dinsdag 27 december 2016

Những Hồ... "tử thần" đẹp nhất thế giới

Thứ ba, 27/12/2016 | 22:00 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ ba, 27/12/2016 | 22:00 GMT+7

Những hồ nước tử thần đẹp nhất thế giới

Màu nước xanh ngắt ở Anh hoặc đỏ rực ở Tazania tạo thành những khu hồ tuyệt đẹp nhưng chứa đầy độc tố chết người.
Hồ nước ở làng Harpur Hill, hạt Derbyshire, miền trung nước Anh có màu xanh lam khác thường, tạo nên vẻ đẹp thơ mộng. Tuy nhiên, lòng hồ chứa nhiều rác thải từ xe hơi cũ, rác nhựa và chất thải con người, có độ pH lên tới 11.3, ít hơn một chút so với thuốc tẩy trắng có pH là 12.6, cao hơn nhiều so với pH trung bình 6-7.
Màu xanh của hồ được tạo thành từ những tinh thể canxi ngấm vào từ các núi đá vôi xung quanh, do hồ nằm trong công trường khai thác đá vôi cũ. Chính quyền địa phương cảnh báo người dân không nên tiếp xúc với nước hồ, vì độ pH cao đủ gây kích ứng da và mắt, cũng như gây các bệnh dạ dày và nấm. Ảnh: F Stop Press
 
Hồ Ljen ở huyện Banyuwangi, tỉnh Đông Java, Indonesia. Hồ nằm trong một miệng núi lửa lớn, chiều rộng một km, có màu xanh ngọc bắt mắt.
Đây là một trong những hồ núi lửa có nồng độ axit cao nhất thế giới. Độ pH ven hồ là 0.5; còn ở giữa hồ là 0.13 do nồng độ axit sunfuric cao. Hàm lượng axit ở đây đậm đặc tới nỗi có thể làm biến mất mọi thứ. Quanh hồ là công trường khai thác lưu huỳnh. Ảnh: Bromoeastjava
 
Hồ Berkeley Pit ở Butte, Montana, nổi tiếng là "hồ nước nguy hiểm chết người nhất tại Mỹ". Hơn 151 m3 nước hồ chứa đầy kim loại nặng và axit sulfuric. Hồi đầu tháng 12, 10.000 con ngỗng chết la liệt trong hồ vì uống phải nước nhiễm độc. Ảnh: Amusing Planet
 
Theo Live Science, hồ Natron ở phía bắc Tanzania có độ pH là 10.5, có thể làm bỏng da và mắt. Hồ có màu đỏ tươi do có hàm lượng muối cao, là môi trường lý tưởng cho Halophile, vi sinh vật sản sinh sắc tố đỏ khi quang hợp, phát triển.
Natri cacbonat, chất thường được người Ai Cập cổ sử dụng để ướp xác và các chất khoáng khác chảy vào hồ từ những ngọn đồi xung quanh khiến nước hồ có độ kiềm cao, không thích hợp cho động vật sinh sống. Ảnh: Tripfreakz
 
Hồ núi lửa Dallol nằm giữa hoang mạc Danokil, Ethiopia. Hồ nước tuyệt đẹp có màu xanh lá cây pha vàng thực chất là một bể axit đầy lưu huỳnh, sắt và kim loại nồng độ cao. Nhiệt độ trung bình ở đây là 35 độ C. Màu sắc rực rỡ cùng với những mạch khí độc luôn sẵn sàng phun ra từ nước biến hồ nước thành nơi có quang cảnh tuyệt đẹp nhưng đầy rẫy nguy hiểm. Ảnh: Inspirationseek
 
Hồ Karachay ở Urals, phía nam nước Nga. Kể từ năm 1951, nơi đây trở thành bãi chứa chất thải phóng xạ. Vì thế, nước hồ đầy vật liệu độc hại có nồng độ cao, được Viện nghiên cứu WorldWatch có trụ sở ở Washington, Mỹ, gọi là hồ nước ô nhiễm nhất Trái Đất. Ảnh: Garasitawa
 
Hồ nước muối Mono ở hạt Mono, bang California, Mỹ. Hồ rộng 183 km2, là một trong những hồ nước lâu đời nhất Bắc Mỹ. Hàm lượng muối trong nước hồ tăng gấp đôi trong vòng 40 năm vì con người khai thác nước. Độ mặn cao kết hợp với cacbonat, clorua và lưu huỳnh đã đe dọa sự bền vững của hệ sinh thái hồ, biến nó thành một trong những hồ nước nguy hiểm nhất nước Mỹ. Ảnh: Amazingplacesonearth
 
Hồ Lake Nyos ở Cameroon. Hồ nằm trong miệng núi lửa, giàu khoáng chất, sản sinh ra nhiều loại độc tố như cacbon dioxit nồng độ cao, có thể phát tán hàng km. Năm 1986, một vụ nổ khí cacbon xảy ra ở đây đã phát tán khí độc giết chết tất cả dân làng và động vật sống xung quanh. Ảnh: Geo.arizona
 
Hồ Kivu ở biên giới Congo và Rwanda, châu Phi. Nó cũng nguy hiểm giống hồ Nyos. Không chỉ phát thải khí cacbon độc tính cao, hồ Kivu còn chứa khí methane gây cháy, biến nó thành một trong những hồ nước nguy hiểm nhất thế giới. Ảnh: Lindbergsafaris
 

Hồng Hạnh (theo Garasitawa)
 
Xem thêm:
http://vnexpress.net/photo/khoa-hoc/nhung-ho-nuoc-tu-than-dep-nhat-the-gioi-3519623.html

Thứ sáu, 16/9/2016 | 20:00 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ sáu, 16/9/2016 | 20:00 GMT+7

Hồ nước sôi sùng sục quanh năm trên quốc đảo Dominica

Một hồ nước sôi sục quanh năm trong công viên quốc gia Dominica từng biến mất do núi lửa phun trào và xuất hiện trở lại chỉ sau một ngày.

ho-nuoc-soi-sung-suc-quanh-nam-tren-quoc-dao-dominica
Hồ nước sôi trong công viên quốc gia Morne Trois Pitons có nhiệt độ lên tới 90 độ C. Ảnh: Flickr.
Hồ nước sôi Dominica trong công viên Morne Trois Pitons thuộc quốc đảo Dominica trên vùng biển Caribe là lỗ phun khí lớn nứt ra từ lớp vỏ Trái Đất, theo Amusing Planet.
Nước màu có màu xanh xám và luôn sôi sục ở nhiệt độ khoảng 90°C do khí gas thoát ra từ dung nham nóng chảy bên dưới. Mặt hồ luôn được che phủ bởi màn hơi nước bốc lên nghi ngút như một nồi nước sôi khổng lồ. Hồ có đường kính 76 mét, là hồ nước sôi lớn thứ hai trên thế giới sau hồ Frying Pan ở thung lũng Waimagu, gần Rototua, New Zealand.
Hồ được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1875 bởi hai người Anh làm việc ở Dominica. Cuối năm đó, chính quyền địa phương cử  một nhà thực vật học và một trong hai người phát hiện đến để nghiên cứu về hiện tượng tự nhiên này. Họ đo nhiệt độ nước và nhận thấy nước luôn đạt độ nóng từ 82 đến 92°C ở mọi vị trí nhưng không thể đo chính xác nhiệt độ nước ở giữa hồ do chúng luôn sôi sục. Hồ ước tính sâu ít nhất 60 m.

Nước hồ luôn đầy vì lượng mưa hàng năm ở đây khá cao và có hai dòng suối nhỏ đổ vào khu vực. Nước thấm xuống dung nham và bị đun nóng đến khi đạt nhiệt độ sôi. Do đó, mực nước hồ liên tục biến động. 
Hồ nước này từng biến mất sau một vụ phun trào núi lửa ở khu vực lân cận vào năm 1880, trở thành một vòi phun nước nóng và khí ga. Năm 2004 - 2005, bề mặt khu vực có nhiều biến đổi lớn. Mặt đất bỗng nhiên sụp sâu 10 m và hồ nước tái xuất hiện chỉ sau một ngày.
Các nhà địa chất học cho rằng hồ nằm bên trên mạch nước ngầm trong khu vực nên thường xuyên cạn nước và được đổ đầy nhanh chóng. Luồng hơi hoặc khí gas sinh ra liên tục từ magma dâng lên chậm rãi bên dưới đẩy nước chảy vào hồ. Nguồn cung cấp khí gas bị gián đoạn có thể làm cho hồ cạn nước.
Công viên quốc gia Morne Trois Pitons là khu vực có nhiều núi lửa còn hoạt động. Với diện tích gần 7.000 hecta, công viên có tới 5 ngọn núi lửa, hàng chục suối nước nóng, lỗ phun khí nhưng đáng chú ý nhất vẫn là hồ nước sôi quanh năm.
Phương Hoa

http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/ho-nuoc-soi-sung-suc-quanh-nam-tren-quoc-dao-dominica-3469297.html

Thứ năm, 28/7/2016 | 14:03 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ năm, 28/7/2016 | 14:03 GMT+7

Hồ nước mặn Iran chuyển màu đỏ như máu

Ảnh vệ tinh cho thấy hồ Irmia ở Iran bình thường có màu xanh lục bỗng chuyển sang màu đỏ thẫm như máu hôm 9/7.

ho-nuoc-man-iran-chuyen-mau-do-nhu-mau
Ảnh vệ tinh cho thấy nước hồ có màu xanh lục hồi tháng 4, màu đỏ thẫm vào tháng 7. Ảnh: Mysterious Universe
Theo Mystery Universe, hồ Irmia ở phía tây bắc Iran là một trong những hồ nước mặn lớn nhất thế giới. Hình ảnh thu được từ về tinh cho thấy hồi tháng 4, nước hồ vẫn mang màu xanh lục nhưng đến tháng 7, hồ đã chuyển màu đỏ thẫm như máu.
Tảo có thể là nguyên nhân khiến nước hồ đổi màu. Theo Trạm quan sát Trái Đất của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), rất khó để xác định loại tảo nào khiến nước hồ chuyển màu đỏ.
Tảo Dunaliella salina thường là thủ phạm vì tế bào tảo sản xuất carotenoids để bảo vệ chúng khỏi ánh nắng Mặt Trời và muối khiến chúng chuyển sang màu đỏ. Một khả năng khác là vi khuẩn halobacteriaceae có màu đỏ như hồng ngọc và thích ăn muối.
Diện tích hồ Irmia đang nhanh chóng bị thu hẹp, có thể do muối kết tinh. Khoảng 60 sông suối đổ vào hồ, mang muối vào nhưng lại không có sông nào chảy ra mang muối đi. Theo thời gian, muối kết tinh quanh vành hồ khiến diện tích hồ thu hẹp.
Nhà khoa học Mohammad Tourian ở Đại học Stuttgart, Đức, cho biết ảnh vệ tinh cho thấy diện tích hồ đang giảm ở mức báo động 220 km2 mỗi năm. Trong 14 năm qua, hồ đã mất 70% diện tích bề mặt, khiến nước hồ ngày càng mặn hơn.
Sự thay đổi màu sắc từ xanh lục sang đỏ thẫm của hồ Irman có thể là vĩnh viễn. Hồ này đã từng chuyển màu vài lần, nó chuyển sang màu xanh khi có mưa và tuyết tan, làm giảm độ mặn của muối. Tuy nhiên, với tình trạng biến đổi khí hậu gây ra hạn hán, cùng việc xây đập và bắc cầu trên những con sông đưa nước vào hồ như hiện nay, Irmia có thể không bao giờ xanh trở lại.
Hồng Hạnh

http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/ho-nuoc-man-iran-chuyen-mau-do-nhu-mau-3443379.html

Thứ tư, 27/7/2016 | 20:00 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ tư, 27/7/2016 | 20:00 GMT+7

Hồ rộng 1.400 hecta ở Chile biến mất sau một đêm

Hồ Riesco rộng lớn ở tỉnh Patagonia cực nam Chile đột nhiên cạn khô trong thời gian ngắn, gây khó hiểu cho các nhà khoa học.

ho-rong-1400-hecta-o-chile-bien-mat-sau-mot-dem
Hồ Riesco ở Patagonia, Chile có diện tích 1.400 hecta khô cạn sau một đêm. Ảnh: Mysterious Universe.
Theo Mysterious Universe, những bức ảnh chụp hồ Riesco nằm trong thung lũng sông Blanco trước và sau ngày 30/5 cho thấy cảnh nước hồ bị rút cạn không để lại bất kỳ dấu vết nào. Trước khi biến mất hoàn toàn, hồ Lago Riesco có độ sâu trung bình 72 m và vị trí sâu nhất là 130 m.
ho-rong-1400-hecta-o-chile-bien-mat-sau-mot-dem-1
Các nhà khoa học chưa thể giải thích nguyên nhân khiến nước hồ biến mất. Ảnh: Mysterious Universe.
Các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân khiến hồ nước hồ khô cạn. Những ngọn núi lửa trong khu vực vẫn ổn định và không có hoạt động bất thường. Theo một giả thuyết, hồ Riesco có thể cạn khô do nằm bên trên dải đứt gãy lớn tên Liquiñe-Ofqui kéo dài 1.200 km qua miền nam Chile.
Dải đứt gãy này thường xuyên gây ra động đất, nhưng không có hoạt động địa chấn đặc biệt nào được ghi lại trước khi hồ Riesco biến mất. Các nhà nghiên cứu cũng không tìm thấy hố sụt hay khe nứt nào có thể hút cạn nước hồ.
Một giả thuyết khác kém thuyết phục hơn do Marcio Villouta Alvarado, người đứng đầu Cơ quan công chính tỉnh Patagonia đưa ra, là hạn hán do hiện tượng El Nino ảnh hưởng đến khu vực. Lượng mưa trung bình ở khu vực hồ trong năm nay chỉ bằng 34% so với lượng mưa hàng năm. Điều này có thể giải thích việc nước hồ hạ thấp hơn bình thường nhưng không giúp lý giải vì sao hồ nước biến mất chỉ sau một đêm.
Phương Hoa

http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/chuyen-la/ho-rong-1-400-hecta-o-chile-bien-mat-sau-mot-dem-3443229.html

Geen opmerkingen:

Een reactie posten