Ngày Thế giới chống Sida : 16 triệu bệnh nhân thiếu thuốc
Từ 2006 đến 2012, các trường hợp nhiễm HIV giảm một nửa ở Tây Âu, nhưng lại tăng gấp đôi ở Đông Âu và Trung Á.
REUTERS/Stringer
Thế giới tổ chức Ngày chống Sida năm nay, 01/12/2013, với nhiều hy vọng. Giờ đây, mọi người biết rằng một thế giới không có AIDS là có thể được. Số người qua đời vì Sida giảm xuống rõ rệt. Tuy nhiên, năm nay vẫn còn hơn hai triệu trường hợp nhiễm HIV mới đã được ghi nhận, cùng lúc đó là 16 triệu người bệnh chưa được điều trị. Trong thập niên vừa qua khoảng cách giữa các nước giầu và các nước nghèo trong lĩnh vực này lại ngày càng sâu thêm.
Năm 2012, có 35,3 triệu người mang virus HIV trên thế giới, trong đó 70% sống tại khu vực Châu Phi phía nam sa mạc Sahara. Năm nay có thêm hơn một triệu người rưỡi chết vì AIDS.
Các điều kiện để chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS tại Châu Phi hiện còn rất yếu. Riêng tại lục địa đen, có đến bảy triệu người bệnh chưa có thuốc. Theo giới chuyên gia, ước tính cần phải có thêm khoảng một tỷ đô la bổ sung để có thể ngăn chặn dịch bệnh tiến triển. Vào tuần tới các nhà tài trợ sẽ họp tại Washington để quyết định số tiền đầu tư cho quỹ thế giới chống sida trong hai năm tới.
Nhân dịp này, Tổ chức Lao động Quốc tế công bố một báo cáo mới cho thấy những người nhiễm HIV và có một việc làm, có cơ hội điều trị bằng liệu pháp kháng HIV cao hơn 39% so với những người thất nghiệp. Theo bà Alice Ouedraogo, giám đốc chương trình của Tổ chức lao động quốc tế về mối liên hệ giữa HIV và nghề nghiệp, thì việc làm là điều kiện cơ bản để có thể đạt được mục tiêu 15 triệu người có HIV được điều trị từ đây đến 2015.
Một mặt trận khác của cuộc chiến chống Sida là việc giúp cho các phụ nữ mang thai được điều trị bằng liệu pháp kháng HIV, để bảo tồn sinh mạng của chính họ và ngăn chặn việc lây truyền virus sang con mình.
Nhân ngày thế giới chống Sida, Giáo hoàng Phanxicô khuyến cáo cần tạo điều kiện để « tất cả mọi người bệnh đều được điều trị, không ai bị loại trừ ». Giải Nobel Hòa bình Miến Điện Aung San Suu Kyi kêu gọi mọi người « giải thoát khỏi nỗi sợ hãi » khiến người mắc HIV/AIDS bị phân biệt kỳ thị.
Trong cuộc chiến chống Sida, Pháp tiếp tục dẫn đầu. Cơ quan quốc gia nghiên cứu về Sida (ANRS) của Pháp, với ngân sách 48 triệu euro, được xếp hạng thứ hai thế giới về số lượng ấn phẩm và phát hiện khoa học. ANRS không chỉ là cơ quan phối hợp các nghiên cứu trong lĩnh vực y khoa (nghiên cứu cơ bản, lâm sàng và chế vắc-xin) mà là cơ sở tổ chức nhiều nghiên cứu về khoa học xã hội trong lĩnh vực này. Chính các nghiên cứu khoa học xã hội đã cho phép Pháp tiến hành hiệu quả các chiến lược phòng ngừa HIV/AIDS từ giữa những năm 1980.
Các điều kiện để chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS tại Châu Phi hiện còn rất yếu. Riêng tại lục địa đen, có đến bảy triệu người bệnh chưa có thuốc. Theo giới chuyên gia, ước tính cần phải có thêm khoảng một tỷ đô la bổ sung để có thể ngăn chặn dịch bệnh tiến triển. Vào tuần tới các nhà tài trợ sẽ họp tại Washington để quyết định số tiền đầu tư cho quỹ thế giới chống sida trong hai năm tới.
Nhân dịp này, Tổ chức Lao động Quốc tế công bố một báo cáo mới cho thấy những người nhiễm HIV và có một việc làm, có cơ hội điều trị bằng liệu pháp kháng HIV cao hơn 39% so với những người thất nghiệp. Theo bà Alice Ouedraogo, giám đốc chương trình của Tổ chức lao động quốc tế về mối liên hệ giữa HIV và nghề nghiệp, thì việc làm là điều kiện cơ bản để có thể đạt được mục tiêu 15 triệu người có HIV được điều trị từ đây đến 2015.
Một mặt trận khác của cuộc chiến chống Sida là việc giúp cho các phụ nữ mang thai được điều trị bằng liệu pháp kháng HIV, để bảo tồn sinh mạng của chính họ và ngăn chặn việc lây truyền virus sang con mình.
Nhân ngày thế giới chống Sida, Giáo hoàng Phanxicô khuyến cáo cần tạo điều kiện để « tất cả mọi người bệnh đều được điều trị, không ai bị loại trừ ». Giải Nobel Hòa bình Miến Điện Aung San Suu Kyi kêu gọi mọi người « giải thoát khỏi nỗi sợ hãi » khiến người mắc HIV/AIDS bị phân biệt kỳ thị.
Trong cuộc chiến chống Sida, Pháp tiếp tục dẫn đầu. Cơ quan quốc gia nghiên cứu về Sida (ANRS) của Pháp, với ngân sách 48 triệu euro, được xếp hạng thứ hai thế giới về số lượng ấn phẩm và phát hiện khoa học. ANRS không chỉ là cơ quan phối hợp các nghiên cứu trong lĩnh vực y khoa (nghiên cứu cơ bản, lâm sàng và chế vắc-xin) mà là cơ sở tổ chức nhiều nghiên cứu về khoa học xã hội trong lĩnh vực này. Chính các nghiên cứu khoa học xã hội đã cho phép Pháp tiến hành hiệu quả các chiến lược phòng ngừa HIV/AIDS từ giữa những năm 1980.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten