Những sự kiện và điểm nóng thời sự quốc tế gây chấn động thế giới năm 2016
VietTimes - Sự kiện thu hút dư luận thế giới nhất chính là bầu cử Tổng thống Mỹ với chiến thắng đầy bất ngờ của ông Donald Trump, ngoài ra còn vấn đề Brexit, bất ổn ở Đông Bắc Á, điểm nóng Biển Đông, đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ, làn sóng khủng bố ở châu Âu...
Bầu cử Mỹ: Donald Trump chiến thắng bất ngờ và khó đoán
Ngày 8/11/2016, người dân Mỹ đi bỏ phiếu để bầu ra nhà lãnh đạo mới của đất nước, ứng cử viên Đảng Cộng hòa, ông Donald Trump đã bất ngờ giành chiến thắng trước cứng cử viên Đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton.
Chiến thắng này sở dĩ gây bất ngờ cho dư luận, bởi vì tất cả các cuộc thăm dò trước đó, bao gồm các cuộc thăm dò của các phương tiện truyền thông uy tín của nước Mỹ, bà Hillary Clinton luôn bỏ xa đối thủ. Hơn nữa, nhiều chuyên gia, lãnh đạo nhiều nước đồng minh cũng dự đoán bà Hillary Clinton sẽ chiến thắng nhưng kết quả hoàn toàn trái ngược..
Ngoài ra, những tuyên bố gây sốc của ông Donald Trump đã đặc biệt gây sốc cho dư luận Mỹ. Trong nội bộ Đảng Cộng hòa cũng đã xảy ra sự chia rẽ đặc biệt về ông Donald Trump.
Nhiều lãnh đạo Đảng Cộng hòa như Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan, ứng cử viên Tổng thống Mỹ Đảng Cộng hòa năm 2012 Mitt Romney, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Thượng viện Mỹ John McCain... đã nhiều lần chỉ trích ông Donald Trump trong thời gian tranh cử.
Theo thống kê của International Business Times, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton giành được ít nhất 65.527.625 phiếu phổ thông trong cuộc bầu cử 2016, cao hơn số phiếu của mọi ứng viên trong lịch sử bầu cử Tổng thống Mỹ. Với kết quả này, bà Hillary Clinton cũng đã giành nhiều phiếu phổ thông hơn cả 10 Tổng thống từng đắc cử trong lịch sử bầu cử Mỹ.
Con số 2,6 triệu phiếu mà bà dẫn trước ông Trump tương đương với hơn 2% tổng số phiếu phổ thông, gần giống với kết quả tổng hợp thăm dò vài ngày trước cuộc bầu cử.
Trong ngày bầu cử của đại cử tri 19/12/2016, ông Donald Trump đã giành được 301 phiếu, trong khi đó bà Hillary Clinton giành được 163 phiếu, các ứng cử viên khác giành được 6 phiếu. Kết quả bầu đại cử tri được chính thức xác nhận vào ngày 6/1/2017 trong một phiên họp của Quốc hội Mỹ.
Chiến thắng bất ngờ của ông trùm bất động sản Donald Trump đã làm rung chuyển thế giới. Ngay sau khi có tin ông Donald Trump đắc cử, đồng USD và cổ phiếu đã giảm mạnh. Tuy nhiên, sau đó, thị trường đã có những phản ứng tích cực khi kỳ vọng vào những chính sách của ông trong nhiệm kỳ tới.
Những chính sách đối ngoại của ông Donald Trump được dư luận thế giới đặc biệt chú ý và đặc biệt. Nhiều chuyên gia cho rằng, các quan điểm “ưu tiên nước Mỹ” cho thấy ông Donald Trump có vẻ như đang đi theo “chủ nghĩa cô lập mới”, sẽ tiến hành “co rút chiến lược” trên toàn cầu.
Về thương mại, ông Donald Trump chủ trương xem xét lại các thỏa thuận thương mại đa phương, tuyên bố rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), gây hoài nghi, quan ngại phổ biến cho những nước liên quan.
Đặc biệt, ông Donald Trump tuyên bố Trung Quốc là nước thao túng tỷ giá hối đoái, Mỹ sẽ đánh thuế 45% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đã làm dấy lên mối lo ngại về khả năng xảy ra chiến tranh thương mại, chiến tranh tiền tệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trong thời gian tới.
Về quân sự, ông Donald Trump tuyên bố hoặc các nước đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc phải chi trả nhiều hơn kinh phí cho việc đóng quân của Quân đội Mỹ tại các nước này, hoặc Mỹ sẽ rút quân khỏi hai nước này... Điều này đã gây nhiều lo ngại cho các đồng minh của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và gây hoài nghi đối với khả năng tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực của Mỹ.
Những tuyên bố có tính chất “chủ nghĩa cô lập” của ông Donald Trump nếu trở thành chính sách trong thời gian tới thì có khả năng tạo ra “khoảng trống quyền lực” ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhiều chuyên gia dự đoán, Trung Quốc chắc chắn sẽ rất vui mừng và tìm cách lấp “khoảng trống” này.
Trên thực tế, Trung Quốc đang tìm cách gây ảnh hưởng lớn hơn về kinh tế thương mại và gia tăng vai trò ảnh hưởng về chính trị tại khu vực cũng như trên thế giới trước khả năng ông Donald Trump thực hiện chính sách ngoại giao và thương mại mang tính “cô lập”.
Tại Hội nghị Cấp cao APEC 2016 tổ chức ở “sân sau” nước Mỹ (Peru), Trung Quốc ra sức thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, thúc đẩy đưa ra “Tuyên bố Lima về Khu thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương”, được nhiều nước hoan nghênh.
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc đang kêu gọi và tìm cách thúc đẩy để sớm đạt được Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Việc thúc đẩy đạt được RCEP được các chuyên gia cho là sẽ thuận lợi hơn nhiều, do TPP đang gặp khó khăn. Thậm chí, các nước như Indonesia, Philippines đều có những động thái kêu gọi sớm hoàn thành đàm phán RCEP vào năm 2017.
Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã tích cực hành động, đã cải thiện mạnh mẽ quan hệ với các nước láng giềng, đặc biệt là Philippines - nước Chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2017. Nhiều nước Đông Nam Á khác cũng thực hiện chính sách “thân thiện” với Trung Quốc.
Tuy nhiên, chính sách đối ngoại của ông Donald Trump vẫn được dư luận đánh giá là khó dự đoán. Điều có thể khẳng định là, trong nội các của chính quyền Donald Trump đã xuất hiện rất nhiều nhân vật cứng rắn cả về quốc phòng, an ninh và thương mại.
Điều này phần nào báo hiệu nước Mỹ sẽ thực hiện nhiều chính sách đối ngoại mới mang tính cứng rắn hơn nhiều, trong đó có chính sách đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Gần đây, ông Donald Trump đã có nhiều động thái liên quan đến khu vực như gặp gỡ Thủ tướng Shinzo Abe vào tối ngày 17/11/2016; điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn vào ngày 2/12/2016, phá vỡ thông lệ gần 40 năm qua giữa Trung - Mỹ về chính sách “một Trung Quốc”, gây giận dữ cho Trung Quốc. Ngoài ra, ông Donald Trump còn điện đàm với nhà lãnh đạo các nước như Pakistan, Kazakhstan và Philippines...
Trên báo chí Trung Quốc, nhiều chuyên gia đề xuất nước này phải kiên quyết phản ứng cứng rắn với những động thái của ông Donald Trump để khẳng định “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, nhắc nhở chính quyền Donald Trump về tầm quan trọng của mối quan hệ song phương, đồng thời Bắc Kinh tiếp tục kêu gọi xây dựng “quan hệ nước lớn kiểu mới” với Mỹ.
Điều gây chú ý nữa cho dư luận là, ông Donald Trump đã nhiều lần tỏ thái độ thân thiện với Nga. Tân Ngoại trưởng Mỹ được ông Donald Trump chọn lựa là Rex Tillerson, giám đốc điều hành tập đoàn dầu mỏ Exxon Mobil cũng được cho là “thân Nga”. Nhưng, phán đoán chính quyền Donald Trump “thân Nga” là còn quá sớm, bởi vì trong bộ máy chính quyền này còn có nhiều nhân vật có thái độ cứng rắn với Nga, hơn nữa các chính sách của ông Donald Trump còn bị chi phối bởi Quốc hội Mỹ.
Là một siêu cường của thế giới, chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng quốc tế và các nước, do đó được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm. Hiện nay, chính sách đối ngoại của ông Donald Trump đang được định hình, sẽ phần nào thể hiện qua bài phát biểu của ông trong buỗi lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1/2016 tới.
Brexit gây chấn động thế giới
Ngày 24/6/2016 (giờ địa phương), Chủ tịch Ủy ban bầu cử Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland chính thức công bố kết quả trưng cầu dân ý về việc nước Anh rời khỏi hay ở lại Liên minh châu Âu (EU). Theo số liệu công bố, có 17,4 triệu (52%) người Anh chọn rời khỏi EU, cao hơn 4% so với 16,1 triệu người chọn ở lại EU.
Quyết định rời khỏi EU sau 43 năm chung sống của người Anh đã đặc biệt gây sốc cho đảo quốc sương mù này cũng như cho cả châu Âu và thế giới. Ông David Cameron đã phải từ chức sớm, mở đường cho bà Theresa May lên làm Thủ tướng Anh.
Việc Anh rời khỏi EU còn đang vấp phải chính những trở ngại từ nước Anh, trước hết bởi còn đông đảo người Anh không muốn rời EU, hơn nữa Tòa Thượng phẩm của Anh ngày 3/11/2016 đã ra phán quyết rằng Chính phủ Anh phải có được sự phê chuẩn của Quốc hội mới được phép khởi động quy trình rút khỏi EU.
Mặc dù vậy, phát ngôn viên của Thủ tướng Anh Theresa May cho biết bà May vẫn sẽ thực hiện kế hoạch về khởi động cuộc đàm phán về các điều kiện Brexit trong thời gian từ nay đến tháng 3/2017.
Tức là Chính phủ Anh sẽ kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon - bước đi chính thức đầu tiên để Anh khởi động tiến trình rời khỏi EU trong thời gian 2 năm. Một thỏa thuận về Brexit phải được hoàn tất vào tháng 10/2018 để được thông qua tại Nghị viện châu Âu vào tháng 3/2019.
Anh rời khỏi EU sẽ gây thiệt hại cho nước này trên nhiều phương diện như Anh có thể mất hạng tín dụng AAA, kinh tế Anh sẽ bị tuột dốc trong 5 năm tới, tổn thất sẽ lên tới 100 tỷ Bảng, GDP sẽ giảm 4 - 10%, đồng Bảng Anh sẽ mất giá 20%, gần 1 triệu lãnh đạo mất việc làm...
Anh sẽ mất đi lợi thế “tự do thương mại” trong EU, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu hàng hóa của Anh. Trong khi đó, EU mất đi vai trò quan trọng của một trung tâm tài chính và ưu thế “cánh cổng kết nối” của thị trường tài chính thế giới với châu Âu.
Anh cũng sẽ không còn được hưởng chế độ tự do đi lại trong EU, từ đó người dân Anh sẽ mất đi những cơ hội việc làm tốt nhất, các doanh nghiệp Anh cũng mất đi cơ hội tuyển dụng lao động có lợi nhất từ các nước khác. Ngành du lịch Anh cũng bị nhiều ảnh hưởng. Vị thế chính trị, an ninh và quân sự của Anh sẽ bị suy yếu, mất đi tiếng nói trong một liên minh mạnh là EU.
Điều đáng lưu ý là, đến nay, các cơ quan chức năng Ireland đã nhận được hơn 100 đề nghị từ các công ty lớn đang tìm cách chuyển trụ sở từ London, Anh sang Dublin (Ireland) vì Brexit. Một báo cáo kế toán gần đây cho biết, Anh có thể mất tới 100.000 việc làm trong lĩnh vực dịch vụ tài chính.
Thủ tướng Anh đã được cảnh báo về một cuộc tháo chạy của các công ty tài chính lớn từ London nếu Chính phủ Anh không thể đảm bảo quyền tự do đi lại giữa Anh và các nước thành viên EU trong các cuộc đàm phán.
Trên thực tế, bỏ phiếu rời EU là do người dân Anh muốn nước này “độc lập, tự chủ” trước sự can thiệp ngày càng sâu của EU. Rời EU, Anh sẽ không còn phải chi 8,5 tỷ Bảng đóng góp cho EU. Cạnh tranh việc làm của người dân Anh với người nhập cư sẽ không gay go như trước đây. Mối đe dọa khủng bố cũng sẽ giảm xuống.
Do những tác động ảnh hưởng nhiều mặt này, Chính phủ Anh hiện nay đang tìm kiếm một hiệp định chuyển tiếp liên quan đến Brexit, vì Anh không muốn một “kịch bản phiêu lưu”, tức là chuyển tiếp đột ngột, làm ảnh hưởng nhanh chóng đến các mối quan hệ thương mại.
Ngày 22/12/2016, Thủ tướng Anh Theresa May cho biết bà đã lên kế hoạch đàm phán về Brexit và mối quan hệ tương lai giữa Anh và EU, nhưng cần cơ sở một giai đoạn chuyển tiếp sau các cuộc đàm phán này.
Phát biểu trước Quốc hội Anh, bà Theresa May nhấn mạnh, các công ty Anh cần có thêm thời gian để thích nghi. Bà nói: “Tôi mong muốn chúng ta có thể đàm phán được một thỏa thuận đưa ra rời khỏi EU trong vòng 2 năm. Nhưng... cần một giai đoạn thực hiện sau đó”.
Mặc dù Chính phủ Anh đưa ra kế hoạch như vậy, nhưng việc rời khỏi EU là một quá trình và sẽ gặp nhiều thách thức ngay từ nội bộ nước Anh, bao gồm mâu thuẫn trong nội bộ Anh về các điều kiện thực hiện Brexit. Đến nay, Chính phủ Anh vẫn chưa có chiến lược rõ ràng về Brexit.
Brexit thực sự là một cuộc khủng hoảng của EU, làm cho EU mất đi một thành viên chủ chốt, sẽ trở nên suy yếu. Điều gây lo ngại hơn cho EU là khả năng xảy ra hiện tượng domino trong lòng châu Âu. Bởi vì, hiện nay, ở nhiều nước châu Âu, tỷ lệ người dân muốn rời EU cũng cao tương đương hoặc cao hơn tỷ lệ người dân ủng hộ ở lại EU, bao gồm các nước như Bỉ, Pháp, Đức, Hungary, Italia, Ba Lan, Tây Ban Nha và Thụy Điển.
Việc Anh thực sự rời khỏi EU sẽ làm trầm trọng hơn những điểm yếu cản trở tiến trình phục hồi kinh tế của châu Âu trong những năm qua, nhất là khi các nhà lãnh đạo EU phải tập trung cho Brexit thay vì chú ý đến các vấn đề trong nước như cải cách.
Những nguy cơ tan vỡ liên minh về chính trị, kinh tế và an ninh của châu Âu sẽ buộc EU phải tiến hành cải cách mạnh mẽ trong thời gian tới, nhất là khi bản thân EU đã chịu tác động to lớn từ cuộc khủng hoảng chính sách nhập cư trong năm 2016.
Việc Anh rời EU cũng ảnh hưởng tiêu cực đối với thực hiện các kế hoạch của Trung Quốc ở châu Âu. Trong những năm qua, Trung Quốc coi Anh là một đối tác có thể tận dụng để tìm các cơ hội kinh tế từ EU, nhất là khi Trung Quốc phải đối mặt với sức ép từ Mỹ và Nhật Bản ở châu Á.
Brexit đã thực sự gây sốc cho Trung Quốc, sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động xuất khẩu hàng hóa, đầu tư và quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc tại khu vực châu Âu. Chính vì vậy, khi thăm Anh vào tháng 10/2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh: “Trung Quốc hy vọng sẽ nhìn thấy một châu Âu thịnh vượng và một EU đoàn kết”.
Chiến tranh Syria và cuộc khủng hoảng người tị nạn châu Âu
Năm 2016, cuộc nội chiến Syria bước vào năm thứ 6, thành phố Aleppo trở thành khu vực hỗn chiến giữa các phe phái, gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng nhất trong thế kỷ này. Liên hợp quốc từng cảnh báo, Aleppo sẽ trở thành một nấm mồ khổng lồ.
Trên thực tế, cuộc nội chiến ở Syria sớm đã trở thành cuộc đấu lớn giữa các thế lực nước ngoài ở phía sau. Nga, Iran ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, quân chống chính phủ Syria được Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ (trước đảo chính) ủng hộ.
Ban đầu, quân chống chính phủ chiếm giữ phía đông, còn quân chính phủ chiếm giữ phía tây Aleppo. Cuối tháng 7/2016, quân chính phủ bao vây phía đông Aleppo. Đầu tháng 8/2016, quân chống chính phủ đột phá vòng vây thành công, nhưng điều kiện sống sót và y tế ở phía đông Aleppo rất tồi tệ.
Tháng 9/2016, Mỹ và Nga đạt được thỏa thuận thúc đẩy Syria ngừng bắn được một tuần, đây được cho là tiến triển lớn nhất của cuộc nội chiến Syria trong 5 năm qua. Nhưng việc thực hiện thỏa thuận ngừng bắn chưa được 5 ngày, Quân đội Mỹ đã bắn nhầm vào quân chính phủ Syria, nổ ra cuộc khẩu chiến giữa Mỹ và Nga, thỏa thuận ngừng bắn bị phá vỡ, Syria tiếp tục rơi sâu vào vũng lầy của cuộc nội chiến.
Từ giữa tháng 9/2016, Nga không kích mạnh mẽ Aleppo, khiến cho Mỹ phẫn nộ và từ chối thảo luận vấn đề Syria với Nga. Sau đó, cộng đồng quốc tế nhiều lần tìm cách thúc đẩy đàm phán hòa bình, ngừng bắn, cuối cùng đều không thể đạt được thỏa thuận.
Để đoạt lấy phía đông Aleppo, quân chính phủ Syria triển khai tấn công mạnh mẽ từ giữa tháng 11/2016, Nga ra sức không kích, Iran điều quân tấn công trên mặt đất.
Đến giữa tháng 12/2016, thế lớn của quân chống chính phủ ở Syria đã mất đi, chấp nhận thỏa thuận do quân chính phủ đưa ra, rút toàn diện khỏi phía đông Aleppo, chiến sự Aleppo đến đây chấm dứt, Bashar al-Assad giành được chiến thắng lớn nhất từ cuộc nội chiến trong 6 năm qua.
Sau khi kết thúc chiến sự Aleppo, quá trình sơ tán người dân thay đổi bất ngờ, thậm chí từng bị dừng lại, đã phản ứng tính phức tạp của cuộc nội chiến ở Syria. Ngày 19/12/2016, Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ bị ám sát, khi gây án hung thủ hô to “đừng quên Aleppo”, mang đầy tính chất báo thù.
Sau khi trải qua chiến sự Aleppo, cuộc nội chiến Syria chào đón ngày hòa bình vẫn còn xa xôi. Các phe phái tiếp tục giao chiến, thế lực bên ngoài tiếp tục can thiệp vào Syria, đồng thời nỗi khổ của người Syria hầu như chưa có ngày kết thúc.
Liên quan đến vấn nạn người Syria, Trung Đông di cư sang châu Âu để tránh khủng bố IS, chiến tranh, một trong những hậu quả của nó là sự xuất hiện của làn sóng tấn công khủng bố diễn ra ngay ở trung tâm châu Âu.
Trong năm 2016, do chiến tranh loạn lạc, một số lượng lớn người tị nạn ở các nước thuộc các khu vực như Tây Á (bao gồm Syria), Bắc Khi tìm nhiều con đường khác nhau để nhập cảnh trái phép vào châu Âu như đường bộ, đường biển. Hiện nay, châu Âu đang gặp phải làn sóng người tị nạn nghiêm trọng nhất kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay.
Một mặt, chiến tranh loạn lạc ở Trung Đông và Bắc Phi hoàn toàn không có dấu hiệu chấm dứt trong năm 2016, ngay cả cuộc nội chiến Syria vốn có thể dừng lại thì nay vẫn tiếp tục diễn ra do cuộc chiến lúc ngầm ngầm lúc công khai giữa Mỹ và Nga.
Mặt khác, do liên tiếp xảy ra các sự kiện xấu như khủng hoảng nợ, khủng hoảng tấn công khủng bố và khủng hoảng Brexit, thái độ của châu Âu trong vấn đề người tị nạn ngày càng chia rẽ, ngày càng có nhiều nước đi theo xu hướng đóng cửa, không cho người tị nạn tiếp tục nhập cảnh.
Đến cả Thủ tướng Đức Angela Merkel, người tuyên bố sẽ tiếp nhận 800.000 người tị nạn vào năm 2015, thì đến tháng 9/2016 đã phải thừa nhận chính sách người tị nạn trước đó thực sự đã mắc sai lầm.
Theo đánh giá của các chuyên gia, sự thay đổi thái độ của bà Angela Merkel cho thấy chính sách người tị nạn trước đó hầu như khó có thể được tiếp tục thực hiện. Đối mặt với hiện thực tàn khốc, người đàn bà thép cũng đã buộc phải cúi đầu. Điều này chứng minh rằng châu Âu đã không có khả năng bảo vệ quan niệm giá trị của họ.
Trên thực tế, bản thân châu Âu đang gặp nhiều khó khăn, họ tiến thoái lưỡng nan trong vấn đề người tị nạn. Họ mở cửa cũng không được, đóng cửa thì cũng khó có thể ngăn chặn được người tị nạn tràn vào.
Làn sóng khủng bố ở châu Âu
Trong năm 2016 cũng chứng kiến nhiều vụ khủng bố lớn có tính chất nghiêm trọng, đẫm máu như:
Ngày 22/3/2016, xảy ra một vụ nổ bom ở sân bay Zaventem và ga tàu điện ngầm Maelbeek tại thủ đô Brussels của Bỉ. Vụ tấn công khiến 34 người chết, hơn 200 người bị thương.
Ngày 14/7/2016, tại thành phố Nice của Pháp, một công dân Pháp gốc Tunisia lái xe tải lao vào đám đông đang chào mừng quốc khánh, khiến 84 người thiệt mạng, hơn 150 người bị thương.
Tiếp đó, trung tuần tháng 12/2016, một người lái xe tải hạng nặng lao vào chợ Giáng sinh ở thủ đô Berlin của Đức khiến 12 người chết, 48 người bị thương.
Điều đáng chú ý là đa phần những cuộc tấn công này đều có liên quan trực tiếp đến những phần tử, đối tượng có tư tưởng cực đoan do tổ chức Nhà nước Hồi giáo đứng đằng sau hoặc truyền động lực.
Đông Bắc Á: Nhiều cơn sóng dữ
Năm 2016, tình hình Đông Bắc Á liên tiếp “nổi sóng”, cơn sóng này chưa lặng xuống thì cơn sóng khác lại trào dâng. Triều Tiên thử hạt nhân, Mỹ và Hàn Quốc có kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối (THAAD), chính trường Hàn Quốc bất ổn, Nhật Bản tiến hành điều chỉnh mạnh mẽ đối với quân đội… Hòa bình, ổn định và đối đầu, xung đột giằng co với nhau.
Trước hết, khu vực Đông Bắc Á năm 2016 đầy mùi thuốc súng, nhất là bán đảo Triều Tiên. Từ đầu năm đến nay, Triều Tiên 2 lần thử hạt nhân, nhiều lần bắn thử tên lửa đạn đạo. Các nước Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản không ngừng tăng cường triển khai, hiện diện quân sự, mở rộng quy mô diễn tập quân sự. Tình hình bán đảo Triều Tiên hầu như rơi vào “tuần hoàn xấu”.
Ngày 30/11/2016, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhất trí thông qua Nghị quyết số 2321 tiến hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Triều Tiên. Nghị quyết này tiếp tục cho thấy cộng đồng quốc tế phản đối chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên và lập trường bảo vệ hệ thống chống phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế.
Trong bối cảnh tình hình bán đảo Triều Tiên ngày càng nhạy cảm, phức tạp, dưới sự thúc đẩy của Mỹ, chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye quyết định triển khai hệ thống THAAD ở Hàn Quốc, trực tiếp tác động đến tình hình an ninh khu vực.
Theo đánh giá của chuyên gia Trung Quốc, một khi THAAD được triển khai ở Hàn Quốc, Mỹ có thể theo dõi các hoạt động triển khai lực lượng quân sự và hoạt động quân sự trên đất liền của Trung Quốc và Nga, xây dựng thành hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Đông Bắc Á, từ đó đe dọa khả năng ngăn chặn chiến lược của các nước xung quanh, phá hoại nghiêm trọng cân bằng chiến lược khu vực và toàn cầu. Hàn Quốc cũng bị rơi sâu vào vũng lầy của cuộc đối đầu nước lớn.
Trong khi đó, từ ngày 29/3/2016, Nhật Bản chính thức thực hiện Luật An ninh mới. Cốt lõi của Luật An ninh mới là dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể, cởi trói cho Lực lượng Phòng vệ triển khai các hành động quân sự ở nước ngoài.
Sau khi thực hiện Luật An ninh mới, Nhật Bản đã đẩy nhanh rõ rệt các bước chỉnh đốn quân bị. Ngày 24/8/2016, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada cho biết Lực lượng Phòng vệ sẽ bắt đầu huấn luyện nhiệm vụ mới từ ngày này.
Ngày 15/11/2016, nghị quyết Nội các Nhật Bản đã trao nhiệm vụ “tiếp viện, bảo vệ” cho Lực lượng Phòng vệ tham gia nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Nam Xu-đăng. Đây là lần đầu tiên Chính phủ Nhật Bản hạ đạt nhiệm vụ mới được mở rộng theo Luật An ninh mới cho Lực lượng Phòng vệ ở nước ngoài.
Ngày 22/12/2016, Chính phủ Nhật Bản thông qua ngân sách quốc phòng năm tài khóa 2017 với tổng mức là 5.170 tỷ yên, làm cho ngân sách quốc phòng Nhật Bản liên tục 5 năm liền tăng trưởng kể từ sau khi ông Shinzo Abe lên nắm quyền.
Được Mỹ làm trung gian, ngày 23/11/2016, đại diện Chính phủ Hàn Quốc và Nhật Bản lần đầu tiên chính thức ký kết Hiệp định chia sẻ tin tức tình báo quân sự. Sau khi ký kết hiệp định này, Hàn Quốc và Nhật Bản không phải thông qua Mỹ cũng có thể chia sẻ tin tức tình báo quân sự nhạy cảm.
Việc ký kết hiệp định này là một bước đi lớn trên con đường thúc đẩy xây dựng “NATO Đông Bắc Á”, sẽ có ảnh hưởng sâu xa tới cục diện khu vực, góp phần làm thay đổi cục diện địa - chính trị của khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong tương lai.
Cùng thời gian, Nhật Bản bắt đầu tiết lộ có ý định nhập khẩu THAAD, tìm cách hỗ trợ Mỹ xây dựng mạng lưới phòng thủ tên lửa THAAD lấy Guam, Hàn Quốc và Nhật Bản làm trung tâm.
Thứ hai, về “tác phong” chính trị, tháng 10/2016, vụ bê bối “thân tín can thiệp chính trị” của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bộc lộ, đã gây ra cơn “động đất” trên chính trường Hàn Quốc và ảnh hưởng tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội, ngoại giao của Hàn Quốc. Các động thái của chính trường Hàn Quốc gây chú ý cho cộng đồng quốc tế.
Mặc dù bà Park Geun-hye vài lần lên tiếng xin lỗi người dân, nhưng người dân yêu cầu bà từ chức lên cao, tỷ lệ ủng hộ chính quyền của bà Park Geun-hye xuống mức thấp nhất với 4%. Ngày 9/12/2016, Quốc hội Hàn Quốc đã bỏ phiếu thông qua quyết định luận tội Tổng thống với 234 phiếu tán thành, 56 phiếu chống, bà Park Geun-hye tạm thời bị đình chỉ chức vụ Tổng thống.
Tiếp theo, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc sẽ tiến hành phán quyết đối với vấn đề luận tội. Nếu Tòa án Hiến pháp đồng ý với đề nghị luận tội, bà Park Geun-hye sẽ trở thành Tổng thống Hàn Quốc đầu tiên bị ra đi vì luận tội. Cùng với đảng cầm quyền và đảng đối lập Hàn Quốc bắt đầu chuẩn bị cho cuộc bầu cử sớm cho chức vụ Tổng thống, sự bất ổn trên chính trường Hàn Quốc có thể sẽ chi phối cả năm 2017.
So với bà Park Geun-hye, chức vụ Thủ tướng Nhật Bản của ông Shinzo Abe xem ra tương đối vững chắc. Trong cuộc bầu cử Thượng viện hồi tháng 7/2016, liên minh cầm quyền do ông Shinzo Abe lãnh đạo đã chiến thắng dễ dàng.
Ngày 26/10/2016, Đảng Tự do Dân chủ (LDP) cầm quyền quyết định kéo dài nhiệm kỳ Chủ tịch Đảng từ “2 khóa 6 năm” lên “3 khóa 9 năm”, có nghĩa là nếu ông Shinzo Abe tái cử trong cuộc bầu cử Chủ tịch Đảng khóa tới trong năm 2018 và LDP tiếp tục giữ địa vị cầm quyền thì chức vụ Thủ tướng của ông Shinzo Abe sẽ kéo dài đến năm 2021.
Điều đáng chú ý là, sau cuộc bầu cử Thượng viện, liên minh cầm quyền – lực lượng có thể tiến hành sửa đổi Hiến pháp đã có số phiếu trên 2/3. Điều này cũng có nghĩa là chính quyền Shinzo Abe có thể vượt qua trở ngại ở Quốc hội để đưa ra đề nghị sửa đổi Hiến pháp.
Dự tính, năm 2017, chính quyền Shinzo Abe sẽ từng bước khởi động thủ tục xem xét của Quốc hội liên quan đến sửa đổi Hiến pháp. Dư luận Trung Quốc lo ngại, Nhật Bản lấy “mối đe dọa Trung Quốc” để thúc đẩy các chương trình nghị sự trong nước bao gồm sửa đổi Hiến pháp.
Năm 2017, tình hình Đông Bắc Á vẫn đầy biến số. Khó có thể xác định các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc có thể ngăn chặn Triều Tiên tiếp tục phát triển hạt nhân và tên lửa hay không? Hướng đi của chính trường Hàn Quốc và triển vọng bầu cử Tổng thống ở Hàn Quốc sẽ như thế nào? Chính phủ Mỹ khóa mới sẽ điều chỉnh chính sách Triều Tiên ra sao? Nhật Bản tiến hành chỉnh đốn quân bị sẽ đến mức độ nào?
Biển Đông nóng về pháp lý và quân sự hóa
Trong năm 2016, cộng đồng quốc tế chứng kiến cuộc đấu tranh quyết liệt cho chính nghĩa trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Dựa trên các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, ngày 12/7/2016, Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục 7 Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS 1982) đã ra phán quyết cuối cùng đối với vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông.
Phán quyết lịch sử này đã trở thành đề tài nóng bỏng của báo chí quốc tế, bởi vì ngoài việc phân xử những nội dung Philippines kiện Trung Quốc, phán quyết này còn trực tiếp tác động đến toàn khu vực, có liên quan đến nhiều chủ thể quốc tế quan trọng như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, ASEAN…
Phán quyết dài gần 500 trang này không công nhận “quyền lịch sử” của Trung Quốc, bác bỏ hoàn toàn yêu sách "đường chín đoạn" do Trung Quốc tự vẽ ra, bất chấp luật pháp và áp đặt cho cộng đồng quốc tế.
Trong khi đó, phán quyết đã đáp ứng hầu hết các yêu cầu của Philippines. Giới nghiên cứu luật pháp quốc tế coi đây là một bước ngoặt to lớn, tạo cơ sở pháp lý cho các bên giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Tuy nhiên, mặc dù đã giành chiến thắng trong vụ kiện, giành ưu thế về pháp lý trong tranh chấp Biển Đông, nhưng sau khi lên nắm quyền, Tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã ứng xử khác với những gì giới quan sát dự đoán sau phán quyết này.
Ông Rodrigo Duterte hạ thấp vai trò của phán quyết, đặt vấn đề Biển Đông xuống hàng thứ yếu, và tỏ ra thân với Trung Quốc, nghiêng sang tập trung thúc đẩy phát triển quan hệ với Trung Quốc, nhất là quan hệ kinh tế thương mại.
Điều đáng chú ý là, ngay sau chuyến thăm Trung Quốc hồi cuối tháng 10/2016 của ông Rodrigo Duterte, ngư dân Philippines đã được đánh bắt trở lại ở vùng biển bãi cạn Scarborough và không bị tàu cảnh sát biển Trung Quốc ngăn cản như trước. Tuy nhiên, hai nước không đưa ra một tuyên bố pháp lý nào về hoạt động này.
Theo nguồn tin từ Philippines, sở dĩ hai bên không đưa ra được tuyên bố nào về tranh chấp bãi cạn Scarborough là do hai bên vẫn tồn tại mâu thuẫn trong vấn đề chủ quyền… Với tất cả các động thái như vậy của hai bên, dư luận có nơi đã tỏ ra nghi ngờ Trung Quốc và Philippines đã có “thỏa thuận ngầm” với nhau về vấn đề Biển Đông.
Thái độ ứng xử của Trung Quốc đối với phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa trọng tài đã đặc biệt gây quan ngại cho dư luận quốc tế. Bất chấp công lý quốc tế, Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố sẽ thực hiện chính sách “03 không”, đó là không chấp nhận, không thừa nhận và không tuân thủ kết quả trọng tài.
Ngay trong ngày 12/7/2016, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thậm chí công bố cái gọi là “Tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển ở Biển Đông”. Tuyên bố này thể hiện rõ nhất tham vọng lãnh thổ và quyền lợi biển ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông.
Mặc dù Trung Quốc đã tìm mọi cách để hạn chế tác động ảnh hưởng tiêu cực từ kết quả phán quyết này, nhưng rõ ràng những chứng cứ pháp lý rõ ràng đã bác bỏ hoàn toàn các quan điểm, lập trường và hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Các chuyên gia cho rằng, phán quyết này được công bố là một thất bại của ngoại giao Trung Quốc.
Trong năm 2016, để hạn chế tác động tiêu cực từ vụ kiện của Philippines, Trung Quốc liên tục công bố số lượng các nước và tổ chức quốc tế “ủng hộ” lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, nhưng trên thực tế, lập trường được đa số nước thể hiện là trung lập.
Sau phán quyết, Trung Quốc vẫn lớn tiếng tuyên bố không dừng các hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông. Các quan chức quốc phòng Mỹ đã nhiều lần tuyên bố không để cho Trung Quốc tiếp tục bồi đắp trái phép, nhưng vẫn chưa có hành động thực sự đối với vấn đề này.
Các hình ảnh chụp từ vệ tinh của chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược Mỹ gần đây cho thấy Trung Quốc đã lắp đặt có quy mô các hệ thống vũ khí trên cả 7 đá ngầm đã xây thành đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa (Việt Nam). Đây được cho là một phần trong kế hoạch của Trung Quốc nhằm thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông một cách đơn phương.
Đối với vấn đề Biển Đông, các nước ASEAN đã có cách ứng xử khác nhau do mỗi nước đều đặt lợi ích quốc gia của họ lên trên, đồng thời chịu sự chi phối từ mức độ quan hệ nhiều mặt với Trung Quốc cũng như các nước lớn khác.
Trong các nước ASEAN, có nước ủng hộ tích cực nhất đối với lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày 15/7/2017, một nhóm trong các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ đảo chính với lý do chủ nghĩa thế tục, nền dân chủ, nhân quyền không được coi trọng, uy tín của Thổ Nhĩ Kỳ trên trường quốc tế bị suy giảm. Trong cuộc đảo chính, hơn 300 người thiệt mạng, hơn 2.100 người bị thương, nhiều tòa nhà chính phủ, trong đó có trụ sở quốc hội, dinh tổng thống bị hư hại.
Sau cuộc đảo chính bất thành, ít nhất 40.000 người, trong đó có 10.000 binh sĩ và 2.745 thẩm phán, bị bắt; 15.000 nhân viên ngành giáo dục và 21.000 giáo viên bị đình chỉ với cáo buộc trung thành với giáo sĩ Fethullah Gulen, người bị chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc đạo diễn vụ đảo chính bất thành. Hơn 100.000 người đã bị thanh trừng.
Đây không chỉ là sự kiện có tính nội bộ ở Thổ Nhĩ Kỳ mà nó còn ảnh hưởng lớn đến tình hình chiến sự ở Trung Đông, đặc biệt là tại Syria. Sau sự kiện bị âm mưu lật đổ bất thành nhằm vào, chính quyền của Tổng thống Erdogan dường như đã thay đổi hoàn toàn, Ankara tuyên bố khôi phục quan hệ ngoại giao với Nga, quay lưng lại với Mỹ và các đồng minh NATO.
Nhìn lại cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ sau một thời gian đã qua, hoàn toàn có thể nhận thấy trong cuộc binh biến bất thành này có sự can thiệp, nhúng tay và tác động từ bên ngoài, chỉ có điều do đâu, từ ai, vì mục đích gì, có phức tạp hơn nữa hay không thì vẫn còn đang là câu hỏi chưa có đáp án chính xác.
Ngày 8/11/2016, người dân Mỹ đi bỏ phiếu để bầu ra nhà lãnh đạo mới của đất nước, ứng cử viên Đảng Cộng hòa, ông Donald Trump đã bất ngờ giành chiến thắng trước cứng cử viên Đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton.
Chiến thắng này sở dĩ gây bất ngờ cho dư luận, bởi vì tất cả các cuộc thăm dò trước đó, bao gồm các cuộc thăm dò của các phương tiện truyền thông uy tín của nước Mỹ, bà Hillary Clinton luôn bỏ xa đối thủ. Hơn nữa, nhiều chuyên gia, lãnh đạo nhiều nước đồng minh cũng dự đoán bà Hillary Clinton sẽ chiến thắng nhưng kết quả hoàn toàn trái ngược..
Ngoài ra, những tuyên bố gây sốc của ông Donald Trump đã đặc biệt gây sốc cho dư luận Mỹ. Trong nội bộ Đảng Cộng hòa cũng đã xảy ra sự chia rẽ đặc biệt về ông Donald Trump.
Nhiều lãnh đạo Đảng Cộng hòa như Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan, ứng cử viên Tổng thống Mỹ Đảng Cộng hòa năm 2012 Mitt Romney, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Thượng viện Mỹ John McCain... đã nhiều lần chỉ trích ông Donald Trump trong thời gian tranh cử.
Theo thống kê của International Business Times, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton giành được ít nhất 65.527.625 phiếu phổ thông trong cuộc bầu cử 2016, cao hơn số phiếu của mọi ứng viên trong lịch sử bầu cử Tổng thống Mỹ. Với kết quả này, bà Hillary Clinton cũng đã giành nhiều phiếu phổ thông hơn cả 10 Tổng thống từng đắc cử trong lịch sử bầu cử Mỹ.
Con số 2,6 triệu phiếu mà bà dẫn trước ông Trump tương đương với hơn 2% tổng số phiếu phổ thông, gần giống với kết quả tổng hợp thăm dò vài ngày trước cuộc bầu cử.
Trong ngày bầu cử của đại cử tri 19/12/2016, ông Donald Trump đã giành được 301 phiếu, trong khi đó bà Hillary Clinton giành được 163 phiếu, các ứng cử viên khác giành được 6 phiếu. Kết quả bầu đại cử tri được chính thức xác nhận vào ngày 6/1/2017 trong một phiên họp của Quốc hội Mỹ.
Chiến thắng bất ngờ của ông trùm bất động sản Donald Trump đã làm rung chuyển thế giới. Ngay sau khi có tin ông Donald Trump đắc cử, đồng USD và cổ phiếu đã giảm mạnh. Tuy nhiên, sau đó, thị trường đã có những phản ứng tích cực khi kỳ vọng vào những chính sách của ông trong nhiệm kỳ tới.
Những chính sách đối ngoại của ông Donald Trump được dư luận thế giới đặc biệt chú ý và đặc biệt. Nhiều chuyên gia cho rằng, các quan điểm “ưu tiên nước Mỹ” cho thấy ông Donald Trump có vẻ như đang đi theo “chủ nghĩa cô lập mới”, sẽ tiến hành “co rút chiến lược” trên toàn cầu.
Về thương mại, ông Donald Trump chủ trương xem xét lại các thỏa thuận thương mại đa phương, tuyên bố rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), gây hoài nghi, quan ngại phổ biến cho những nước liên quan.
Đặc biệt, ông Donald Trump tuyên bố Trung Quốc là nước thao túng tỷ giá hối đoái, Mỹ sẽ đánh thuế 45% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đã làm dấy lên mối lo ngại về khả năng xảy ra chiến tranh thương mại, chiến tranh tiền tệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trong thời gian tới.
Về quân sự, ông Donald Trump tuyên bố hoặc các nước đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc phải chi trả nhiều hơn kinh phí cho việc đóng quân của Quân đội Mỹ tại các nước này, hoặc Mỹ sẽ rút quân khỏi hai nước này... Điều này đã gây nhiều lo ngại cho các đồng minh của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và gây hoài nghi đối với khả năng tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực của Mỹ.
Những tuyên bố có tính chất “chủ nghĩa cô lập” của ông Donald Trump nếu trở thành chính sách trong thời gian tới thì có khả năng tạo ra “khoảng trống quyền lực” ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhiều chuyên gia dự đoán, Trung Quốc chắc chắn sẽ rất vui mừng và tìm cách lấp “khoảng trống” này.
Trên thực tế, Trung Quốc đang tìm cách gây ảnh hưởng lớn hơn về kinh tế thương mại và gia tăng vai trò ảnh hưởng về chính trị tại khu vực cũng như trên thế giới trước khả năng ông Donald Trump thực hiện chính sách ngoại giao và thương mại mang tính “cô lập”.
Tại Hội nghị Cấp cao APEC 2016 tổ chức ở “sân sau” nước Mỹ (Peru), Trung Quốc ra sức thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, thúc đẩy đưa ra “Tuyên bố Lima về Khu thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương”, được nhiều nước hoan nghênh.
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc đang kêu gọi và tìm cách thúc đẩy để sớm đạt được Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Việc thúc đẩy đạt được RCEP được các chuyên gia cho là sẽ thuận lợi hơn nhiều, do TPP đang gặp khó khăn. Thậm chí, các nước như Indonesia, Philippines đều có những động thái kêu gọi sớm hoàn thành đàm phán RCEP vào năm 2017.
Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã tích cực hành động, đã cải thiện mạnh mẽ quan hệ với các nước láng giềng, đặc biệt là Philippines - nước Chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2017. Nhiều nước Đông Nam Á khác cũng thực hiện chính sách “thân thiện” với Trung Quốc.
Tuy nhiên, chính sách đối ngoại của ông Donald Trump vẫn được dư luận đánh giá là khó dự đoán. Điều có thể khẳng định là, trong nội các của chính quyền Donald Trump đã xuất hiện rất nhiều nhân vật cứng rắn cả về quốc phòng, an ninh và thương mại.
Điều này phần nào báo hiệu nước Mỹ sẽ thực hiện nhiều chính sách đối ngoại mới mang tính cứng rắn hơn nhiều, trong đó có chính sách đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Gần đây, ông Donald Trump đã có nhiều động thái liên quan đến khu vực như gặp gỡ Thủ tướng Shinzo Abe vào tối ngày 17/11/2016; điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn vào ngày 2/12/2016, phá vỡ thông lệ gần 40 năm qua giữa Trung - Mỹ về chính sách “một Trung Quốc”, gây giận dữ cho Trung Quốc. Ngoài ra, ông Donald Trump còn điện đàm với nhà lãnh đạo các nước như Pakistan, Kazakhstan và Philippines...
Trên báo chí Trung Quốc, nhiều chuyên gia đề xuất nước này phải kiên quyết phản ứng cứng rắn với những động thái của ông Donald Trump để khẳng định “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, nhắc nhở chính quyền Donald Trump về tầm quan trọng của mối quan hệ song phương, đồng thời Bắc Kinh tiếp tục kêu gọi xây dựng “quan hệ nước lớn kiểu mới” với Mỹ.
Điều gây chú ý nữa cho dư luận là, ông Donald Trump đã nhiều lần tỏ thái độ thân thiện với Nga. Tân Ngoại trưởng Mỹ được ông Donald Trump chọn lựa là Rex Tillerson, giám đốc điều hành tập đoàn dầu mỏ Exxon Mobil cũng được cho là “thân Nga”. Nhưng, phán đoán chính quyền Donald Trump “thân Nga” là còn quá sớm, bởi vì trong bộ máy chính quyền này còn có nhiều nhân vật có thái độ cứng rắn với Nga, hơn nữa các chính sách của ông Donald Trump còn bị chi phối bởi Quốc hội Mỹ.
Là một siêu cường của thế giới, chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng quốc tế và các nước, do đó được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm. Hiện nay, chính sách đối ngoại của ông Donald Trump đang được định hình, sẽ phần nào thể hiện qua bài phát biểu của ông trong buỗi lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1/2016 tới.
Brexit gây chấn động thế giới
Ngày 24/6/2016 (giờ địa phương), Chủ tịch Ủy ban bầu cử Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland chính thức công bố kết quả trưng cầu dân ý về việc nước Anh rời khỏi hay ở lại Liên minh châu Âu (EU). Theo số liệu công bố, có 17,4 triệu (52%) người Anh chọn rời khỏi EU, cao hơn 4% so với 16,1 triệu người chọn ở lại EU.
Quyết định rời khỏi EU sau 43 năm chung sống của người Anh đã đặc biệt gây sốc cho đảo quốc sương mù này cũng như cho cả châu Âu và thế giới. Ông David Cameron đã phải từ chức sớm, mở đường cho bà Theresa May lên làm Thủ tướng Anh.
Việc Anh rời khỏi EU còn đang vấp phải chính những trở ngại từ nước Anh, trước hết bởi còn đông đảo người Anh không muốn rời EU, hơn nữa Tòa Thượng phẩm của Anh ngày 3/11/2016 đã ra phán quyết rằng Chính phủ Anh phải có được sự phê chuẩn của Quốc hội mới được phép khởi động quy trình rút khỏi EU.
Mặc dù vậy, phát ngôn viên của Thủ tướng Anh Theresa May cho biết bà May vẫn sẽ thực hiện kế hoạch về khởi động cuộc đàm phán về các điều kiện Brexit trong thời gian từ nay đến tháng 3/2017.
Tức là Chính phủ Anh sẽ kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon - bước đi chính thức đầu tiên để Anh khởi động tiến trình rời khỏi EU trong thời gian 2 năm. Một thỏa thuận về Brexit phải được hoàn tất vào tháng 10/2018 để được thông qua tại Nghị viện châu Âu vào tháng 3/2019.
Anh rời khỏi EU sẽ gây thiệt hại cho nước này trên nhiều phương diện như Anh có thể mất hạng tín dụng AAA, kinh tế Anh sẽ bị tuột dốc trong 5 năm tới, tổn thất sẽ lên tới 100 tỷ Bảng, GDP sẽ giảm 4 - 10%, đồng Bảng Anh sẽ mất giá 20%, gần 1 triệu lãnh đạo mất việc làm...
Anh sẽ mất đi lợi thế “tự do thương mại” trong EU, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu hàng hóa của Anh. Trong khi đó, EU mất đi vai trò quan trọng của một trung tâm tài chính và ưu thế “cánh cổng kết nối” của thị trường tài chính thế giới với châu Âu.
Anh cũng sẽ không còn được hưởng chế độ tự do đi lại trong EU, từ đó người dân Anh sẽ mất đi những cơ hội việc làm tốt nhất, các doanh nghiệp Anh cũng mất đi cơ hội tuyển dụng lao động có lợi nhất từ các nước khác. Ngành du lịch Anh cũng bị nhiều ảnh hưởng. Vị thế chính trị, an ninh và quân sự của Anh sẽ bị suy yếu, mất đi tiếng nói trong một liên minh mạnh là EU.
Điều đáng lưu ý là, đến nay, các cơ quan chức năng Ireland đã nhận được hơn 100 đề nghị từ các công ty lớn đang tìm cách chuyển trụ sở từ London, Anh sang Dublin (Ireland) vì Brexit. Một báo cáo kế toán gần đây cho biết, Anh có thể mất tới 100.000 việc làm trong lĩnh vực dịch vụ tài chính.
Thủ tướng Anh đã được cảnh báo về một cuộc tháo chạy của các công ty tài chính lớn từ London nếu Chính phủ Anh không thể đảm bảo quyền tự do đi lại giữa Anh và các nước thành viên EU trong các cuộc đàm phán.
Trên thực tế, bỏ phiếu rời EU là do người dân Anh muốn nước này “độc lập, tự chủ” trước sự can thiệp ngày càng sâu của EU. Rời EU, Anh sẽ không còn phải chi 8,5 tỷ Bảng đóng góp cho EU. Cạnh tranh việc làm của người dân Anh với người nhập cư sẽ không gay go như trước đây. Mối đe dọa khủng bố cũng sẽ giảm xuống.
Do những tác động ảnh hưởng nhiều mặt này, Chính phủ Anh hiện nay đang tìm kiếm một hiệp định chuyển tiếp liên quan đến Brexit, vì Anh không muốn một “kịch bản phiêu lưu”, tức là chuyển tiếp đột ngột, làm ảnh hưởng nhanh chóng đến các mối quan hệ thương mại.
Ngày 22/12/2016, Thủ tướng Anh Theresa May cho biết bà đã lên kế hoạch đàm phán về Brexit và mối quan hệ tương lai giữa Anh và EU, nhưng cần cơ sở một giai đoạn chuyển tiếp sau các cuộc đàm phán này.
Phát biểu trước Quốc hội Anh, bà Theresa May nhấn mạnh, các công ty Anh cần có thêm thời gian để thích nghi. Bà nói: “Tôi mong muốn chúng ta có thể đàm phán được một thỏa thuận đưa ra rời khỏi EU trong vòng 2 năm. Nhưng... cần một giai đoạn thực hiện sau đó”.
Mặc dù Chính phủ Anh đưa ra kế hoạch như vậy, nhưng việc rời khỏi EU là một quá trình và sẽ gặp nhiều thách thức ngay từ nội bộ nước Anh, bao gồm mâu thuẫn trong nội bộ Anh về các điều kiện thực hiện Brexit. Đến nay, Chính phủ Anh vẫn chưa có chiến lược rõ ràng về Brexit.
Brexit thực sự là một cuộc khủng hoảng của EU, làm cho EU mất đi một thành viên chủ chốt, sẽ trở nên suy yếu. Điều gây lo ngại hơn cho EU là khả năng xảy ra hiện tượng domino trong lòng châu Âu. Bởi vì, hiện nay, ở nhiều nước châu Âu, tỷ lệ người dân muốn rời EU cũng cao tương đương hoặc cao hơn tỷ lệ người dân ủng hộ ở lại EU, bao gồm các nước như Bỉ, Pháp, Đức, Hungary, Italia, Ba Lan, Tây Ban Nha và Thụy Điển.
Việc Anh thực sự rời khỏi EU sẽ làm trầm trọng hơn những điểm yếu cản trở tiến trình phục hồi kinh tế của châu Âu trong những năm qua, nhất là khi các nhà lãnh đạo EU phải tập trung cho Brexit thay vì chú ý đến các vấn đề trong nước như cải cách.
Những nguy cơ tan vỡ liên minh về chính trị, kinh tế và an ninh của châu Âu sẽ buộc EU phải tiến hành cải cách mạnh mẽ trong thời gian tới, nhất là khi bản thân EU đã chịu tác động to lớn từ cuộc khủng hoảng chính sách nhập cư trong năm 2016.
Việc Anh rời EU cũng ảnh hưởng tiêu cực đối với thực hiện các kế hoạch của Trung Quốc ở châu Âu. Trong những năm qua, Trung Quốc coi Anh là một đối tác có thể tận dụng để tìm các cơ hội kinh tế từ EU, nhất là khi Trung Quốc phải đối mặt với sức ép từ Mỹ và Nhật Bản ở châu Á.
Brexit đã thực sự gây sốc cho Trung Quốc, sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động xuất khẩu hàng hóa, đầu tư và quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc tại khu vực châu Âu. Chính vì vậy, khi thăm Anh vào tháng 10/2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh: “Trung Quốc hy vọng sẽ nhìn thấy một châu Âu thịnh vượng và một EU đoàn kết”.
Chiến tranh Syria và cuộc khủng hoảng người tị nạn châu Âu
Năm 2016, cuộc nội chiến Syria bước vào năm thứ 6, thành phố Aleppo trở thành khu vực hỗn chiến giữa các phe phái, gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng nhất trong thế kỷ này. Liên hợp quốc từng cảnh báo, Aleppo sẽ trở thành một nấm mồ khổng lồ.
Trên thực tế, cuộc nội chiến ở Syria sớm đã trở thành cuộc đấu lớn giữa các thế lực nước ngoài ở phía sau. Nga, Iran ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, quân chống chính phủ Syria được Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ (trước đảo chính) ủng hộ.
Ban đầu, quân chống chính phủ chiếm giữ phía đông, còn quân chính phủ chiếm giữ phía tây Aleppo. Cuối tháng 7/2016, quân chính phủ bao vây phía đông Aleppo. Đầu tháng 8/2016, quân chống chính phủ đột phá vòng vây thành công, nhưng điều kiện sống sót và y tế ở phía đông Aleppo rất tồi tệ.
Tháng 9/2016, Mỹ và Nga đạt được thỏa thuận thúc đẩy Syria ngừng bắn được một tuần, đây được cho là tiến triển lớn nhất của cuộc nội chiến Syria trong 5 năm qua. Nhưng việc thực hiện thỏa thuận ngừng bắn chưa được 5 ngày, Quân đội Mỹ đã bắn nhầm vào quân chính phủ Syria, nổ ra cuộc khẩu chiến giữa Mỹ và Nga, thỏa thuận ngừng bắn bị phá vỡ, Syria tiếp tục rơi sâu vào vũng lầy của cuộc nội chiến.
Từ giữa tháng 9/2016, Nga không kích mạnh mẽ Aleppo, khiến cho Mỹ phẫn nộ và từ chối thảo luận vấn đề Syria với Nga. Sau đó, cộng đồng quốc tế nhiều lần tìm cách thúc đẩy đàm phán hòa bình, ngừng bắn, cuối cùng đều không thể đạt được thỏa thuận.
Để đoạt lấy phía đông Aleppo, quân chính phủ Syria triển khai tấn công mạnh mẽ từ giữa tháng 11/2016, Nga ra sức không kích, Iran điều quân tấn công trên mặt đất.
Đến giữa tháng 12/2016, thế lớn của quân chống chính phủ ở Syria đã mất đi, chấp nhận thỏa thuận do quân chính phủ đưa ra, rút toàn diện khỏi phía đông Aleppo, chiến sự Aleppo đến đây chấm dứt, Bashar al-Assad giành được chiến thắng lớn nhất từ cuộc nội chiến trong 6 năm qua.
Sau khi kết thúc chiến sự Aleppo, quá trình sơ tán người dân thay đổi bất ngờ, thậm chí từng bị dừng lại, đã phản ứng tính phức tạp của cuộc nội chiến ở Syria. Ngày 19/12/2016, Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ bị ám sát, khi gây án hung thủ hô to “đừng quên Aleppo”, mang đầy tính chất báo thù.
Sau khi trải qua chiến sự Aleppo, cuộc nội chiến Syria chào đón ngày hòa bình vẫn còn xa xôi. Các phe phái tiếp tục giao chiến, thế lực bên ngoài tiếp tục can thiệp vào Syria, đồng thời nỗi khổ của người Syria hầu như chưa có ngày kết thúc.
Liên quan đến vấn nạn người Syria, Trung Đông di cư sang châu Âu để tránh khủng bố IS, chiến tranh, một trong những hậu quả của nó là sự xuất hiện của làn sóng tấn công khủng bố diễn ra ngay ở trung tâm châu Âu.
Trong năm 2016, do chiến tranh loạn lạc, một số lượng lớn người tị nạn ở các nước thuộc các khu vực như Tây Á (bao gồm Syria), Bắc Khi tìm nhiều con đường khác nhau để nhập cảnh trái phép vào châu Âu như đường bộ, đường biển. Hiện nay, châu Âu đang gặp phải làn sóng người tị nạn nghiêm trọng nhất kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay.
Một mặt, chiến tranh loạn lạc ở Trung Đông và Bắc Phi hoàn toàn không có dấu hiệu chấm dứt trong năm 2016, ngay cả cuộc nội chiến Syria vốn có thể dừng lại thì nay vẫn tiếp tục diễn ra do cuộc chiến lúc ngầm ngầm lúc công khai giữa Mỹ và Nga.
Mặt khác, do liên tiếp xảy ra các sự kiện xấu như khủng hoảng nợ, khủng hoảng tấn công khủng bố và khủng hoảng Brexit, thái độ của châu Âu trong vấn đề người tị nạn ngày càng chia rẽ, ngày càng có nhiều nước đi theo xu hướng đóng cửa, không cho người tị nạn tiếp tục nhập cảnh.
Đến cả Thủ tướng Đức Angela Merkel, người tuyên bố sẽ tiếp nhận 800.000 người tị nạn vào năm 2015, thì đến tháng 9/2016 đã phải thừa nhận chính sách người tị nạn trước đó thực sự đã mắc sai lầm.
Theo đánh giá của các chuyên gia, sự thay đổi thái độ của bà Angela Merkel cho thấy chính sách người tị nạn trước đó hầu như khó có thể được tiếp tục thực hiện. Đối mặt với hiện thực tàn khốc, người đàn bà thép cũng đã buộc phải cúi đầu. Điều này chứng minh rằng châu Âu đã không có khả năng bảo vệ quan niệm giá trị của họ.
Trên thực tế, bản thân châu Âu đang gặp nhiều khó khăn, họ tiến thoái lưỡng nan trong vấn đề người tị nạn. Họ mở cửa cũng không được, đóng cửa thì cũng khó có thể ngăn chặn được người tị nạn tràn vào.
Làn sóng khủng bố ở châu Âu
Trong năm 2016 cũng chứng kiến nhiều vụ khủng bố lớn có tính chất nghiêm trọng, đẫm máu như:
Ngày 22/3/2016, xảy ra một vụ nổ bom ở sân bay Zaventem và ga tàu điện ngầm Maelbeek tại thủ đô Brussels của Bỉ. Vụ tấn công khiến 34 người chết, hơn 200 người bị thương.
Ngày 14/7/2016, tại thành phố Nice của Pháp, một công dân Pháp gốc Tunisia lái xe tải lao vào đám đông đang chào mừng quốc khánh, khiến 84 người thiệt mạng, hơn 150 người bị thương.
Tiếp đó, trung tuần tháng 12/2016, một người lái xe tải hạng nặng lao vào chợ Giáng sinh ở thủ đô Berlin của Đức khiến 12 người chết, 48 người bị thương.
Điều đáng chú ý là đa phần những cuộc tấn công này đều có liên quan trực tiếp đến những phần tử, đối tượng có tư tưởng cực đoan do tổ chức Nhà nước Hồi giáo đứng đằng sau hoặc truyền động lực.
Đông Bắc Á: Nhiều cơn sóng dữ
Năm 2016, tình hình Đông Bắc Á liên tiếp “nổi sóng”, cơn sóng này chưa lặng xuống thì cơn sóng khác lại trào dâng. Triều Tiên thử hạt nhân, Mỹ và Hàn Quốc có kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối (THAAD), chính trường Hàn Quốc bất ổn, Nhật Bản tiến hành điều chỉnh mạnh mẽ đối với quân đội… Hòa bình, ổn định và đối đầu, xung đột giằng co với nhau.
Trước hết, khu vực Đông Bắc Á năm 2016 đầy mùi thuốc súng, nhất là bán đảo Triều Tiên. Từ đầu năm đến nay, Triều Tiên 2 lần thử hạt nhân, nhiều lần bắn thử tên lửa đạn đạo. Các nước Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản không ngừng tăng cường triển khai, hiện diện quân sự, mở rộng quy mô diễn tập quân sự. Tình hình bán đảo Triều Tiên hầu như rơi vào “tuần hoàn xấu”.
Ngày 30/11/2016, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhất trí thông qua Nghị quyết số 2321 tiến hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Triều Tiên. Nghị quyết này tiếp tục cho thấy cộng đồng quốc tế phản đối chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên và lập trường bảo vệ hệ thống chống phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế.
Trong bối cảnh tình hình bán đảo Triều Tiên ngày càng nhạy cảm, phức tạp, dưới sự thúc đẩy của Mỹ, chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye quyết định triển khai hệ thống THAAD ở Hàn Quốc, trực tiếp tác động đến tình hình an ninh khu vực.
Theo đánh giá của chuyên gia Trung Quốc, một khi THAAD được triển khai ở Hàn Quốc, Mỹ có thể theo dõi các hoạt động triển khai lực lượng quân sự và hoạt động quân sự trên đất liền của Trung Quốc và Nga, xây dựng thành hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Đông Bắc Á, từ đó đe dọa khả năng ngăn chặn chiến lược của các nước xung quanh, phá hoại nghiêm trọng cân bằng chiến lược khu vực và toàn cầu. Hàn Quốc cũng bị rơi sâu vào vũng lầy của cuộc đối đầu nước lớn.
Trong khi đó, từ ngày 29/3/2016, Nhật Bản chính thức thực hiện Luật An ninh mới. Cốt lõi của Luật An ninh mới là dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể, cởi trói cho Lực lượng Phòng vệ triển khai các hành động quân sự ở nước ngoài.
Sau khi thực hiện Luật An ninh mới, Nhật Bản đã đẩy nhanh rõ rệt các bước chỉnh đốn quân bị. Ngày 24/8/2016, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada cho biết Lực lượng Phòng vệ sẽ bắt đầu huấn luyện nhiệm vụ mới từ ngày này.
Ngày 15/11/2016, nghị quyết Nội các Nhật Bản đã trao nhiệm vụ “tiếp viện, bảo vệ” cho Lực lượng Phòng vệ tham gia nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Nam Xu-đăng. Đây là lần đầu tiên Chính phủ Nhật Bản hạ đạt nhiệm vụ mới được mở rộng theo Luật An ninh mới cho Lực lượng Phòng vệ ở nước ngoài.
Ngày 22/12/2016, Chính phủ Nhật Bản thông qua ngân sách quốc phòng năm tài khóa 2017 với tổng mức là 5.170 tỷ yên, làm cho ngân sách quốc phòng Nhật Bản liên tục 5 năm liền tăng trưởng kể từ sau khi ông Shinzo Abe lên nắm quyền.
Được Mỹ làm trung gian, ngày 23/11/2016, đại diện Chính phủ Hàn Quốc và Nhật Bản lần đầu tiên chính thức ký kết Hiệp định chia sẻ tin tức tình báo quân sự. Sau khi ký kết hiệp định này, Hàn Quốc và Nhật Bản không phải thông qua Mỹ cũng có thể chia sẻ tin tức tình báo quân sự nhạy cảm.
Việc ký kết hiệp định này là một bước đi lớn trên con đường thúc đẩy xây dựng “NATO Đông Bắc Á”, sẽ có ảnh hưởng sâu xa tới cục diện khu vực, góp phần làm thay đổi cục diện địa - chính trị của khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong tương lai.
Cùng thời gian, Nhật Bản bắt đầu tiết lộ có ý định nhập khẩu THAAD, tìm cách hỗ trợ Mỹ xây dựng mạng lưới phòng thủ tên lửa THAAD lấy Guam, Hàn Quốc và Nhật Bản làm trung tâm.
Thứ hai, về “tác phong” chính trị, tháng 10/2016, vụ bê bối “thân tín can thiệp chính trị” của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bộc lộ, đã gây ra cơn “động đất” trên chính trường Hàn Quốc và ảnh hưởng tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội, ngoại giao của Hàn Quốc. Các động thái của chính trường Hàn Quốc gây chú ý cho cộng đồng quốc tế.
Mặc dù bà Park Geun-hye vài lần lên tiếng xin lỗi người dân, nhưng người dân yêu cầu bà từ chức lên cao, tỷ lệ ủng hộ chính quyền của bà Park Geun-hye xuống mức thấp nhất với 4%. Ngày 9/12/2016, Quốc hội Hàn Quốc đã bỏ phiếu thông qua quyết định luận tội Tổng thống với 234 phiếu tán thành, 56 phiếu chống, bà Park Geun-hye tạm thời bị đình chỉ chức vụ Tổng thống.
Tiếp theo, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc sẽ tiến hành phán quyết đối với vấn đề luận tội. Nếu Tòa án Hiến pháp đồng ý với đề nghị luận tội, bà Park Geun-hye sẽ trở thành Tổng thống Hàn Quốc đầu tiên bị ra đi vì luận tội. Cùng với đảng cầm quyền và đảng đối lập Hàn Quốc bắt đầu chuẩn bị cho cuộc bầu cử sớm cho chức vụ Tổng thống, sự bất ổn trên chính trường Hàn Quốc có thể sẽ chi phối cả năm 2017.
So với bà Park Geun-hye, chức vụ Thủ tướng Nhật Bản của ông Shinzo Abe xem ra tương đối vững chắc. Trong cuộc bầu cử Thượng viện hồi tháng 7/2016, liên minh cầm quyền do ông Shinzo Abe lãnh đạo đã chiến thắng dễ dàng.
Ngày 26/10/2016, Đảng Tự do Dân chủ (LDP) cầm quyền quyết định kéo dài nhiệm kỳ Chủ tịch Đảng từ “2 khóa 6 năm” lên “3 khóa 9 năm”, có nghĩa là nếu ông Shinzo Abe tái cử trong cuộc bầu cử Chủ tịch Đảng khóa tới trong năm 2018 và LDP tiếp tục giữ địa vị cầm quyền thì chức vụ Thủ tướng của ông Shinzo Abe sẽ kéo dài đến năm 2021.
Điều đáng chú ý là, sau cuộc bầu cử Thượng viện, liên minh cầm quyền – lực lượng có thể tiến hành sửa đổi Hiến pháp đã có số phiếu trên 2/3. Điều này cũng có nghĩa là chính quyền Shinzo Abe có thể vượt qua trở ngại ở Quốc hội để đưa ra đề nghị sửa đổi Hiến pháp.
Dự tính, năm 2017, chính quyền Shinzo Abe sẽ từng bước khởi động thủ tục xem xét của Quốc hội liên quan đến sửa đổi Hiến pháp. Dư luận Trung Quốc lo ngại, Nhật Bản lấy “mối đe dọa Trung Quốc” để thúc đẩy các chương trình nghị sự trong nước bao gồm sửa đổi Hiến pháp.
Năm 2017, tình hình Đông Bắc Á vẫn đầy biến số. Khó có thể xác định các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc có thể ngăn chặn Triều Tiên tiếp tục phát triển hạt nhân và tên lửa hay không? Hướng đi của chính trường Hàn Quốc và triển vọng bầu cử Tổng thống ở Hàn Quốc sẽ như thế nào? Chính phủ Mỹ khóa mới sẽ điều chỉnh chính sách Triều Tiên ra sao? Nhật Bản tiến hành chỉnh đốn quân bị sẽ đến mức độ nào?
Biển Đông nóng về pháp lý và quân sự hóa
Trong năm 2016, cộng đồng quốc tế chứng kiến cuộc đấu tranh quyết liệt cho chính nghĩa trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Dựa trên các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, ngày 12/7/2016, Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục 7 Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS 1982) đã ra phán quyết cuối cùng đối với vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông.
Phán quyết lịch sử này đã trở thành đề tài nóng bỏng của báo chí quốc tế, bởi vì ngoài việc phân xử những nội dung Philippines kiện Trung Quốc, phán quyết này còn trực tiếp tác động đến toàn khu vực, có liên quan đến nhiều chủ thể quốc tế quan trọng như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, ASEAN…
Phán quyết dài gần 500 trang này không công nhận “quyền lịch sử” của Trung Quốc, bác bỏ hoàn toàn yêu sách "đường chín đoạn" do Trung Quốc tự vẽ ra, bất chấp luật pháp và áp đặt cho cộng đồng quốc tế.
Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục 7 Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS 1982) ở The Hague, Hà Lan. Ảnh: Sina
Trong khi đó, phán quyết đã đáp ứng hầu hết các yêu cầu của Philippines. Giới nghiên cứu luật pháp quốc tế coi đây là một bước ngoặt to lớn, tạo cơ sở pháp lý cho các bên giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Tuy nhiên, mặc dù đã giành chiến thắng trong vụ kiện, giành ưu thế về pháp lý trong tranh chấp Biển Đông, nhưng sau khi lên nắm quyền, Tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã ứng xử khác với những gì giới quan sát dự đoán sau phán quyết này.
Ông Rodrigo Duterte hạ thấp vai trò của phán quyết, đặt vấn đề Biển Đông xuống hàng thứ yếu, và tỏ ra thân với Trung Quốc, nghiêng sang tập trung thúc đẩy phát triển quan hệ với Trung Quốc, nhất là quan hệ kinh tế thương mại.
Điều đáng chú ý là, ngay sau chuyến thăm Trung Quốc hồi cuối tháng 10/2016 của ông Rodrigo Duterte, ngư dân Philippines đã được đánh bắt trở lại ở vùng biển bãi cạn Scarborough và không bị tàu cảnh sát biển Trung Quốc ngăn cản như trước. Tuy nhiên, hai nước không đưa ra một tuyên bố pháp lý nào về hoạt động này.
Theo nguồn tin từ Philippines, sở dĩ hai bên không đưa ra được tuyên bố nào về tranh chấp bãi cạn Scarborough là do hai bên vẫn tồn tại mâu thuẫn trong vấn đề chủ quyền… Với tất cả các động thái như vậy của hai bên, dư luận có nơi đã tỏ ra nghi ngờ Trung Quốc và Philippines đã có “thỏa thuận ngầm” với nhau về vấn đề Biển Đông.
Thái độ ứng xử của Trung Quốc đối với phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa trọng tài đã đặc biệt gây quan ngại cho dư luận quốc tế. Bất chấp công lý quốc tế, Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố sẽ thực hiện chính sách “03 không”, đó là không chấp nhận, không thừa nhận và không tuân thủ kết quả trọng tài.
Ngay trong ngày 12/7/2016, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thậm chí công bố cái gọi là “Tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển ở Biển Đông”. Tuyên bố này thể hiện rõ nhất tham vọng lãnh thổ và quyền lợi biển ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông.
Mặc dù Trung Quốc đã tìm mọi cách để hạn chế tác động ảnh hưởng tiêu cực từ kết quả phán quyết này, nhưng rõ ràng những chứng cứ pháp lý rõ ràng đã bác bỏ hoàn toàn các quan điểm, lập trường và hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Các chuyên gia cho rằng, phán quyết này được công bố là một thất bại của ngoại giao Trung Quốc.
Trong năm 2016, để hạn chế tác động tiêu cực từ vụ kiện của Philippines, Trung Quốc liên tục công bố số lượng các nước và tổ chức quốc tế “ủng hộ” lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, nhưng trên thực tế, lập trường được đa số nước thể hiện là trung lập.
Sau phán quyết, Trung Quốc vẫn lớn tiếng tuyên bố không dừng các hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông. Các quan chức quốc phòng Mỹ đã nhiều lần tuyên bố không để cho Trung Quốc tiếp tục bồi đắp trái phép, nhưng vẫn chưa có hành động thực sự đối với vấn đề này.
Các hình ảnh chụp từ vệ tinh của chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược Mỹ gần đây cho thấy Trung Quốc đã lắp đặt có quy mô các hệ thống vũ khí trên cả 7 đá ngầm đã xây thành đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa (Việt Nam). Đây được cho là một phần trong kế hoạch của Trung Quốc nhằm thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông một cách đơn phương.
Đối với vấn đề Biển Đông, các nước ASEAN đã có cách ứng xử khác nhau do mỗi nước đều đặt lợi ích quốc gia của họ lên trên, đồng thời chịu sự chi phối từ mức độ quan hệ nhiều mặt với Trung Quốc cũng như các nước lớn khác.
Trong các nước ASEAN, có nước ủng hộ tích cực nhất đối với lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày 15/7/2017, một nhóm trong các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ đảo chính với lý do chủ nghĩa thế tục, nền dân chủ, nhân quyền không được coi trọng, uy tín của Thổ Nhĩ Kỳ trên trường quốc tế bị suy giảm. Trong cuộc đảo chính, hơn 300 người thiệt mạng, hơn 2.100 người bị thương, nhiều tòa nhà chính phủ, trong đó có trụ sở quốc hội, dinh tổng thống bị hư hại.
Sau cuộc đảo chính bất thành, ít nhất 40.000 người, trong đó có 10.000 binh sĩ và 2.745 thẩm phán, bị bắt; 15.000 nhân viên ngành giáo dục và 21.000 giáo viên bị đình chỉ với cáo buộc trung thành với giáo sĩ Fethullah Gulen, người bị chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc đạo diễn vụ đảo chính bất thành. Hơn 100.000 người đã bị thanh trừng.
Đây không chỉ là sự kiện có tính nội bộ ở Thổ Nhĩ Kỳ mà nó còn ảnh hưởng lớn đến tình hình chiến sự ở Trung Đông, đặc biệt là tại Syria. Sau sự kiện bị âm mưu lật đổ bất thành nhằm vào, chính quyền của Tổng thống Erdogan dường như đã thay đổi hoàn toàn, Ankara tuyên bố khôi phục quan hệ ngoại giao với Nga, quay lưng lại với Mỹ và các đồng minh NATO.
Nhìn lại cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ sau một thời gian đã qua, hoàn toàn có thể nhận thấy trong cuộc binh biến bất thành này có sự can thiệp, nhúng tay và tác động từ bên ngoài, chỉ có điều do đâu, từ ai, vì mục đích gì, có phức tạp hơn nữa hay không thì vẫn còn đang là câu hỏi chưa có đáp án chính xác.
Cập nhật tin thế giới 24h trên VietTimes
Geen opmerkingen:
Een reactie posten