Bắt đầu tiến hành đại trùng tu Nhà thờ Đức Bà 140 tuổi ở Sài Gòn
Việc tiến hành đại trùng tu Nhà thờ Đức Bà lần này dự kiến kéo dài khoảng hơn 2 năm thì hoàn thành. Hiện tại đơn vị thi công đã bắt đầu dựng rào chắn để phục vụ việc trùng tu.
Ngày 4/7, Linh mục Tổng Đại diện Giáo phận Sài Gòn Linh mục Hồ Văn Xuân – Trưởng ban trùng tu cho biết đã bắt đầu việc trùng tu Nhà thờ Đức Bà (quận 1, TP. HCM). Trước đó ngày 12/4 UBND TP. HCM đã cấp phép cho Tòa Tổng giám mục tiến hành trùng tu nhà thờ. Sở GTVT chấp thuận phương án rào chắn phục vụ thi công.
Linh mục Hồ Văn Xuân cho biết dự kiến mất khoảng 3 tuần để dựng rào chắn, mất 1 năm để làm vệ sinh, kiểm tra, khảo sát công trình và tiến hành dựng giàn giáo rồi thay phần mái ngói. Riêng đối với 2 tháp nhọn phía trước phải mất ít nhất 1 năm nữa để trùng tu sau đó sửa chữa tiếp những bộ phận khác.
Vị Linh mục cũng thông tin, dự kiến đến đầu năm 2020 mới hoàn thành việc trùng tu Nhà thờ Đức Bà. Các tín đồ giáo sứ vẫn đến hành lễ nhưng chỉ ra ở một cửa giữa trước nhà thờ. Để đảm bảo an toàn cũng như hoàn thành đúng tiến độ thi công, các hoạt động tham quan sẽ bị tạm dừng.
Trước đó, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã trình lên UBND TP HCM dự án tu sửa cấp thiết mái ngói Nhà thờ Đức Bà vì đây là công trình tôn giáo, di tích lịch sử – văn hóa. Cụ thể, dự án trùng tu Nhà thờ Đức Bà được phê duyệt gồm hạng mục mái ngói của thánh đường. Mái ngói được đề nghị sửa chữa dài 91m, rộng 35 m và cao 57,3 m. Trong phần này sẽ thay thế, bổ sung mái ngói tây, ngói vảy cá, ngói âm dương theo nguyên trạng, còn bờ mái bờ nóc, bờ chảy sẽ xây lại nguyên trạng.
Được biết nguồn kinh phí trùng tu là do Tòa tổng giám mục Sài Gòn vận động từ nguồn xã hội hóa.
hosting giá rẻ lăng mộ đá công ty dịch thuật ghế cafe bàn ghế cafe Linh mục Hồ Văn Xuân cho biết dự kiến mất khoảng 3 tuần để dựng rào chắn, mất 1 năm để làm vệ sinh, kiểm tra, khảo sát công trình và tiến hành dựng giàn giáo rồi thay phần mái ngói. Riêng đối với 2 tháp nhọn phía trước phải mất ít nhất 1 năm nữa để trùng tu sau đó sửa chữa tiếp những bộ phận khác.
Vị Linh mục cũng thông tin, dự kiến đến đầu năm 2020 mới hoàn thành việc trùng tu Nhà thờ Đức Bà. Các tín đồ giáo sứ vẫn đến hành lễ nhưng chỉ ra ở một cửa giữa trước nhà thờ. Để đảm bảo an toàn cũng như hoàn thành đúng tiến độ thi công, các hoạt động tham quan sẽ bị tạm dừng.
Trước đó, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã trình lên UBND TP HCM dự án tu sửa cấp thiết mái ngói Nhà thờ Đức Bà vì đây là công trình tôn giáo, di tích lịch sử – văn hóa. Cụ thể, dự án trùng tu Nhà thờ Đức Bà được phê duyệt gồm hạng mục mái ngói của thánh đường. Mái ngói được đề nghị sửa chữa dài 91m, rộng 35 m và cao 57,3 m. Trong phần này sẽ thay thế, bổ sung mái ngói tây, ngói vảy cá, ngói âm dương theo nguyên trạng, còn bờ mái bờ nóc, bờ chảy sẽ xây lại nguyên trạng.
Được biết nguồn kinh phí trùng tu là do Tòa tổng giám mục Sài Gòn vận động từ nguồn xã hội hóa.
Nhà thờ Đức Bà được khởi công ngày 7/10/1877, rộng 35m, dài 93m là đồ án thiết kế do kiến trúc sư Pháp Bonard thực hiện theo kiểu Roman cải biên, mô phỏng nhà thờ Notre Dame của Paris.
Đến ngày 11/4/1880, nhà thờ Đức Bà được khánh thành. Vào năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6m và hai tháp có 6 chuông đồng lớn nặng 28,85 tấn. Trên đỉnh tháp có đính một cây thánh giá cao 3,5m, ngang 2m, nặng 600kg. Tổng thể chiều cao từ mặt đất lên đỉnh thánh giá là 60,5m.
theo Trí Thức Trẻ
theo Trí Thức Trẻ
http://vnonline.vn/bat-dau-tien-hanh-dai-trung-tu-nha-tho-duc-ba-140-tuoi-http://vnonline.vn/bat-dau-tien-hanh-dai-trung-tu-nha-tho-duc-ba-140-tuoi-o-sai-gon/o-sai-gon/
Nhà thờ Ba Chuông một mảng ký ức Sài Gòn
Tọa lạc trên con đường Lê Văn Sỹ (Q. Phú Nhuận, TPHCM), ngôi thánh đường Đaminh Ba Chuông khoác trên mình chiếc áo Á Đông hiện lên như một nét chấm phá giữa chốn phồn hoa đô hội, khơi gợi trong tâm tưởng người con đất Việt dáng dấp của một ngôi đình làng đậm nét văn hóa dân tộc.
Ký ức hóa tâm hồn
Gọi cụ Antôn Nguyễn Văn Sản (90 tuổi) giống như “già làng” của Đaminh Ba Chuông cũng không là quá lời, bởi cụ chính là một nhân chứng sống chứng kiến và ghi nhận bao nhiêu thăng trầm cùng bước chuyển mình “ngoạn mục” của giáo xứ Ba Chuông ngày nay sau 50 năm thành lập và phát triển. Người cao niên thường sống với ký ức và hoài niệm của mình, dẫu cho tuổi già sức yếu nhưng khi được hỏi về xứ đạo một thời xa xưa, cụ say sưa kể, dẫn chúng tôi quay ngược thời gian trở về những năm 1967, khi giáo xứ mới hình thành. Lúc ấy, họ đạo còn nhỏ bé và thưa thớt, mới có 324 người được rửa tội và 425 bổn đạo lãnh bí tích Thêm sức. “Tôi là người đầu tiên dẫn cha Vinhsơn Mai Cao Hiển, chánh xứ tiên khởi, đi thăm giáo dân, đồng thời là người làm sổ gia đình cho họ, khi này giáo xứ còn nhỏ bé, phía sau là vườn rau muống, còn khá hoang sơ, toàn nhà tranh vách gỗ, đường đi lối lại cách trở”, cụ hồi tưởng.
Nhà thờ Đaminh được xây dựng theo hình thánh giá. Mặt tiền thánh đường trông giống như một chiếc khánh, tiền sảnh với mái cong ngửa lên tượng trưng cho bàn thờ, phía trên đắp nổi một đĩa thánh, với cuốn sách mở có ghi chữ Veritas (Chân lý). Điểm độc đáo nhất của nhà thờ là “tháp chuông gạch đỏ”, cao 14 mét được xây tách biệt. Tháp xây ba khía tựa như bông huệ mở ra ba hướng, dưới nhỏ trên to với ba quả chuông được đặt từ Pháp mang về. Đỉnh tháp chuông có trái địa cầu cách điệu bằng những đường kinh tuyến và vĩ tuyến, nổi bật vào ban đêm nhờ ánh sáng điện rực rỡ. Dân xích lô, tài xế taxi, thợ thuyền, sinh viên… hay gọi là nhà thờ Ba Chuông để phân biệt với các nhà thờ khác. Tên “Ba Chuông” mới đầu được truyền miệng, lâu ngày đi vào trái tim và trở thành ký ức của biết bao thế hệ, nhất là từ ngày xứ đạo trở thành trung tâm cổ võ lòng sùng kính thánh Martinô Porres.
Từ ngày giáo xứ được thành lập, cùng với thời gian, các trường học, tu viện, nhà nguyện cũng phát triển theo, chợ Vườn Xoài, chợ ông Tạ ngày một phồn thịnh, đồng nghĩa với việc dân tứ xứ đổ về làm ăn sinh sống. Ngày nay, trải qua một chặng đường dài “lột xác”, khu đường Lê Văn Sỹ, Lăng Cha Cả và khu ông Tạ đã thay đổi hoàn toàn, từ một khu đất hoang sơ, trồng rau cấy lúa nay đã trở thành khu đất vàng, ai cũng muốn đến định cư buôn bán.
Chuyển mình
Đời sống phát triển, dân cư tập trung về ngày càng đông, số giáo dân trong vùng cũng tăng lên đáng kể. Người người kéo nhau đến giáo xứ Đaminh Ba Chuông đi lễ, trong đó có đông đảo người từ nơi khác tới, nhà thờ trở nên chật hẹp, ước mong có một ngôi thánh đường xứng hợp là chính đáng. Năm 2003, linh mục Giuse Phạm Hưng Thịnh lúc đó đang là chánh xứ nhận trách nhiệm xây dựng nhà thờ mới theo tinh thần hội nhập văn hóa.
Muốn thoát ra khỏi lối kiến trúc Gothic vốn đã quen mắt với cộng đoàn giáo dân, ý tưởng xây dựng ngôi thánh đường mang phong cách Á Đông, thuần Việt là một quyết định táo bạo. Cảm quan đầu tiên, đập vào mắt người chiêm ngắm là nhà thờ mang dáng dấp giống như một ngôi đình của làng xã Việt Nam với hình vuông, mái cong, vừa truyền thống nhưng cũng pha vào đó lối kiến trúc hiện đại với bê tông cốt thép, tường ốp gạch. Tất cả cùng hòa điệu tạo nên một ngôi nhà Chúa vừa nguy nga tráng lệ mà cũng không kém phần thanh thoát bởi màu men lam nhẹ nhàng.
Khởi đi từ nét đẹp truyền thống, hình thức bên ngoài của ngôi thánh đường Đaminh Ba Chuông dựa trên nền tảng kiến trúc và mỹ thuật Việt Nam, với các mái đao đầu rồng vươn đến đỉnh thánh giá cao 40 mét. Bước vào bên trong lại choáng ngợp bởi cách bài trí với bố cục hiện đại trải dài trên diện tích 1200m2. Lòng thánh đường mở rộng ra bốn phía, trung tâm là bàn thánh hình tròn, mang tính quy tụ và hiệp thông với sức chứa lên đến 1500 người, tính luôn ngoài khuôn viên có thể lên đến 3000 người. Chính vì lối thiết kế này nên ngoài việc cử hành mục vụ, còn là không gian gặp gỡ, đón tiếp mọi người trong các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật đạo đời, cổ võ sinh hoạt nhân văn thăng tiến con người.
Các tác phẩm nghệ thuật thánh được tuyển chọn trang trí bên trong cũng vô cùng độc đáo, gồm những bức tranh, tượng, phù điêu gốm sứ với các chất liệu quý làm nên một khung cảnh uy nghi tráng lệ. Bên ngoài khuôn viên nhà thờ có ba quảng trường: Đức Mẹ La Vang, thánh Martinô và các thánh tử đạo Việt Nam. Không gian rợp bóng cây xanh, khung cảnh hữu tình níu chân không biết bao nhiêu người con chạy đến với Chúa.
Giao ước yêu thương
Đaminh Ba Chuông đang hướng đến mô hình Giáo hội tham gia, trong đó tất cả mọi thành phần dân Chúa sống theo ơn gọi riêng, cùng được kêu gọi và nhóm lại bởi Lời Chúa. Chính vì thế, nơi đây lúc nào cũng hừng hực sức sống bởi các sinh hoạt đoàn thể vô cùng đa dạng và phong phú như nhóm Lòng Chúa Thương Xót, Sinh Viên Nhịp Bước, Gia Đình Truyền Tin, Huynh Đoàn Đaminh, Ban Mỹ Thuật Đaminh, Huynh Đoàn Khuyết Tật Kitô Vua… Không chỉ quy tụ anh chị em trong và ngoài xứ đến cầu nguyện, giao lưu, học hỏi, trao đổi đời sống đạo hay kinh nghiệm dấn thân phục vụ, các hội nhóm này còn dang rộng vòng tay thực thi bác ái, lan tỏa yêu thương.
Bài bản và quy củ, hầu như nhóm nào cũng có tôn chỉ hoạt động riêng nhưng đồng lòng trong việc lấy hy sinh bác ái làm đầu. Điển hình là ban bác ái của giáo xứ, hằng tháng đều tổ chức phát gạo cho những hộ gia đình khó khăn, mỗi năm ba lần đi từ thiện ở vùng sâu vùng xa. Còn với nhóm Gia Đình Truyền Tin thì khởi sự bằng những hoạt động đơn sơ như sửa nhà cửa, chăm sóc bệnh nhân, dạy học, thăm viếng tặng quà cho người khuyết tật tại các trung tâm… Hướng đến những giá trị tinh thần, nhóm Sinh Viên Nhịp Bước Đaminh có tôn chỉ cùng học hỏi, giúp nhau sống đức tin giữa cuộc sống ngày càng nhiều thách đố, hoàn thiện chân dung người trẻ dám dấn thân, quyết liệt trên con đường tìm kiếm tri thức nhưng vẫn luôn giữ cho tâm hồn thánh thiện trong đức tin Kitô giáo. Không chỉ dừng lại ở đó, nhằm góp phần thăng hoa đời sống của người tín hữu, nhóm Mỹ Thuật Đaminh (Dominiart) được cha Giuse Phạm Hưng Thịnh thành lập năm 2008 như là một sân chơi bổ ích cho anh chị em họa sĩ, điêu khắc, nhiếp ảnh được cống hiến tài năng của mình bằng cách rao truyền Tin Mừng qua nghệ thuật thánh.
“Đất lành chim đậu”, mảnh đất hiền hòa này giờ đây đã là điểm đến thân thương của hàng ngàn người, trở thành một giáo xứ “quốc tế” bởi nhiều người đến tham dự thánh lễ cũng như tham gia các sinh hoạt đoàn thể tại Đaminh Ba Chuông là từ nơi khác đến, có cả khách quốc tế đến tham quan du lịch, giáo dân trong xứ chỉ chiếm một phần nhỏ. Lý giải về sự thu hút trên, cha chánh xứ Giuse Lưu Công Chỉnh cho biết : “Khác với những giáo xứ truyền thống, nhà thờ Đaminh Ba Chuông thuộc dòng Đaminh nên cách quản lý và cử hành phụng vụ có sự linh hoạt, năng động. Nhiều linh mục thay phiên cử hành thánh lễ nên không gây sự nhàm chán, đơn điệu. Với thế mạnh về thuyết giảng, vị chủ tế luôn có cách diễn giải Lời Chúa sao cho giáo dân dễ nghe, dễ hiểu, dễ áp dụng vào cuộc sống ngày thường. Thêm nữa, các cha trong tu viện lại luôn vui vẻ, gần gũi với con chiên, tạo cho họ có cảm giác mình được yêu thương và đón nhận”. Ngài nói thêm, 50 năm nhìn lại, chúng tôi đã cố gắng hết sức để làm sáng danh Chúa, nỗ lực không ngừng nghỉ để làm cho Lời Chúa được sinh hoa kết trái. Với những hồng ân mà giáo xứ nhận được, tất cả đều nhờ có Chúa và các thánh phù trợ. Riêng với cụ Sản thì : “Mọi hơi thở, từng khắc khoải của cuộc sống, của cộng đồng, của người tín hữu khi chào đời, lớn lên, trưởng thành và cả lúc nhắm mắt xuôi tay…thì nhà thờ là niềm tự hào, là một phần ký ức hóa tâm hồn”.
Gọi cụ Antôn Nguyễn Văn Sản (90 tuổi) giống như “già làng” của Đaminh Ba Chuông cũng không là quá lời, bởi cụ chính là một nhân chứng sống chứng kiến và ghi nhận bao nhiêu thăng trầm cùng bước chuyển mình “ngoạn mục” của giáo xứ Ba Chuông ngày nay sau 50 năm thành lập và phát triển. Người cao niên thường sống với ký ức và hoài niệm của mình, dẫu cho tuổi già sức yếu nhưng khi được hỏi về xứ đạo một thời xa xưa, cụ say sưa kể, dẫn chúng tôi quay ngược thời gian trở về những năm 1967, khi giáo xứ mới hình thành. Lúc ấy, họ đạo còn nhỏ bé và thưa thớt, mới có 324 người được rửa tội và 425 bổn đạo lãnh bí tích Thêm sức. “Tôi là người đầu tiên dẫn cha Vinhsơn Mai Cao Hiển, chánh xứ tiên khởi, đi thăm giáo dân, đồng thời là người làm sổ gia đình cho họ, khi này giáo xứ còn nhỏ bé, phía sau là vườn rau muống, còn khá hoang sơ, toàn nhà tranh vách gỗ, đường đi lối lại cách trở”, cụ hồi tưởng.
Nhà thờ Đaminh được xây dựng theo hình thánh giá. Mặt tiền thánh đường trông giống như một chiếc khánh, tiền sảnh với mái cong ngửa lên tượng trưng cho bàn thờ, phía trên đắp nổi một đĩa thánh, với cuốn sách mở có ghi chữ Veritas (Chân lý). Điểm độc đáo nhất của nhà thờ là “tháp chuông gạch đỏ”, cao 14 mét được xây tách biệt. Tháp xây ba khía tựa như bông huệ mở ra ba hướng, dưới nhỏ trên to với ba quả chuông được đặt từ Pháp mang về. Đỉnh tháp chuông có trái địa cầu cách điệu bằng những đường kinh tuyến và vĩ tuyến, nổi bật vào ban đêm nhờ ánh sáng điện rực rỡ. Dân xích lô, tài xế taxi, thợ thuyền, sinh viên… hay gọi là nhà thờ Ba Chuông để phân biệt với các nhà thờ khác. Tên “Ba Chuông” mới đầu được truyền miệng, lâu ngày đi vào trái tim và trở thành ký ức của biết bao thế hệ, nhất là từ ngày xứ đạo trở thành trung tâm cổ võ lòng sùng kính thánh Martinô Porres.
Ngôi nhà thờ ngày xưa |
Chuyển mình
Đời sống phát triển, dân cư tập trung về ngày càng đông, số giáo dân trong vùng cũng tăng lên đáng kể. Người người kéo nhau đến giáo xứ Đaminh Ba Chuông đi lễ, trong đó có đông đảo người từ nơi khác tới, nhà thờ trở nên chật hẹp, ước mong có một ngôi thánh đường xứng hợp là chính đáng. Năm 2003, linh mục Giuse Phạm Hưng Thịnh lúc đó đang là chánh xứ nhận trách nhiệm xây dựng nhà thờ mới theo tinh thần hội nhập văn hóa.
Muốn thoát ra khỏi lối kiến trúc Gothic vốn đã quen mắt với cộng đoàn giáo dân, ý tưởng xây dựng ngôi thánh đường mang phong cách Á Đông, thuần Việt là một quyết định táo bạo. Cảm quan đầu tiên, đập vào mắt người chiêm ngắm là nhà thờ mang dáng dấp giống như một ngôi đình của làng xã Việt Nam với hình vuông, mái cong, vừa truyền thống nhưng cũng pha vào đó lối kiến trúc hiện đại với bê tông cốt thép, tường ốp gạch. Tất cả cùng hòa điệu tạo nên một ngôi nhà Chúa vừa nguy nga tráng lệ mà cũng không kém phần thanh thoát bởi màu men lam nhẹ nhàng.
Khởi đi từ nét đẹp truyền thống, hình thức bên ngoài của ngôi thánh đường Đaminh Ba Chuông dựa trên nền tảng kiến trúc và mỹ thuật Việt Nam, với các mái đao đầu rồng vươn đến đỉnh thánh giá cao 40 mét. Bước vào bên trong lại choáng ngợp bởi cách bài trí với bố cục hiện đại trải dài trên diện tích 1200m2. Lòng thánh đường mở rộng ra bốn phía, trung tâm là bàn thánh hình tròn, mang tính quy tụ và hiệp thông với sức chứa lên đến 1500 người, tính luôn ngoài khuôn viên có thể lên đến 3000 người. Chính vì lối thiết kế này nên ngoài việc cử hành mục vụ, còn là không gian gặp gỡ, đón tiếp mọi người trong các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật đạo đời, cổ võ sinh hoạt nhân văn thăng tiến con người.
Giao ước yêu thương
Đaminh Ba Chuông đang hướng đến mô hình Giáo hội tham gia, trong đó tất cả mọi thành phần dân Chúa sống theo ơn gọi riêng, cùng được kêu gọi và nhóm lại bởi Lời Chúa. Chính vì thế, nơi đây lúc nào cũng hừng hực sức sống bởi các sinh hoạt đoàn thể vô cùng đa dạng và phong phú như nhóm Lòng Chúa Thương Xót, Sinh Viên Nhịp Bước, Gia Đình Truyền Tin, Huynh Đoàn Đaminh, Ban Mỹ Thuật Đaminh, Huynh Đoàn Khuyết Tật Kitô Vua… Không chỉ quy tụ anh chị em trong và ngoài xứ đến cầu nguyện, giao lưu, học hỏi, trao đổi đời sống đạo hay kinh nghiệm dấn thân phục vụ, các hội nhóm này còn dang rộng vòng tay thực thi bác ái, lan tỏa yêu thương.
Bài bản và quy củ, hầu như nhóm nào cũng có tôn chỉ hoạt động riêng nhưng đồng lòng trong việc lấy hy sinh bác ái làm đầu. Điển hình là ban bác ái của giáo xứ, hằng tháng đều tổ chức phát gạo cho những hộ gia đình khó khăn, mỗi năm ba lần đi từ thiện ở vùng sâu vùng xa. Còn với nhóm Gia Đình Truyền Tin thì khởi sự bằng những hoạt động đơn sơ như sửa nhà cửa, chăm sóc bệnh nhân, dạy học, thăm viếng tặng quà cho người khuyết tật tại các trung tâm… Hướng đến những giá trị tinh thần, nhóm Sinh Viên Nhịp Bước Đaminh có tôn chỉ cùng học hỏi, giúp nhau sống đức tin giữa cuộc sống ngày càng nhiều thách đố, hoàn thiện chân dung người trẻ dám dấn thân, quyết liệt trên con đường tìm kiếm tri thức nhưng vẫn luôn giữ cho tâm hồn thánh thiện trong đức tin Kitô giáo. Không chỉ dừng lại ở đó, nhằm góp phần thăng hoa đời sống của người tín hữu, nhóm Mỹ Thuật Đaminh (Dominiart) được cha Giuse Phạm Hưng Thịnh thành lập năm 2008 như là một sân chơi bổ ích cho anh chị em họa sĩ, điêu khắc, nhiếp ảnh được cống hiến tài năng của mình bằng cách rao truyền Tin Mừng qua nghệ thuật thánh.
Thánh lễ tạ ơn kỷ niệm 50 năm thành lập giáo xứ Đaminh Ba Chuông (1967-2017) diễn ra vào sáng ngày 24.6.2017 tại thánh đường giáo xứ, do Đức Tổng giám mục TGP.TPHCM Phaolô Bùi Văn Đọc chủ sự, cùng đồng tế có cha Phêrô Kiều Công Tùng – Chưởng ấn Tòa Giám mục, cha Giuse Nguyễn Đức Hòa – Giám tỉnh Tỉnh dòng Đaminh Việt Nam cùng các linh mục, tu sĩ nam nữ và đông đảo cộng đoàn dân Chúa. Trong bài giảng lễ, Đức Tổng Phaolô đã gởi lời chúc mừng đến cộng đoàn giáo xứ trong ngày kỷ niệm. Liên hệ bài Tin Mừng kính trọng thể ngày sinh nhật Thánh Gioan Baotixita, ngài nhắc nhở mỗi người hãy để ánh sáng Lời Chúa chiếu soi vào tâm hồn để nhận ra thánh ý của Thiên Chúa mà đưa ra thực hành, đồng thời chỉ ra cho mỗi một tín hữu thấy được chính mình có thể sẽ là những Gioan Baotixita làm nhiệm vụ dọn đường cho Chúa đến. “Năm mươi năm đã qua tuy không dài nhưng cũng đủ để mỗi người trong chúng ta nhìn lại sinh hoạt và đời sống của một giáo xứ, chặng đường đức tin, đức cậy và đức ái chúng ta đã thực hiện như thế nào để Chúa đến”, vị chủ chăn giáo phận nhắn nhủ. |
Nguồn: CGVDT
http://vnonline.vn/nha-tho-ba-chuong-mot-mang-ky-uc-sai-gon/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten