maandag 19 december 2016

Mỹ - Trung - Đài qua năm điểm nóng (BBC) + Trump xoay ngược chính sách với Trung Quốc?

Mỹ - Trung - Đài qua năm điểm nóng

  • 15 tháng 12 2016

Đặng Tiểu Bình và Jimm CarterImage copyright Getty Images
Image caption Đặng Tiểu Bình và Jimm Carter: Hoa Kỳ chuyển sang công nhận chỉ có một nước Trung Quốc năm 1979

Nhân các diễn biến mới nhất quanh các phát biểu của Tổng thống tân cử Donald Trump về chính sách "Một nước Trung Quốc", BBC điểm lại năm thời điểm quan trọng nhất trong quan hệ Hoa Kỳ với Trung Quốc và Đài Loan.

Năm 1979: Hoa Kỳ công nhận Trung Quốc:
Hoa Kỳ dưới thời của Tổng thống Jimmy Carter đã chuyển quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) sang công nhận Trung Quốc. Đáp lại, Quốc hội Mỹ thông qua Luật Quan hệ với Đài Loan - Taiwan Relations Act, để bắt buộc Hành pháp có động tác bảo vệ Đài Loan nếu bị Trung Quốc tấn công.

Năm 1982:Thông cáo 17 tháng Tám và Sáu Đảm bảo An ninh

Triệu Tử Dương đón Ronald Reagan thăm Trung QuốcImage copyright Getty Images
Image caption Triệu Tử Dương đón Ronald Reagan thăm Trung Quốc
Hoa Kỳ thời Tổng thống Ronald Reagan và Trung Quốc ra Thông cáo chung 17 tháng Tám (August 17 Communique') về quan hệ hai bên liên quan đến Đài Loan.
Trung Quốc muốn Hoa Kỳ cam kết sẽ giảm dần và ngưng bán vũ khí cho Đài Loan. Nhưng sau nhiều tháng thương lượng căng thẳng với sự tham gia trực tiếp của Phó Tổng thống George H. Bush, hai bên đồng ý về ngôn từ khá chung chung của văn bản. Theo đó, CHND Trung Hoa cam kết duy trì hòa bình trong quan hệ xuyên eo biển Đài Loan, và Hoa Kỳ cam kết tôn trọng chủ quyền Trung Quốc và chính sách 'Một nước Trung Hoa'.
Cùng lúc Tổng thống Reagan đã đưa ra sáu đảm bảo an ninh cho chính phủ Đài Loan.
Còn gọi là Sáu Không, ông Reagan cam kết Hoa Kỳ sẽ:
Không đặt ra thời điểm ngưng bán vũ khí cho Trung Hoa Dân quốc.
•Không đồng ý tham vấn trước với Trung Quốc về việc bán vũ khí cho Trung Hoa Dân quốc
•Không đóng vai trò trung gian đàm phán giữa CHND Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc
•Không lật lại Luật Quan hệ với Đài Loan
•Không thay đổi chính sách về chủ quyền liên quan đến Đài Loan
Không gây sức ép lên Trung Hoa Dân quốc để buộc họ đàm phán với CHND Trung Hoa

Lý Đăng Huy, Bill Clinton và Giang Trạch DânImage copyright Getty Images
Image caption Lý Đăng Huy, Bill Clinton và Giang Trạch Dân
1995-96: Khủng hoảng xuyên eo biển Đài Loan:
Tháng 6/1995, Trung Quốc bắn thử một loạt hỏa tiễn về phía Đài Loan, rơi xuống vùng biển cách đảo Bành Gia do Đài Loan kiểm soát chỉ 50 km. Bắc Kinh muốn cảnh cáo những người theo xu hướng độc lập ở Đài Loan và phản đối chuyến thăm của ông Lý Đăng Huy sang ĐH Cornell, Hoa Kỳ tháng trước khi ông phát biểu về 'Tiến trình dân chủ hóa Đài Loan'.

Căng thẳng xuyên eo biển Đài Loan bùng lên năm 1995-96 và 2002Image copyright Getty Images
Image caption Căng thẳng xuyên eo biển Đài Loan bùng lên năm 1995-96 và 2002
Đài Loan tiếp tục vận động xin gia nhập trở lại Liên Hiệp Quốc trong làn sóng ủng hộ ông Lý ra tranh cử tổng thống.
Tháng 3/1996, căng thẳng không giảm và Trung Quốc bắn hai hỏa tiễn M9 có khả năng chở đầu đạn hạt nhân qua Đài Loan. Một trái bay qua bầu trời gần Đài Bắc và rơi xuống điểm ngoài biển cách Cao Hùng chỉ 30 hải lý.
Ngay lập tức, Tổng thống Bill Clinton điều hai hàng không mẫu hạm USS Nimitz và USS Independence tới gần Đài Loan. Tàu USS Nimitz đã đi xuyên qua eo biển để thị uy, cùng lúc Hoa Kỳ ra thông báo nói về nhu cầu "có biện pháp thận trọng". Sau khi thắng cử tổng thống, Lý Đăng Huy phát biểu 'hạ nhiệt' cho căng thẳng xuyên eo biển và tình hình trở lại như cũ.

Tổng thống Trần Thủy Biển từng nung nấu đường lối Đài Loan độc lậpImage copyright Getty Images
Image caption Tổng thống Trần Thủy Biển từng nung nấu đường lối Đài Loan độc lập
2002: Xu hướng Đài Loan độc lập:
Tổng thống Trần Thủy Biển của Dân Tiến Đảng tại Đài Loan (thắng cử hai năm trước) có bài phát biểu tại Tokyo, nêu ra chính sách 'Nhất biên nhất quốc' (One Country on each side) nhất mạnh vào sự tồn tại song song nhưng riêng biệt giữa Đài Loan và Trung Quốc. Cả Hoa Kỳ và Trung Quốc yêu cầu giải thích.
Bà Thái Anh Văn, phụ trách chính sách Hoa lục của chính phủ Trần Thủy Biển phải sang Hoa Kỳ giải thích ý của ông Trần không phải là "tuyên bố độc lập". Hoa Kỳ tái xác nhận với Trung Quốc về chính sách 'Một nước Trung Quốc' và rằng Washington phản đối Đài Loan độc lập.
Tuy thế, báo giới quốc tế ghi nhận đây là bước ngoặt về bản sắc Đài Loan với ngày càng nhiều người Đài Loan không muốn theo đuổi cả biểu tượng 'Trung Hoa Dân quốc', lẫn về thống nhất với Trung Quốc cộng sản. Họ tuần hành dưới khẩu hiệu tiếng Anh 'Taiwan is not China' ( Đài Loan không phải Trung Quốc) để nói cho thế giới biết cảm xúc của mình.

Bất kể chính sách của Hoa Kỳ ra sao, Đài Loan phải tiếp tục củng cố quốc phòngImage copyright Getty Images
Image caption Bất kể chính sách của Hoa Kỳ ra sao, Đài Loan phải tiếp tục củng cố quốc phòng
2016: Donald Trump và chính sách 'Một nước Trung Quốc':
Ông Donald Trump thắng cử tại Mỹ và đặt câu hỏi về chính sách 'Một nước Trung Quốc' sau cuộc điện đàm 'vô tiền khoáng hậu' với tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan.
Trung Quốc phản đối và cảnh báo nếu Hoa Kỳ không tôn trọng chính sách 'Một nước Trung Quốc', nền tảng của quan hệ Trung - Mỹ, hòa bình xuyên eo biển không được bảo đảm.
Chủ đề quan hệ ba bên Mỹ - Trung - Đài nóng trở lại với các hệ quả chưa ai lường trước hết.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-38330462?ocid=socialflow_facebook

Chính sách "Một Trung Quốc" là gì?

  • 12 tháng 12 2016

One China PolicyImage copyright Getty Images
Image caption Cờ Trung Quốc

Với việc Tổng thống tân cử của Hoa Kỳ Donald Trump tỏ ý cho thấy chính sách "Một Trung Quốc" có thể bị đặt câu hỏi, BBC giải thích chính sách hết sức nhạy cảm này.

"Một Trung Quốc" là gì?

Đó là sự công nhận trên phương diện ngoại giao quan điểm của Trung Quốc rằng chỉ có duy nhất một quốc gia Trung Quốc, còn Đài Loan là một phần của Trung Quốc.
Theo chính sách này, Hoa Kỳ có quan hệ chính thức với Trung Quốc thay vì có quan hệ với Đài Loan, nơi mà Trung Quốc luôn coi là một tỉnh ly khai và rồi sẽ có một ngày trở về với Trung Hoa đại lục.
Theo chính sách này, Washington duy trì một mối quan hệ không chính thức nhưng gắn bó với Đài Loan, gồm cả việc tiếp tục bán vũ khí cho Đài Bắc.
Chính sách thừa nhận quan điểm Một Trung Quốc không những là nền tảng then chốt trong quan hệ Trung - Mỹ mà còn là nền tảng cho việc hoạch định đường lối chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc.
Mặc dù chính quyền Đài Bắc tuyên bố Đài Loan là một quốc gia độc lập với tên gọi "Trung Hoa Dân quốc", bất kỳ nước nào muốn có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc đều phải cắt đứt quan hệ chính thức với Đài Loan.
Điều này dẫn đến Đài Loan bị cô lập về mặt ngoại giao trong cộng đồng quốc tế.

Chính sách này bắt nguồn từ đâu?


Taiwan's government was set up by the Kuomintang, whose party logo is reflected in Taiwan's flagImage copyright Getty Images
Image caption Cờ Đài Loan mang biểu tượng của Quốc dân đảng, là đảng đầu tiên thành lập ra chính quyền Đài Loan
Chính sách này có từ 1949, vào lúc cuộc nội chiến ở Trung Quốc kết thúc. Quốc dân đảng thất bại, chạy về Đài Loan và lập chính phủ riêng, trong lúc phe Cộng sản tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại đại lục. Cả hai đều tuyên bố mình đại diện cho toàn bộ Trung Quốc.
Kể từ đó, Trung Quốc đã đe dọa dùng vũ lực nếu Đài Loan tuyên bố độc lập một cách chính thức. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng duy trì chính sách ngoại giao mềm dẻo hơn với Đài Loan trong những năm gần đây.
Lúc đầu, chính phủ nhiều nước kể cả Hoa Kỳ công nhận Đài Loan và xa lánh Trung Quốc cộng sản.
Nhưng rồi làn gió ngoại giao đã đổi hướng khi Trung Quốc và Hoa Kỳ cùng có nhu cầu phát triển quan hệ với nhau trong đầu thập niên 1970. Nhiều nước đã cắt đứt quan hệ với Đài Bắc để lập quan hệ với Bắc Kinh.
Tuy vậy, nhiều nước vẫn tiếp tục quan hệ không chính thức với Đài Loan qua những văn phòng thương mại hay viện văn hóa, và Hoa Kỳ vẫn là đồng minh an ninh quan trọng nhất của Đài Loan.

Hoa Kỳ bắt đầu theo chính sách Một Trung Quốc từ khi nào?


Ông Jimmy Carter, trong ảnh chụp với ông Đặng Tiểu Bình năm 1987, chính thức hóa quan hệ Mỹ với Bắc KinhImage copyright Getty Images / AFP
Image caption Tổng thống Jimmy Carter, trong ảnh chụp với lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình năm 1987, chính thức hóa quan hệ Mỹ-Trung
Sau nhiều năm có quan hệ nồng ấm hơn, Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Bắc Kinh vào năm 1979 dưới thời Tổng thống Jimmy Carter.
Kết quả là Hoa Kỳ phải cắt đứt quan hệ với Đài Loan và đóng cửa sứ quán tại Đài Bắc.
Nhưng năm đó, Hoa Kỳ cũng thông qua Luật Quan hệ với Đài Loan (Taiwan Relations Act), theo đó đảm bảo giành sự ủng hộ cho hòn đảo này. Về cơ bản, điều luật này quy định Mỹ phải giúp Đài Loan tự vệ - đó là lý do vì sao Mỹ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan.
Mỹ tiếp tục duy trì sự hiện diện không chính thức ở Đài Bắc thông qua Viện Hoa Kỳ ở Đài Loan, một công ty tư nhân qua đó Hoa Kỳ thực hiện các hoạt động ngoại giao.

Kẻ thua người thắng là ai?

Bắc Kinh rõ ràng là bên hưởng lợi nhiều nhất từ chính sách này, chính sách đã đẩy Đài Loan ra khỏi các kênh ngoại giao chính thức.
Đa số các nước trên thế giới, thậm chí cả Liên Hợp Quốc, không công nhận Đài Loan là một nước độc lập.
Đài Loan phải thực hiện nhiều động thái nỗ lực chỉ để được tham dự vào các sự kiện và tổ chức quốc tế như các kỳ Thế vận hội và Tổ chức Thương mại Thế giới.
Chẳng hạn đoàn Đài Loan thi đấu tại Thế vận hội được gọi là Trung Hoa Đài Bắc (Chinese Taipei) chứ không phải Trung Hoa Dân quốc.

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn điện đàm với ông Trump hồi đầu tháng 12/2016, phá lệ lễ tân ngoại giao Mỹ sau nhiều thập kỷImage copyright EPA
Image caption Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn điện đàm với ông Trump hồi đầu tháng 12/2016, phá lệ nghi lễ ngoại giao của Mỹ sau nhiều thập kỷ
Nhưng ngay cả khi bị cô lập, Đài Loan cũng không hoàn toàn là người thua cuộc.
Đài Loan duy trì quan hệ kinh tế và văn hóa năng động với các nước láng giềng, và dùng mối quan hệ nhạy cảm với Hoa Kỳ làm đòn bẩy để đạt được nhượng bộ.
Đài Loan tận dụng một nhóm nhỏ các nhà vận động hành lang có quyền lực ở Washington DC, trong đó có cựu Thượng nghị sĩ Bob Dole, người được truyền thông Mỹ đưa tin là đã giúp dàn xếp quan hệ dẫn đến cuộc điện thoại gần đây giữa ông Trump và Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan.
Về phía Hoa Kỳ, nước này hưởng lợi từ mối quan hệ chính thức với Trung Quốc - đối tác cho vay và thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ - trong khi vẫn lặng lẽ tiếp tục ủng hộ Đài Loan.
Chính sách Một Trung Quốc là một động thái cân bằng rất tế nhị mà Hoa Kỳ đã hoàn thiện trong những thập niên qua. Chính sách này sẽ tiếp tục được áp dụng ra sao dưới thời ông Trump là điều cần phải được chờ xem.

Chủ đề liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/world-38288009

Hoa Kỳ 'dùng Đài Loan kiềm chế Trung Quốc'?

  • 9 tháng 12 2016

Ông Donald Trump và bà Thái Anh VănImage copyright AFP

Quốc hội Mỹ thông qua luật quốc phòng hôm thứ Năm với điều khoản mở lối cho trao đổi quân sự cao cấp với Đài Loan, đánh dấu một sự thay đổi mạnh trong chính sách an ninh châu Á.
Luật Ủy nhiệm Quốc phòng (National Defense Authorization Act - NDAA) thông qua khoản tiền khổng lồ 618,7 tỷ USD vừa được Thượng viện thông qua sau khi Hạ viện đã bỏ phiếu thuận tuần trước.
Nay luật này sẽ được chuyển lên cho Tổng thống Barack Obama ký để có hiệu lực.
Ông Obama cũng có quyền phủ quyết luật này.
Một điều khoản quan trọng trong luật quốc phòng mới nói Hoa Kỳ cần "trao đổi quân sự cấp cao" với Đài Loan, hòn đảo bị Bắc Kinh cho là một tỉnh của họ.
Sang ngày thứ Sáu 9/12, phát ngôn viên Lục Khảng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ngay lập tức yêu cầu Hoa Kỳ "xử lý vấn đề Đài Loan một cách cẩn trọng" và không "kéo lùi lịch sử".
Nhưng giới bình luận nay tin rằng không chỉ Lưỡng viện Quốc hội Mỹ và cả Tổng thống tân cử Donald Trump đang thúc đẩy một chính sách mới, dùng Đài Loan làm đối trọng với Trung Quốc.
Trả lời BBC Tiếng Trung, quan chức Bộ Quốc phòng Đài Loan nói họ "lạc quan và cảm ơn sự ủng hộ từ những người bạn Mỹ".
Phía Đài Loan cho hay họ tiếp tục chờ xem Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama có ký luật Quốc phòng của Hoa Kỳ hay không.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đài Loan không tiết lộ với BBC về chi tiết "chương trình trao đổi quân sự của Đài Loan với Hoa Kỳ".

Trực thăng Hoa Kỳ cứu trợ thiên tai ở vùng Nam Đài Loan năm 2009
Image caption Trực thăng Hoa Kỳ cứu trợ thiên tai ở vùng Nam Đài Loan năm 2009
Trong khi đó, Giáo sư Lại Nhạc Khiêm, một chuyên gia tại Đại học Shih Chien University, Đài Bắc nói với BBC điều chắc chắn là luật quốc phòng mới của Hoa Kỳ sẽ nâng cấp quan hệ quân sự với Đài Loan và là dấu hiệu chính quyền Mỹ "tăng ảnh hưởng của họ tại Đài Loan".
GS Lại Nhạc Khiêm cũng cho rằng "Đài Loan sẽ trở thành một quân bài lớn hơn trong quan hệ Mỹ - Trung".
"Hoa Kỳ sẽ dùng Đài Loan để buộc Trung Quốc phải nhượng bộ trong các vấn đề Bắc Hàn, Iran và Syria, đồng thời nhằm kiềm chế Trung Quốc".

Công khai chỉ trích TQ
Dù chưa chính thức cầm quyền, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã có một loạt hành động cho thấy ông muốn thay đổi quan hệ với Đài Loan và Trung Quốc.
Sau khi nhận cú điện đàm từ bà Thái Anh Văn, người mà ông Trump gọi là "tổng thống Đài Loan" nhưng Trung Quốc chỉ coi là "lãnh đạo Đài Loan", ông Trump lên Twitter đáp trả lời phê phán từ Bắc Kinh.
Ông hỏi "Hoa Kỳ bán hàng tỷ đô la vũ khí cho Đài Loan mà tôi lại không được quyền nhận một cú điện thoại chúc mừng?"
Chưa hết, không lâu sau đó, ông Trump lại dùng Twitter công khai phê phán Trung Quốc về tiền tệ và Biển Đông.
Các báo Mỹ sau đó xác nhận trong bộ tham mưu của Donald Trump có nhiều người thân thiện với Đài Bắc.
Trang Washington Post viết rằng:

Ông Reince Priebus trong nhóm thân cận của ông Donald Trump từng thăm Đài Loan hai lầnImage copyright Getty Images
Image caption Ông Reince Priebus trong nhóm thân cận của ông Donald Trump từng thăm Đài Loan hai lần
"Bà Thái Anh Văn sẽ được lắng nghe ở Tòa Bạch Ốc. Ông Reince Priebus (sinh năm 1972, người được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc tương lai), đã từng thăm Đài Loan cùng một phái đoàn của Đảng Cộng hòa vào năm 2011 và tháng 10/2015, và gặp bà Thái trước khi bà thắng cử. Ngoại trưởng Đài Loan David Li cũng gọi ông Priebus là người bạn của Đài Loan và nói tin ông được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng cho ông rump là tin vui cho hòn đảo..."
"Edward J. Feulner, chủ tịch lâu năm của Quỹ Heritage Foundation cũng từng vun đắp các quan hệ với Đài Loan trong nhiều thập niên qua. Ông nay là thành viên của nhóm chuyển tiếp quyền lực giúp ông Trump nhậm chức."

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/world-38263630

Trump xoay ngược chính sách với Trung Quốc?

  • 5 tháng 12 2016

Bà Thái Anh Văn và ông Donald TrumpImage copyright AP
Image caption Cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Đài Loan và ông Trump làm chấn động dư luận

Cuộc điện đàm của ông Donald Trump với Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn, từng bị coi là một hành động chứng tỏ Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ 'thiếu kinh nghiệm'.
Nhưng sau khi ông Trump tiếp tục dùng Twitter để công khai phê phán Bắc Kinh về tiền tệ và các dự án xây cất ngoài Biển Đông, nhiều người tin rằng chính quyền Trump đang ra tín hiệu thay đổi chính sách với Trung Quốc một cách mạnh mẽ.
BBC Tiếng Việt điểm ra các ý kiến từ những người thân cận với ông Donald Trump về vai trò của Đài Loan và quan điểm sẵn sàng lật ngược quan hệ với Trung Quốc:

Trang Slate:
"Các tin nhắn trên Twitter của Tổng thống tân cử cho thấy cú điện đàm với Đài Loan không phải chỉ là cuộc nói chuyện xã giao mà nhằm gửi ra thông điệp rõ ràng cho Bắc Kinh về cách ông Trump sẽ hành xử khi vào Tòa Bạch Ốc."
...Trước đó, Alexander Gray và Peter Navarro, hai cố vấn thân cận của ông Trump đã từng ca ngợi Đài Loan là 'ngọn đèn dân chủ ở châu Á'.
"Họ từng viết trên Foreign Policy:
"Cách chính quyền Obama đối xử Đài Loan thật là tệ hại. Ngọn đèn dân chủ ở châu Á có lẽ là đối tác của Hoa Kỳ dễ bị tổn thương nhất về quân sự. Hồi 2010, tình báo quân sự của Mỹ đã cảnh báo rằng cán cân lực lượng trên vùng trời eo biển Đài Loan đã nghiêng về phía Bắc Kinh. Vậy mà Đài Loan liên tục bị từ chối một thỏa thuận vũ khí đồng bộ (từ Hoa Kỳ) họ rất cần để phòng ngừa cái nhìn thô bạo của Trung Quốc, bất chấp cả các đảm bảo anh ninh đã quy định trong Luật về quan hệ với Đài Loan."

Washington Post viết vềnhững người đầy thiện cảm với Đài Loan trong nhóm của Trump:
"Bà Thái Anh Văn sẽ được lắng nghe ở Tòa Bạch Ốc. Ông Reince Priebus (sinh năm 1972, người được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc tương lai), đã từng thăm Đài Loan cùng một phái đoàn của Đảng Cộng hòa vào năm 2011 và tháng 10/2015, và gặp bà Thái trước khi bà thắng cử. Ngoại trưởng Đài Loan David Li cũng gọi ông Priebus là người bạn của Đài Loan và nói tin ông được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng cho ông Trump là tin vui cho hòn đảo..."
"Edward J. Feulner, chủ tịch lâu năm của Quỹ Heritage Foundation cũng từng vun đắp các quan hệ với Đài Loan trong nhiều thập niên qua. Ông nay là thành viên của nhóm chuyển tiếp quyền lực giúp ông Trump nhậm chức."

Trump và ClintonImage copyright Reuters
Image caption Trump và Clinton: ai cứng rắn hơn trong thái độ với Trung Quốc?
Trang KPBS viết về Peter Navarro, cố vấn kinh tế chính của Donald Trump:
"Navarro viết một số cuốn sách về Trung Quốc như "Death by China: Confronting the Dragon - A Global Call to Action" (Chết vì Trung Quốc: Đối đầu Mãnh long - Lời kêu gọi hành động toàn cầu ); "Made in China: The Ultimate Warning Label" (Nhãn hiệu Trung Quốc: Điều cảnh báo Cuối cùng) và "The Coming China Wars — Where They Will Be Fought and How They Can Be Won" (Chiến tranh sắp đến với Trung Quốc: Ở đâu và Chiến đấu thế nào để chiến thắng)."
Theo BBC Tiếng Việt tìm hiểu, cuốn sách của Tiến sỹ Peter Navarro về các "cuộc chiến" với Trung Quốc liệt kê ra các mối nguy hiểm từ nước này, từ sản phẩm độc hại, thức ăn độc hại, sự tăng cường quân bị, mối đe dọa 'chiến tranh nóng', chương trình không gia của Trung Quốc và các vấn đề kéo theo.
Peter Navarro cho rằng cuộc chiến với Trung Quốc sẽ kéo dài nhiều thập niên và ở mọi lĩnh vực: việc làm, lương bổng (cho công nhân Mỹ), công nghệ cao, các nguồn tài nguyên. Tác giả cũng không quên nhắc "Trung Quốc liên tiếp trấn áp nhân quyền và tự do ngôn luận".
Theo một số báo Mỹ, cuốn sách đã thu hút sự chú ý của ông Donald Trump.

Fox News:
"Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, John Bolton nói Tổng thống tân cử Donald Trump cần phải 'làm rung chuyển' quan hệ Hoa Kỳ với Trung Quốc.
Trả lời về chuyện có cú điện đàm giữa ông Trump và Tổng thống Đài Loan, Thái Anh Văn vốn gây ra khiếu nại từ Trung Quốc, ông Bolton (một trong số nhân vật được giới thiệu làm Tân Ngoại trưởng Hoa Kỳ - BBC), đã nói:
"Nói thẳng ra thì tôi nghĩ chúng ta cần phá tung quan hệ đó (với Trung Quốc). Trong những năm qua, Trung Quốc đã đưa ra những tuyên bố chủ quyền hung hãn ở biển Nam Trung Hoa."
"Không ai ở Bắc Kinh có quyền ra lệnh là chúng ta nói chuyện với ai hay không. Đó thật là chuyện nực cười khi cho là một cú điện thoại lại như vậy làm thay đổi mấy chục năm quan hệ."

Global Research (11/2016) trích John Bolton:
"Tiếp tục thất bại trong việc giải quyết cứng rắn thói phiêu lưu và ngang bướng của Trung Quốc sẽ chỉ khiến nhiều quốc gia châu Á cứ rơi vào vòng tay của Bắc Kinh và như Philippines có vẻ đang làm, là chấp nhận thân phận làm chư hầu cho đế chế Trung Hoa."

AFP từ Bắc Kinh về phản ứng khá yên lặng cho tới nay của Trung Quốc:
"Các lãnh đạo Trung Quốc, vốn trông đợi một quan hệ ổn định, không bất ngờ với lãnh đạo Hoa Kỳ, hẳn đang tìm mọi cách để lý giải và tìm cách ứng phó với ông Trump", theo bà Bonnie Glaser, chuyên gia cao cấp từ trung tâm nghiên cứu Center for Strategic and International Studies ở Washington.
Theo bà, ông Tập Cận Bình sẽ tìm cách tránh bị coi như là 'yếu đuối' trước khi Đảng Cộng sản họp đại hội vào năm sau.

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten