Sách trắng ngoại giao Úc: Ủng hộ Mỹ, cảnh giác với Trung Quốc
Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull tự chụp ảnh với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận bình và tổng thống Mỹ Donald Trump ở APEC 2017, Đà Nẵng hôm 11/11/2017.AFP
Canberra kêu gọi Washington dấn thân ở châu Á, thắt chặt quan hệ với những đồng minh « cùng giá trị tinh thần » đồng thời cảnh báo chính quyền Trump về nguy cơ ảnh hưởng ngày càng mạnh của Trung Quốc.
Theo nhận định của chính phủ Úc trong quyển sách trắng chỉ đạo đường lối đối ngoại được công bố ngày 23/11/2017 : « Hoa Kỳ càng co cụm thì càng làm thiệt hại cho trật tự thế giới được đặt trên nền tảng tự do ». Úc tin rằng « các thách thức trong quan hệ quốc tế chỉ được giải quyết ổn thỏa khi nào cường quốc thịnh vượng nhất, canh tân nhất và hùng mạnh nhất thế giới nhiệt tình tham gia giải quyết ».
Theo Reuters, lời cảnh báo này nhắm vào nước Mỹ từ khi Donald Trump lên lãnh đạo, trong bối cảnh Trung Quốc của Tập Cận Bình đang làm cho châu Á lo ngại.
Về mặt thương mại, do phụ thuộc vào xuất khẩu, kinh tế Úc sẽ bị thiệt hại vì Donald Trump, với chính sách « nước Mỹ trước đã », rút khỏi TPP, bỏ rơi 11 nước Thái Bình Dương, trong đó có Úc.
Nguy cơ thứ hai là Trung Quốc. Sách trắng nhấn mạnh đến tình trạng Úc phải đối đầu với những bất trắc trong vùng « Ấn Độ- Thái Bình Dương » do « cán cân lực lượng bị thay đổi » có lợi cho Trung Quốc nếu Hoa Kỳ thoái lui.
Một trong những « rạn nứt lớn nhất trong trật tự thế giới » là Trung Quốc xem Biển Đông là ao nhà, tăng tốc xây dựng cơ sở trong vùng biển tranh chấp.
Với nhận định sức mạnh vượt trội của Mỹ từ sau Thế chiến thứ hai « đang bị Trung Quốc thách thức », chính phủ Úc tỏ ý ưu tư về an ninh, về căng thẳng trong khu vực hơn là lợi nhuận kinh kế trong giao hảo với Trung Quốc.
Theo chuyên gia Jane Golley thuộc Trung tâm nghiên cứu về Trung Quốc, đại học Australia, thì chính phủ Úc một mặt nhìn nhận Trung Quốc càng phát triển thì càng có lợi cho kinh tế Úc, nhưng mặt khác « ước muốn đẩy Trung Quốc ra xa » với sự trợ giúp của Mỹ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20171123-uc-ra-sach-trang-ngoai-giao-%C2%AB-ung-ho-my-canh-giac-trung-quoc-%C2%BB
Theo Reuters, lời cảnh báo này nhắm vào nước Mỹ từ khi Donald Trump lên lãnh đạo, trong bối cảnh Trung Quốc của Tập Cận Bình đang làm cho châu Á lo ngại.
Về mặt thương mại, do phụ thuộc vào xuất khẩu, kinh tế Úc sẽ bị thiệt hại vì Donald Trump, với chính sách « nước Mỹ trước đã », rút khỏi TPP, bỏ rơi 11 nước Thái Bình Dương, trong đó có Úc.
Nguy cơ thứ hai là Trung Quốc. Sách trắng nhấn mạnh đến tình trạng Úc phải đối đầu với những bất trắc trong vùng « Ấn Độ- Thái Bình Dương » do « cán cân lực lượng bị thay đổi » có lợi cho Trung Quốc nếu Hoa Kỳ thoái lui.
Một trong những « rạn nứt lớn nhất trong trật tự thế giới » là Trung Quốc xem Biển Đông là ao nhà, tăng tốc xây dựng cơ sở trong vùng biển tranh chấp.
Với nhận định sức mạnh vượt trội của Mỹ từ sau Thế chiến thứ hai « đang bị Trung Quốc thách thức », chính phủ Úc tỏ ý ưu tư về an ninh, về căng thẳng trong khu vực hơn là lợi nhuận kinh kế trong giao hảo với Trung Quốc.
Theo chuyên gia Jane Golley thuộc Trung tâm nghiên cứu về Trung Quốc, đại học Australia, thì chính phủ Úc một mặt nhìn nhận Trung Quốc càng phát triển thì càng có lợi cho kinh tế Úc, nhưng mặt khác « ước muốn đẩy Trung Quốc ra xa » với sự trợ giúp của Mỹ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20171123-uc-ra-sach-trang-ngoai-giao-%C2%AB-ung-ho-my-canh-giac-trung-quoc-%C2%BB
Trung Quốc yêu cầu Úc không can thiệp vào hồ sơ Biển Đông
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục KhảngNICOLAS ASFOURI / AFP
Hôm qua, 23/11/2017, Trung Quốc đã yêu cầu Úc không nên có những « tuyên bố vô trách nhiệm » sau khi Canberra công bố Sách Trắng về chính sách ngoại giao, báo động những nguy cơ về an ninh do các hoạt động của Bắc Kinh ở vùng Biển Đông đang có tranh chấp.
Trong cuộc họp báo hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng cho rằng, nước Úc không phải là một bên trực tiếp liên quan đến vấn đề Biển Đông, cho nên không được đứng về phe nào. Ông Lục Khảng nói : « Chúng tôi hy vọng là phía Úc thực hiện đúng cam kết và ngưng đưa ra những tuyên bố vô trách nhiệm ».
Hôm qua, chính phủ Canberra đã công bố Sách Trắng về chính sách ngoại giao và lợi ích quốc gia, nhấn mạnh là Canberra đặc biệt quan ngại về nhịp độ và quy mô chưa từng có của những hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh khẳng định chủ quyền trên gần như toàn bộ. Sách Trắng ghi rõ là « Úc chống việc sử dụng các thực thể đang tranh chấp và các cấu trúc nhân tạo ở Biển Đông vào các mục đích quân sự. Chúng tôi ủng hộ việc giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng trên cơ sở luật pháp quốc tế ».
Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực vẫn thường xuyên lên án Bắc Kinh gây thêm căng thẳng ở Biển Đông qua việc quân sự hóa các đảo ở vùng biển này, từ chối thương lượng đa phương về các khu vực có chủ quyền chồng lấn và vẫn không chấp nhận phán quyết năm ngoái của Tòa Trọng Tài Thường Trực bác bỏ những đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh ở vùng này. Nhưng Trung Quốc vẫn lập luận rằng những đảo nhân tạo mà họ xây dựng ở Trường Sa, trên đó có các phi đạo và cơ sở thiết bị quân sự, chủ yếu là nhằm vào các mục đích dân sự.
Trong bối cảnh Biển Đông vẫn căng thẳng, hôm qua, Trung Quốc thông báo là một đội oanh tạc cơ của không quân nước này đã tiến hành các cuộc tuần tra trên Biển Đông trong một cuộc thao dượt. Theo quân đội Trung Quốc, cuộc luyện tập nhằm chứng tỏ khả năng của nước này phá vỡ chuỗi đảo đầu tiên ( First Island Chain ), vốn có từ thời chiến tranh lạnh, giữa Nhật Bản và Đài Loan, mà Bắc Kinh cho rằng Hoa Kỳ đã sử dụng để bao vây Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20171124-trung-quoc-yeu-cau-uc-khong-can-thiep-vao-ho-so-bien-dong
Hôm qua, chính phủ Canberra đã công bố Sách Trắng về chính sách ngoại giao và lợi ích quốc gia, nhấn mạnh là Canberra đặc biệt quan ngại về nhịp độ và quy mô chưa từng có của những hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh khẳng định chủ quyền trên gần như toàn bộ. Sách Trắng ghi rõ là « Úc chống việc sử dụng các thực thể đang tranh chấp và các cấu trúc nhân tạo ở Biển Đông vào các mục đích quân sự. Chúng tôi ủng hộ việc giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng trên cơ sở luật pháp quốc tế ».
Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực vẫn thường xuyên lên án Bắc Kinh gây thêm căng thẳng ở Biển Đông qua việc quân sự hóa các đảo ở vùng biển này, từ chối thương lượng đa phương về các khu vực có chủ quyền chồng lấn và vẫn không chấp nhận phán quyết năm ngoái của Tòa Trọng Tài Thường Trực bác bỏ những đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh ở vùng này. Nhưng Trung Quốc vẫn lập luận rằng những đảo nhân tạo mà họ xây dựng ở Trường Sa, trên đó có các phi đạo và cơ sở thiết bị quân sự, chủ yếu là nhằm vào các mục đích dân sự.
Trong bối cảnh Biển Đông vẫn căng thẳng, hôm qua, Trung Quốc thông báo là một đội oanh tạc cơ của không quân nước này đã tiến hành các cuộc tuần tra trên Biển Đông trong một cuộc thao dượt. Theo quân đội Trung Quốc, cuộc luyện tập nhằm chứng tỏ khả năng của nước này phá vỡ chuỗi đảo đầu tiên ( First Island Chain ), vốn có từ thời chiến tranh lạnh, giữa Nhật Bản và Đài Loan, mà Bắc Kinh cho rằng Hoa Kỳ đã sử dụng để bao vây Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20171124-trung-quoc-yeu-cau-uc-khong-can-thiep-vao-ho-so-bien-dong
Geen opmerkingen:
Een reactie posten