Ngôi đền Hồi giáo rực rỡ nhất thế giới : Đại Thánh Đường Hồi Giáo Jama Masjid ở Herat (Afghanistan) + Những... "nữ...quái nhân" với đủ kiểu "mặt nạ"... quái dị ở Trung Ðông
Ngôi đền Hồi giáo rực rỡ nhất thế giới
Alexandra ReynoldsBBC Travel
12 tháng 2 2017
Bản quyền hình ảnhAlexandra Reynolds
Giữa chiến tranh và xung đột, những người đàn ông vẫn tỉ mỉ dùng từng viên gạch màu nhỏ xíu, tạo ra Đại Thánh Đường rực rỡ và lộng lẫy phi thường.
Thế giới rực rỡ
Tại Afghanistan, những người đàn ông đang làm việc trong một căn phòng ám khói đen. Họ ngồi giữa những thùng sơn màu xám, làm việc trên những băng ghế đá xám sẫm. Những đốm sáng lẻ loi xuyên qua cửa sổ trần mái vòm chiếu vào lớp gạch đất sét phủ bụi xám.
Cảnh tượng dường như chỉ có một màu đơn điệu, nhưng họ đang làm một trong những công việc đầy màu sắc nhất thế giới: ốp lát gạch cho Đại Thánh Đường Hồi Giáo Jama Masjid ở Herat. (Ảnh: Alexandra Reynolds)
Viên ngọc của Herat
Bản quyền hình ảnhAlexandra ReynoldsImage caption Herat’s vibrant Great Mosque Tọa lạc trong một công viên nhỏ ở trung tâm một thành phố Afghan nhộn nhịp, đền thờ rực rỡ này là quãng nghỉ giữa tiếng còi xe không ngớt và tiếng rao của những người bán hàng rong trên các con phố xung quanh. (Ảnh: Alexandra Reynolds)
Bữa tiệc thị giác
Bản quyền hình ảnhAlexandra ReynoldsNhững hoa văn mosaic phức tạp phủ bên ngoài đền thờ. Mặc dù nhìn tổng quan thì đền thờ này trông rất đẹp, nhưng do bị chiến tranh tàn phá và những khó khăn mà các cuộc chiến nhiều năm giữa Anh và Afghanistan để lại, nhiều mảng gạch ốp đã bị hủy hoại, cộng thêm việc mở rộng đền thờ trong thời gian gần đây khiến cần phải có những mẫu thiết kế mới các loại gạch ốp lát. Hầu hết trách nhiệm trùng tu nằm trong tay chín người đàn ông cần mẫn trong khu xưởng nhỏ nằm trong khuôn viên đền thờ. (Ảnh: Alexandra Reynolds)
Người thợ cả
Bản quyền hình ảnhAlexandra ReynoldsHassan trông coi tám sinh viên và thầy giáo làm việc cùng, và chào đón du khách đến tham quan xưởng. Dù chỉ có vốn tiếng Anh ít ỏi nhưng ông vô cùng am tường về cấu trúc bên trong, bên ngoài đền thờ, kết quả của 16 năm ông gắn bó, làm việc tại đây. (Ảnh: Alexandra Reynolds)
Chút này, chút kia
Bản quyền hình ảnhAlexandra ReynoldsDạo quanh xưởng, Hassan đưa tay chạm vào những vật lồi ra trước khi cầm lên một mảnh kim loại màu gỉ sắt bị ăn mòn. "Hỗn hợp đồng bị oxy hóa," ông giải thích bằng thứ tiếng Anh chậm chạp, mô tả điệu bộ xay nó thành bột, "để lấy màu". Ông tiếp tục nhặt những mảnh kim loại, kính và đá từ băng ghế, chỉ vào một bộ chày, cối sau đó chỉ vào một trong tám mẫu phối màu trên một bảng gạch. (Ảnh: Alexandra Reynolds)
Chật vật giải thích bằng tiếng Anh
Bản quyền hình ảnhAlexandra ReynoldsKhi không tìm được từ tiếng Anh thích hợp để diễn tả, Hassan nhờ đến một quyển sổ ghi chép những mô tả tỉ mỉ tiếng Farsi và được dịch hơi lộn xộn sang tiếng Anh. Khi được hỏi đã học tiếng Anh từ đâu, ông cười bẽn lẽn vẻ hơi tội lỗi. "Dịch từ internet". (Ảnh: Alexandra Reynolds)
Sức mạnh kiến tạo
Bản quyền hình ảnhAlexandra ReynoldsDạo quanh xưởng, Hassan giới thiệu từng bước của quy trình làm gạch ốp. Ở một phòng bên, đá và kính được nghiền ra để sử dụng làm lớp men bóng tráng bên ngoài viên gạch. (Ảnh: Alexandra Reynolds)
Từ trí tưởng tượng đến hiện thực hóa mẫu thiết kế
Bản quyền hình ảnhAlexandra ReynoldsCác mẫu hoa văn cho các viên gạch trang trí khác nhau được một vị thầy lớn tuổi vẽ bằng bút chì từ một góc phòng tĩnh lặng. Khi các hoa văn hoàn tất, lỗ nhỏ được đục quanh đường viền và mẫu được tô lên viên gạch men trắng bằng cách dùng than đen vẽ đè lên các lỗ. Đường nét than đen sau đó được đồ lại bằng sơn đen. (Ảnh: Alexandra Reynolds)
Không khói
Bản quyền hình ảnhAlexandra ReynoldsLò nung gạch nằm trong một phòng tối sau cửa vào xưởng, tĩnh lặng bên cạnh những đống gỗ trắng ở mé ngoài đền thờ Herat. Mặc dù quên mất tên tiếng Anh của loại cây này, nhưng Hassan nhấn mạnh tầm quan trọng của nó trong việc đốt lò: loại gỗ này tạo ra tro tốt, đôi khi sẽ có thể dùng làm men tráng và ít bị khói hơn. (Ảnh: Alexandra Reynolds)
Gạch lỗi
Bản quyền hình ảnhAlexandra ReynoldsNhững đống gạch vỡ hoặc bị lỗi nằm đầy trong xưởng, màu sắc rực rỡ của chúng cũng dần phai đi dưới lớp bụi dày. (Ảnh: Alexandra Reynolds)
Trưng bày mẫu gạch
Bản quyền hình ảnhAlexandra ReynoldsTrong số những tấm gạch đã hoàn tất được trưng bày ở đây là quà từ các tổ chức hiến tặng cho đền thờ. Một số nhà tài trợ là các doanh nhân người Afghanistan giàu có, một số khác là các đại sứ quán và quỹ nước ngoài. (Ảnh: Alexandra Reynolds)
Cuộc vật lộn vất vả
Bản quyền hình ảnhAlexandra ReynoldsTrùng tu và xây lại là một công việc tốn kém. Những tổn thất do chiến tranh của Afghanistan đã làm hao mòn ngân sách, và trùng tu các cơ sở văn hóa không phải ưu tiên lớn của chính phủ; có rất ít khách du lịch nên khó lòng tạo ra nhu cầu thực sự. Một số người Afghanistan giàu có và các quỹ đã ủng hộ những khoản quỹ để xây dựng, nhưng vẫn không đủ. (Ảnh: Alexandra Reynolds)
Dần bị lãng quên
Bản quyền hình ảnhAlexandra ReynoldsSự huy hoàng hiện tại của đền thờ trái ngược với sự hình thành khiêm tốn của nó, vốn được đặt nền móng xây dựng từ thời kỳ Ghurid, hồi năm 1200 sau Công nguyên. Tất cả những dấu tích còn lại của đền thờ nhỏ ban đầu chỉ là một cửa vào bên ngoài xưởng gạch. (Ảnh: Alexandra Reynolds)
Tầng tầng lớp lớp
Bản quyền hình ảnhAlexandra ReynoldsVào cuối thế kỷ đó, đền thờ này cũng như rất nhiều công trình khác ở Afghanistan là mục tiêu phá hủy của Thành Cát Tư Hãn. Nó hầu như đã bị phá hủy hoàn toàn, nhưng ròi nhiều kiến trúc sư trước và trong thời kỳ Timurid (1300-1400 sau Công nguyên) đã xây dựng lại một ngôi đền quy mô từ đống đổ nát. Những lớp dưới lộn xộn là dấu vết còn lại của nền móng Ghurid, trong khi lớp gạch phủ là di sản từ thời Timurid. (Ảnh: Alexandra Reynolds)
Vòng xoáy lịch sử
Bản quyền hình ảnhAlexandra ReynoldsVài trăm năm tiếp theo, ngôi đền tiếp tục vươn cao cùng với thành phố Herat, và rồi lại bị phá hủy gần như hoàn toàn trong các cuộc chiến Anh - Afghan vào thế kỷ 19 và 20. Những gì còn lại ngày nay là kết quả từ cuộc trùng tu năm 1945 -1970. Nhưng Afghanistan từ đó lại rơi vào một cuộc chiến tranh khác, vẫn chưa có hồi kết. (Ảnh: Alexandra Reynolds)
Không ngừng kiến tạo
Bản quyền hình ảnhAlexandra ReynoldsDù đã xảy ra nhiều thập niên chiến tranh và bất ổn, Hassan và các nghệ sĩ khác vẫn làm việc, cẩn trọng tạo tác và chạm khắc lớp gạch mới cho hoa văn mosaic trong ngôi đền. (Ảnh: Alexandra Reynolds)
Tinh tế và khéo léo
Bản quyền hình ảnhAlexandra ReynoldsTừ những viên gạch hình vuông đơn giản đến hoa văn uốn cong, mỗi hình dạng đều được tạo tác thủ công bằng những chiếc cuốc chim sắc nhọn và nhỏ. Mỗi điểm màu trên hoa văn mosaic là một mảnh gạch riêng, được chạm khắc cẩn thận và đính vào đúng vị trí. (Ảnh: Alexandra Reynolds)
Tác phẩm tuyệt vời từ góc xưởng đơn giản
Bản quyền hình ảnhAlexandra ReynoldsNội thất phủ màu trắng của xưởng hoàn toàn phù hợp: đó là nơi chốn tạm thời cho những hoa văn mosaic chưa hoàn thành, và không hề gây ra ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của ngôi đền. Trong xưởng tràn ngập tiếng gõ của những chiếc cuốc chim đang chẻ nhỏ từng viên gạch men, và trên tường xếp hàng những tấm mosaic chưa hoàn tất chờ được tôn tạo hoặc trùng tu lại. (Ảnh: Alexandra Reynolds)
Món quà kỷ niệm
Bản quyền hình ảnhAlexandra ReynoldsSự đóng góp, ủng hộ mà các nghệ sĩ nhận được một phần từ bán những viên gạch cho lượng khách du lịch ít ỏi đến thăm ngôi đền. Tiền được dùng để mua những vật liệu đơn giản như bút chì và giấy để làm hoa văn.
Ngôi đền mở cửa cho tất cả khách tham quan, trừ thời gian cầu nguyện 5 lần mỗi ngày bắt buộc trong nghi thức Hồi giáo. Xưởng gạch nằm ở góc phía đông nam ngôi đền. Đền không thu phí vào cửa, nhưng mọi sự ủng hộ, hỗ trợ đều được trân trọng đón nhận. (Ảnh: Alexandra Reynolds) Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
http://www.bbc.com/vietnamese/vert-tra-38834150
Những phụ nữ đeo mặt nạ bí ẩn ở Trung Đông
4 tháng 11 2017
Đeo những chiếc mặt nạ kín mặt làm bằng sắt, phụ nữ vùng cảng Bandari có cuộc sống bí ẩn khó ai hiểu được.
Rodolfo Contreras
Dân ở tỉnh Hormozagan ở vùng biển miền nam Iran thường được gọi là Người Bandari (nghĩa là dân vùng cảng). Nơi đây từng là một trong những điểm dừng quan trọng trên Con đường Gia vị, và từng là trung tâm giao thương từ 2000 năm trước Công Nguyên, dẫn dến sự giao thoa về sắc tộc và văn hóa của người Châu Phi, người Ả Rập, người Ấn Độ và Ba Tư.
Rodolfo Contreras
Đa số cư dân địa phương mặc trang phục khác với nhiều tỉnh khác ở Iran: phụ nữ thường mặc màu sắc sặc sỡ thay vì áo chùng đen quen thuộc, và đàn ông mặc trang phục kiểu Ả Rập. Nhưng boregheh (mặt nạ) mà các phụ nữ người Bandari này đeo, cho dù là những người phụ nữ theo Hồi giáo Sunni hay Hồi giáo Shia, có lẽ là ấn tượng hơn cả.
Rodolfo Contreras
Phụ nữ Bandari đã mang mặt nạ từ nhiều thế kỷ trước. Nguồn gốc của truyền thống này vẫn chưa được biết đến, dù một số người nói nó bắt nguồn từ luật lệ của người Bồ Đào Nha, khi phụ nữ cố gắng tránh bị chủ nô lệ nhận diện khi họ cố truy tìm các cô gái xinh đẹp.
Rodolfo Contreras
Cũng là một phần trong tôn giáo và văn hóa, mặt nạ giúp bảo vệ mắt và da họ tránh khỏi ánh nắng mặt trời rất nóng của Vịnh Ba Tư. Trong thực tế, người ta có thể thấy các loại mặt nạ tương tự xung quanh khu vực này, như tại Oman, Kuwait và các quốc gia khác trong khu vực Bán đảo Ả Rập.
Rodolfo Contreras
Ta có thể bắt gặp rất nhiều loại mặt nạ trong tỉnh này. Một số che gần kín gương mặt, trong khi một số khác nhỏ hơn và có khe hở rộng hơn ở mắt. Một số mặt nạ làm bằng da, một số làm bằng vải thêu dày.
Rodolfo Contreras
Tất cả các loại mặt nạ ít nhất đều che phủ phần trán và mũi, và khăn lụa thường được sử dụng để che phần miệng và đầu. Dân địa phương có thể nhận diện tên làng, địa vị hoặc xuất thân của người phụ nữ dựa vào hình dáng và màu sắc của mặt nạ người đó đeo.
Rodolfo Contreras
Những chiếc mặt nạ mà phụ nữ người Bandari đeo có lẽ nổi bật nhất trong những trang phục khác thường của họ.
Rodolfo Contreras
Loại mặt nạ ấn tượng có hình bộ ria mép, thường được phụ nữ trong làng trên đảo Qeshm đeo, được cho là đã được thiết kế nhiều thế kỷ trước để khiến phụ nữ địa phương trông có vẻ thô lỗ và nguy hiểm hơn.
Rodolfo Contreras
Vị trí chiến lược của hòn đảo khiến nơi này dễ bị xâm lăng, khi kẻ thù thấy những người đeo mặt nạ ria mép, họ có thể nghĩ đó là các chiến binh nam giới.
Rodolfo Contreras
Ngày càng nhiều phụ nữ trẻ bỏ truyền thống này, họ chỉ còn đeo khăn choàng.
Rodolfo Contreras
Dù cô gái trẻ này không thường đeo mặt nạ, nhưng khi tôi đề nghị chụp ảnh cô không đeo mặt nạ, cô từ chối. Trong nền văn hóa bảo thủ, phụ nữ không nên nói chuyện với người lạ, đặc biệt là đàn ông - và chụp ảnh mà không đeo mặt nạ là điều càng không nên.
Rodolfo Contreras
Vì những chiếc mặt nạ bí ẩn, cộng đồng người Bandari nổi tiếng vì sự đóng kín và không giao lưu. Tuy nhiên, sau vài ngày ở khu vực này, tôi nhận thấy rất nhiều phụ nữ rất vui vẻ làm dáng để chụp ảnh và sẵn sàng chia sẻ văn hóa độc đáo và cách sống của họ.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten