dinsdag 25 juli 2017

Các gương mặt tù nhân lương tâm là nữ ở Việt Nam + Những đứa con thơ dại của các nữ tù nhân lương tâm Việt Nam

Các gương mặt tù nhân lương tâm là nữ ở Việt Nam

  • 6 giờ trước

Một số nữ tù nhân lương tâm của Việt NamBản quyền hình ảnh Others
Image caption Một số nữ tù nhân lương tâm của Việt Nam. Từ trái quá phải, Lê Thị Công Nhân và Trần Thị Nga (hàng trên); Tạ Phong Tần và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (hàng dưới).

Nhân sự kiện hai nhà hoạt động, bà Trần Thị Nga và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị nhà chức trách ở Việt Nam tuyên án tù vì tội chống nhà nước, các bạn xem lại chân dung một số bị cáo là phụ nữ nổi bật những năm qua trong các vụ chính trị.
Ngày 29/6, Blogger Mẹ Nấm (Mother Mushroom) lĩnh án 10 năm tù.
Sang ngày 25/7, bà Trần Thị Nga (được biết đến qua tên Thúy Nga) cũng vừa bị kết án 9 năm tù, năm năm quản chế.
Giới vận động và các tổ chức nhân quyền coi họ là những người hoạt động vì môi trường, chống Formosa và Trung Quốc, thuộc nhóm tù nhân lương tâm.
Còn nhà chức trách coi là đã phạm tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", theo Điều 88 Bộ luật hình sự.
Tương tự như vậy, một số người phụ nữ khác đã từng bị xử hoặc còn bị tù ở Việt Nam. Cách nhìn nhận họ vẫn là điểm khác biệt chính giữa chính quyền Việt Nam và dư luận, chính giới các nước Phương Tây.
Tòa kết án nhà hoạt động Thúy Nga 9 năm tù, 5 năm quản chế
Nhà hoạt động Thúy Nga 'sắp bị truy tố Điều 88'
Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam thả ngay 'Mẹ Nấm'
Việt Nam phản đối Mỹ vinh danh Mẹ Nấm
1. Tạ Phong Tần

female dissident vietnam
Image caption Tổ chức Ân Xá Quốc Tế phát động cuộc vận động khẩn cấp vì tình trạng của tù nhân lương tâm blogger Tạ Phong Tần tháng 6/2015
Sinh năm 1968 tại Bạc Liêu, Tạ Phong Tần từng là một nữ sĩ quan công an, đảng viên Đảng Cộng sản. Bà cũng từng viết bài cho nhiều báo lề phải như Tuổi trẻ, Người Lao Động, Vietnamnet, Pháp luật TP Hồ Chí Minh…
Năm 2006, bà Tạ Phong Tần bắt đầu một blog có tiêu đề "Công lý và Sự thật", được biết đến nhờ những báo cáo về các vụ tham nhũng của công an.
Bà bị đuổi khỏi Đảng Cộng sản, mất việc, và bị bắt vào năm tháng 9 năm 2011.
Các mạng trong và ngoài nước cũng nêu tin về vụ "tự thiêu" vào tháng 7/2012 của bà Đặng Thị Kim Liên, mẹ của Tạ Phong Tân, ở Bạc Liêu để phản đối con gái bà bị bắt.
Sau một năm tạm giam, ngày 24/09 năm 2012, bà Tạ Phong Tần đã bị kết án 10 năm tù giam cùng trong một phiên tòa xét xử 2 blogger khác là Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) và Phan Thanh Hải.
Ngày 8/3/2013, nhân ngày Phụ nữ Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói Ngoại trưởng John Kerry cùng Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama trao giải cho 10 phụ nữ dũng cảm đặc biệt trên thế giới, trong số đó có bà Tạ Phong Tần.
Ngày 19/09/2015, bà được đình chỉ thi hành án và sang Hoa Kỳ.
Mùa xuân của mẹ 'tù nhân lương tâm'
Vụ Formosa: 'Căng thẳng chưa có hồi kết'
Thủ tướng Phúc thăm Formosa Hà Tĩnh
Formosa - nhìn lại một năm thảm họa môi trường biển ở Việt Nam
2. Trần Khải Thanh Thủy

female dissident vietnam
Image caption Bà Trần Khải Thanh Thủy bị kết án ba năm rưỡi tù giam với tội danh 'hành hung người khác' trong vụ 'va chạm giao thông' hồi năm 2009.
Bà Thủy sinh năm 1960 tại Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Sư Phạm. Sau khi thôi làm giáo viên, bà chuyển sang viết báo và sách về nhân quyền và dân chủ.
Tháng 2/2007 bà được tổ chức Nhân Quyền Human Rights Watch tặng Giải Hellmann/Hammett cho những người viết về đấu tranh chính trị.
Ngày 21/01 năm 2007, bà Thủy bị Cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hà Nội bắt khẩn cấp vì tội "tuyên truyền chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Ngày 5/2/2010, trong một sự việc liên quan đến chồng bà là ông Đỗ Bá Tân ở ngõ chợ Khâm Thiên, bà Thủy bị xử 3 năm rưỡi tù vì tội cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng.
Sau 21 tháng tù, tức là vào khoảng giữa năm 2011, bà được thả và được đưa sang định cư ở Mỹ, sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gây sức ép đòi thả tự do cho bà.
3. Cấn Thị Thêu

female dissident vietnamBản quyền hình ảnh TRINH BA TU
Image caption Bà Cấn Thị Thêu (áo trắng, giữa) tham gia cuộc tuần hành vì môi trường ở Hà Nội hôm 01/05/2016
Bà Cấn Thị Thêu có thể được coi là linh hồn trong cuộc đấu tranh chống cướp đất của nhân dân Dương Nội.
Sau vụ cưỡng chế đất vào tháng Tư năm 2014 tại Dương Nội, bà bị bắt và bị kết án 15 tháng tù.
Sau khi mãn án, bà Thêu tiếp tục đi đòi quyền lợi đất đai cho gia đình và những người cùng cảnh ngộ.
Không chỉ hoạt động cho quyền lợi của những nông dân bị cướp đất, bà Thêu còn tham gia vào những hoạt động đấu tranh cho quyền con người, chống Trung Quốc xâm lược hay phản đối Formosa.
Bà bị bắt lại vào ngày 10 tháng 6 năm 2016 với cáo buộc "gây rối trật tự công cộng", và sau đó bị kết án 20 tháng tù khi đã ở trong tù.
4. Nguyễn Thị Minh Thúy

female dissident vietnamBản quyền hình ảnh AFP
Image caption Bà Nguyễn Thị Minh Thúy và cộng sự blogger Nguyễn Hữu Vinh (trái) tại phiên tòa xét xử
Bà Nguyễn Thị Minh Thúy sinh năm 1980, là một cộng sự của ông Nguyễn Hữu Vinh, người phụ trách trang mạng AnhBaSam chuyên về thời sự Việt Nam.
Được biết, ngoài trang BaSam, bà Thúy và ông Vinh còn phụ trách các trang khác như Dân Quyền và Chép Sử Việt.
Cả hai người bị Bộ Công an bắt khẩn cấp vào ngày 5/5/2014 với cáo buộc "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước".
Ông Nguyễn Hữu Vinh (60 tuổi) bị phạt 5 năm tù, còn bà Thúy bị phạt 3 năm tù.
Bà Nguyễn Thị Minh Thúy đã được trả tự do khỏi nhà tù số 5 Thanh Hóa vào sáng ngày 5/5/2017.
5. Nguyễn Đặng Minh Mẫn

female dissident vietnam
Image caption Nguyễn Đặng Minh Mẫn (nữ), cùng với gia đình và các bị cáo khác từ Nghệ An. Cô bị án nặng nhất trong nhóm: 9 năm, 3 năm quản chế sau khi mãn hạn tù.
Là một trong những nữ tù nhân lương tâm trẻ nhất, cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn năm 1985, trú tại phường 7, thành phố Trà Vinh.
Vào năm 2010, Nguyễn Đặng Minh Mẫn lúc đó 25 tuổi tham gia chụp ảnh và chia sẻ hình ảnh biểu tình và các biểu ngữ Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam. Vì các hoạt động, Minh Mẫn cùng mẹ ruột và anh trai đều bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ vào cuối tháng 7 năm 2011 với cáo buộc lật đổ chính quyền với án 8 năm tù.
Hiện nay, Nguyễn Đặng Minh Mẫn đang bị giam ở trại giam số 5 tỉnh Thanh Hóa.
Năm 2016, Nhóm Làm việc về xét xử và bắt giữ thuộc Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNWGAD) ghi nhận và bày tỏ sự quan ngại về tình trạng thể chất và sức khỏe tâm thần của Nguyễn Đặng Minh Mẫn, đồng thời kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội tuân thủ Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết.
6. Lê Thị Công Nhân

Lê Thị Công NhânBản quyền hình ảnh Other
Image caption Bà Công Nhân hồi 2007 bị kết án tù ba năm, kèm theo lệnh quản chế tại gia ba năm sau khi mãn hạn tù, với tội danh Tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Lê Thị Công Nhân sinh năm 1979 tại tỉnh Tiền Giang và là nhà vận động cho quyền của người lao động, và kêu gọi thế giới hỗ trợ nghiệp đoàn độc lập Việt Nam.
Xuất thân trong một gia đình công nhân viên chức và tốt nghiệp Đại học Luật, bà Công Nhân từng làm việc tại Văn phòng Đoàn Luật sư Hà Nội và văn phòng Luật sư Thiên Ân.
Bà là một thành viên của Nhóm 8406, tổ chức chính trị, kêu gọi dân chủ đa nguyên tại Việt Nam và bị tạm giam và kết án 4 năm tù và 3 năm quản chế tại Hà Nội vào tháng 3 năm 2007.
Cáo trạng nói bà Lê Thị Công Nhân đã "tuyên truyền chống Nhà nước", và Nhà nước xóa tên bà khỏi danh sách Đoàn Luật sư Hà Nội.
Hiện đã mãn hạn tù, bà tiếp tục bị quản chế tại gia ở Hà Nội.
Gần đây có tin bà Thị Công Nhân tiếp tục bị Công an Hà Nội thẩm vấn với lý do vi phạm lệnh quản chế.
7. Trần Thị Thúy

female dissident vietnamBản quyền hình ảnh Youtube
Image caption Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) kêu gọi hành động khẩn cấp cho trường hợp của tù nhân Trần Thị Thúy ở Việt Nam.
Bà Trần Thị Thúy là một Phật tử Hòa Hảo đang thụ án tù 8 năm sau khi bị kết án "có những hoạt động nhằm lật đổ chính quyền" theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự.
Bà bị bắt giữ hồi tháng Tám năm 2010 và đang bị giam giữ tại trại An Phước, tỉnh Bình Dương.
Mang bệnh nan y trong người, bà cần được điều trị, và tình trạng của bà hiện nay được Ân xá Quốc tế (Amnesty International, London) kêu gọi cần được trợ giúp khẩn cấp.
Bình luận về Đối thoại Nhân quyền Việt - Mỹ
Còn 'giới hạn về tự do tôn giáo' ở VN
Blogger Điếu Cày điều trần tại Hạ viện Mỹ

Mẹ NấmBản quyền hình ảnh STR/Getty Images
Image caption Vụ xử bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người là mẹ đơn thân nuôi hai con nhỏ đã thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế
Ngoài các tù nhân lương tâm là nữ giới kể trên, còn có một số phụ nữ khác hiện bị tù, đó là Mai Thị Dung, Phạm Thanh Nghiên, Hồ Thị Bích Khương, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh.
Trong những dịp quốc tế Phụ nữ hàng năm, một số cá nhân, thân hữu và hội đoàn không được Nhà nước công nhận đến nhà thăm viếng và tặng hoa cho các gia đình nữ tù nhân lương tâm.
Quan điểm chính thống của Việt Nam coi họ là những người "vi phạm pháp luật" và phải bị xét xử.
Chẳng hạn như về vụ xử bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói phiên tòa hôm 29/06/2017 "diễn ra công khai, đúng theo các quy định của pháp luật Việt Nam".
Việt Nam: Đem sách vào cho tù nhân
Đặng Xuân Diệu 'ra tù trước hạn'
Ông Huỳnh Văn Nén: 18 năm tù 10 tỷ đồng bồi thường

Chủ đề liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40717106

Những đứa con thơ dại của các nữ tù nhân lương tâm Việt Nam

Hòa Ái (RFA)
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và con gái, bé Nấm. (Hình: Facebook Tuyết Lan Nguyễn)
Trong vòng chưa đầy một tháng, nhà cầm quyền Việt Nam tuyên các bản án tù nặng nề đối với hai nhà hoạt động nhân quyền, Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga. Cuộc sống của những đứa trẻ thơ là con của hai nữ tù nhân lương tâm này thế nào? 
Hồn nhiên khi mẹ bị bắt?
Vào sáng sớm Thứ Ba, 25 Tháng Bảy, hình ảnh ông Phan Văn Phong, bố của hai cháu bé Phú-Tài với những cành hoa hồng trên tay bước vội về hướng cổng Tòa án Nhân dân Tỉnh Hà Nam, để tham dự phiên tòa xét xử nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga, khiến nhiều người xúc động.
Trong khi các tổ chức nhân quyền thế giới lên án mạnh mẽ việc chính quyền Hà Nội bắt giữ bà Trần Thị Nga với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước’, theo Ðiều 88 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam vào những ngày giáp Tết Ðinh Dậu thì hai đứa con thơ của bà Nga là Phú và Tài hồn nhiên trước cảnh tượng rất đông công an và an ninh đến nhà dẫn mẹ đi.
Cũng cần nhắc lại trước thời khắc giao thừa, đài RFA đã liên lạc với gia đình của bà Trần Thị Nga và có được cuộc trò chuyện rất ngắn với cháu Tài:
“-Con ơi, mẹ đi đâu rồi con?
-Ði vào tù.
-Con đón Tết, con nhớ mẹ nhiều không?
-Con đón Tết, con nhớ mẹ nhiều.”
Bố của hai bé Phú-Tài, ông Phan Văn Phong nói với chúng tôi rằng hai cháu quá quen thuộc với việc bà Nga thường xuyên bị chính quyền câu lưu hay công an, an ninh luôn xuất hiện sách nhiễu gia đình nên trong sự nhận thức non nớt của các bé chỉ đơn thuần là mẹ bị bắt vào tù giống như mẹ vắng nhà vài hôm rồi mẹ về.
Dù suốt nửa năm không được nhìn thấy mẹ và không được sống gần gũi bên cạnh mẹ, nhưng Phú và Tài vẫn nở những nụ cười tươi khi được nghe ai đó nhắc về mẹ của mình. Và dù phải thức dậy thật sớm vào 5 giờ sáng để theo bố với niềm mong ước được gặp mẹ, nhưng Phú-Tài lại ngoan ngoãn thơ thẩn chơi trên vỉa hè khi cả ba bố con không được phép vào dự phiên tòa mà chính quyền Tỉnh Hà Nam thông báo là “xét xử công khai.”
Có phải vì bối cảnh gia đình mà hai cháu Phú-Tài ngây ngô với cuộc sống vốn dĩ diễn ra như thế, như những chú gà con tự bới quào khi không được gà mẹ dang cánh ấp ôm, che chở? Hay có phải vì sống cảnh “gà trống nuôi con” nên bố của Phú-Tài không nhận biết được những dấu hiệu tâm sinh lý bất thường do không có mẹ bên cạnh của hai đứa trẻ con ông? 
Biểu hiện tâm sinh lý bất thường?
Cũng bằng độ tuổi của cháu Tài, bé Gấu, đứa con trai bé bỏng của Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một nhà hoạt động nhân quyền được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trao giải Phụ Nữ Quốc Tế Dũng Cảm năm 2017 và bị tòa án tỉnh Khánh Hòa tuyên 10 năm tù giam, có biểu hiện trầm cảm ngày một nặng hơn, kể từ khi mẹ bị bắt hồi Tháng Mười năm 2016.
Thân mẫu của Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan cho đài Á Châu Tự Do biết thời điểm con gái của bà vừa bị bắt, cháu Gấu hay khóc quấy và hỏi bà ngoại, “Mẹ đi mua sữa sao lâu quá không về?” Dần dà, bé Gấu ngồi một góc và nói chuyện một mình. Mỗi khi Gấu nói với bà ngoại những ký ức về mẹ thì y như rằng bé bị đi són trong quần vào lúc đêm tối ngủ mớ.
Không chỉ bé Gấu mà chị của Gấu, bé Nấm, 11 tuổi còn có những biểu hiện rất khác thường. Bà Tuyết Lan kể lại:
“Lúc mẹ bị bắt, bé Nấm nhìn người ta với ánh mắt rất khó chịu và trong con mắt của cháu biểu hiện sự ghét người khác hay hận thù gì đó.”
Trước biểu hiện tâm sinh lý không bình thường của hai chị em Nấm-Gấu, thân mẫu của tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh rất lo lắng. Sau nhiều tháng bà mẹ đơn thân Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt, bé Nấm được gặp mẹ trước ngày phiên tòa sơ thẩm mở ra. Tuy vậy, bé Nấm vẫn không rơi một giọt nước mắt nào trong giây phút hiếm hoi nhìn thấy mẹ.
Vì không thể tìm được bác sĩ tâm lý tại thành phố Nha Trang, bé Nấm được người quen của gia đình dắt đi điều trị ở Sài Gòn. Bà Tuyết Lan kể về lần đầu tiên bé Nấm gặp gỡ với chuyên gia tư vấn tâm lý:
“Bác sĩ tâm lý hỏi là ‘Nấm có khóc không?’ Nấm suy nghĩ và nói rằng ‘Tại sao phải khóc?’ Bác sĩ tâm lý hỏi thêm ‘Tại sao không khóc?’ Nấm trả lời lại “Khóc là hèn, là yếu đuối, không có gì để khóc hết.’”
Bà Tuyết Lan cho biết tình trạng tâm lý của bé Nấm tương đối được ổn định sau vài tháng điều trị. Và vì hoàn cảnh gia đình đơn chiếc, bé Gấu không được đưa đi khám bệnh như chị gái của mình. Bà Tuyết Lan nói về biểu hiện của bé Nấm trong thời gian gần đây:
“Lúc đầu Nấm ở trong phòng không tiếp xúc với ai. Hỏi gì cháu cũng im lặng, không nói không rằng gì hết. Bây giờ thì đã nói lại. Những ngày gần đây, Nấm đọc trên mạng xã hội về cô Trần Thị Nga. Nấm nói với tôi là ‘Cô này cũng có con nhỏ bằng tuổi Gấu, chưa đầy 5 tuổi nè ngoại à’. Nửa đêm, Nấm ôm bà và nói ‘Bà ơi, con nhớ mẹ lắm bà!’”
Chúng tôi cũng được dịp trao đổi với bé Nấm và được nghe cháu chia sẻ trong tâm thái rất bình tĩnh. Bé Nấm nhận thức rõ được vai trò của một người chị gái phải phụ bà ngoại chăm sóc cho em, sau khi nghe bà đi dự phiên tòa xét xử mẹ về và nói rằng phải chờ đến khi vào đại học thì mới được gặp lại mẹ. Ðáp câu hỏi của RFA rằng mong ước hiện tại là gì, câu trả lời của bé Nấm đã không nói cho riêng mình: “Con mong tất cả các bạn được sống với mẹ và được mẹ yêu thương, chứ mẹ không bị đi tù.”
Với lời bộc bạch của bé Nấm, khó ai có thể hình dung được một bé gái mới hơn mười tuổi đầu luôn khát khao hơi ấm của mẹ, dù được bà ngoại yêu thương và chăm sóc rất chu đáo, lại luôn sống trong sự hoài nghi, cảnh giác với mọi người xung quanh. Ánh mắt thơ ngây của bé Nấm vẫn ánh lên sự giận dữ mỗi khi bắt gặp những người lạ quanh quẩn ba bà cháu trong các sinh hoạt thường nhật bất kể ngày hay đêm.
Blogger Trịnh Bá Phương, con trai của tù nhân lương tâm Cấn Thị Thêu, một phụ nữ đấu tranh giữ đất và chống tham nhũng, chia sẻ rằng anh rất thấu hiểu và đồng cảm với bé Nấm. Anh Trịnh Bá Phương cho biết là một người trưởng thành và chuẩn bị tinh thần cho việc bố mẹ có thể bị bắt giữ bất cứ lúc nào, nhưng: “Sau khi bố mẹ em bị bắt vào ngày 25 Tháng Tư, 2014 thì hình thức mà họ sử dụng bạo lực kết hợp với nhà tù thì em nhận biết rõ hơn về sự phi nhân và tàn bạo của chế độ và tâm lý của em rất là căm thù. Mỗi khi đối diện với tất cả an ninh và những người trong chính quyền thì em cảm thấy họ là những kẻ tàn ác. Em nhìn họ như đứt từng tia máu trong ánh mắt, cảm giác căm thù đến mức độ như vậy.”
Ðài Á Châu Tự Do ghi nhận không chỉ Blogger Trịnh Bá Phương mà cộng đồng cư dân mạng xã hội cùng dư luận trong và ngoài nước đều bày tỏ sự xót xa cho các cháu bé, con của hai nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga; đồng thời cũng lên án mạnh mẽ nhà cầm quyền Việt Nam không chỉ tuyên các bản án tù nặng nề đối với hai bà mẹ đơn thân vô tội mà còn gián tiếp trút lên đầu những đứa con thơ của họ bằng sự bất nhân, tàn nhẫn và bạo quyền của một chế độ.

http://www.nguoi-viet.com/dien-dan/diendan_t7-nhung-dua-con-tho-dai-cua-cac-nu-tu-nhan-luong-tam-viet-nam/

Geen opmerkingen:

Een reactie posten