Buổi họp ra mắt đã diễn ra tại cơ sở của Dòng Chúa Cứu thế, Sài Gòn. Ông Phạm Chí Dũng, tiến sĩ kinh tế, cựu cán bộ Thành ủy TP Hồ Chí Minh, cựu đảng viên Cộng sản Việt Nam, được cử làm Chủ tịch Hội. Ban lãnh đạo Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam còn có bốn thành viên khác, là những người dành nhiều tâm huyết cho các hoạt động báo chí độc lập trong nước đã từ nhiều năm nay. Đó là các ông Lê Ngọc Thanh, Nguyễn Tường Thụy, Bùi Minh Quốc và Ngô Nhật Đăng.
« Tuyên bố thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam », đề ngày 04/07/2014, khẳng định các mục đích của hiệp hội dân sự này là « phản ánh trung thực và sâu sắc những vấn đề nóng bỏng của xã hội », « phản biện (…) những chính sách bất hợp lý của nhà nước », « tổ chức trao đổi, đối thoại với các cấp chính quyền về tự do báo chí và quản lý xã hội » ; « hỗ trợ về tinh thần và vật chất, hoạt động tương thân tương ái giữa các hội viên », « lên tiếng và có hành động (…) để bảo vệ những người làm báo vì tiến bộ xã hội, nhưng bị sách nhiễu, bắt bớ, tù đày, khủng bố », « thu hút và đào tạo cây viết trẻ nhằm đóng góp cho nền báo chí chuyên nghiệp Việt Nam trong tương lai »... (nội dung đầy đủ quý vị có thể tham khảo trên trang mạnghttp://danquyenvn.blogspot.fr/2014/07/tuyen-bo-thanh-lap-hoi-nha-bao-oc-lap.html hoặchttp://www.boxitvn.net/bai/27784).
Hiệp hội đầu tiên của các nhà báo và những người làm truyền thông độc lập Việt Nam ra đời trong bối cảnh chính quyền Việt Nam, một mặt, đã có những biểu hiện thừa nhận các quyền tự do căn bản của người dân, nhưng mặt khác, vẫn tiếp tục có những trấn áp nhắm vào các đòi hỏi nhân quyền nào thách thức uy thế của chế độ. Theo Phóng viên không biên giới RSF, một tổ chức quốc tế bảo vệ nhà báo, trong các tù Việt Nam, hiện vẫn có hơn 30 người viết blog bị giam giữ vì những quan điểm khác với chính quyền, trong đó có những blogger như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Trương Duy Nhất…
Một bộ phận công luận trong nước và quốc tế cho rằng các phương tiện truyền thông của nhà nước, với đội ngũ phóng viên đến 20.000 người, với cả ngàn tờ báo và kênh truyền thông, hiện vẫn đang bị Nhà nước kiểm soát.
« Làm thế nào để báo chí và các nhà báo cất được tiếng nói theo đúng nghĩa của hai từ “tự do”? Làm thế nào để báo chí được làm đúng thiên chức của mình (…) ? » là những thách thức mà hiệp hội đầu tiên của các nhà báo độc lập Việt Nam đặt ra.
Về các hoạt động cụ thể đầu tiên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, nhà báo, linh mục Lê Ngọc Thanh, Phó chủ tịch thường trực của Hội, cho biết một đôi nét :
Chúng tôi sẽ cập nhật tiếp các thông tin về Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, qua các phỏng vấn với nhà báo Phạm Chí Dũng và linh mục Anton Lê Ngọc Thanh.
« Tuyên bố thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam », đề ngày 04/07/2014, khẳng định các mục đích của hiệp hội dân sự này là « phản ánh trung thực và sâu sắc những vấn đề nóng bỏng của xã hội », « phản biện (…) những chính sách bất hợp lý của nhà nước », « tổ chức trao đổi, đối thoại với các cấp chính quyền về tự do báo chí và quản lý xã hội » ; « hỗ trợ về tinh thần và vật chất, hoạt động tương thân tương ái giữa các hội viên », « lên tiếng và có hành động (…) để bảo vệ những người làm báo vì tiến bộ xã hội, nhưng bị sách nhiễu, bắt bớ, tù đày, khủng bố », « thu hút và đào tạo cây viết trẻ nhằm đóng góp cho nền báo chí chuyên nghiệp Việt Nam trong tương lai »... (nội dung đầy đủ quý vị có thể tham khảo trên trang mạnghttp://danquyenvn.blogspot.fr/2014/07/tuyen-bo-thanh-lap-hoi-nha-bao-oc-lap.html hoặchttp://www.boxitvn.net/bai/27784).
Hiệp hội đầu tiên của các nhà báo và những người làm truyền thông độc lập Việt Nam ra đời trong bối cảnh chính quyền Việt Nam, một mặt, đã có những biểu hiện thừa nhận các quyền tự do căn bản của người dân, nhưng mặt khác, vẫn tiếp tục có những trấn áp nhắm vào các đòi hỏi nhân quyền nào thách thức uy thế của chế độ. Theo Phóng viên không biên giới RSF, một tổ chức quốc tế bảo vệ nhà báo, trong các tù Việt Nam, hiện vẫn có hơn 30 người viết blog bị giam giữ vì những quan điểm khác với chính quyền, trong đó có những blogger như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Trương Duy Nhất…
Một bộ phận công luận trong nước và quốc tế cho rằng các phương tiện truyền thông của nhà nước, với đội ngũ phóng viên đến 20.000 người, với cả ngàn tờ báo và kênh truyền thông, hiện vẫn đang bị Nhà nước kiểm soát.
« Làm thế nào để báo chí và các nhà báo cất được tiếng nói theo đúng nghĩa của hai từ “tự do”? Làm thế nào để báo chí được làm đúng thiên chức của mình (…) ? » là những thách thức mà hiệp hội đầu tiên của các nhà báo độc lập Việt Nam đặt ra.
Về các hoạt động cụ thể đầu tiên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, nhà báo, linh mục Lê Ngọc Thanh, Phó chủ tịch thường trực của Hội, cho biết một đôi nét :
Chúng tôi sẽ cập nhật tiếp các thông tin về Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, qua các phỏng vấn với nhà báo Phạm Chí Dũng và linh mục Anton Lê Ngọc Thanh.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten