dinsdag 18 juli 2017

Google đã thay bản đồ, công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

Google đã thay bản đồ, công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

Bản đồ Google thể hiện Quần đảo Hoàng Sa (Paracel) thuộc nước Việt Nam. Sau nhiều cố gắng của các nhà khoa học Thế giới trong đó có cả chính những nhà khoa học chân chính Trung Quốc và đặc biệt công sức lớn lao của các nhà khoa học Việt Nam tại Hải Ngoại cung cấp bằng chứng khoa học, sát thực cùng với sự đấu tranh không mệt mỏi đến nay trên Google Earth đã thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam chúng ta!


Phầm mềm Google Earth đã thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam (Paracel islands belong to Vietnam)


Bản đồ Google thể hiện Quần đảo Hoàng Sa (Paracel) thuộc nước Việt Nam
QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA THUỘC VIỆT NAM
PARACEL ISLANDS & SPRATLY ISLANDS BELONG TO VIETNAM ..
西沙群島和南沙群島屬於越南
(Phiên âm câu chữ Hán:Tây Sa quần đảo và Nam Sa quần đảo thuộc về Việt Nam)
Điều này cho thấy chân lý Hoàng Sa là của chúng ta đã được Thế Giới Google (Google Earth) công nhận.
Nhân dân Việt Nam, bạn bè năm châu bốn biển hãy cùng nắm tay nhau quảng bá vào xem để đưa rating lên cao giúp bất cứ ai khi vào google sẽ hiện ra ngay hình ảnh này!
Lời bình:
– Cũng Google Earth trước đây ghi là thuộc Trung Quốc, nay ghi là thuộc Việt Nam, tức gió đã xoay chiều có lợi cho VN.
(Theo Kiến Thức)

Từ chuyện Google 
trả lại tên cho quần đảo Hoàng Sa

18/07/2015 08:59 GMT+7
TT - “Đó là quyền lực của nhiều người đồng lòng, thống nhất với nhau vì một mục đích chung” - đại diện trang web change.org nói như vậy.

Đang tải audio...
Nghe đọc bài: Từ chuyện Google 
trả lại tên cho quần đảo Hoàng Sa

Từ chuyện Google 
trả lại tên cho quần đảo Hoàng Sa
Hình ảnh tòa nhà của Trung Quốc tại nơi gọi là TP Tam Sa chiếm đóng trái phép trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tên gọi này không được công nhận - Ảnh: AFP
Một loạt yêu cầu Google trả lại tên cho đúng với tên quốc tế trên bản đồ của Google (Google Maps) đã được hãng này đáp ứng.
Bởi vì những yêu cầu đó xuất phát từ mỗi người dân, với mỗi cú click trên mạng, cùng nói lên tiếng nói vì một mục đích chung, đúng đắn, ý nghĩa.
Hôm 16-7, chúng ta thấy rất nhiều người Việt đã tỏ ra hài lòng và phấn khởi như thế nào khi trên bản đồ Google không còn chữ “Tam Sa” (Sansha) như bấy lâu nay nữa.
Đó là kết quả của hàng ngàn chữ ký trên mạng change.org, hầu hết của người Việt, gửi đến Google yêu cầu phải xóa bỏ trên bản đồ cái tên “Tam Sa” mà Trung Quốc tự đặt phi pháp trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà họ đã cưỡng chiếm từ năm 1974.
Việc Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nay trong mục tiêu độc chiếm Biển Đông, Bắc Kinh tự mở rộng xây dựng các thành phố và sân bay trên quần đảo này, tự đặt ra những cái tên của riêng mình.
Nhưng quốc tế không thể công nhận, Google là một hãng công nghệ quốc tế do đó cũng phải lắng nghe, phải xóa những cái tên do Trung Quốc tự đặt, chỉ gọi chung theo tên quốc tế là Paracel islands, tức quần đảo Hoàng Sa.
“Chúng tôi hiểu rằng các tên gọi địa lý có thể tạo nên xúc cảm sâu sắc, vì vậy chúng tôi có ngay hành động khi cần thiết” - đại diện Google trước đó đã nói vậy khi quyết định loại bỏ cái tên Hoàng Nham (Huangyan) mà Trung Quốc tự đặt cho bãi cạn đang tranh chấp với Philippines, cũng không dùng tên Panatag theo cách gọi của người Philippines mà gọi đúng tên quốc tế của nó là Scarborough.
Kết quả đó cũng làm người Philippines nức lòng, sau khi hàng ngàn người Philippines ký thỉnh nguyện thư trên trang web change.org yêu cầu Google phải xóa bỏ chữ Hoàng Nham để chỉ bãi đá mà họ khẳng định chủ quyền và đang có tranh chấp với Trung Quốc.
Google đã phải lắng nghe và sửa đổi.
Bản đồ của Google được dùng phổ biến trên toàn cầu, do đó việc sử dụng những tên địa lý trên bản đồ phải là những cái tên quốc tế và được thế giới công nhận. Lý lẽ đó được những người ký các bản kiến nghị nêu ra để Google phải thay đổi, sửa lại cho phù hợp.
Trong những trường hợp này, các công dân mạng và mạng xã hội đã cùng lên tiếng vì một mục đích chung chính nghĩa và đã được đáp ứng, thay vì nếu bằng các cách truyền thống như ngoại giao hay văn bản chính thức thì có thể mất khá nhiều thời gian và chưa hẳn đã có kết quả.
Và hiện nay, chúng ta thấy trên change.org đang có cuộc vận động ký tên gửi lãnh đạo Liên Hiệp Quốc, các quốc gia Đông Nam Á và trên thế giới yêu cầu trên các bản đồ thế giới đổi tên “biển Nam Trung Hoa” (South China sea) thành tên “biển Đông Nam Á” (Southeast Asia sea).
Đây cũng là một yêu cầu chính đáng, không thể để Trung Quốc bằng một cái tên vô lý do mình đặt ra để làm thành một trong những bằng chứng phục vụ âm mưu độc chiếm Biển Đông như họ tự vẽ ra “đường lưỡi bò”.
Yêu cầu này, cũng của đa số người Việt, nêu ra đầy đủ dữ liệu địa lý và lịch sử để khẳng định cái tên “biển Nam Trung Hoa” là không đúng và vô lý. Những ngày qua, trên các mạng xã hội đã lan truyền thông tin này và được nhiều người đồng lòng ký tên.
Đây là điều đáng để chúng ta suy nghĩ, đó là thay vì lên mạng làm “thánh” hay “chém gió” thì đồng lòng hành động vì một mục đích chung, ý nghĩa hơn.
NGUYỄN TRƯỜNG UY

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/thoi-su-suy-nghi/20150718/tu-chuyen-google-tra-lai-ten-cho-quan-dao-hoang-sa/779268.html


Thứ năm, 16/7/2015 | 21:20 GMT+7

Google Maps bỏ tên 'Tam Sa' khỏi quần đảo Hoàng Sa

Google Maps loại bỏ cái gọi là "thành phố Tam Sa" trên bản đồ đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, sau một chiến dịch phản đối trang web này sử dụng tên phi pháp mà Trung Quốc tự đặt ra.

map3-5855-1437056221.jpg
Hiển thị của quần đảo Hoàng Sa hiện nay trên Google Maps. Đồ họa: Google Maps
Trang Google Maps hiện đánh dấu toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bằng tên quốc tế là Paracel. Việc tìm kiếm "Tam Sa" (Sansha) theo cách gọi của Trung Quốc trước đây với đảo Phú Lâm không hiển thị được kết quả nào.
Cái gọi là "thành phố Tam Sa" được Trung Quốc thành lập trên đảo Phú Lâm của Việt Nam từ tháng 7/2012 nhằm kiểm soát các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, và bãi cạn Scarborough tranh chấp với Philippines.
Bất chấp sự phản đối của Việt Nam, Trung Quốc liên tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và hồi đầu tháng này thành lập ủy ban lập pháp tại đây, xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền của Việt Nam.
Một chiến dịch vận động đã diễn ra trên trang web Change.org thời gian qua, với hơn 2.000 người ký tên yêu cầu Google Maps bỏ tên tên tiếng Hoa khỏi bãi cạn tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines. Hiện bãi cạn cũng được đánh dấu bằng tên quốc tế là Scarborough, thay vì được xem là một phần của quần đảo Trung Sa (Zhongsha), thuộc "Tam Sa" của Trung Quốc như trước đây. 
"Chúng tôi đã cập nhật cho Google Maps để khắc phục vấn đề. Chúng tôi hiểu rằng các địa danh có thể tác động sâu sắc đến cảm xúc, đó là lý do tại sao chúng tôi nhanh chóng sửa chữa ngay khi nhận thấy vấn đề này", văn phòng Google cho hay trong một thông cáo hôm 14/7. 
Việt Nam khẳng định việc chiếm đóng bằng vũ lực của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa là vô giá trị và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này.
Anh Ngọc

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/google-maps-bo-ten-tam-sa-khoi-quan-dao-hoang-sa-3249770.html

Geen opmerkingen:

Een reactie posten