maandag 24 juli 2017

Việt Nam phải ngưng khoan dầu khí ở Biển Đông sau khi bị Trung Quốc đe dọa dùng vũ lực tại Trường Sa.

Việt Nam phải ngưng khoan dầu khí ở Biển Đông

  • 24 tháng 7 2017



biển đôngBản quyền hình ảnh AFP
Image caption Việt Nam và Trung Quốc có thời kỳ căng thẳng năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển tranh chấp

Tin cho hay Việt Nam đã ngưng khoan thăm dò khí đốt tại khu vực có tranh chấp ở Biển Đông, sau khi bị Trung Quốc đe dọa dùng vũ lực tại Trường Sa.
Một nguồn tin trong ngành dầu khí châu Á nói với BBC rằng Repsol, công ty của Tây Ban Nha đứng sau dự án khoan thăm dò, được lệnh phải rời khỏi khu vực.
Động thái này diễn ra chỉ vài ngày sau khi công ty này xác nhận có một mỏ khí đốt lớn.
Tin này đã được một nguồn ngoại giao của Việt Nam xác nhận.
Theo nguồn tin ngành dầu khí này, giới lãnh đạo Repsol được chính phủ tại Hà Nội thông báo vào tuần trước rằng Trung Quốc đã đe dọa sẽ tấn công các căn cứ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu không dừng việc khoan thăm dò.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Nam Hải), gồm các bãi đá và quần đảo cũng bị các nước khác tranh chấp chủ quyền.
Biển Đông một năm sau PCA: Ai đeo lục lạc cho mèo?
Thủ tướng Úc: ‘Cá lớn đừng nuốt cá bé’
Việt Nam khoan tìm dầu ở Biển Đông
Tướng Phạm Trường Long: 'Đảo ở Nam Hải là của TQ'
Bill Hayton: 'Cá Voi Xanh chặn Đường Lưỡi Bò'
Việt Nam gọi lô 136-03 hay Dự án Cá Rồng Đỏ và cho Talisman-Việt Nam, công ty con của Repsol thuê.
Trung Quốc gọi lô này là Vạn An Bắc 21 và cho một công ty khác thuê mặc dù không rõ đó là công ty nào.



biển đôngBản quyền hình ảnh AFP
Image caption Việt Nam và các nước láng giềng khác có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông
Năm 2015, Brightoil, một công ty đặt trụ sở tại Hong Kong mua quyền khai thác từ Trung Quốc, nhưng gần đây bác bỏ sở hữu quyền khai thác này.
Hai người trong ban điều hành Brightoil là các quan chức cao cấp trong Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Talisman-Việt Nam trước đây thuộc sở hữu của công ty Talisman (Canada) nhưng từ năm 2015 trực thuộc tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha.
Một nguồn muốn ẩn danh dự kiến Repsol đã chi khoảng 300 triệu USD cho hạ tầng khai thác khu vực này cho tới nay.
Do đó giới quan sát ngạc nhiên với động thái Việt Nam xuống thang một cách quá nhanh.
Tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, đã cắt ngắn chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng trước và có đến thăm Madrid, nơi Repsol đặt trụ sở.
Khi đó Repsol đã không phản hồi câu hỏi của BBC về việc liệu chính quyền Trung Quốc có bất kỳ động thái phản đối với Talisman-Việt Nam hay không.




Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem


Mỹ không chấp nhận quân sự hóa Biển Đông

Mỹ không chấp nhận quân sự hóa Biển Đông

Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem


Trung Quốc đang thành công trong việc phân hóa Asean trong hồ sơ Biển Đông

Trung Quốc đang thành công trong việc phân hóa Asean trong hồ sơ Biển Đông
Giao lưu quốc phòng Việt – Trung ‘chờ dịp phù hợp hơn’
Lão tướng Phạm Trường Long là ai?
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40701910


Biển Đông: Việt Nam hối hả tụt xuống chân thang


Tàu của lực lượng hải cảnh Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu cảnh sát biển của Việt Nam hồi tháng 5 năm 2014, lúc Bắc Kinh đưa giàn khoan 981 đến thăm dò dầu khí tại quần đảo Hoàng Sa. (Hình: Cảnh sát biển Việt Nam)
VIỆT NAM (NV) – Việt Nam đã yêu cầu Repsol (một tập đoàn của Tây Ban Nha) ngưng thăm dò dầu khí tại lô 136/3. Lô 136/3 bao gồm cả bãi Tư Chính, nằm cách thành phố Vũng Tàu khoảng 160 cây số.
Hồi cuối tuần qua, một số facebooker và diễn đàn điện tử Việt ngữ loan báo Trung Quốc điều động hàng loạt tàu của lực lượng hải cảnh, tàu đánh cá, thậm chí cả giàn khoan xâm nhập bãi Tư Chính. Theo đó, Việt Nam cũng đã điều động hàng chục tàu của lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư ra ngăn chặn. Tham gia ngăn chặn còn có cả những tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Tuy nhiên những tin này không thể kiểm chứng.
Đến ngày 24, trong một bài viết gửi cho BBC, Bill Hayton – một chuyên gia về châu Á, khẳng định, Việt Nam đã quyết định ngưng thăm dò dầu khí tại lô 136/3 bởi Trung Quốc dọa sẽ tấn công các căn cứ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa, nếu Việt Nam tiếp tục để Respol thăm dò – khai thác dầu khí tại lô 136/3.
Sau khi kiểm chứng nhiều nguồn khác nhau, Bill Hayton cho biết, Respol đã được chính phủ Việt Nam giải thích tường tận về việc tại sao cần phải ngưng hoạt động thăm dò – khai thác dầu khí ở lô 136/3. Giới thạo tin ước đoán Respol đã chi khoảng 300 triệu Mỹ kim cho hoạt động thăm dò – khai thác dầu khí tại lô 136/3 và vừa mới tìm thấy một mỏ khí đốt có trữ lượng lớn hồi tuần trước.
Theo Bill Hayton thì giới quan sát diễn biến thời sự châu Á đang hết sức ngạc nhiên khi “Việt Nam xuống thang quá nhanh”.
Sau khi cho phép liên doanh giữa Petro Vietnam với Repsol của Tây Ban Nha và công ty Mubadala Development Co của United Arab Emirates khai thác dầu tại lô 136/3, hồi đầu tháng này, Việt Nam gia hạn cho Tập đoàn Dầu khí của Ấn, thường được gọi tắt là ONGC Videsh, thăm dò – khai thác dầu khí tại lô 128 thêm hai năm nữa.
Lúc ấy, một trong những lãnh đạo của ONGC Videsh bảo với Reuters rằng, chuyện duy trì hoạt động thăm dò, khai thác dầu tại lô 128 suốt 12 năm vừa qua không thuần túy là thương mại.
Năm 2006, ONGC Videsh ký với Việt Nam hợp đồng thăm dò – khai thác dầu khí ở hai lô 127 và 128. Do không tìm thấy dầu, ONGC Videsh đã trả lại cho Việt Nam lô 127 nhưng vẫn tiếp tục thăm dò – khai thác dầu ở lô 128. Dẫu khả năng tìm thấy dầu tại lô 128 không cao nhưng năm 2015, chính phủ Ấn từng tuyên bố, việc ONGC Videsh tiếp tục thực hiện hợp đồng đã ký là vì các “lợi ích chiến lược”.
Giống như Việt Nam, Ấn cũng có bất đồng với Trung Quốc về chủ quyền và rất kiên định trong việc ủng hộ lập trường của Việt Nam về biển Đông.
Tính ra, Việt Nam đã gia hạn cho ONGC Videsh thăm dò – khai thác dầu khí tại lô 128 năm lần. Giống như lô 136/3, lô 128 nằm ở ngoài khơi Bình Thuận, Việt Nam, cũng nằm trong vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố là có chủ quyền “không thể tranh cãi”.
Sự kiện Việt Nam cho phép thăm dò – khai thác dầu khí tại lô 136/3 được xem là tín hiệu cho thấy, Việt Nam đã quyết định hành xử mạnh mẽ hơn trong quan hệ với Trung Quốc. Người ta tin rằng đó chính là nguyên nhân khiến tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương của quân đội Trung Quốc đột ngột bỏ dở chuyến thăm Việt Nam hồi tháng trước. Sau đó Việt Nam gửi thêm một tín hiệu nữa: Gia hạn thăm dò – khai thác dầu khí tại lô 128.
Mời gọi, giao cho các tập đoàn ngoại quốc thăm dò – khai thác dầu khí vẫn được xem là một trong những phương thức xác lập – minh định chủ quyền. Cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều cố gắng làm như thế tại biển Đông song không có nhiều tập đoàn ngoại quốc chấp nhận mạo hiểm.
Sự kiện Respol tổ chức thăm dò – khai thác dầu khí tại lô 136/3 được xem là một “thắng lợi” cho Việt Nam. Tuy nhiên vừa mới lên thang Việt Nam đã xuống, thậm chí xuống nhanh tới mức thiênn hạ ngạc nhiên. (G.Đ)

http://www.nguoi-viet.com/viet-nam/bien-dong-viet-nam-hoi-ha-tut-xuong-chan-thang/

Trung Quốc đe dọa vũ lực, diễn biến nghiêm trọng trên biển Đông

Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng xịt vào tàu tuần duyên Việt Nam, trong vụ khủng hoảng giàn khoan 981, mùa hè 2014.
Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng xịt vào tàu tuần duyên Việt Nam, trong vụ khủng hoảng giàn khoan 981, mùa hè 2014.
AFP

Ngày 24 tháng 7, 2017, nhà báo Bill Hayton của hãng tin BBC cho biết theo các nguồn tin từ ngành dầu khí quốc tế và giới ngoại giao Việt Nam, Hà Nội đã dừng chuyện thăm dò dầu khí trên thềm lục địa của mình do bị Bắc Kinh đe dọa tấn công các căn cứ quân sự của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa trên biển Đông.
Các nhà quan sát trong và ngoài nước nhận định gì về diễn biến mới nhất này trên biển Đông?
Việt Nam sẽ bị tổn thất nặng về kinh tế
Khi được tin này, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, hiện làm việc tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore cho biết:
“Tôi khá là ngạc nhiên, vì Việt Nam khá là quyết tâm trong việc thăm dò trên thềm lục địa của mình, bây giờ Trung Quốc đe dọa, và chưa xảy ra đối đầu đã quyết định dừng hoạt động khai thác. Việt Nam đã nhún nhường tương đối nhiều trong trường hợp này. Tôi nghĩ là điều này tạo một tiền lệ đáng lo ngại trong thời gian tới. Nếu Trung Quốc tiếp tục dùng biện pháp đe dọa như vậy, và Việt Nam tiếp tục nhượng bộ, thì nó đe dọa rất lớn lợi ích kinh tế của Việt Nam trên biển Đông.”
Một nhà quan sát nước ngoài là ông Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam, làm việc tại Học viện quốc phòng Hoàng gia Úc, cũng cho rằng sự rút lui của Việt Nam ảnh hưởng xấu đến lơi ích kinh tế của mình, ông viết trên trang blog của ông:
Việc Việt Nam cho ngừng khoan tham dò ở lô 136-03 có hậu quả lâu dài. Các công ty dầu khí nước ngoài sẽ xem xét mối nguy này là nghiêm trọng và sẽ đòi hỏi Việt Nam phải bảo vệ hoặc không thì họ sẽ bỏ đi. Nếu Việt Nam ngừng vĩnh viễn việc khoan thăm dò thì điều này sẽ có ảnh hưởng lâu dài đối với các hợp đồng dầu khí hiện tại với các công ty nước ngoài và điều quan trọng hơn cả là với an ninh năng lượng tương lai của Việt Nam.
Khu vực Việt Nam đang tiến hành thăm dò dầu khí nằm trên vùng biển Đông Nam của Việt Nam, trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tính từ đất liền. Việt Nam gọi là bãi Tư Chính. Nhưng theo quan điểm của Trung Quốc vùng này lại thuộc chủ quyền của họ với đường đứt khúc chín đoạn mà họ tự tuyên bố, chiếm 90% diện tích biển Đông, và Bắc Kinh gọi là Vạn An Bắc.
Vào giữa tháng Sáu, các cơ quan truyền thông quốc tế loan báo là Trung Quốc đã điều nhiều tàu xuống vùng biển này để gây sức ép, nhưng phía Việt Nam được cho rằng đã từ chối rút khỏi vùng biển này, và cuộc tranh cãi đã làm một nhân vật quân sự cấp cao của Trung Quốc là tướng Phạm Trường Long cắt ngắn chuyến thăm Hà Nội lúc đó.
Thạc sĩ Hoàng Việt, một những người nghiên cứu biển Đông hiện sống ở Sài Gòn nói rằng nếu Việt Nam rút giàn khoan thăm dò của mình ra khỏi khu vực này, thì đó là một bước lùi:
Việc Việt Nam cho ngừng khoan tham dò ở lô 136-03 có hậu quả lâu dài. Các công ty dầu khí nước ngoài sẽ xem xét mối nguy này là nghiêm trọng và sẽ đòi hỏi Việt Nam phải bảo vệ hoặc không thì họ sẽ bỏ đi.
-Chuyên gia Carl Thayer.
“Chắc có lẽ trong bối cảnh hiện tại, với sự đe dọa của Trung Quốc, chính quyền Việt Nam thấy cần phải cân nhắc, và có lẽ đó là một bước lùi. Nhưng để xem thế nào, nếu nó là bước lùi chiến thuật thì không sao, nhưng nếu lùi hẳn thì là chuyện khác, nó cho thấy sự thắng thế của Trung Quốc, ngày càng mạnh ở biển Đông, bất chấp tất cả, kể cả luật pháp quốc tế.”
Trao đổi với chúng tôi sau khi diễn biến mới này được loan tin, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới của chính phủ Việt Nam, cũng nhắc lại quan điểm pháp lý khác nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời ông cũng cho rằng vùng biển Đông đang có những tranh chấp về quyền lợi kinh tế, và địa chính trị rất nguy hiểm. Ông nói rằng nếu Việt Nam thực sự rút lui, thì có thể có lý do như sau:
Về lý do chính trị, trong bối cảnh hiện nay, như mọi người biết rồi, Trung Quốc là một nước luôn tìm mọi cách để độc chiếm biển Đông. Câu chuyện hiện nay ai cũng biết họ tìm mọi cách, thủ thuật thủ đoạn, quân sự, ngoại giao, thậm chí kinh tế để gây sức ép. Trước tình hình đó, có nguy cơ xảy ra xung đột, xảy ra chiến tranh. Trước tình hình đó, các chính trị gia bảo vệ lợi ích quốc gia, sự tồn vong của quốc gia của họ cũng cần phải có những xử lý thật mềm mỏng, khôn khéo, đừng tạo ra mồi lửa của cuộc chiến tranh.
Trung Quốc vẫn quyết tâm duy trì đường lưỡi bò, và đe dọa  vũ lực
Căng thẳng mới giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra chỉ sau khi Phán quyết của tòa trọng tài quốc tế về biển Đông ra đời hơn 1 năm. Phán quyết này phủ nhận tính pháp lý của đường chín đoạn mà Trung Quốc tự vạch ra trên biển Đông. Mặt khác Phán quyết này không công nhận thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế xung quanh các hòn đảo đá không thể duy trì sự sống dài lâu cho con người, vì vậy tất cả các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa, dù ai làm chủ, cũng không có vùng đặc quyền kinh tế xung quanh nó.
Nếu theo phán quyết đó thì khu vực bãi Tư Chính là vùng đặc quyền kinh tế chỉ của Việt Nam mà thôi, vì nó được tính từ đất liền của Việt Nam.
Nếu chuyện Việt Nam bị áp lực buộc phải rút giàn khoan ra khỏi bãi Tư Chính thực sự xảy ra, thì Việt Nam nên nêu nó ra, ở các diễn đàn an ninh khu vực, thậm chí sử dụng các biện pháp pháp lý quốc tế để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trên biển Đông.
-Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp.
Tin nói về quyết tâm của Việt Nam trong tháng Sáu vừa qua về chuyện thăm dò dầu khí ở bãi Tư Chính, cũng như thái độ khá im lặng của Trung Quốc những tháng sau khi Phán quyết được công bố hồi tháng Bảy năm 2016, có nhiều ý kiến được đưa ra là Trung Quốc cũng có phần nào tôn trọng Phán quyết của tòa trọng tài quốc tế dù ngoài mặt phản đối.
Diễn biến mới được Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nhận định:
“Một lần nữa khẳng định rằng họ tìm cách bác bỏ phán quyết của tòa trọng tài. Tôi nghĩ một hành động khác nghiêm trọng hơn là họ đe dọa sử dụng vũ lực, theo như bản tin của BBC, họ đe dọa tấn công các đảo của Việt Nam ở Trường Sa.”
Điều đáng ngạc nhiên là nếu đó là một hành động nghiêm trọng thì tại sao cả phía Việt Nam lẫn Trung Quốc đều không chính thức đưa tin?
Giải thích điều đó Thạc sĩ Hoàng Việt nói với chúng tôi:
Có thể tuy Việt Nam không đưa ra thông báo chính thức vì vẫn e dè Trung Quốc, tức là cái cách Trung Quốc họ muốn không làm rùm beng vấn đề này. Nhưng tin tức lộ ra cho thấy chính quyền Việt Nam vẫn đưa ra thông tin mặc dù chưa chính thức.”
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nhắc lại sự kiện giàn khoan của Trung Quốc mang số hiệu 981 được đưa vào thềm lục địa Việt Nam hồi tháng Năm năm 2014, làm dấy lên một phản ứng rất dữ dội từ phía người dân Việt Nam, đập phá các nhà máy của Trung Quốc, Đài Loan làm chủ, gây tổn hại rất lớn về kinh tế. Cho nên theo Tiến sĩ Hiệp, Việt Nam muốn kiểm soát thông tin để giữ ổn định, nhưng đây là một điều lợi bất cập hại:
Điều này cũng có thể có lợi là giúp giữ ổn định trong nước, tuy nhiên nó cũng gây ra một hậu quả tiêu cực là nó không minh bạch về mặt thông tin, gây ra những đồn đoán, hoài nghi trong công luận. Nó có thể làm suy yếu cái tính chính danh của chính phủ trong nhận thức của người dân, liên quan đến việc bảo vệ lợi ích quốc gia, liên quan đến chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông.”
Chuyện căng thẳng diễn ra hồi tháng Sáu, trong đó tướng Phạm Trường Long của Trung Quốc bỏ về giữa chừng không được hai nước đưa tin, lúc đó Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp có nói với đài RFA rằng có thể hai bên đang tìm cách giải quyết xung đột một cách kín đáo, khi chúng tôi nhắc lại chuyện này, Tiến sĩ Hiệp cho rằng trong diễn biến mới, nếu chuyện Việt Nam bị áp lực buộc phải rút giàn khoan ra khỏi bãi Tư Chính thực sự xảy ra, thì Việt Nam nên nêu nó ra, ở các diễn đàn an ninh khu vực, thậm chí sử dụng các biện pháp pháp lý quốc tế để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trên biển Đông.


      1. Lisa Pham khai dân trí số 202 - Duur: 51:57.

        • 3 uur geleden
        • 101 weergaven
        bộ chính trị hèn nhát rút giàn khoan dầu ở bãi Tư Chính.
        • Nieuw

      Khai Dân Trí - Lisa Phạm Số 201 Đảng triều cống 25 triệu đô la cho vương quốc Campuchia - Duur: 51:08.

      • Gestreamd: 2 dagen geleden
      • 44.560 weergaven
      Khai Dân Trí - Lisa Phạm Số 201 Đảng triều cống 25 triệu đô la cho vương quốc Campuchia Đăng kí kênh :http://bit.ly/2tubksL ...
      • Nieuw

    1. Khai Dân Trí - Lisa Phạm Ngày 8/7/2017 - Duur: 44:58.

      • Gestreamd: 2 weken geleden
      • 34.335 weergaven
      Khai Dân Trí - Lisa Phạm Ngày 8/7/2017 Đăng kí kênh :http://bit.ly/2tubksL Đây là kênh phát trực tiếp của lisa tại Youtube Trực ...

    2. Khai Dân Trí - Lisa Phạm Ngày 11/7/2017 : Đảng Đĩ Cộng Sản Bán Toàn Bộ Việt Nam Cho Tàu Cộng - Duur: 53:03.

      • Gestreamd: 1 week geleden
      • 33.302 weergaven
      Khai Dân Trí - Lisa Phạm Ngày 11/7/2017 : Đảng Đĩ Cộng Sản Bán Toàn Bộ Việt Nam Cho Tàu Cộng Đăng kí kênh ...

    3. Khai Dân Trí - Lisa Phạm Ngày 10/7/2017 : Tiếp Tục 3 Sạch . Cháy Chợ Tân Thanh Lạng Sơn - Duur: 39:20.

      • Gestreamd: 2 weken geleden
      • 41.507 weergaven
      Khai Dân Trí - Lisa Phạm Ngày 10/7/2017 : Tiếp Tục 3 Sạch . Cháy Chợ Tân Thanh Lạng Sơn Đăng kí kênh :http://bit.ly/2tubksL ...

    4. Khai Dân Trí - Lisa Phạm Số 200 : Hơn 200 tấn cá chết hàng loạt ... âm mưu gì trong vấn đề này ? - Duur: 48:50.

      • Gestreamd: 3 dagen geleden
      • 32.953 weergaven
      Khai Dân Trí - Lisa Phạm Số 200 :Hơn 200 tấn cá chết hàng loạt ... âm mưu gì trong vấn đề này . Đăng kí kênh :http://bit.ly/2tubksL ...
      • Nieuw

    5. Khai Dân Trí - Lisa Phạm Ngày 13/7/2017 : Tình Hình Đang Ngày Càng Bất Ổn Tại Việt Nam - Duur: 54:25.

      • Gestreamd: 1 week geleden
      • 61.455 weergaven
      Khai Dân Trí - Lisa Phạm Ngày 13/7/2017 : Tình Hình Đang Ngày Càng Bất Ổn Tại Việt Nam Đăng kí kênh :http://bit.ly/2tubksL ...

    6. Khai Dân Trí - Lisa Phạm Số 196 Fomosa lợi dụng cơn bảo số 2 thảy hết chất độc ra Vũng áng Hà Tĩnh - Duur: 51:37.

      • Gestreamd: 1 week geleden
      • 38.856 weergaven
      Khai Dân Trí - Lisa Phạm Số 196 Fomosa lợi dụng cơn bảo số 2 thảy hết chất độc ra biển Vũng áng Hà Tỉnh Đăng kí kênh ...
      • Nieuw

    7. Khai Dân Trí - Lisa Phạm Số 193 Ngày 14/7/2017 - Duur: 49:49.

      • Gestreamd: 1 week geleden
      • 39.099 weergaven
      Khai Dân Trí - Lisa Phạm Số 193 Ngày 14/7/2017 Đăng kí kênh :http://bit.ly/2tubksL Đây là kênh phát trực tiếp của lisa tại Youtube ...

    8. Khai Dân Trí - Lisa Phạm Ngày 12/7/2017 VN càng ngày càng nhiều căn bệnh ung thư do ăn đồ tàu cộng - Duur: 50:36.

      • Gestreamd: 1 week geleden
      • 54.291 weergaven
      Lisa pham Ngày 12/7/2017 :tại VN càng ngày càng nhiều căn bệnh ung thư do ăn đồ tàu cộng Đăng kí kênh :http://bit.ly/2tubksL ...

    9. Khai Dân Trí - Lisa Phạm Số 198 : Đảng cộng sản âm mưu tăng thuế làm cho dân điêu đứng - Duur: 51:19.

      • Gestreamd: 5 dagen geleden
      • 40.719 weergaven
      Khai Dân Trí - Lisa Phạm Số 198 : Đảng cộng sản âm mưu tăng thuế làm cho dân điêu đứng Đăng kí kênh :http://bit.ly/2tubksL ...
      • Nieuw

    10. Khai Dân Trí - Lisa Phạm Số 199 :Tàu cộng đưa thiết giáp vào Tân Sơn Nhất - Duur: 51:36.

      • Gestreamd: 4 dagen geleden
      • 35.097 weergaven
      Khai Dân Trí - Lisa Phạm Số 199 :Tàu cộng đưa thiết giáp vào Tân Sơn Nhất Đăng kí kênh :http://bit.ly/2tubksL Đây là kênh phát ...
      • Nieuw

    11. Khai Dân Trí - Lisa Phạm Số 195 Niên học 2017 sẽ đưa tiếng Trung vào môn học chính bắt buộc - Duur: 50:30.

      • Gestreamd: 1 week geleden
      • 35.654 weergaven
      Niên học 2017 sẽ đưa tiếng Trung vào môn học chính bắt buộc Đăng kí kênh :http://bit.ly/2tubksL Đây là kênh phát trực tiếp của ...

    12. Khai Dân Trí - Lisa Phạm Số 197 công an muốn làm nhục quân đội qua sự kiện trung tướng Võ văn Liêm - Duur: 52:51.

      • Gestreamd: 6 dagen geleden
      • 33.831 weergaven
      Khai Dân Trí - Lisa Phạm Số 197 : Phe công an muốn làm nhục quân đội qua sự kiện trung tướng Võ văn Liêm Đăng kí kênh ...
      • Nieuw

    13. Khai Dân Trí - Lisa Phạm Số 191 Live Stream Ngày 3/7/2017 - Duur: 49:44.

      • Gestreamd: 3 weken geleden
      • 30.226 weergaven
      Khai Dân Trí - Lisa Phạm Số 191 Live Stream Ngày 3/7/2017.

    14. Lisa Phạm, Khai Dân Trí mới nhất ngày 9/7/2017 #18 rồng lửa thiêu rụi nhà nước VNCS - Duur: 53:29.

      • Gestreamd: 2 weken geleden
      • 27.732 weergaven
      Lisa Phạm, Khai Dân Trí mới nhất ngày 9/7/2017 #18 rồng lửa thiêu rụi nhà nước VNCS ...

    15. Khai Dân Trí - Lisa Phạm Số 194 : Toàn dân Tỉnh Bình thuận nên đứng lên cứu biển Bình Thuận - Duur: 50:51.

      • Gestreamd: 1 week geleden
      • 41.534 weergaven
      Khai Dân Trí - Lisa Phạm Số 194 : Toàn dân Tỉnh Bình thuận nên đứng lên cứu biển Bình Thuận Đăng kí kênh :http://bit.ly/2tubksL ...

    16. Khai Dân Trí - Lisa Phạm Ngày 9/7/2017 - Duur: 35:36.

      • Gestreamd: 2 weken geleden
      • 30.698 weergaven
      Khai Dân Trí - Lisa Phạm Ngày 9/7/2017 Đăng kí kênh :http://bit.ly/2tubksL Đây là kênh phát trực tiếp của lisa tại Youtube Trực ...

    17. Khai Dân Trí - Lisa Phạm Số 190 Live Stream Ngày 2/7/2017 - Duur: 51:55.

      • Gestreamd: 3 weken geleden
      • 29.651 weergaven
      Khai Dân Trí - Lisa Phạm Số 190 Live Stream Ngày 2/7/2017.

    18. Khai Dân Trí - Lisa Phạm Live Stream Ngày 7/7/2017 Âm Mưu Cho Ngân Hàng Phá Sản Của Nguyễn Xuân Phắc - Duur: 44:42.

      • Gestreamd: 2 weken geleden
      • 32.091 weergaven
      Khai Dân Trí - Lisa Phạm Live Stream Ngày 7/7/2017 Âm Mưu Cho Ngân Hàng Phá Sản Của Nguyễn Xuân Phắc Đăng kí kênh ...

    19. Khai Dân Trí - Lisa Phạm Số 188 Môi Giới Thông Đồng Với Chó Công An Lừa Tiền Sinh Viên Kiếm Việc Làm - Duur: 52:09.

      • Gestreamd: 3 weken geleden
      • 25.373 weergaven
      Khai Dân Trí - Lisa Phạm Số 188 Môi Giới Thông Đồng Với Chó Công An Lừa Tiền Sinh Viên Kiếm Việc Làm.

Geen opmerkingen:

Een reactie posten