dinsdag 27 december 2016

10 hồ nước lớn nhất thế giới + Những vùng nước màu đỏ như máu trên thế giới

Thứ sáu, 22/4/2016 | 15:03 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ sáu, 22/4/2016 | 15:03 GMT+7

10 hồ nước lớn nhất thế giới

Hồ Baikal, hồ Superior, biển Caspi là ba hồ lớn nhất trong tổng số 117 triệu hồ nước nằm rải rác trên khắp Trái Đất.
Hồ Great Slave nằm ở phía tây bắc Canada là hồ sâu nhất tại khu vực Bắc Mỹ, với độ sâu trung bình lớn hơn 610 m, diện tích khoảng 28.568 km2. Phần lớn diện tích hồ luôn bị đóng băng. Hồ Great Salve là những gì còn sót lại của lưu vực sông băng sau kỷ Băng hà. Ảnh: Daniel Case.
 
 
Hồ Malawi, hay còn gọi là hồ Nyasa, nằm trên lãnh thổ của ba quốc gia Malawi, Mozambique và Tanzania. Hồ có diện tích hơn 29.600 km², chiều dài 580 km, chiều rộng 75 km. Hồ Malawi còn là môi trường sống của hơn 1.000 loài cá cichlid, cá sấu và hà mã. Ảnh: Christiane Birr.
 
Hồ Gấu Lớn (Great Bear), nằm ở phía tây bắc Canada, là hồ lớn nhất tại quốc gia này với diện tích 31.153 km². Hồ hoàn toàn bị đóng băng suốt 4 tháng trong năm.
Chính phủ Canada khai thác uranium, đổ khoảng 750.000 tấn chất thải quặng uranium xuống hồ Gấu Lớn, trong những năm đầu thế kỷ 20. Khu vực này đang được thăm dò để khai thác dầu mỏ. Ảnh: Mattcatpurple.
 
Hồ Baikal, Nga, được xem là hồ nước ngọt sâu nhất và cổ xưa nhất trên Trái Đất, hình thành khoảng 20 - 25 triệu năm trước từ vết nứt trong lục địa. Nơi sâu nhất của hồ lên đến 1,6 km.
Hồ Baikal chứa khoảng 20% lượng nước ngọt trên thế giới, do có hơn 300 dòng sông và con suối đổ vào hồ. Ảnh: Kyle Taylor.
 
 
Hồ Tanganyika là hồ nước dài nhất thế giới, nằm trên lãnh thổ 4 quốc gia: Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Tanzania và Zambia. Hồ trải dài 673 km theo hướng Bắc - Nam, bao phủ diện tích khoảng 32.900 km2­.
Hồ nước ngọt Tanganyika là nơi sinh sống của hơn 2.000 sinh vật, bao gồm 600 loài đặc hữu. Hồ hình thành khoảng 12 triệu năm trước, dọc theo Thung lũng Vết nứt lớn (Great Rift Valley) nhờ sự giãn tách của hai mảng kiến tạo lục địa. Ảnh: Fabulousfabs.
 
 
Michigan là hồ lớn thứ ba thuộc Ngũ Đại Hồ, nằm hoàn toàn trên lãnh thổ nước Mỹ. Hồ có chiều dài 494 km, rộng 190 km, bao phủ diện tích khoảng 58.000 km². Hồ Michigan nổi tiếng là nơi có sản lượng đánh bắt cá hồi và cá vược lớn. Ảnh: Anne Swoboda.
 
 
Huron là hồ lớn thứ hai thuộc Ngũ Đại Hồ ở Bắc Mỹ, có diện tích hơn 59.000 km². Tên gọi của hồ do các nhà thám hiểm Pháp đặt, dựa theo tên dân tộc Huron sống trong khu vực. Ảnh: Josh Grenier.
 
Hồ Victoria là hồ nước ngọt lớn nhất tại châu Phi và lớn thứ hai thế giới, với diện tích  69.000 km2. Hồ nằm trên lãnh thổ của ba quốc gia Uganda, Kenya, Tanzania.
Nguồn nước cung cấp chủ yếu cho hồ là nước mưa, không phải dòng chảy của sông, suối. Độ sâu trung bình của hồ khoảng 40 m, tùy thuộc điều kiện thời tiết và lượng mưa. Ảnh: Peter Wollinga.
 
Hồ Superior thuộc Ngũ Đại Hồ, Bắc Mỹ, là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới tính theo diện tích mặt nước (82.100 km²), nhưng hồ Baikal ở Siberia, Nga lớn hơn tính theo thể tích. 10% lượng nước ngọt của thế giới không bị đóng băng đang nằm ở hồ Superior. Ảnh: Randen Pederson.
 
Biển Caspi thực chất là một hồ nước do nằm hoàn toàn trên đất liền, không liên kết với biển và đại dương khác. Xung quanh biển Caspi bao gồm lãnh thổ của 5 quốc gia: Azerbaijan, Iran, Kazakhstan, Nga và Turkmenistan. Sông Volga, con sông dài nhất châu Âu, là nguồn nước chính đổ vào biển Caspi.
Biển Caspi là hồ nước lớn nhất trên thế giới, với diện tích mặt nước khoảng 371.000 km², gấp gần 5 lần kích thước hồ Superior. Ảnh: Marina Khlybova.
 

Lê Hùng

http://vnexpress.net/photo/khoa-hoc/10-ho-nuoc-lon-nhat-the-gioi-3390673.html

Thứ sáu, 15/4/2016 | 19:30 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ sáu, 15/4/2016 | 19:30 GMT+7

Hố nước tuyệt đẹp giữa lòng hồ ở Bồ Đào Nha

Các nhà khoa học sử dụng máy bay không người lái để khám phá một hố sâu tuyệt đẹp giữa lòng hồ ở Bồ Đào Nha.

Theo Mother Nature Network, Charybdis là một con quái vật biển trong thần thoại Hy Lạp nuốt chửng tàu thuyền bằng cách hình thành xoáy nước. Nếu câu chuyện về Charybdis còn tồn tại đến ngày nay, có lẽ chúng ta sẽ tìm thấy nó tại đập tràn Covão dos Conchos, khu vực núi Serra da Estrela, Bồ Đào Nha.
Hố nước kỳ lạ trên là một phần của hệ thống đập thủy điện được xây dựng vào năm 1955. Nó có chức năng dẫn nước từ sông Naves đến hồ Lagoa Comprida, thông qua đường hầm dài 1.519 mét. Rêu phát triển xung quanh miệng hố làm từ bê tông và đá granite, mang lại cho nó một vẻ đẹp tự nhiên.
Khách du lịch thường đến thăm hố nước thông qua một con đường mòn đi bộ ở vùng núi Serra de Estrela. Do nằm tại vị trí hẻo lánh nên nhiều người thậm chí không biết về sự tồn tại của cảnh quan tuyệt đẹp này.
Lê Hùng

http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/ho-nuoc-tuyet-dep-giua-long-ho-o-bo-dao-nha-3387875.html

Thứ sáu, 1/4/2016 | 09:18 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ sáu, 1/4/2016 | 09:18 GMT+7

Hồ nước màu hồng sữa ở Australia

Nằm trên đảo lớn nhất trong quần đảo Recherche thuộc West Australia, hồ nước màu hồng sữa mang tên Hillier trở thành một bí ẩn thu hút các nhà khoa học khám phá trong suốt nhiều năm qua.

ho-nuoc-mau-hong-sua-o-australia
Hồ Hillier ở Australia có màu hồng sữa. Ảnh: Weirdfacts.
Theo Tech Insider, các nhà khoa học đoán màu sắc của hồ có thể là kết quả của một loại tảo ưa muối. Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học xác nhận sự hiện diện của nhiều vi khuẩn dị hình khác, góp phần tạo nên màu sắc khác thường trong hồ. Những sinh vật này có thể phát triển mạnh trong môi trường khắc nghiệt nhất như hồ có độ mặn cao.
Hồ nước màu hồng lần đầu tiên được đề cập trong chương trình SciShow vào năm 2013, thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu quốc tế tại Dự án Vi sinh vật Kỳ lạ. Các nhà khoa học tiến hành tìm hiểu để xác định nguyên nhân tạo ra màu hồng ở hồ Hillier. Họ thu thập trầm tích và nước từ hồ để xác định từng loại tảo, vi khuẩn cổ đại và vi khuẩn sống. Sau đó, họ phân tích ADN trích xuất từ mẫu vật nhằm xác định loài cụ thể.
Trong số nhiều vi khuẩn thu thập ở hồ Hillier, nhóm nghiên cứu tìm thấy tảo Dunaliella salina, một loại tảo dài được cho là thủ phạm khiến nước hồ chuyển màu hồng. D. salina tạo ra các hợp chất sắc tố gọi là carotenoid để giúp nó hấp thụ ánh sáng Mặt Trời. Các hợp chất này làm cho tảo có màu đỏ - hồng. Nhưng  D. salina không phải là yếu tố duy nhất dẫn đến màu sắc độc đáo cho hồ Hillier. Các nhà khoa học còn tìm thấy những vi khuẩn khác cũng mang màu đỏ, gồm cả một số loài vi khuẩn cổ đại, cùng với một loại vi khuẩn sống mang tên Salinibacter ruber.
Hệ vi sinh vật hồ Hillier cũng hé lộ lịch sử của nó ở đầu thế kỷ 20. Nhóm nghiên cứu xác định một loài vi khuẩn tên Dechloromonas aromatica có khả năng phá vỡ các hợp chất như benzen và toluen, các hợp chất thường thấy trong dung môi hóa học. Với thông tin này, nhóm nghiên cứu có thể truy nguyên nguồn gốc hồ Hillier, và phát hiện hồ màu hồng này từng được sử dụng như một cơ sở thuộc da đầu những năm 1900.

(Video)
Phương Chu

http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/chuyen-la/ho-nuoc-mau-hong-sua-o-australia-3379415.html

Thứ ba, 8/9/2015 | 10:30 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ ba, 8/9/2015 | 10:30 GMT+7

Những vùng nước màu đỏ máu trên thế giới

Các sông hồ và thác nước chuyển thành màu đỏ do nhiều nguyên nhân, từ tảo đến ô nhiễm hóa chất.
Hồ nước muối Tuz ở Aksaray, Thổ Nhĩ Kỳ, thường chuyển màu đỏ tươi vào mùa hè. Theo ABC News, nguyên nhân là do một loại tảo làm đổi màu nước sinh sôi phát triển mạnh dưới thời tiết nóng. Nước hồ bốc hơi làm nồng độ muối gia tăng và giết chết sinh vật phù du ăn tảo. Số lượng tảo lớn hơn khiến nước hồ Tuz có màu đỏ kỳ lạ. Ảnh: Randomshare.
 
Colorada là một hồ nước muối nông nằm ở độ cao 4.267 m về phía tây nam cao nguyên Bolivia. Theo Amusing Planet, hồ nước rộng gần 60,7 km2 và sâu chưa đến một mét này có nước màu đỏ như máu do những loại tảo ưa sống trong nước muối. Ảnh: Paolo Lucciola/Flickr.
 
Một khúc sông Dương Tử ở Trùng Khánh chuyển thành màu đỏ vào tháng 9/2012. Telegraph đưa tin, giới chức Trung Quốc cho rằng những cơn lũ cuốn theo phù sa ở thượng nguồn sông có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Ảnh: China Foto Press/Barcroft Media.
 
Đầu tháng 12/2011, sông Tiên chảy qua thành phố Lạc Dương ở tỉnh Hà Nam phía bắc Trung Quốc, bất ngờ chuyển thành màu đỏ trong hai ngày. Theo CNN, các quan chức địa phương phát hiện nguyên nhân gây ra tình trạng này là do một công xưởng hoạt động bất hợp pháp đổ chất nhuộm màu đỏ vào hệ thống đường ống thoát lũ nối liền với con sông. Ảnh: CNN.
 
Theo Earth Porm, sông Green chảy qua các bang Wyoming, Utah, Colorado ở phía tây nước Mỹ là phụ lưu chính của sông Colorado. Khác với màu trong xanh của sông Colorado, nước sông Green có màu đỏ do chứa đầy phù sa. Ảnh: Earth Porm.
 
Thác Cameron Falls ở Alberta, Canada, chuyển thành màu đỏ vào tháng 8/2010 do mưa bão cuốn lớp trầm tích màu đỏ mang tên argolite từ các vách đá xuống nước. Ảnh: Rochelle Coffey.
 
Những thác máu (Blood Fall) ở sông băng Taylor, Nam Cực rất lạnh, siêu mặn và có màu đỏ như máu. Theo New Scientist, kết quả phân tích cho thấy trong nước có các hợp chất của lưu huỳnh và sắt. Khi hợp chất của sắt hòa tan trong dung dịch lỏng, các ion sắt tạo ra màu đỏ cho dung dịch. Ảnh: Imageck.
 

Phương Hoa

http://vnexpress.net/photo/chuyen-la/nhung-vung-nuoc-mau-do-mau-tren-the-gioi-3275666.html

Thứ bảy, 11/8/2012 | 06:11 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ bảy, 11/8/2012 | 06:11 GMT+7

Nước hồ đỏ như máu

Nước trong một hồ ở phía nam nước Pháp đột nhiên chuyển sang màu đỏ thẫm như máu.

ho-nuoc-819766-1368790083_500x0.jpg
Nước trong một hồ tại vùng Camargue chuyển sang màu đỏ do nồng độ muối trong nước quá cao. Ảnh: Caters News.
Hiện tượng nước hồ chuyển sang màu đỏ xảy ra tại vùng Camargue, một điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch ở phía nam nước Pháp. Sam Dobson, một du khách tới từ Nga, chụp được cảnh tượng này trong quá trình du ngoạn nước Pháp bằng xe hơi, Caters News đưa tin.
"Tôi từng đọc rất nhiều thứ về Camargue nhưng tôi chưa bao giờ nghe bất kỳ điều gì về hồ màu đỏ. Chúng tôi thấy nó khi đang di chuyển về phía biển. Cảnh tượng rất ngoạn mục khi chúng tôi tới gần hồ. Mọi người thấy tinh thể muối ở khắp nơi", du khách 51 tuổi kể.
Chùm ảnh về hồ màu đỏ tại Pháp
Tinh thể muối màu trắng bám trên các cành cây trên mặt nước và xung quanh bờ hồ, tương phản rõ rệt với mặt hồ màu đỏ sẫm. Nhìn cảnh tượng ấy, người xem dễ nhầm tưởng đó là một cảnh trong phim khoa học giả tưởng.
Các chuyên gia giải thích rằng nồng độ muối trong hồ quá cao là nguyên nhân khiến nước chuyển sang màu đỏ.
"Điều lạ lùng là nước trong những hồ bên phải và bên trái hồ đỏ hoàn toàn bình thường. Tôi từng tới nhiều nơi trên thế giới, nhưng chưa bao giờ thấy cảnh tượng tương tự", Dobson nói.
Minh Long

http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/nuoc-ho-do-nhu-mau-2239483.html

Thứ bảy, 11/8/2012 | 06:11 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ bảy, 11/8/2012 | 06:11 GMT+7

Chùm ảnh về hồ màu đỏ tại Pháp

Nước hồ chuyển sang màu đỏ vì chứa quá nhiều muối.
Nước hồ chuyển sang màu đỏ vì chứa quá nhiều muối.
Cảnh tượng này khiến nhiều du khách cảm thấy ngạc nhiên.
Cảnh tượng này khiến nhiều du khách cảm thấy ngạc nhiên.
tinh-the-3-651863-1368790083_500x0.jpg
Tinh thể muối bám trên các cành cây.
d
Màu trắng của tinh thể muối tương phản với màu đỏ của nước.
tinh-the-2-181031-1368790084_500x0.jpg
Những tảng đá trên mặt hồ bị bao bọc bởi tinh thể muối.
tinh-the-1-535271-1368790084_500x0.jpg
Một đụn muối nhô lên khỏi mặt nước.
(Ảnh: Caters News)

http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/nuoc-ho-do-nhu-mau-2239483-p2.html

Geen opmerkingen:

Een reactie posten