Điều trần vụ ô nhiễm Formosa tại Quốc hội Đài Loan
Trong hai ngày 5/12 và 6/12, hai linh mục Nguyễn Đình Thục và Nguyễn Văn Hùng đã có buổi làm việc với các dân biểu Đài Loan tại Đài Bắc, liên quan đến vụ ô nhiễm môi trường biển miền Trung Việt Nam do Tập đoàn Formosa của Đài Loan gây ra.
Buổi điều trần có sự tham dự của các dân biểu Đài Loan Tô Thị Phần, Ngô Côn Dụ, Trần Mạn Lệ và người đại diện của Chủ tịch Quốc hội Tô Gia Truyền.
Phía Việt Nam có Linh mục Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc, Giáo phận Vinh. Linh mục Nguyễn Đình Thục đã thay mặt cho người dân bị ảnh hưởng của vụ ô nhiễm môi trường đề đạt lên Quốc hội Đài Loan những yêu cầu và nguyện vọng của các nạn nhân Formosa tại Việt Nam. Ông nhận xét với VOA:
“Họ rất quan tâm đến vấn đề của Việt Nam, thể hiện qua việc có 3 dân biểu tham gia trong buổi điều trần, có nhiều luật sư, đại diện của Chủ tịch Quốc hội và các đại diện của các tổ chức xã hội dân sự. Sau khi tôi trình bày các vấn đề của chúng tôi xong thì họ đã thảo luận, xem ra họ rất nỗ lực để tìm ra giải pháp cho vấn đề đó. Ở Việt Nam, lẽ ra trách nhiệm của họ phải bảo vệ người dân, phải lắng nghe tiếng nói của các nạn nhân để hiểu được các nạn nhân đã phải chịu thiệt hại, khổ cực như thế nào. Nhưng xem ra việc đó rất khó để thực hiện ở Việt Nam. Ví dụ như bây giờ tôi đến để gặp một vị lãnh đạo cấp cao của Việt Nam thì tôi nghĩ chắc là rất khó. Nếu tôi đi gặp một vị bộ trưởng thì có lẽ nằm ngoài ước mơ của tôi, có lẽ tôi không thực hiện được. Nhưng chính phủ Đài Loan đã dành cho chúng tôi điều đó. Tôi cảm thấy đó là một vinh dự vì họ đã quan tâm đến vấn đề của Việt Nam”.
Kể từ khi xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường ở 4 tỉnh miền Trung từ đầu tháng 4 cho tới nay, đa số người dân ở khu vực này vẫn chưa tìm được công ăn việc làm mới. Linh mục Nguyễn Đình Thục cho biết nhiều người đã phải bán cả thuyền bè để trả nợ ngân hàng khi chưa tìm được nguồn thu nhập thay thế. Mặc dù chính phủ Việt Nam đã đồng ý mức bồi thường thiệt hại 500 triệu đôla của Công ty Formosa, nhưng các nạn nhân nói số tiền trên là quá nhỏ bé so với mức độ thiệt hại gây ra cho người dân và đối với môi trường, ước tính sẽ phải mất nhiều năm để khôi phục. Một số linh mục Công Giáo đã giúp đỡ cho người dân bằng cách quyên góp vật chất và hỗ trợ về mặt pháp lý cho người dân khởi kiện Formosa.
Sau buổi làm việc với các dân biểu Đài Loan, Linh mục Nguyễn Văn Hùng tại Đài Loan cho biết kết quả:
“Bên phía các dân biểu, với sự bảo trợ của Quốc hội, sẽ yêu cầu công ty China Steel, là công ty có cổ phần 25% trong cổ phần của Công ty Formosa Hưng Nghiệp ở Hà Tĩnh, phải đến một buổi tranh luận công khai ở Quốc hội, để yêu cầu Công ty China Steel phải trình bày những kết quả kiểm nghiệm về chất độc đã thải ra trong nước biển, và hiện nay đã làm gì để giải quyết những độc hại trong nước biển. Đồng thời, yêu cầu Công ty China Steel của chính phủ Đài Loan phải có trách nhiệm về việc đó”.
Ngoài ra, các đại diện của Việt Nam trình lên Quốc hội Đài Loan những yêu cầu phải sửa đổi một số quy định luật pháp về việc kiểm soát và xử lý những doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường ở nước ngoài như Formosa. Linh mục Hùng cho biết thêm chi tiết:
“Thứ nhất, chúng tôi yêu cầu bên Bộ Kinh tế, trong việc xét duyệt những đề án kinh tế đến các nước làm việc, đầu tư, thì không thể chỉ báo cáo miệng mà phải có trình tự đi qua. Thứ hai, nếu công ty ra nước ngoài mà gây thiệt hại hoặc vi phạm nhân quyền, thì chính phủ phải có trách nhiệm để ràng buộc công ty đó. Thứ ba, những nạn nhân ở những quốc gia mà những công ty làm kinh doanh gây ra những tai hại đó, thì dân chúng tại những địa phương ở quốc gia đó có quyền tới Đài Loan để thưa kiện”.
Linh mục Nguyễn Văn Hùng cho biết trong 2 ngày làm việc, Dân biểu Tô Thị Phần (Su Chih Fen) đã nhiều lần đề cập đến việc chính phủ Đài Loan trong những năm qua đã tạo điều kiện cho tập đoàn Formosa phát triển quá lớn mạnh. Chính điều này đã gây khó khăn cho việc giới hạn những việc làm sai trái của tập đoàn này. Theo Linh mục Nguyễn Văn Hùng, Tập đoàn Formosa ở Đài Loan cũng không giành được thiện cảm của người dân bản xứ sau những vụ gây ô nhiễm môi trường ở trong và ngoài nước.
“Công ty Formosa, trên trường quốc tế và cũng ảnh hưởng đến Đài Loan, đã được một huy chương đen, là huy chương mà một tổ chức ở bên Đức trao cho công ty vì công ty này đã đóng góp vào việc gây ô nhiễm môi trường và làm hại cho trái đất mà chúng ta đang sống”.
Cũng trong buổi làm việc, các linh mục Việt Nam đã trao một thỉnh nguyện thư của 46 tổ chức xã hội dân sự và nhân quyền ở Việt Nam, Hoa Kỳ, Đài Loan, Hàn Quốc, Mông Cổ, Campuchia và Iran tới Văn phòng Chủ tịch Quốc hội Đài Loan.
Các linh mục Việt Nam hy vọng các dân biểu Đài Loan có thể giúp Việt Nam bằng cách yêu cầu công ty Formosa công bố thông tin về mức độ ô nhiễm phát thải từ các nhà máy thép cũng như những nỗ lực để cải thiện môi trường và bồi thường, đồng thời đảm bảo các nhà máy được trang bị các thiết bị phù hợp để xử lý các chất gây ô nhiễm môi trường.
Các đại diện Việt Nam nói những vụ ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra tại Việt Nam và những nơi khác trên thế giới đã làm ảnh hưởng đến uy tín của Đài Loan và cũng có tác động tới “chính sách hướng Nam mới” của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn.
Đáp lại yêu cầu từ phía Việt Nam, các dân biểu Đài Loan hứa sẽ gây áp lực đối với công ty Formosa Hưng Nghiệp ở Hà Tĩnh thông qua Công ty China Steel, đòi công ty này phải cung cấp kế hoạch cụ thể để bồi thường cho các nạn nhân ở Việt Nam. Ngoài ra, các dân biểu hứa sẽ nỗ lực đưa những yêu cầu về môi trường vào bản dự thảo kế hoạch trong “chính sách hướng nam mới” của Đài Loan.
Buổi điều trần có sự tham dự của các dân biểu Đài Loan Tô Thị Phần, Ngô Côn Dụ, Trần Mạn Lệ và người đại diện của Chủ tịch Quốc hội Tô Gia Truyền.
Phía Việt Nam có Linh mục Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc, Giáo phận Vinh. Linh mục Nguyễn Đình Thục đã thay mặt cho người dân bị ảnh hưởng của vụ ô nhiễm môi trường đề đạt lên Quốc hội Đài Loan những yêu cầu và nguyện vọng của các nạn nhân Formosa tại Việt Nam. Ông nhận xét với VOA:
“Họ rất quan tâm đến vấn đề của Việt Nam, thể hiện qua việc có 3 dân biểu tham gia trong buổi điều trần, có nhiều luật sư, đại diện của Chủ tịch Quốc hội và các đại diện của các tổ chức xã hội dân sự. Sau khi tôi trình bày các vấn đề của chúng tôi xong thì họ đã thảo luận, xem ra họ rất nỗ lực để tìm ra giải pháp cho vấn đề đó. Ở Việt Nam, lẽ ra trách nhiệm của họ phải bảo vệ người dân, phải lắng nghe tiếng nói của các nạn nhân để hiểu được các nạn nhân đã phải chịu thiệt hại, khổ cực như thế nào. Nhưng xem ra việc đó rất khó để thực hiện ở Việt Nam. Ví dụ như bây giờ tôi đến để gặp một vị lãnh đạo cấp cao của Việt Nam thì tôi nghĩ chắc là rất khó. Nếu tôi đi gặp một vị bộ trưởng thì có lẽ nằm ngoài ước mơ của tôi, có lẽ tôi không thực hiện được. Nhưng chính phủ Đài Loan đã dành cho chúng tôi điều đó. Tôi cảm thấy đó là một vinh dự vì họ đã quan tâm đến vấn đề của Việt Nam”.
Kể từ khi xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường ở 4 tỉnh miền Trung từ đầu tháng 4 cho tới nay, đa số người dân ở khu vực này vẫn chưa tìm được công ăn việc làm mới. Linh mục Nguyễn Đình Thục cho biết nhiều người đã phải bán cả thuyền bè để trả nợ ngân hàng khi chưa tìm được nguồn thu nhập thay thế. Mặc dù chính phủ Việt Nam đã đồng ý mức bồi thường thiệt hại 500 triệu đôla của Công ty Formosa, nhưng các nạn nhân nói số tiền trên là quá nhỏ bé so với mức độ thiệt hại gây ra cho người dân và đối với môi trường, ước tính sẽ phải mất nhiều năm để khôi phục. Một số linh mục Công Giáo đã giúp đỡ cho người dân bằng cách quyên góp vật chất và hỗ trợ về mặt pháp lý cho người dân khởi kiện Formosa.
Sau buổi làm việc với các dân biểu Đài Loan, Linh mục Nguyễn Văn Hùng tại Đài Loan cho biết kết quả:
“Bên phía các dân biểu, với sự bảo trợ của Quốc hội, sẽ yêu cầu công ty China Steel, là công ty có cổ phần 25% trong cổ phần của Công ty Formosa Hưng Nghiệp ở Hà Tĩnh, phải đến một buổi tranh luận công khai ở Quốc hội, để yêu cầu Công ty China Steel phải trình bày những kết quả kiểm nghiệm về chất độc đã thải ra trong nước biển, và hiện nay đã làm gì để giải quyết những độc hại trong nước biển. Đồng thời, yêu cầu Công ty China Steel của chính phủ Đài Loan phải có trách nhiệm về việc đó”.
Ngoài ra, các đại diện của Việt Nam trình lên Quốc hội Đài Loan những yêu cầu phải sửa đổi một số quy định luật pháp về việc kiểm soát và xử lý những doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường ở nước ngoài như Formosa. Linh mục Hùng cho biết thêm chi tiết:
“Thứ nhất, chúng tôi yêu cầu bên Bộ Kinh tế, trong việc xét duyệt những đề án kinh tế đến các nước làm việc, đầu tư, thì không thể chỉ báo cáo miệng mà phải có trình tự đi qua. Thứ hai, nếu công ty ra nước ngoài mà gây thiệt hại hoặc vi phạm nhân quyền, thì chính phủ phải có trách nhiệm để ràng buộc công ty đó. Thứ ba, những nạn nhân ở những quốc gia mà những công ty làm kinh doanh gây ra những tai hại đó, thì dân chúng tại những địa phương ở quốc gia đó có quyền tới Đài Loan để thưa kiện”.
Linh mục Nguyễn Văn Hùng cho biết trong 2 ngày làm việc, Dân biểu Tô Thị Phần (Su Chih Fen) đã nhiều lần đề cập đến việc chính phủ Đài Loan trong những năm qua đã tạo điều kiện cho tập đoàn Formosa phát triển quá lớn mạnh. Chính điều này đã gây khó khăn cho việc giới hạn những việc làm sai trái của tập đoàn này. Theo Linh mục Nguyễn Văn Hùng, Tập đoàn Formosa ở Đài Loan cũng không giành được thiện cảm của người dân bản xứ sau những vụ gây ô nhiễm môi trường ở trong và ngoài nước.
“Công ty Formosa, trên trường quốc tế và cũng ảnh hưởng đến Đài Loan, đã được một huy chương đen, là huy chương mà một tổ chức ở bên Đức trao cho công ty vì công ty này đã đóng góp vào việc gây ô nhiễm môi trường và làm hại cho trái đất mà chúng ta đang sống”.
Cũng trong buổi làm việc, các linh mục Việt Nam đã trao một thỉnh nguyện thư của 46 tổ chức xã hội dân sự và nhân quyền ở Việt Nam, Hoa Kỳ, Đài Loan, Hàn Quốc, Mông Cổ, Campuchia và Iran tới Văn phòng Chủ tịch Quốc hội Đài Loan.
Các linh mục Việt Nam hy vọng các dân biểu Đài Loan có thể giúp Việt Nam bằng cách yêu cầu công ty Formosa công bố thông tin về mức độ ô nhiễm phát thải từ các nhà máy thép cũng như những nỗ lực để cải thiện môi trường và bồi thường, đồng thời đảm bảo các nhà máy được trang bị các thiết bị phù hợp để xử lý các chất gây ô nhiễm môi trường.
Các đại diện Việt Nam nói những vụ ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra tại Việt Nam và những nơi khác trên thế giới đã làm ảnh hưởng đến uy tín của Đài Loan và cũng có tác động tới “chính sách hướng Nam mới” của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn.
Đáp lại yêu cầu từ phía Việt Nam, các dân biểu Đài Loan hứa sẽ gây áp lực đối với công ty Formosa Hưng Nghiệp ở Hà Tĩnh thông qua Công ty China Steel, đòi công ty này phải cung cấp kế hoạch cụ thể để bồi thường cho các nạn nhân ở Việt Nam. Ngoài ra, các dân biểu hứa sẽ nỗ lực đưa những yêu cầu về môi trường vào bản dự thảo kế hoạch trong “chính sách hướng nam mới” của Đài Loan.
Liên quan
http://www.voatiengviet.com/a/dieu-tran-vu-o-nhiem-formosa-tai-quoc-hoi-dai-loan/3626761.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten