dinsdag 18 juli 2017

Hậu quả bão Talas : sau cơn mưa đường phố Hà..."Lội" biếni thành..."hồ" (!) + Hàng chục tàu thuyền Quảng Bình ...đi chầu Hà Bá + 8 người Nghệ An...qui tiên !

Ảnh hưởng bão, đường Hà Nội thành 'biển nước'

Trận mưa lớn liên tục từ sáng nay khiến nhiều tuyến phố ở khu vực đường vành đai 3 và trung tâm thủ đô ngập sâu.
Ảnh hưởng của cơn bão số 2 đổ bộ vào miền Trung, ngày 17/7, trận mưa kéo dài từ sáng đã khiến nhiều tuyến đường ngập sâu. Tại đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân..., nhiều đoạn ngập tới 70 cm.
Đường vành đai 3, Nguyễn Xiển, ngập kéo dài vài trăm mét. Các phương tiện phải đi dạt về phía ta luy để tránh chỗ ngập sâu.
Trên tuyến phố trung tâm Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo..., cảnh sát giao thông phải luôn túc trực để điều tiết giao thông.
Cảnh sát giúp đỡ người dân qua đoạn ngập sâu.
Trên phố Tạ Hiện (quận Hoàn Kiếm) có khu vực ngập 70cm. Nước tràn vào nhà dân, đồ đạc bị hư hỏng.
Nhiều hoạt động của người dân bị ảnh hưởng.
Theo Công ty Thoát nước Hà Nội, từ hồi 9h đến 12h30, lượng mưa đo được tại khu vực Nam Từ Liêm khoảng 121mm; Nguyễn Khuyến 103mm; Vân Hồ 126,2mm; Cầu Giấy 122,9 mm, Mễ Trì 129,1mm...
Một cửa hàng trên phố Tạ Hiện ngập trong nước.
Theo Phòng Cảnh sát giao thông, đến 12h xuất hiện 28 điểm ngập úng, tập trung tại quận Cầu Giấy - Nam Từ Liêm bao gồm đường: Hoàng Minh Giám, đường khu Đại học Công Nghiệp, bến xe Mỹ Đình, Tôn Thất Thuyết, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Tuấn Tài...
Hà Nội không ghi nhận có cây hoặc đèn tín hiệu bị đổ. Phòng cảnh sát giao thông bố trí 100% cán bộ có mặt ở điểm ngập úng trên địa bàn được giao phụ trách.

Nhóm phóng viên

http://vnexpress.net/photo/thoi-su/anh-huong-bao-duong-ha-noi-thanh-bien-nuoc-3614469.html

Thứ ba, 18/7/2017 | 16:39 GMT+7
|
Thứ ba, 18/7/2017 | 16:39 GMT+7

8 người chết, 6 mất tích do bão Talas

Nghệ An thiệt hại nặng nhất với 7 người chết và mất tích. Khoảng 90.000 cây xanh bị đổ, hàng chục tuyến quốc lộ bị chia cắt, hư hỏng.

Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, đến 7h ngày 18/7, bão khiến ít nhất 4 người chết, trong đó một người tại Hà Giang bị lũ cuốn trôi. Ba người còn lại ở Nghệ An, một bị mái tôn đè và hai là nạn nhân vụ lật tàu VTB 26
Bão cũng làm ít nhất 5 người mất tích gồm một ở Yên Bái và 4 thuyền viên tàu VTB 26. Ngoài ra, 19 người bị thương ở Quảng Bình.
ưa lớn khiến một số tuyến đường ở TP Hà Tĩnh bị ngập.
Mưa lớn khiến cây đổ và một số tuyến đường ở TP Hà Tĩnh bị ngập. Ảnh: Đức Hùng.
Tuy nhiên, thống kê từ địa phương thể hiện số người chết liên quan đến mưa bão tăng cao hơn, như chiều 17/7 một phụ nữ 66 tuổi ở Nghệ An bị lũ cuốn mất tích trên đường đi rẫy về nhà. 
Hai cán bộ đi khắc phục tình trạng sạt lở quốc lộ 16 qua huyện Quế Phong (Nghệ An) tử vong vì xe lật. Xe này nằm trong đoàn 4 xe của Tổng cục đường bộ, Cục quản lý đường bộ 2, Sở Giao thông Nghệ An
Cùng ngày, thi thể hai bé trai được phát hiện dưới hố tự hoại sâu một mét của trường tiểu học ở Hà Tĩnh. 
Bão còn làm hàng chục ngôi nhà ở Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bị hư hỏng, ngập nước; nhiều tàu thuyền bị chìm; hàng trăm nghìn ha lúa và hoa màu úng ngập; gần 90.000 cây xanh bị đổ.

Quốc lộ sạt lở, hư hỏng
Không bị ảnh hưởng trực tiếp, nhưng một số vùng miền núi Thanh Hóa bị chia cắt do hoàn lưu bão gây mưa lớn, nhiều hộ dân phải di dời khẩn cấp. Quốc lộ 217, giáp ranh hai xã Mường Mìn và Sơn Điện (huyện Quan Sơn) xuất hiện vết nứt dài hơn 150 m dọc ta luy âm. Chỗ sụt sâu nhất khoảng một mét, rộng 40-60 cm.
Tại huyện Lang Chánh, nước từ thượng nguồn đổ về làm các sông Âm, sông Chảy lên cao, các tuyến đường bị nước nhấn chìm gây nên tình trạng chia cắt giữa các bản, phương tiện không qua lại được. Con đập vào xã Luận Khê, huyện Thường Xuân chìm trong biển nước khiến người dân rơi vào cảnh cô lập. 
Vết nứt kéo dài 150 m trên quốc lộ 217 sau mưa lớn. Ảnh: Lam Sơn
Vết nứt kéo dài 150 m trên quốc lộ 217 sau mưa lớn. Ảnh: Lam Sơn
Tại Hòa Bình, mưa lớn gây lũ quét làm ngưng trệ giao thông nhiều đường liên xã. Nhiều cầu bị ngập nặng như cầu Cả (Cao Phong); cầu Khai Đồi (xã Nuông Dăm, Kim Bôi). Nước lũ cũng chia cắt đường từ trung tâm huyện về xã Địch Giáo (Tân Lạc), khu vực cầu Bãi Ma - Sơn Thuỷ (Kim Bôi).
Huyện Mộc Châu (Sơn La), quốc lộ 6 bị gián đoạn giao thông nhiều giờ. Đoạn bị nặng nhất là cổng sau của khách sạn Mường Thanh. Ở Sa Pa (Lào Cai), nước lũ từ trên cao đổ xuống cuồn cuộn như thác chảy qua các con đường, xuyên qua nhà dân, làm tắc đường qua huyện Bát Xát. Đường trục xã Tòng Sành - Tả Tòng Sành - Tả Hồ bị sạt lở 5 điểm.
Nước lũ dâng cao tại xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi).
Nước lũ dâng cao tại xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi). Ảnh: Báo Hòa Bình.
Tai nạn trên biển
Bão đánh lật, chìm hơn 50 tàu các loại, trong đó Quảng Bình bị nặng nhất với hơn 40 tàu sóng đánh tung lên bờ, vỡ nát.
Vụ việc nghiêm trọng nhất là lúc 2h ngày 17/7, tàu vận tải VTB 26 chở 13 thuyền viên cùng 5.200 tấn than, từ Quảng Ninh vào Cửa Lò (Nghệ An) bị lật úp. Chiều 17/7, lực lượng chức năng đã vớt được 7 thuyền viên và 2 thi thể; còn 4 thuyền viên mất tích. 

Thuyền viên gặp nạn tàu VTB 26 được chuyển lên bờ
Trước đó ngày 16/7, một tàu cá Quảng Ngãi bị hỏng máy trôi trên biển Nha Trang (Khánh Hòa). Lực lượng chức năng đã lai dắt tàu cùng 6 ngư dân về bờ an toàn.
Cùng ngày, tàu cá Phú Yên có một ngư dân gặp nạn ở khu vực đảo Phú Quý (Bình Thuận) cũng được cấp cứu kịp thời.
Bão trái quy luật
Tại cuộc họp đánh giá việc ứng phó với bão ngày 18/7, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Bộ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường cho rằng, cơn bão đầu tiên đổ bộ đất liền miền Trung Việt Nam vào tháng 7 là trái quy luật, thông thường bão hay vào miền Bắc.
Hình thành từ vùng áp thấp sáng 13/7 và mạnh lên thành bão chỉ trong hai ngày - thời gian rất ngắn. Đặc biệt thời gian lưu trên đất liền khá lâu, 5 tiếng (từ 1h đến 4h sáng 17/7) tại Nghệ An, với sức gió cấp 8-9, giật cấp 10-11. Hoàn lưu của bão còn gây mưa lớn tại nhiều địa phương ở Bắc và Bắc Trung Bộ.
Bài học về quản lý tàu vãng lai
Liên quan đến vụ tàu VTB 26 bị lật chìm, khiến 13 thuyền viên mất tích, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, đây là bài học về quản lý tàu vãng lai trong tránh trú bão. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cần áp dụng biện pháp hành chính đưa người vào bờ.
Ông Trương Đức Nghĩa, Chánh văn phòng quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết, việc tìm kiếm 4 người mất tích ngày càng khó khăn do tác động của dòng chảy đẩy người đi xa. Lực lượng tìm kiếm đang triển khai trên toàn bộ tuyến biển nam Thanh Hóa - bắc Hà Tĩnh. Vụ việc cũng cho thấy cần hướng dẫn sắp xếp neo đỗ tàu cẩn thận hơn.
Phạm Hương   |  


Geen opmerkingen:

Een reactie posten