zaterdag 8 juli 2017

SUY THOÁI – 30 dấu hiệu kinh tế Việt Nam đang gặp khó khăn qua cái nhìn của "Dân...đen"

SUY THOÁI – 30 dấu hiệu kinh tế sắp khó khăn


[SUY THOÁI – 30 dấu hiệu kinh tế sắp khó khăn] Hiện tại Việt Nam đang phát triển hay không, đang chậm lại hay sắp rơi vào suy thoái – nghĩa là tăng trưởng giảm lại. Định nghĩa phổ biến của “suy trầm” là GDP của nền kinh tế âm 2 quý (6 tháng) liên tiếp. Trước tiên nói về những dấu hiệu của nền kinh tế sắp rơi vào suy thoái thì phải nói đến in tiền và lạm phát – và nó là mờ nhạt hoặc thao túng sự thật ra sao.
Giả sử nền kinh tế kia có tổng sản lượng (GDP) là $100. Giờ chính phủ in tiền, số tiền đó chảy vào nền kinh tế và làm mọi thứ tăng giá. Chính điều này làm cho con số GDP tăng mặc dù tổng sản lượng không tăng. Ví dụ, nền kinh tế sản xuất 100 trái táo, mỗi trái có giá $1. Giờ in thêm 20% tiền và mỗi trái táo có giá $1.2 Giờ tổng giá trị của 100 trái táo đó là $120. Tổng giá thay đổi nhưng số lượng thì không. Đó là cách in tiền và lạm phát thao túng số liệu ra sao. Chưa kể thống kê của chính phủ thường được thao túng vì lợi ích nhóm. Nhất là ở những nước độc tài nơi không có kiểm toán và số liệu là những con số chính quyền tô vẽ.
Bây giờ vào vấn đề. Làm sao chúng ta có thể biết được một nền kinh tế đang chậm lại, đang rơi vào suy thoái hoặc thậm chí là khủng hoảng. Có rất nhiều dấu hiệu và không có cái nào là tuyệt đối cả. Ngành thống kê ở Việt Nam không phát triển nên rất khó để kiểm chứng. Nhưng nói gì thì nói, sau đây là những dấu hiệu đó. Xin lưu ý, nếu bạn tò mò vì sao mấy này không nằm trong sách giáo khoa thì đó chính là vấn đề. Có nhiều cách để phân tích chứ không phải mấy phương pháp Keynesian hàn lâm. Sau đây là 30 dấu hiệu nền kinh tế sắp rơi vào suy thoái:
  1. Các cửa hàng bán lẻ trả mặt bằng, yêu cầu giá thuê phải giảm vì họ không thể duy trì hoạt động được.
  2. Các nhà mặt tiền hoặc cơ sở thương mại đăng bảng cho thuê mà không ai thuê.
  3. Số lượng người đi du lịch giảm. Các công ty du lịch gặp khó khăn trong kinh doanh.
  4. Nợ xấu ngân hàng tăng. Người vay không thể trả nợ đúng hẹn.
  5. Doanh thu hàng tháng không đủ để doanh nghiệp trả nợ hàng tháng.
  6. Nhiều người không thể tiếp tục trả góp căn nhà đang mua.
  7. Giá trị trái phiếu gia tăng. Số lượng người mạo hiểm giảm và muốn sự an toàn của trái phiếu.
  8. Số lượng xe hơi và xe máy bán giảm.
  9. Tiền tệ quốc gia đó bị bán và suy giảm trên thị trường ngoại tệ quốc tế.
  10. Số lượng việc mới được tạo ra giảm.
  11. Số lượng doanh nghiệp giải thể gia tăng mạnh.
  12. Chính phủ buộc phải tăng thâm hụt ngân sách. Nghĩa là lượng tiền tiêu nhiều hơn tiền thu.
  13. Trái phiếu chính phủ của nước đó giảm giá hoặc giảm tín nhiệm.
  14. Tâm lý người dân bắt đầu lo lắng.
  15. Nhiều người ăn hủ tiếu vỉa hè hơn là ăn ở Món Huế.
  16. Chính phủ cân nhắc việc in tiền – nới lỏng định lượng – để bù lại cho số tiền thất thu trong ngân sách.
  17. Tỷ lệ thất nghiệp tăng – số lượng người tìm việc làm tăng.
  18. Mấy cô cậu thanh niên ở miền Trung và miền Tây trở về từ thành phố và ở lì ở nhà vì không tìm được việc.
  19. Số lượng gái điếm đứng đường gia tăng.
  20. Mấy quán cóc bắt đầu tăng doanh thu trong khi mấy cơ sở kinh doanh bài bản thì giảm doanh thu.
  21. Mấy dự án căn hộ chung cư bán ít người mua.
  22. Chủ nhà và chung cư sẵn lòng bán lỗ để lấy lại vốn.
  23. Người ta vô mấy trung tâm thương mại chủ yếu để nhìn gái đẹp, tự sướng và tận hưởng máy lạnh – chứ ít ai mua hàng. Doanh thu bản lẻ giảm.
  24. Công suất khách sạn giảm, nhiều phòng trống hơn.
  25. Doanh nghiệp tuyển dụng cắt giảm lương và bác bỏ đề nghị tăng lương.
  26. Số lượng bia rượu được bán gia tăng. Đàn ông rầu thì càng nhậu nhẹt nhiều.
  27. Trộm cắp ngày càng gia tăng. Làm ăn chân chính khó quá nên phải bần cùng sinh đạo tặc.
  28. Chỉ số thị trường chứng khoán cho dấu hiệu thị trường gấu. Index giảm.
  29. Số lượng người bị xù nợ và hụi tăng. Nhiều người tới nhà để đòi nợ nhưng không tìm ra người vay.
  30. Và cuối cùng, số lượng gái bám mấy thằng Tây – tận dụng cái mặt và cái l.ồn của mình để hưởng thụ ngày càng gia tăng.
Đó, hiện tại thì Việt Nam đang ở đâu và có dấu hiệu gì? Hiện tại thì bình thường. Tôi cũng không thích mấy tin vịt, đọc nhức cả não. Nhưng Việt Nam hiện tại có 2 nền kinh tế – một cái của tầng lớp trung lưu và trí thức, và một cái của dân đen. Dân đen thì đang khó khăn và xã hội ngày bất an. Tương lai ra sao, tôi không biết. Nói gì thì phải nói cho đúng, đừng tung tin vịt rồi mất uy tín cả đám. Việt Nam đang phát triển, nhưng chậm, và không đủ nhanh để giải quyết nạn thất nghiệp. Cộng với tham nhũng và ô nhiễm thì đủ để gây bất trật tự xã hội rồi. PS: Dấu hiệu 31 – Số lượng mấy thằng xàm lên mạng chửi Ku Búa ngày càng gia tăng, nhất là đám Rau Muống. Tội nghiệp.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa

http://cafekubua.com/2017/06/27/suy-thoai-30-dau-hieu-kinh-te-sap-kho-khan/

Geen opmerkingen:

Een reactie posten