nhượng quyền kinh doanh. Và tuy iPhone, iPad được sản xuất tại Trung Quốc nhưng Apple không đầu tư trực tiếp vào, mà qua các nhà thầu khác. Làm thế nào người Trung Quốc có thể mua nhiều hàng Mỹ hơn, trong khi họ đã sản xuất ra được nhiều loại hàng tiêu dùng, và nhập từ châu Âu các loại hàng cao cấp ?
Ông Hoàng Dục Xuyên cho rằng đôi bên có thể cùng có lợi nếu Bắc Kinh chịu mở cửa thêm lãnh vực dịch vụ (tài chính, y tế, giải trí…) cho các doanh nghiệp nước ngoài. Như vậy chẳng những việc làm ở Mỹ không bị đe dọa, mà còn tạo thêm công ăn việc làm cho cả hai phía.
Bắc Triều Tiên nắm được công nghệ nguyên tử nhờ Pakistan
Quay lại với hồ sơ Bắc Triều Tiên, thông tín viên Le Figaro tại New Delhi cho biết, « Pakistan là đối tác quyết định đối với dòng họ nhà Kim trong cuộc chạy đua nguyên tử ». Chế độ Bình Nhưỡng không thể tiến nhanh như vậy nếu Islamabad không cung cấp công nghệ làm giàu chất uranium.
Ngày 30/12/1993, nữ thủ tướng Pakistan Benazir Bhutto chính thức viếng thăm Bình Nhưỡng, với mục đích mua hỏa tiễn đạn đạo Nodong kèm theo chuyển giao công nghệ. Pakistan đang chạy đua vũ khí hạt nhân với Ấn Độ, muốn vượt qua đối thủ. Islamabad mua 210 triệu đô la tên lửa, và không giao công nghệ gì cho Bắc Triều Tiên. Mười lăm năm sau, nhà báo điều tra Shyam Bhatia trong một cuốn sách đã thuật lại một câu chuyện khác hẳn.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2003, Benazir Bhutto cho nhà báo Bhatia biết, trước khi đi Bình Nhưỡng, bà nhét đầy các túi áo măng-tô những CD-Rom chứa những thông tin về công nghệ làm giàu uranium, để trao cho chính quyền Bắc Triều Tiên. Vào thời đó, chương trình nguyên tử của Kim Il Sung đang tiến triển về hướng plutonium dùng cho mục đích quân sự, nhưng không biết làm giàu uranium, một kỹ thuật mà Pakistan nắm vững.
Chính quyền Pakistan luôn bác bỏ thông tin của nhà báo Shyam Bhatia. Nhưng cũng trong năm 2003, ông Robert Kelly, thanh tra của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA) đến Libya, nơi Kadhafi đã chấp nhận giải trừ hạt nhân. Ông phát hiện ra các vật liệu mà tiến sĩ Abdul Qadeer Khan - nhà khoa học Pakistan từng làm việc cho tập đoàn Hà Lan Urenco chuyên sản xuất máy ly tâm - bán cho Libya.
Ông Kelly kể lại : « Tôi có trong tay kế hoạch sản xuất đầu đạn nguyên tử với tất cả hướng dẫn chi tiết. Ông Khan bán các máy ly tâm, và kế hoạch này được giao theo hợp đồng. Vào thời đó, ông ta cũng làm việc với Bắc Triều Tiên và tôi suy ra rằng Khan cũng giao hàng tương tự ». Thanh tra viên kết luận : « Không có công nghệ của Pakistan, chương trình nguyên tử của Bình Nhưỡng không thể tiến triển nhanh đến thế ».
Xã hội dân sự Rumani nhiều sáng kiến
Nhìn sang châu Âu, La Croix quan tâm đến việc « Tại Rumani, xã hội dân sự luôn trong tình trạng cảnh báo thường trực ». Gần 35.000 người vừa xuống đường phản đối dư luật cải cách tư pháp của chính phủ. Từ sau cuộc biểu tình rầm rộ mùa đông năm ngoái, phong trào xã hội dân sự đang lớn mạnh trên đất nước cộng sản cũ này.
Các nhà hoạt động muốn tạo áp lực chính trị, chú ý đến từng hành động nhỏ của các lãnh đạo. Họ còn vượt ra ngoài biên giới để cảnh báo về tình trạng đất nước, với các lá thư gởi cho nguyên thủ các nước Liên Hiệp Châu Âu và NATO. Các sáng kiến công dân nảy nở trên toàn quốc. Một trang web đóng góp tài chính ra đời từ tháng Ba, đã làm đầu mối giúp 880 mạnh thường quân đầu tư 26.000 euro vào một quỹ vì dân chủ. Tám dự án đã được hỗ trợ, chẳng hạn các lớp học dân chủ cung cấp những công cụ giáo dục công dân cho giáo viên, trong khi môn học này không có trong chương trình chính khóa.
Theo nhà chính trị học Cristian Parvulescu, hầu hết các nhà hoạt động là những người trẻ có học vấn thuộc tầng lớp trung lưu, sống ở thành thị, rất tích cực trên mạng xã hội. Nhưng phân nửa dân số còn lại sống ở nông thôn nghèo khó lại không mấy quan tâm. Xã hội dân sự Rumani còn một con đường dài trước mặt để có thể trở thành lực lượng đối lập thực sự.
Lần đầu tiên ghép được hầu như toàn bộ da
Paradise Papers với những nhân vật tên tuổi dính líu, nạn nghèo khó tăng lên, thâm hụt thương mại của nước Pháp, viện bảo tàng Louvre Abu Dhabi…đó là những đề tài được báo Pháp chú ý hôm nay.
Trên lãnh vực y tế, Le Figaro cho biết « Thành công trong việc ghép hầu như toàn bộ da cho một bé trai 7 tuổi ». Số da được ghép lấy từ các tế bào đã biến đổi gien của chính em bé này.
Bé trai người Syria tị nạn bị một chứng bệnh di truyền hiếm gặp, được đưa vào khoa phỏng của một bệnh viện Đức tháng 6/2015. Gien bệnh trong da khiến biểu bì bên ngoài không dính chặt vào các phần bên trong, khiến một cú sốc nhẹ, một vết trầy xước nhỏ cũng làm cho bệnh nhân bị tuột hẳn da, vi khuẩn tha hồ xâm nhập. Đó là lý do khiến trên 40% trẻ em bị bệnh này không sống qua tuổi thiếu niên. Khi nhập viện, da của bệnh nhân bị bong tróc đến 50% và hai loại virus nguy hiểm đã xâm nhập vào trong cơ thể.
Các bác sĩ Đức đã nhờ một ê-kíp nghiên cứu Ý nuôi cấy các tế bào da còn lành mạnh, chỉ khoảng 6 cm2, sau khi chỉnh sửa gien bệnh, cho đến khi đạt được lượng da đủ để ghép. Tám tháng sau ba cuộc giải phẫu ghép da, nay em bé đã bình phục. Đây là thành công đầu tiên trên thế giới, đã được tạp chí Nature công bố vào ngày 7/11 vừa qua.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20171109-trump-tap-nghe-thuat-thuong-luong-dau-voi-binh-phap-ton-tu
La Croix mô tả, chủ tịch Trung Quốc đã tiếp đón tổng thống Mỹ tại Tử Cấm Thành, xưa kia là cung điện của các hoàng đế Trung Hoa, có diện tích đến 720.000 mét vuông. Đây là cả một biểu tượng, trong khi mùa xuân năm ngoái ông Donald Trump tiếpTập Cận Bình tại dinh cơ riêng ở Mar-a-Lago rộng 5.000 mét vuông, tại tiểu bang Florida. Hoàng đế đỏ Tập Cận Bình, theo binh pháp Tôn Tử, hiểu rõ kẻ thù và biết cách làm cho ông ta lóa mắt, dẫn đến chiến thắng mà không phải động binh. Nhà tỉ phú Mỹ vốn tự hào với « Nghệ thuật thương lượng », dùng cách tiếp cận tình cảm, hết lời ca ngợi nhà lãnh đạo Trung Quốc vừa thắng lợi vẻ vang trong Đại hội Đảng.
Theo tường thuật của thông tín viên Les Echos, trong khi dùng trà, ông Trump đã rút chiếc máy tính bảng, đưa cho « ông bạn » Trung Quốc xem một video, trong đó cháu gái Arabella Kushner của ông hát và đọc một bài thơ bằng tiếng quan thoại. Ông Tập nhận xét những tiến bộ của cháu bé, bảy tháng sau cuộc gặp ở Florida. Rồi con người hét ra lửa ở Bắc Kinh trở thành hướng dẫn viên du lịch, đích thân dẫn tổng thống Mỹ và phu nhân tham quan Tử Cấm Thành, xem ca kịch truyền thống và dùng bữa tối.
Hai nhân vật quyền lực nhất thế giới, mỗi người có một cách riêng để khuyến dụ nhau. Donald Trump mong muốn có được sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn của Trung Quốc, vốn chiếm đến 95% trao đổi thương mại với Bắc Triều Tiên, trong cuộc thập tự chinh của ông với Bình Nhưỡng. Nhưng tuy Bắc Kinh đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, đối với Tập Cận Bình, không có chuyện làm cho chế độ Kim Jong Un bị lung lay, và tất nhiên không ủng hộ các đe dọa chiến tranh của ông Trump. Về chủ đề này, La Croix dự báo tất cả những lời ngon lẽ ngọt của Donald Trump sẽ không lay chuyển được Bắc Kinh.
Le Figaro nói thêm, người Trung Quốc vốn rất gắt gao về nghi thức, vẫn phải « cầu nguyện » cho nguyên thủ Mỹ không đưa ra những tuyên bố nảy lửa, làm cho các lãnh đạo Bắc Kinh phải bối rối. Các viên chức Bắc Kinh lo lắng theo dõi những tin Twitter của ông Trump, mạng xã hội bị cấm đoán tại Trung Quốc, nhưng riêng tổng thống Mỹ thì có quyền « vượt tường lửa ».
Les Echos cũng nhận định, các nước châu Á cũng phần nào nhẹ nhõm. Thay vì tung ra những cú sốc mới gây nguy cơ xung đột, rốt cuộc ông Donald Trump đã đóng tốt vai một nhà lãnh đạo chín chắn, nghiêm túc theo những bài diễn văn mà các cố vấn đã soạn sẵn. Tại Tokyo, Seoul và Bắc Kinh và trên mạng Twitter, ông Trump chưa có vấp váp gì.
Về một hồ sơ gai góc khác là thương mại, tổng thống Mỹ với khoảng 30 chủ doanh nghiệp tháp tùng, rất muốn giảm bớt số thâm hụt khổng lồ trong trao đổi song phương, có thể lên đến 370 tỉ đô la trong năm nay. Theo hãng tin kinh tế Bloomberg, hai bên ký kết các thỏa thuận thương mại trị giá 250 tỉ đô la. La Croix cho rằng như vậy ông Trump đã được « dỗ dành », nhưng đến bao lâu ? Vòng công du châu Á của Donald Trump, cho đến nay rất ổn thỏa, rất có thể chỉ là bề ngoài, che giấu một chiến lược tương lai hiếu chiến hơn.
Xâm nhập thị trường cần hơn cán cân thương mại
Theo Les Echos, các nhà quan sát tỏ ra hoài nghi, không tin rằng các hợp đồng này có thể thực sự thay đổi thế trận. Phòng Thương Mại Hoa Kỳ tại Trung Quốc cũng không lạc quan về những tiến triển trong việc mở cửa thị trường Hoa lục.
Trả lời phỏng vấn của nhật báo kinh tế Pháp, nhà nghiên cứu Hoàng Dục Xuyên (Yukon Huang) của Carnegie Endowment for International Peace tại Washington, cựu giám đốc phụ trách Trung Quốc của Ngân hàng Thế giới (WB), nhận định « Điều quan trọng thực sự không phải là thâm hụt thương mại Mỹ, mà là xâm nhập được thị trường Trung Quốc ».
Chuyên gia này cho biết, cán cân thương mại không phải là chỉ số tốt nhất để ấn định chính sách kinh tế. Một nước có thể bị thâm hụt thương mại lớn, nhưng tăng trưởng mạnh và thất nghiệp ít. Hoa Kỳ vẫn bị thâm hụt thương mại trước khi Trung Quốc trở thành cường quốc xuất khẩu. Hơn nữa, chú tâm vào chỉ số này chẳng có ý nghĩa gì trong thời buổi toàn cầu hóa chuỗi giá trị : các sản phẩm xuất khẩu được lắp ráp tại Trung Quốc từ các bộ phận do Hàn Quốc sản xuất chẳng hạn. Thâm thủng thương mại của Mỹ chủ yếu phản ánh một nền kinh tế tiêu thụ nhiều hơn là sản xuất ra.
Theo ông Hoàng Dục Xuyên, việc ít hiểu biết về cơ chế kinh tế dẫn đến các quyết định chính trị sai lầm. Tổng thống Donald Trump không có đủ các cố vẫn kỹ trị giỏi, hoặc là có nhưng ông không chịu nghe họ. Tuy nhiên, dư luận Mỹ đứng về phía ông Trump, tin rằng Hoa Kỳ xuống dốc là do Trung Quốc giành mất việc làm. Hoa Kỳ vẫn là đại cường hàng đầu thế giới về kinh tế lẫn quân sự, nhưng công dân Mỹ không nhìn ra điều đó.
Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Hoa Kỳ là nhà đầu tư lớn nhất thế giới, nhưng chỉ có 2% tổng đầu tư của Mỹ là vào Trung Quốc. Quá ít, so với châu Âu. Hoa Kỳ chủ yếu tập trung vào nông sản thực phẩm, một số dịch vụ và công nghệ cao, không cần đầu tư nhiều vào người khổng lồ châu Á. Các chuỗi cửa hàng Starbuck và McDonald hiện diện khắp nơi ở Trung Quốc, nhưng thông qua nhượng quyền kinh doanh. Và tuy iPhone, iPad được sản xuất tại Trung Quốc nhưng Apple không đầu tư trực tiếp vào, mà qua các nhà thầu khác. Làm thế nào người Trung Quốc có thể mua nhiều hàng Mỹ hơn, trong khi họ đã sản xuất ra được nhiều loại hàng tiêu dùng, và nhập từ châu Âu các loại hàng cao cấp ?
Ông Hoàng Dục Xuyên cho rằng đôi bên có thể cùng có lợi nếu Bắc Kinh chịu mở cửa thêm lãnh vực dịch vụ (tài chính, y tế, giải trí…) cho các doanh nghiệp nước ngoài. Như vậy chẳng những việc làm ở Mỹ không bị đe dọa, mà còn tạo thêm công ăn việc làm cho cả hai phía.
Bắc Triều Tiên nắm được công nghệ nguyên tử nhờ Pakistan
Quay lại với hồ sơ Bắc Triều Tiên, thông tín viên Le Figaro tại New Delhi cho biết, « Pakistan là đối tác quyết định đối với dòng họ nhà Kim trong cuộc chạy đua nguyên tử ». Chế độ Bình Nhưỡng không thể tiến nhanh như vậy nếu Islamabad không cung cấp công nghệ làm giàu chất uranium.
Ngày 30/12/1993, nữ thủ tướng Pakistan Benazir Bhutto chính thức viếng thăm Bình Nhưỡng, với mục đích mua hỏa tiễn đạn đạo Nodong kèm theo chuyển giao công nghệ. Pakistan đang chạy đua vũ khí hạt nhân với Ấn Độ, muốn vượt qua đối thủ. Islamabad mua 210 triệu đô la tên lửa, và không giao công nghệ gì cho Bắc Triều Tiên. Mười lăm năm sau, nhà báo điều tra Shyam Bhatia trong một cuốn sách đã thuật lại một câu chuyện khác hẳn.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2003, Benazir Bhutto cho nhà báo Bhatia biết, trước khi đi Bình Nhưỡng, bà nhét đầy các túi áo măng-tô những CD-Rom chứa những thông tin về công nghệ làm giàu uranium, để trao cho chính quyền Bắc Triều Tiên. Vào thời đó, chương trình nguyên tử của Kim Il Sung đang tiến triển về hướng plutonium dùng cho mục đích quân sự, nhưng không biết làm giàu uranium, một kỹ thuật mà Pakistan nắm vững.
Chính quyền Pakistan luôn bác bỏ thông tin của nhà báo Shyam Bhatia. Nhưng cũng trong năm 2003, ông Robert Kelly, thanh tra của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA) đến Libya, nơi Kadhafi đã chấp nhận giải trừ hạt nhân. Ông phát hiện ra các vật liệu mà tiến sĩ Abdul Qadeer Khan - nhà khoa học Pakistan từng làm việc cho tập đoàn Hà Lan Urenco chuyên sản xuất máy ly tâm - bán cho Libya.
Ông Kelly kể lại : « Tôi có trong tay kế hoạch sản xuất đầu đạn nguyên tử với tất cả hướng dẫn chi tiết. Ông Khan bán các máy ly tâm, và kế hoạch này được giao theo hợp đồng. Vào thời đó, ông ta cũng làm việc với Bắc Triều Tiên và tôi suy ra rằng Khan cũng giao hàng tương tự ». Thanh tra viên kết luận : « Không có công nghệ của Pakistan, chương trình nguyên tử của Bình Nhưỡng không thể tiến triển nhanh đến thế ».
Xã hội dân sự Rumani nhiều sáng kiến
Nhìn sang châu Âu, La Croix quan tâm đến việc « Tại Rumani, xã hội dân sự luôn trong tình trạng cảnh báo thường trực ». Gần 35.000 người vừa xuống đường phản đối dư luật cải cách tư pháp của chính phủ. Từ sau cuộc biểu tình rầm rộ mùa đông năm ngoái, phong trào xã hội dân sự đang lớn mạnh trên đất nước cộng sản cũ này.
Các nhà hoạt động muốn tạo áp lực chính trị, chú ý đến từng hành động nhỏ của các lãnh đạo. Họ còn vượt ra ngoài biên giới để cảnh báo về tình trạng đất nước, với các lá thư gởi cho nguyên thủ các nước Liên Hiệp Châu Âu và NATO. Các sáng kiến công dân nảy nở trên toàn quốc. Một trang web đóng góp tài chính ra đời từ tháng Ba, đã làm đầu mối giúp 880 mạnh thường quân đầu tư 26.000 euro vào một quỹ vì dân chủ. Tám dự án đã được hỗ trợ, chẳng hạn các lớp học dân chủ cung cấp những công cụ giáo dục công dân cho giáo viên, trong khi môn học này không có trong chương trình chính khóa.
Theo nhà chính trị học Cristian Parvulescu, hầu hết các nhà hoạt động là những người trẻ có học vấn thuộc tầng lớp trung lưu, sống ở thành thị, rất tích cực trên mạng xã hội. Nhưng phân nửa dân số còn lại sống ở nông thôn nghèo khó lại không mấy quan tâm. Xã hội dân sự Rumani còn một con đường dài trước mặt để có thể trở thành lực lượng đối lập thực sự.
Lần đầu tiên ghép được hầu như toàn bộ da
Paradise Papers với những nhân vật tên tuổi dính líu, nạn nghèo khó tăng lên, thâm hụt thương mại của nước Pháp, viện bảo tàng Louvre Abu Dhabi…đó là những đề tài được báo Pháp chú ý hôm nay.
Trên lãnh vực y tế, Le Figaro cho biết « Thành công trong việc ghép hầu như toàn bộ da cho một bé trai 7 tuổi ». Số da được ghép lấy từ các tế bào đã biến đổi gien của chính em bé này.
Bé trai người Syria tị nạn bị một chứng bệnh di truyền hiếm gặp, được đưa vào khoa phỏng của một bệnh viện Đức tháng 6/2015. Gien bệnh trong da khiến biểu bì bên ngoài không dính chặt vào các phần bên trong, khiến một cú sốc nhẹ, một vết trầy xước nhỏ cũng làm cho bệnh nhân bị tuột hẳn da, vi khuẩn tha hồ xâm nhập. Đó là lý do khiến trên 40% trẻ em bị bệnh này không sống qua tuổi thiếu niên. Khi nhập viện, da của bệnh nhân bị bong tróc đến 50% và hai loại virus nguy hiểm đã xâm nhập vào trong cơ thể.
Các bác sĩ Đức đã nhờ một ê-kíp nghiên cứu Ý nuôi cấy các tế bào da còn lành mạnh, chỉ khoảng 6 cm2, sau khi chỉnh sửa gien bệnh, cho đến khi đạt được lượng da đủ để ghép. Tám tháng sau ba cuộc giải phẫu ghép da, nay em bé đã bình phục. Đây là thành công đầu tiên trên thế giới, đã được tạp chí Nature công bố vào ngày 7/11 vừa qua.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20171109-trump-tap-nghe-thuat-thuong-luong-dau-voi-binh-phap-ton-tu
Geen opmerkingen:
Een reactie posten